Shurangama Mantra with Verses and Commentary
by Venerable Tripitaka Master Hsuan Hua
370. TỲ CA TÁT ĐÁT ĐA BÁT ĐẾ RỊ
毗迦薩怛多鉢帝唎
VIKA SITĀTAPATREH
Bạch
quang toàn chuyển chiếu vô gián
Tôn
Thắng Thiên Chú độ đại thiên
Không
Bất Không Tạng Mật Tích ấn
Ngũ
phương ngũ bộ ngũ tâm truyền.
白光旋轉照無間
尊勝天咒度大千
空不空藏密跡印
五方五部五心傳
HÀO QUANG TRẮNG CỨU CHÚNG SANH Ở NGỤC VÔ GIÁN.
PHẬT ĐẢNH QUANG TỤ
MA HA TÁT ĐÁT ĐA BÁT ĐÁT RA
THỦ LĂNG NGHIÊM THẦN CHÚ
ĐÁC ĐIỆC THA.
ÁN, A NA LỆ, TỲ XÁ ĐỀ, BỆ RA BẠT XÀ RA ĐÀ RỊ, BÀN ĐÀ BÀN ĐÀ NỂ, BẠT XÀ RA BÁN NI PHẤN. HỔ HỒNG, ĐÔ LÔ UNG PHẤN, TA BÀ HA.
PHẬT ĐẢNH QUANG TỤ là trên ĐẢNH PHẬT phóng ra 10 đạo hòa QUANG bách bảo và TỤ lại trên ĐẢNH CHÚNG-SANH trong Pháp Giới, khi tụng Thần Chú Thủ-Lăng Nghiêm.
Đây là Hóa Thân Phật dùng THẦN CHÚ THỦ LĂNG NGHIÊM để “ẤN-TÂM” cho Qúy-vị sẽ thành Phật trong vị lai.
ĐẠI (Lớn) là “THỂ” của Chú Lăng Nghiêm, không đối đãi phân biệt, biến khắp tận cùng hư không pháp giới, nên gọi là MA HA.
BẠCH (Trắng) là “TƯỚNG” của Chú Lăng-Nghiêm, thanh tịnh không ô nhiễm, nên gọi là TÁT ĐÁT ĐA.
TÁN CÁI (Tàng Lọng) là “DỤNG” của Chú Lăng Nghiêm, có khả năng che chở, bảo hộ, TRUỞNG DƯỠNG THIỆN CĂN, TIÊU TRỪ NGHIỆP CHƯỚNG TRONG VÔ LƯỢNG KIẾP, KHÔNG TRẢI QUA 3 A-TĂNG KỲ, MÀ QÚY VỊ CŨNG CHỨNG ĐƯỢC PHÁP THÂN, nên gọi là BÁT ĐÁT RA.
CỨU CÁNH KIÊN CỐ là THỦ LĂNG NGHIÊM ĐẠI ĐỊNH, định này là VUA trong các định.
THẦN là thần diệu linh thông, khó mà suy lường được.
CHÚ là khi qúy vị TỤNG , thì có công năng PHÁ TÀ LẬP CHÁNH, tiêu trừ nghiệp ác, phát sanh phước đức căn lành.
TRÊN ĐẢNH CỦA PHẬT TỲ LÔ GIÁ NA (PHẬT PHÁP-THÂN) LƯU LỘ RA NGŨ-TRÍ. CHO NÊN, GỌI LÀ “NGŨ-TRÍ” ĐẢNH CỦA TỲ -LÔ-GIÁ-NA.
NGŨ TRÍ
NGŨ TRÍ là năm loại trí được trình bày theo Mật giáo. Năm trí này miêu tả tất cả những khía cạnh của Tuyệt đối, của Chân như mà con người có thể thực hiện được khi đã chuyển hoá thân tâm. Thân tâm gọi cụ thể ở đây là Ngũ uẩn, năm nhóm với năm cấu uế, phiền não phụ thuộc là tham dục, sân, Si, hoặc vô minh, mạn và ganh ghét. Năm trí bao gồm:
1) PHÁP GIỚI TRÍ
2) ĐẠI VIÊN CẢNH TRÍ
3) BÌNH ĐẲNG TÁNH TRÍ
4) DIỆU QUÁN SÁT TRÍ
5) THÀNH SỞ TÁC TRÍ
1. PHÁP GIỚI TRÍ là trí siêu việt của Pháp giới, trí tột cùng. Căn cơ của trí này là Sắc uẩn cùng với Vô minh, và thuộc về Thân trong ba động cơ tạo nghiệp là Thân, khẩu, ý. Trong Mạn-đà-la thì Pháp giới trí thuộc về Đại Nhật Phật, nằm ở trung tâm.
