Shurangama Mantra with Verses and Commentary


by Venerable Tripitaka Master Hsuan Hua



50. ÐA THA GIÀ ĐA CU RA DA

多他伽跢俱囉耶

TATHĀGATA KULĀYA

 

 

Trung ương Phật bộ Tỳ Lô tôn

Như Lai chủng tộc hóa quần luân

Phổ tu vạn hạnh Ba La Mật

Chư pháp vô ngã chứng viên thông.

 

中央佛部毘盧尊

如來種族化群倫

普修萬行波羅蜜

諸法無我證圓通



In the Central Buddha-division is Vairochana, the Honored One.

The Tathagata's lineage transforms the multitudes.

Universally cultivate the ten thousand conducts and all the paramitas.

There is no self in all dharmas: certify to perfect penetration.



 

Đức Phật Tỳ Lô Giá Na

 

Đức Phật Tỳ Lô Giá Na (Phạn: वैरोचन, Vairochana, hoặc Maha-Vairochana), Tỳ Lô Giá Na có nghĩa là "tỏa sáng", là ánh sáng chiếu rực rỡ khắp mọi nơi (quang minh biến chiếu). Ngài là Đức Phật ở trung tâm, một trong những vị Phật của Ngũ Phương (Năm Phương). Màu của thân Ngài là màu trắng. Ngài ngồi chính giữa trên một đài sen do tám con sư tử lớn hợp thành. Ngài có thể diệt trừ si độc của ngũ độc, si độc của chúng sanh và có thể chuyển thức A Đà Na ( thức "duy trì") thành Pháp Giới Thể Tánh Trí. Trong năm bộ của Chú Lăng Nghiêm thì Ngài thuộc Phật Bộ Trung Ương.
 
Pháp Sư Thật Xoa Nan Đà (Siksananda) vào triều đại nhà Đường đã dùng cách dịch danh hiệu này trong bản dịch Kinh Hoa Nghiêm tám mươi quyển (Bát Thập Hoa Nghiêm) của ngài. Trong quyển  12, "Phẩm Như Lai Danh Hiệu" có nói rằng, "Chư Phật-tử ! Ðức Như-Lai ở trong tứ châu thiên hạ này, hoặc có danh hiệu Nhứt Thiết Nghĩa Thành, hoặc danh hiệu Viên Mãn Nguyệt, hoặc danh hiệu Sư Tử Hống, hoặc danh hiệu Thích Ca Mâu Ni, hoặc danh hiệu Ðệ Thất Tiên, hoặc danh hiệu Tỳ Lô Giá Na, hoặc danh hiệu Cù Ðàm Thị, hoặc danh hiệu Ðại Sa Môn, hoặc danh hiệu Tối Thắng, hoặc danh hiệu Ðạo Sư, có mười ngàn hiệu như vậy, khiến chúng sanh thấy biết riêng khác.”

Còn Pháp Sư Phật Đà Bạt Đà La (Buddhabhadra) vào triều đại Đông Tấn trong bản dịch Kinh Hoa Nghiêm sáu mươi quyển (Lục Thập Hoa Nghiêm) của ngài đã dịch chữ Phạn Vairochana sang tiếng Trung Hoa là Lô Xá Na (Rocana).


Chú Lăng Nghiêm Cú Kệ Sơ Giải

Hòa Thượng Tuyên Hóa lược giảng
 
 

50. Đa tha dà đa câu ra da.

 

Kệ:

Trung ương Phật bộ Tỳ Lô tôn
Như Lai chủng tộc hoá quần luân
Phổ tu vạn hạnh Ba La Mật
Chư pháp vô ngã chứng viên thông.

 

Tạm dịch:

Phật bộ Tỳ Lô tại trung tâm
Dòng tộc Như Lai dạy chúng sanh
Tu khắp vạn hạnh Ba La Mật
Các pháp vô ngã chứng viên thông.


