Shurangama Mantra with Verses and Commentary
by Venerable Tripitaka Master Hsuan Hua
279. SÂN ĐÀ DẠ DI
瞋陀夜彌
CCHIN DAYAMI
Y
phụ tội giả trảm kỳ tinh
Như
ý bảo luân pháp vương tâm
Ngã
kim thủ niệm đệ nhất nghĩa
Liên
hoa pháp bộ trú dạ hành.
依附罪者斬其精
如意寶輪法王心
我今首念第一義
蓮華法部晝夜行
Câu chú nầy là Pháp Hàng Phục: Vì Loài quỷ cũng có pháp thuật và chú thuật để chúng sử dụng. Nhưng nếu quý vị
trì tụng ŌM! SÂN ĐÀ DẠ DI, thì sẽ phá tan
các loại chú của chúng. Đây là LIÊN HOA BỘ ở Phương Tây, do đức Phật A Di Đà là Bộ chủ.
Chú Thủ Lăng Nghiêm phân làm năm bộ, biểu thị cho năm phương Phật: Đông, Nam, Trung Ương, Tây và Bắc.
1. Đông phương
là Kim-cang bộ, do đức Phật A Súc là Bộ chủ.
南無跋闍囉俱囉耶
NAMO VAJRA KULĀYA
Đức Phật Dược Sư
2. Nam phương là Bảo-sanh bộ, do đức Phật Bảo sanh là Bộ chủ.
南無摩尼俱囉耶
NAMO MANI KULĀYA
Đức Phật Bảo Sanh
3. Trung ương là Phật bộ, do đức Phật Tỳ Lô Giá Na là Bộ chủ.
多他伽跢俱囉耶
TATHĀGATA KULĀYA
Đức Phật Tỳ Lô Giá Na
4. Tây phương là Liên-hoa bộ, do đức Phật A Di Đà là Bộ chủ,
51. NAM-MÔ BÁT ĐẦU MA CU NA DA
南無般頭摩俱囉耶
NAMO PADMA KULĀYA
5. Bắc phương
là Yết-Ma bộ, do đức Phật Thành Tựu là Bộ chủ.
373. TẦN ĐÀ RA TẦN ĐÀ RA
頻陀囉頻陀囉
VIDARA VIDARA
Đức Phật Bất Không Thành Tựu
Nhân vì trên thế giới
có năm đại ma quân, nên có năm phương Phật ngăn chặn, chấn áp. Trong năm bộ của
CHÚ THỦ LĂNG NGHIÊM, nhìn chung có hơn 30 pháp, nếu giảng rộng ắt có hơn trăm
pháp. Nhưng có năm loại pháp chánh yếu như sau:
1) Pháp Thành tựu: Có nghĩa là qúi vị trì
CHÚ THỦ LĂNG NGHIÊM, THÌ TU PHÁP GÌ, cầu nguyện mong cầu điều gì CŨNG ĐƯỢC
THÀNH TỰU VIÊN MÃN NHƯ Ý MUỐN của QÚY-VỊ.
2) Pháp Tăng ích: Tức là khi quý vị tụng thần chú
này, chẳng những chánh quý vị được TĂNG TRƯỞNG THIỆN CĂN CÔNG ĐỨC, mà cả những
người khác CŨNG ĐƯỢC NHƯ VẬY.
3) Pháp Câu triệu: Là hiệu lịnh và bắt giữ tất cả
TÀ-MA, NGOẠI ĐẠO, không ai có thể thoát được. Chẳng hạn như có ai đó gây hại
cho người nào đó, rồi xa chạy cao bay. Nếu QÚY-VỊ biết sử dụng pháp câu triệu,
thì chắc chắn kẻ đó không trốn thoát được.
4) Pháp Hàng phục: Là vì Loài quỷ cũng có
pháp thuật và chú thuật để chúng sử dụng. Nhưng nếu quý vị trì tụng chú Lăng
Nghiêm, thì sẽ phá tan các loại chú của chúng. Tôi cũng đã nói qua
về uy lực của chú THỦ LĂNG NGHIÊM, có công năng HÀNG PHỤC và hủy diệt chú thuật
của bọn ma vương gây hại. Đối với những ai chưa học cũng nên lưu ý điều nầy.
Nhưng tại sao khi tụng chú Lăng Nghiêm thì chú của Phạm Thiên thành ra vô hiệu?
