Shurangama Mantra with Verses and Commentary

by Venerable Tripitaka Master Hsuan Hua





364. BÀ GIÀ PHẠM

婆伽梵

BHAGAVAM

 

 

Tái ngưỡng Phật lực hoa cái quang

Tỳ Lô Kim Cang chiếu vạn phương

Hàng phục chúng ma y chánh giáo

Phổ hoá quần luân xuất hỏa thang.

 

再仰佛力華蓋光

毘盧金剛照萬方

降伏眾魔依正教

普化群倫出火湯


ŌM! BÀ GIÀ PHẠM.

NAM MÔ HOA-TẠNG GIÁO-CHỦ TỲ-LÔ GIÁ-NA PHẬT 

BIẾN PHÁP-GIỚI TAM-BẢO.



TRÊN ĐẢNH CỦA PHẬT TỲ LÔ GIÁ NA (PHẬT PHÁP-THÂN)  LƯU LỘ RA  NGŨ-TRÍ. CHO NÊN, GỌI  LÀ “NGŨ-TRÍ” ĐẢNH CỦA TỲ -LÔ-GIÁ-NA.


Thật sự, thì tấc cả PHẬT có cùng một PHÁP THÂN, bao gồm NGŨ TRÍ.



NGŨ TRÍ

 

NGŨ TRÍ là năm loại trí được trình bày theo Mật giáo. Năm trí này miêu tả tất cả những khía cạnh của Tuyệt đối, của Chân như mà con người có thể thực hiện được khi đã chuyển hoá thân tâm. Thân tâm gọi cụ thể ở đây là Ngũ uẩn, năm nhóm với năm cấu uế, phiền não  phụ thuộc là tham dục, sân, Si, hoặc vô minh, mạn và ganh ghét. Năm trí bao gồm:

 

1)      PHÁP GIỚI TRÍ 

2)      ĐẠI VIÊN CẢNH TRÍ 

3)      BÌNH ĐẲNG TÁNH TRÍ 

4)     DIỆU QUÁN SÁT TRÍ 

5)     THÀNH S TÁC TRÍ 


 

1.   PHÁP GIỚI TRÍ là trí siêu việt của Pháp giới, trí tột cùng. Căn cơ của trí này là Sắc uẩn cùng với Vô minh, và thuộc về Thân trong ba động cơ tạo nghiệp là Thân, khẩu, ý. Trong Mạn-đà-la thì Pháp giới trí thuộc về Đại Nhật Phật, nằm ở trung tâm.


50. ÐA THA GIÀ ĐA CU RA DA

多他伽跢俱囉耶

TATHĀGATA KULĀYA

Đức Phật Tỳ Lô Giá Na

 

2.   ĐẠI VIÊN CẢNH TRÍ  là trí như một tấm gương lớn, trí giúp người nhìn vạn vật với một tâm thức Vô ngã, không muốn chiếm đoạt, phân biệt đúng sai, chấp nhận vạn vật với mỗi sắc thể riêng của nó. Trí này được ví như một tấm gương vì một hạt bụi nó cũng không bỏ qua nhưng nếu hạt bụi này bay đi, gương không lưu lại dấu vết gì. Nguồn gốc của trí này là Thức uẩn cùng với tâm trạng sân hận, thuộc về ý trong ba cửa tạo nghiệp. Trong Mạn-đà-la thì trí này thuộc về Phật Bất Động, nằm ở phương Đông.


52. NAM-MÔ BẠT XÀ RA CU RA DA

南無跋闍囉囉耶

NAMO VAJRA KULĀYA

Đức Phật Dược Sư

 

3.   BÌNH ĐẲNG TÁNH TRÍ  là trí giúp con người thấy rõ sự bình đẳng giữa mình và chúng sinh. Tinh thần Từ bi của đạo Phật cũng xuất phát từ trí này chứ không phải xuất phát từ ý nghĩ "tội nghiệp, đáng thương" – cách nhìn của một người "trên cơ" nhìn xuống. Người Phật tử phát triển Bồ-đề tâm, phát triển lòng từ bi vì đã nhận ra chính mình trong tất cả hoàn cảnh, tất cả chúng sinh. Nguồn gốc của trí này là Thụ uẩn cùng với tâm trạng Kiêu mạn. Trong Mạn-đà-la thì trí này thuộc về Phật Bảo Sanh, vị trí ở phương Nam.


53. NAM-MÔ MA NI CU RA DA

南無摩尼囉耶

NAMO MANI KULĀYA

Đức Phật Bảo Sanh


4.   DIỆU QUÁN SÁT TRÍ  là trí giúp người ta biến chuyển khả năng phân biệt, thị phi bằng trí thức bình thường thành trí huệ Bát-nhã, tuỳ cơ ứng biến, làm việc đúng thời điểm và địa điểm, không cần "dụng công." Nguồn gốc của trí này là Tưởng uẩn cùng với tâm trạng Tham dục. Trong Mạn-đà-la thì trí này thuộc về Phật A-di-đà, giáo chủ phương Tây.


51. NAM-MÔ BÁT ĐẦU MA CU NA DA

南無般頭摩囉耶

NAMO PADMA KULĀYA

 Đức Phật A Di Đà

 

5.   THÀNH S TÁC TRÍ  là trí giúp người hoàn thành tất cả mọi việc mà không tạo Nghiệp, đó là hành động Vô vi, xuất phát từ một tâm đã chứng ngộ được Vô ngã của chính bản thân và các Pháp Hữu vi. Nguồn gốc của trí này là Hành uẩn cùng với tâm trạng ganh ghét. Trong Mạn-đà-la thì trí này thuộc về Phật Bất Không Thành Tựu, giáo chủ phương Bắc.

 

373. TẦN ĐÀ RA TẦN ĐÀ RA

頻陀囉頻陀囉

VIDARA VIDARA

Đức Phật Bất Không Thành Tựu


Cách trình bày như trên thuộc về truyền thống của Kim cương thừa Tây Tạng.


Comments

Popular posts from this blog