Giảng giải: Đa tha dà đa dịch là "Như Lai", cũng chính là Phật Bộ. Chú Lăng Nghiêm có năm bộ, chia ra năm hướng. Chính giữa là Phât Bộ, có Đức Phật Tỳ Lô Giá Na là giáo chủ. Phương tây là Liên Hoa Bộ, có Phật A Di Ðà là giáo chủ. Phương đông là Kim Cang Bộ, có Phật A Súc là giáo chủ, tức là Phật Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư. Phương nam là Bảo Sanh Bộ, Phật Bảo Sanh là giáo chủ. Phương bắc là Yết Ma Bộ, Phật Thành Tựu là giáo chủ. Cọng lại là năm bộ. Thế gian này là do giáo chủ của năm bộ quản lý và trấn áp năm đại ma quân thì năm đại ma quân mới tuân theo quy củ, tuy dù tuân theo quy củ nhưng chúng cứ nghĩ đến việc làm cho thế giới này từ từ rối loạn hư hỏng. Thế giới này sanh ra đủ thứ tai nạn là do thiên ma ngoại đạo làm ra. Thiên ma ngoại đạo chỉ sợ là thiên hạ không có loạn, chỉ sợ thế gian này không hư hoại nhanh chóng, nhưng do có năm phương Phật này trấn áp tại đây nên chúng lén lút phá hoại, không dám ngang ngược làm ác. Trên thế gian thì ma và Phật đối lập với nhau. Phật thì giáo hóa chúng sanh sớm thành Phật đạo, ma thì giáo hóa chúng sanh sớm thành ma đạo. Nhưng Phật là nhờ ma giúp Ngài tu thành tựu, do đó ma chính là thiện trí thức của người tu đạo Phật. Người tu đạo khi cảnh nghịch đến thì thuận theo thọ nhận, nên nhin phía mặt trái để biết được chỗ tốt. Chúng ta cần nên cung kính Phật, nhưng cũng không phản đối ma vương, xem kẻ oán người thân đều bình đẳng, Phật ma đều như một, cần phải như thế thì không ghét cũng không thương, không thiện cũng không ác. Cảnh giới như thế không khác biệt nhiều. Năm Bộ chú Lăng Nghiêm này sau sẽ giảng lại đầy đủ.
 
Câu Ra Gia là chủng tộc của Phật, là chủng tánh của Như Lai, tức là đệ tử Phật giáo tin Phật.
 
‘’Phật bộ Tỳ Lô tại trung tâm’’ Chính giữa là Phật bộ, thuộc về thổ (đất). Ðất sanh ra vạn vật, đất thịnh vượng cả bốn mùa, một năm bốn mùa đất đều thịnh vượng, Xuân hạ thu đông. Mùa xuân thì mộc thịnh vượng, mùa hạ thì hỏa thịnh vượng, mùa thu thì kim thịnh vượng, mùa đông thì thủy thịnh vượng. Một năm chỉ có bốn mùa, nhưng lại có ngũ hành, thì sắp xếp như thế nào ? Vì thổ là ở chính giữa, kim mộc thủy hỏa là bốn bên, cho nên xuân hạ thu đông là bốn mùa. Mùa xuân thì mộc thịnh vượng, mùa hạ thì hỏa thịnh vượng, mùa thu thì kim thịnh vượng, mùa đông thì thủy thịnh vượng. Quý vị xem, mùa đông nơi đây thì ẩm ướt, không chỉ là một chút xíu, người Quảng Đông gọi là “Hồi Nam” có nghĩa là mùa ẩm ướt.
 
Nếu Thổ không có trong bốn mùa thì như thế nào ? Thổ thịnh vượng trong cả bốn mùa, mùa xuân ba tháng, trong ba tháng có chín mươi ngày, có thổ thì có thể sanh sôi nảy nở. Mùa hạ, mùa thu, mùa đông, đều có thổ. Cho nên ở chính giữa là Mậu Kỷ thuộc thổ, phương đông là Giáp Ất thuộc mộc, phương nam là Bính Ðinh thuộc hỏa, phương tây là Canh Tân thuộc kim, phương bắc là Nhâm Quý thuộc thủy. Ðây là ngũ hành tương sanh tương khắc.
 
“Phật bộ Tỳ Lô tại trung tâm” Tỳ Lô là Tỳ Lô Giá Na là tiếng Phạn, dịch là "biến nhất thiết xứ".
 
“Dòng tộc Như Lai dạy chúng sanh’’. Chính giữa là Phật Bộ. Chủng tộc của Phật đến giáo hóa tất cả chúng sanh.
 
‘Tu khắp vạn hạnh Ba La Mật’’. Tu khắp vạn hạnh, lục độ vạn hạnh, thập độ vạn hạnh, tu pháp Ba La Mật đến bờ bên kia.
 
Các pháp vô ngã chứng viên thông’’. Đắc được các pháp vô ngã, các pháp vô thường, chứng được diệu lý viên thông, tất cả đều viên thông, thông dung vô ngại.



Vairochana Buddha

 

Vairochana Buddha SanskritवैरोचनVairochanaor Maha-vairochana, Vairochana means “to shine,” that is, to brilliantly illuminate everywhere. He is the Buddha of the center, one of the Buddhas of the Five Directions. The color of his body is white. He sits atop a lotus flower on the dais of Eight Great Lion Thrones in the center. He can eradicate the poison of delusion from living beings and turn the adana (“maintaining”) consciousness into the Wisdom of the Essential Nature of the Dharma Realm. He belongs to the Central Buddha Division among Shurangama Mantra’s five divisions.

Master Siksananda during the Tang Dynasty adapted this translation in his eighty-fascicle Avatamsaka Sutra. In Fascicle 12, “Titles of the Tathagata” Chapter from the eighty-fascicle Avatamsaka Sutra, there is a part that goes, “All of you disciples of the Buddha, the Tathagatas in this world are named ‘Accomplished in All Meanings,’ ‘Perfect Moon,’ ‘Lion's Roar,’ ‘Shakyamuni,’ ‘The Seventh Immortal,’ ‘Vairochana,’ ‘Gautama,’ ‘The Great Shramana,’ ‘The Supreme,’ ‘Guiding Master,’ and so on. Their names number in the tens of thousands, causing living beings to have different understandings.