多他伽跢俱囉耶
TATHĀGATA KULĀYA
Đức Phật Tỳ Lô Giá Na
2. ĐẠI VIÊN CẢNH TRÍ là trí như một tấm gương lớn, trí giúp người nhìn vạn vật với một tâm thức Vô ngã, không muốn chiếm đoạt, phân biệt đúng sai, chấp nhận vạn vật với mỗi sắc thể riêng của nó. Trí này được ví như một tấm gương vì một hạt bụi nó cũng không bỏ qua nhưng nếu hạt bụi này bay đi, gương không lưu lại dấu vết gì. Nguồn gốc của trí này là Thức uẩn cùng với tâm trạng sân hận, thuộc về ý trong ba cửa tạo nghiệp. Trong Mạn-đà-la thì trí này thuộc về Phật Bất Động, nằm ở phương Đông.
南無跋闍囉俱囉耶
NAMO VAJRA KULĀYA
Đức Phật Dược Sư
3. BÌNH ĐẲNG TÁNH TRÍ là trí giúp con người thấy rõ sự bình đẳng giữa mình và chúng sinh. Tinh thần Từ bi của đạo Phật cũng xuất phát từ trí này chứ không phải xuất phát từ ý nghĩ "tội nghiệp, đáng thương" – cách nhìn của một người "trên cơ" nhìn xuống. Người Phật tử phát triển Bồ-đề tâm, phát triển lòng từ bi vì đã nhận ra chính mình trong tất cả hoàn cảnh, tất cả chúng sinh. Nguồn gốc của trí này là Thụ uẩn cùng với tâm trạng Kiêu mạn. Trong Mạn-đà-la thì trí này thuộc về Phật Bảo Sanh, vị trí ở phương Nam.
南無摩尼俱囉耶
NAMO MANI KULĀYA
Đức Phật Bảo Sanh
4. DIỆU QUÁN SÁT TRÍ là trí giúp người ta biến chuyển khả năng phân biệt, thị phi bằng trí thức bình thường thành trí huệ Bát-nhã, tuỳ cơ ứng biến, làm việc đúng thời điểm và địa điểm, không cần "dụng công." Nguồn gốc của trí này là Tưởng uẩn cùng với tâm trạng Tham dục. Trong Mạn-đà-la thì trí này thuộc về Phật A-di-đà, giáo chủ phương Tây.
51. NAM-MÔ BÁT ĐẦU MA CU NA DA
南無般頭摩俱囉耶
NAMO PADMA KULĀYA
5. THÀNH SỞ TÁC TRÍ là trí giúp người hoàn thành tất cả mọi việc mà không tạo Nghiệp, đó là hành động Vô vi, xuất phát từ một tâm đã chứng ngộ được Vô ngã của chính bản thân và các Pháp Hữu vi. Nguồn gốc của trí này là Hành uẩn cùng với tâm trạng ganh ghét. Trong Mạn-đà-la thì trí này thuộc về Phật Bất Không Thành Tựu, giáo chủ phương Bắc.
373. TẦN ĐÀ RA TẦN ĐÀ RA
頻陀囉頻陀囉
VIDARA VIDARA
Đức Phật Bất Không Thành Tựu
Cách trình bày như trên thuộc về truyền thống của Kim cương thừa Tây Tạng.
PHẬT-ĐẢNH TÔN-THẮNG ĐÀ-RA-NI
Nam-mô ba ga pha tê. Sạt
hoa tát răn, lô ky da. Bơ ra di, vi ti sắc tra da. Bút đà da, ba ga pha tê. Tát
đi da tha !
Um ! Bút rum, bút rum, bút rum. Suýt đà da, Suýt đà đa. Vi suýt
đà da, vi suýt đà da. Á sá ma, sá ma. Sa măn tá, phạ hoa sát. Sa phả ra na, ga
ti, ga gạ na. Soa phạ hoa, vi suýt đi. Á vi chuân da, du măn. Sạt hoa tát thá
ga đá. Sú ga da. Phạ ra, phạ ca nã. A mi rị tá, bi sá cu. Ma ha muýt đơ ra, măn
đa ra, ba na.
Um ! Á hạ ra, á hạ ra. A du săn, đà ra ni. Suýt đà đa, suýt đà
đa. Ga ga na, xoa phạ hoa, vi suýt đi. U sắc ni sá, vi ca da, vi suýt đi. Sá hạ
sa ra, ra sa mi, săn tô ni tê. Sá ra hoa, tát thá ga đa. A hoa lô ki ni. Sạt
hoa tát thá ga đa, mát tê. Sá tra, bá ra mi tá. Ba rị, bủ ra ni. Na sá, bủ mi
bơ ra, đi sắc si tê. Sá ra hoa, tát thá ga đa, hất rị đà da. Đi sắc sá na. Đi
sắc si tê.