Đây là vì “Ngũ
đại tâm chú”
104. Sất đà
nể
105. A ca ra
106. Mật rị
trụ
107. Bát rị
đát ra da
108. Nảnh yết
rị
Năm câu trên là “Ngũ
đại tâm chú”. TÂM CHÚ này khi sử dụng thì mọi chú thuật của bọn TÀ MA NGOẠI ĐẠO
đều ra vô hiệu. Nếu quý vị có lòng thành tôi sẽ truyền cho quý vị, hoàn toàn
miễn phí.
5) Pháp Tức tai: Là Tất cả mọi tai họa đều được
ngăn ngừa, tránh khỏi. Chẳng hạn có ai đó bị rơi xuống biển, nhưng nếu người đó
đã từng trì tụng chú Lăng Nghiêm,thì chắc chắn sẽ tránh được tai họa, tức không
chết chìm.
Có thể quý vị ở trong con tàu lẽ ra
phải chìm, nhưng quý vị tụng thần chú này, con tàu sẽ không chìm. Hoặc có thể
đi trên máy bay bị hư hỏng, nhưng nếu tụng trì chú Lăng Nghiêm, thì máy bay
cũng sẽ hạ cánh an toàn.
Tôi xin kể một câu chuyện thật khó
tin, lần đó tôi đi từ Miến Điện sang Thái Lan, đường bay lúc đó rất nguy hiểm.
Nhưng suốt cuộc hành trình, máy bay chẳng có dấu hiệu gì là bất ổn, và chuyến
đi hết sức bình yên, thuận lợi.
Ngay cả viên phi công cũng lấy
làm lạ: “Tại sao chuyến bay lại được êm xuôi như thế?” Anh ta không
biết trong suốt chặng đường đã có Thiện thần, Thiên long Bát bộ, và cả chư
Phật, chư Bồ tát, cùng hộ trì chuyến bay được an toàn, thuận lợi.
Đây là pháp Tức tai.
Khi có một sự cố gì xảy ra, nó có thể hóa lớn thành nhỏ, và hóa nhỏ thành không
có tai nạn gì cả. Thường, khi có sự cố xảy ra, qúi vị không bị nguy
hiểm”, vì quý vị thường trì tụng chú Thủ Lăng Nghiêm.
Lợi ích của chú rất
lớn, cho dù TÔI có bỏ ra vài năm để giảng giải cũng không hết. Ở đây, tôi chỉ
nói lược qua 5 PHÁP mà thôi.
(HT TUYÊN HÓA giảng giải)
104. SẤT ĐÀ NỂ
叱陀你
CCHADANA
105. A CA RA
阿迦囉
ĀKALA
106. MẬT RỊ TRỤ
密唎柱
MRTYU
107. BÁT RỊ ĐÁT RA DA
般唎怛囉耶
PRA'SAMANA
108. NẢNH YẾT RỊ
儜揭唎
KARĪ
PHẬT ĐẢNH QUANG TỤ
MA HA TÁT ĐÁT ĐA BÁT ĐÁT RA
THỦ LĂNG NGHIÊM THẦN CHÚ
Ngũ-Đại Tâm Chú
Đa văn đệ nhất thuộc A Nan
Quảng học thiện ký Khổng Nhan Uyên
Độc tụng đại thừa thâm bát nhã
Trí huệ thao thao như dũng tuyền.
Tất Đà Dạ. Ta Bà Ha.
Ma Ha Tất Đà Dạ. Ta Bà Ha. [53-56]
Án-- a hạ ra, tát ra phạ
ni,
nể dã đà ra, bố nể đế, tát-phạ hạ.
37. The Jeweled Sutra Hand and Eye
Bảo-Kinh Thủ Nhãn Ấn Pháp
THẬP PHƯƠNG TAM-THẾ PHẬT
A-DI-ĐÀ ĐỆ NHỨT
CỬU PHẨM ĐỘ CHÚNG-SANH
OAI-ĐỨC VÔ CÙNG CỰC.
THẬP PHƯƠNG TAM-THẾ PHẬT
Trong khoảng không gian
vô tận, chẳng phải chỉ có nội một cõi Ta Bà của Đức Giáo chủ Thích Ca Mâu Ni
Phật mà chúng ta hiện ở đây thôi, kỳ thật ngoài Ta Bà ra còn có vô biên thế
giới khác. Phàm hễ có một thế giới thời có một
Đức Phật làm Giáo chủ, thế giới đã có vô biên thời là có vô lượng chư Phật. Chẳng những hiện tại đây vô biên thế giới ở mười phương
(Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Nam, Tây Nam, Đông Bắc, Tây Bắc, trên và dưới) có vô
lượng chư Phật, và về thời kỳ quá khứ đã có vô lượng chư Phật và đến thời kỳ vị
lai cũng sẽ có vô lượng chư Phật. Nên trong văn nói : "Mười phương chư Phật ba đời".