On the other hand, Master Buddhabhadra from the Eastern Jin Dynasty translated the Sanskrit Vairochana into Lu she nuo (Rocana) in Chinese, in his sixty-fascicle translation of the Avatamsaka Sutra.

 

The Shurangama Mantra with Verse and commentary
A simple explanation given by Venerable Master Hsuan Hua


(50) DWO TWO CHEY DWO JYU LA YE

In the Central Buddha-division is Vairochana, the Honored One.
The Tathagata’s lineage transforms the multitudes.
Universally cultivate the ten thousand conducts and the paramitas.
There is no self in all dharmas:  certify to perfect penetration.
 
DWO TWO CHYE DWO JYU LA YE translates as “Thus Come One.”  It refers to the Buddha Division.  To review,  there are five divisions in the mantra – one for each of the five directions. In the middle is the Buddha Division with Vairochana Buddha as the teaching host.  This gives rise to the other four divisions.  Of those four divisions, in the west is the Lotus Division which takes Amitabha Buddha as the teaching host.  In the east is the Vajra Division which takes Akshobhya Buddha as the teaching hosting, that is Medicine Master Buddha who Dispels Calamities and Lengthens Life.  In the north is the Karma Division with Accomplishment Buddha as the teaching host.  In the south is the Production of Jewels Division with the Buddha Production of Jewels as the teaching host.  These five divisions exist in this world to look after the five great troops of demons.  The Five Divisions of Demons are located in the five directions as well.  These Five Buddhas keep they under control so they have to be obedient.  But although they must obey, their hope is to gradually destroy this world.  That’s why at different times in the world there are different kinds of calamities that occur.  These calamities are caused by heavenly demons and those of outside ways.  What they fear most is that the whole universe won’t disintegrate.  What concerns them the most is that this world is not going bad fast enough. 

In other words, they want to destroy the world as quickly as possible.  But the Buddhas of Five Directions are suppressing them, so the demons must work surreptitiously.  They destroy the world little by little, but they don’t dare to do it out in the open.  So in the Shurangama Mantra these five divisions will gradually be explained.  They will be spoken about clearly.  The demons are pitted against the Buddhas.  For instance, the Buddha teaches and transforms living beings so they quickly accomplish the Buddha path.  The demons also teach and transform living beings but it is because they want them quickly attain demonic paths.  They work in direct opposition.  But the Buddha was brought to accomplishment through the help of demons, so demons are truly Good Knowing Advisors for Buddhist disciples.  If you can accept graciously things that are not in accord with your wishes, then you will come to know the advantages gained by enduring such opposition.  You can regard demons as your good advisors.  In cultivating, we should learn to be reverent to the Buddhas and also to not be in opposition to the demons.  Then friend and foe are viewed as the same.  Buddhas and demons are one and the same.  If you are able to look at them like that, without hating them or loving them, without seeing good or evil, then you’ve more or less made it.
 
JYU LA YE refers to the lineage of the thus Come One.  The lineage of the Thus Come One is the faithful disciples of the Buddha.  In the Central Buddhha-division is Vairochana, the Honored One.   The center belongs to the earth which can produce the myriad things.  So we see that the Buddhas also accord with the five elements.  The center, the Buddha Division, relates to the element earth.  The earth can give rise to the myriad things; the earth returns to the four seasons.  Spring belongs to the element wood, summer to the element fire, autumn to the element metal, and winter to the element water.  There are only four seaons in the year, but there are five elements.  How do they fit together?  The earth belongs to the center; the center to the earth.  The earth returns to the four seasons.  Then center is wu chi (
戊己) earth, the east is chia yi (甲乙) wood, the south is bing ting (丙丁) fire, the west is keng hsin (庚辛) metal, and the north is jen kuei (壬癸) water.  The center, the Buddha Division, is the Venerable Vairochana Buddha.  Vairochana is a Sanskrit word which translates as “Pervading All Places,” and refers to the pure Dharmabody of the Buddha.
 
The Tathagata’s lineage transforms the multitudes.  The center represents the Buddha Division, the lineage from which the Buddha teaches and transform all living beings.  Universally cultivate the ten thousand conducts and the paramitas.

He universally cultivates the myriad practices – the Six Perfections and Ten Thousand practices or the Ten Paramitas and the Ten Thousand practices – to perfection – paramita!  They are dharmas which arrive at the other shore.  There is no self in all dharmas; certify to perfect penetration.  He realizes all dharmas are without self, all dharmas are impermanent, and he certifies to perfect penetration of the wonderful principle.  Then everything is perfectly fused and unobstructed.

Comments

Popular posts from this blog