A-DI-ĐÀ ĐỆ NHỨT
Trong vô lượng chư Phật
ở mười phương ba đời đó, suy ra thời "Đức Phật A Di Đà là bậc nhứt".
Về Phật quả thời Phật
đồng chứng như nhau, đồng trí viên, đồng hạnh mãn, đồng đức đủ, đồng nguyện
toàn, công đức của chư Phật đã đồng sao lại nói Phật A Di Đà
là bậc nhứt ?. Đây nói bậc nhứt là cứ nơi ứng Hóa
thân của Phật mà so sánh thôi, chớ không phải nói đến Pháp thân và Báo thân, về
Pháp thân và Báo thân của chư Phật quyết hẳn là đồng, vì hai thân đó là thật
thân quả chứng của chư Phật vậy. Còn ứng Hóa thân là những thân vì chúng sanh
cảm cách đến Phật mà ứng hóa ra, chúng sanh cơ cảm có sai khác nên thân ứng hóa
của chư Phật cũng tùy đó mà sai khác, lại sự sai khác đó cũng do vì bổn
nguyện của chư Phật lúc còn tu hạnh Bồ Tát không đồng nhau vậy.
Đối với chúng sanh, Đức
Phật A Di Đà có nguyện lực độ sanh rất lớn. Nguyện lực đó rõ ràng nhứt là đã
nêu bày trong 48 điều nguyện của Ngài: những nguyện độ khắp Thánh phàm trong
mười phương ! Lại trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ có câu: “Phật-tâm đó là lòng đại
từ bi vậy dùng Vô duyên từ nhiếp độ các chúng sanh”.
Kinh lại nói : “Đức Vô
Lượng Thọ Phật có 84.000 tướng, trong mỗi tướng đều cố 84.000 tùy hình hảo,
trong mỗi hình hảo lại có 84.000 ánh sáng, mỗi ánh sáng chiếu khắp các cõi nước
ở mười phương. Ánh sáng này nhiếp thọ chúng sanh niệm Phật không lìa bỏ”.
CỬU PHẨM ĐỘ CHÚNG-SANH
Do nguyện lực của Đức
Phật A Di Đà, nên những người được sanh về cõi Cực Lạc của Ngài đều từ trong
hoa sen báu nơi ao thất bảo mà hóa sanh, nghĩa là mượn hoa sen làm bào thai mà
cho thân hình. Đó gọi là “Liên hoa thanh tịnh hóa sanh”, cũng có câu “Liên hoa
vi phụ mẫu”. Vì người vãng sanh về đó nơi trí có cao thấp, nơi phước có nhiều
ít không đồng nhau, nên hoa sen là chỗ thác sanh cũng có nhiều hạng, đại khái
chia làm 9 phẩm:
1. Thượng phẩm thượng
sanh.
2. Thượng phẩm trung
sanh.
3. Thượng phẩm hạ sanh.
(Ba phẩm này thuộc bậc Đại thừa Bồ Tát)
4. Trung phẩm thượng
sanh.
5. Trung phẩm trung sanh.
(2 phẩm đây thuộc hàng Nhị thừa Thánh nhơn)
6. Trung phẩm hạ sanh.
(1 phẩm đây thuộc hàng có công đức lành ở đời)
7. Hạ phẩm thượng
sanh.
8. Hạ phẩm trung sanh.
9. Hạ phẩm hạ sanh.
Cứ nơi chín phẩm trên
đây, thời thấy rằng từ bậc Đại thừa Bồ Tát, Nhị thừa Thánh nhơn, người lành tốt
trong đời cho đến kẻ tạo ác nghiệp, phạm ngũ nghịch thập ác v.v… mà có gia công
niệm Phật, thời đều được vãng sanh về cõi Cực Lạc cả.
(Trừ người hủy báng Tam Bảo)
OAI-ĐỨC VÔ CÙNG CỰC
Oai lực linh thông của
Phật vô cùng, đức lành của Phật vô cực. Trí quang chiếu phá sự mê tối của chúng
sanh khắp mười phương, đó là “oai lực”. Chúng sanh niệm Phật, thời liền hộ niệm giữ gìn cho được an
ổn không thối không thất, và hiện vô lượng thân đến khắp vô lượng thế giới để
tiếp dẫn chúng sanh về cõi Cực Lạc. Đây là “linh thông”
“Nếu có người thiện nam,
người thiện nữ nghe nói đến Đức Phật. A Di Đà rồi hoặc trong một ngày, hoặc hai
ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc sáu ngày, hoặc bảy ngày,
chấp trì danh hiệu nhứt tâm bất loạn. Người này đến lúc lâm chung, Đức Phật A
Di Đà và hàng Thánh chúng hiện ra nơi trước, người lúc chết tâm hồn không điên
đảo, liền đặng vãng sanh về nước Cực Lạc của Phật A Di Đà”.
Kinh Lăng Nghiêm có câu
: “Các Đức Như Lai trong mười phương thương nhớ chúng sanh như mẹ nhớ cọn”. Lại
có câu : “Người nào niệm danh hiệu Phật,
thời hào quang của Phật chiếu đến người đó, làm cho các sự tai vạ tà ma, quỷ
quái không đến gần được”.
HÂN TỊNH TỲ KHEO
Cẩn Chí
KINH VĂN:
Hạ
phẩm hạ sanh là thế nào? Hoặc có chúng sanh tạo tội ngũ nghịch thập ác, làm đủ
các việc chẳng lành; kẻ ngu ấy do nghiệp ác đáng lẽ phải bị đọa vào ác đạo,
trải qua nhiều kiếp chịu khổ vô cùng. Nhưng khi lâm chung, người này nhờ gặp
thiện tri thức dùng nhiều cách an ủi, nói phép mầu cho nghe, lại dạy bảo tưởng
niệm Phật. Đương nhơn tuy nghe lời dạy, song vì sự khổ bức ách, không yên rảnh
để quán tưởng đức Vô Lượng Thọ Như Lai. Thấy thế, thiện hữu lại bảo: "Nếu
ông không thể tưởng đức Phật kia thì nên chí thành xưng "Nam Mô A Di Đà Phật"
tiếng tăm liên tiếp không dứt cho đủ mười niệm". Hành giả vâng lời. Và do
nhờ xưng danh hiệu Phật nên mỗi mỗi niệm trừ được tội trong tám mươi ức kiếp
sanh tử. Khi mạng chung, người ấy thấy hoa sen vàng rực rỡ như vầng nhật hiện
ra trước mặt. Trong khoảng một niệm, liền được vãng sanh về thế giới Cực Lạc.
Như
thế mãn mười hai đại kiếp hoa sen mới nở. Khi hoa nở, hai vị Ðại Sĩ Quán Thế
Âm, Đại Thế Chí dùng tiếng đại bi vì hành giả nói rộng về Thật Tướng của các
pháp và cách trừ diệt tội chướng. Đương nhơn nghe rồi thân tâm vui đẹp, liền
phát lòng Vô Thượng Bồ Ðề. Đây là cảnh hạ phẩm hạ sanh.
Môn
tưởng trên gọi là hạ bối vãng sanh, thuộc về pháp quán thứ mười sáu.
SỚ GIẢI :
Tội ngũ nghịch là: giết cha, giết mẹ, giết A La Hán, phá sự hòa hợp của chư Tăng, và làm cho thân Phật ra máu. Vì năm tội này trái ân phụ đức, nên gọi là "nghịch." “Thập ác” là ba nghiệp dữ của thân, bốn nghiệp dữ của miệng, và ba nghiệp dữ của ý; tất cả ác nghiệp đều nhiếp về mười điều này. "Mười niệm" ước về số ít là mười câu, nhiều là mười hơi.
Hỏi:
Theo kinh Vô Lượng Thọ, đoạn bốn mươi tám điều đại nguyện, có câu "duy trừ
những người tạo ngũ nghịch và báng chánh pháp, ngoài ra đều được vãng
sanh." Nay trong chương hạ phẩm hạ sanh của Quán kinh đây lại nhiếp thủ
người tạo ngũ nghịch, không thâu kẻ báng chánh pháp là ý thế nào?
Đáp:
Việc ấy nên hiểu theo nghĩa Ức Chỉ Môn, tức là lời nói ngăn đón trong Phật
pháp. Bởi người đã tạo tội ngũ nghịch tất nghiệp chướng rất nặng nề, khó hồi
tâm hướng về Chánh Pháp, nên đức Như Lai mới nói lời rào đón trước, để cho kẻ
ấy được dễ dàng trong sự vãng sanh. Nếu người tạo ngũ nghịch, thập ác mà biết
hồi tâm niệm Phật, tất đức Phật sẵn sàng tiếp dẫn. Chư Phật lòng từ vi vô
lượng, đối với kẻ lỗi lầm biết quay đầu về hướng thiện, lẽ nào lại không tiếp độ?
Cho nên Quán Kinh nhiếp thủ người tạo ngũ nghịch là bởi ý đó.
Trong
kinh đây không nói đến kẻ báng pháp là bởi nếu đã tạo tội nặng mà biết tin
tưởng Chánh Pháp thì còn có thể hóa độ, bằng trái lại thì dù có khuyên bảo chỉ
e luống vô công. Tuy nhiên, nếu có người trước kia không tin tưởng, thường phỉ
báng Chánh Pháp sau bị tai nạn, hay thấy ác tướng, hoặc gặp duyên sự gì, biết
thức tỉnh trở lại nẻo chánh chơn thì chư Phật với tâm bình đẳng từ bi vẫn sẵn
sàng tiếp độ. Vì thế, kinh Quán Phật Tam Muội nói: "Nếu trong hàng tứ
chúng có kẻ báng kinh Ðại Thừa, tạo tội ngũ nghịch, phạm bốn trọng giới, mà
biết chí tâm hệ niệm quán tưởng một tướng hảo của Phật trong một ngày đêm thì
các tội chướng thảy đều tiêu diệt." Thế thì những kẻ báng Chánh Pháp nếu
có thể hồi tâm, tất đều vãng sanh chớ chẳng phải là không được thâu nhiếp đâu!
Nhưng
người báng Chánh Pháp dù được vãng sanh, phải ở trong hoa sen trải qua nhiều
kiếp. Trong thời gian lâu xa ấy, đương nhơn tuy hưởng sự vui như Tam Thiền,
song còn ba điều chướng là: không được thấy Phật và Thánh Chúng, không được
nghe Chánh Pháp, không được thừa sự cúng dường các đức Thế Tôn. Tuy thế, cũng
còn hơn là kẻ không hồi tâm để bị đọa vào địa ngục A Tỳ!
Về
hạ phẩm vãng sanh đến đây đã xong.
Có
lời khen rằng:
Hạ
bối căn non, kém hiểu biết,
Ngũ
nghịch, thập ác, gây nhiều nghiệp
Phá
giới, phạm trai, trộm của Tăng,
Không
tin Ðại Thừa, báng Chánh Pháp.
Lâm
chung tướng khổ hội như mây,
Ưng
đọa A Tỳ vô lượng kiếp.
Thiện
hữu khuyên xưng niệm Phật danh
Mi
Đà hóa hiện tay vàng tiếp.
Mười
niệm khuynh tâm đến bảo trì,
Luân
hồi từ ấy thoát trường kỳ.
Mười
hai đại kiếp hoa sen nở
Đại
nguyện theo với tiếng đại bi.
KINH VĂN:
Khi
đức Thế Tôn nói lời ấy rồi, Vi Đề Hy phu nhơn cùng năm trăm thị nữ liền thấy
tướng rộng dài của thế giới Cực Lạc, sắc thân của Phật A Mi Đà và hai vị Bồ
Tát. Tất cả đều sanh lòng vui mừng, khen là việc chưa từng có. Phu nhơn hoát
nhiên đại ngộ, chứng Vô Sanh Pháp Nhẫn. Năm trăm thị nữ phát tâm A Nậu Đa La
Tam Miệu Tam Bồ Đề, nguyện sanh về Cực Lạc. Đức Thế Tôn thọ ký cho tất cả đều
được vãng sanh và sau khi sanh về Tịnh Ðộ đều chứng Chư Phật Hiện Tiền tam
muội.
SỚ GIẢI :
Vô
lượng chư thiên phát tâm vô thượng Bồ Ðề.
Trước
chỉ nói bà Vi Đề Hy thấy cõi Cực Lạc, nay lại thuyết minh năm trăm thị nữ đều
thấy, đây là mật ý chỉ cho phu nhơn và năm trăm thị nữ đều có nhơn duyên với
miền An Dưỡng.
Hỏi:
Luận Vãng Sanh nói:
"Người
nữ, kẻ căn thiếu;
Nhị
thừa chủng không sanh".
Như
thế tại sao trong kinh này Phật lại ấn hứa cho người nữ được vãng sanh?
Đáp:
Đó là ý nói ở Cực Lạc không có người nữ cùng kẻ sáu căn không đủ, chứ chẳng
phải nữ nhơn và kẻ thiếu căn niệm Phật không được vãng sanh đâu! Còn "Nhị
Thừa chủng" là chỉ cho hàng định tánh Thanh Văn lấy quả Vô Dư Niết Bàn làm
cứu cánh, không tin có cõi Cực Lạc. Nếu những vị này hướng về Ðại Thừa, phát
tâm niệm Phật tất đều được vãng sanh.
Quán Vô Lượng Thọ Kinh Sớ Sao
Ðời Lưu Tống ngài Cương
Lương Gia Xá dịch
Việt dịch: Hòa Thượng
Thích Thiền Tâm
Comments
Post a Comment