Um ! Muýt đơ ri, muýt đơ ri, ma ha muýt đơ ri. Hoa di ra, ca
da. Săn hạ đa nã, vi suýt đi. Sá ra hoa, ca ma, phạ ra na, vi suýt đi. Ba ra,
đu ri ca ti, bi ri, vi suýt đi. Bơ ra ti na, hoa ra đá da, a dục suýt đi. Sa ma
dã, đi sắc sá na, đi sắc si tê.
Um ! Ma ni, ma ni, mạ hạ ma ni. Á ma ni, á ma ni. Vĩ ma ni, vĩ
ma ni, mạ hạ vĩ ma ni. Mát đi, mát đi, mạ hạ mát đi. Tát thá đá, bủ đa. Cu thi,
vi ri suýt đi. Vĩ sa phổ ra, bút đi, vi suýt đi.
Um ! Hi hi. Dá ra, dá ra. Vĩ dá ra, vĩ dá ra. Sa ma ra, sa ma
ra. Sa phạ ra, sa phạ ra. Sá ra phạ, bút đa. Đi sắc sá na. Đi sắc si tê. Suýt
đi, suýt đi. Họa di ri, họa di ri, mạ hạ họa di ri. Á họa di ri. Họa di ra, gạ
bi. Dá ra, gạ bi. Vĩ da ra, gạ bi. Họa di ra, rít họa lã, gạ bi. Họa di rô, na
ga tê. Họa di rô, na bà vê. Họa di ra, sam bà vê. Họa di rô, họa di rị na. Họa
di rảm, hoa phạ, đô mạ mạ. Sá rị rảm, sá ra phạ, sát ta phạ năng. Tả ca da, bi
ri, vi suýt đi. Sất da, hoa phạ, đô mi, sát na. Sá ra phạ, ga ti, bi rị suýt
đi. Sá ra phạ, tát thá ga đa, sất da mi. Sá ma, sa phạ, sát dăn tu. Sạt hoa,
tát thá ga đa. Sá ma, sá phạ sa, đi sắc si tê.
Um ! Sất đi da, sất đi da. Bút đi da, bút đi da. Vi bút đi da,
vi bút đi đa. Bồ đà da, bồ đà da. Vi bồ đà da, vi bồ đà da. Mô ca da, mô ca da.
Vi mô ca da, vi mô ca da. Suýt đà da, suýt đà đa. Vi suýt đà da, vi suýt đà da.
Sa măn tá, tát bi ri, mô ca da. Sa măn đá đa, sa mi, bi ri suýt đi. Sá ra phạ,
tát thá ga đá, sam ma da, hất rị đà da. Đi sắc sá na, đi sắc si tê.
Um ! Muýt đơ ri, muýt đơ ri, mạ hạ muýt đơ ra. Mạn đà ra, bá
na. Đi sắc si tê. Sóa ha .
KINH
PHẬT-ĐẢNH TÔN-THẮNG
ĐÀ-RA-NI
Hán dịch: Nước Kế
Tân, sa môn Phật Đà Ba Lỵ
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Thiền Tâm
LỜI TỰA
Đức Như Lai ứng thế, vì muốn cứu vớt
các hàm linh khỏi khổ luân hồi, chứng lên quả Phật, nên mở
cửa phương tiện, nói ra muôn ngàn pháp môn. Kinh Phật Đảnh Tôn
Thắng Đà Ra Ni - một trong các pháp môn - là trí ấn của
tất cả Như Lai, mầu nhiệm rộng sâu, khác chi thuyền bè trong
biển ba đào, nhật nguyệt giữa trời u ám. Các hàng tứ chúng nên phát
tâm trì tụng, tất hiện đời tội chướng tiêu diệt, phước huệ phát
sinh, tương lai sẽ gần gũi chư Phật ở 10 phương Tịnh Độ.
Trong niên hiệu Nghi Phụng thời Hậu Chu, có vị tăng là Phật Đà Ba Lỵ
từ Tây Thiên Trúc đến Trung Hoa. Trong dịp chiêm lễ thánh tích ở
non Ngũ Đài, ngài gặp một lão ông từ trong núi đi ra, dùng tiếng Phạn bảo
rằng:
"Pháp sư chẳng nài mệt nhọc, từ muôn dặm
đến đây thành tâm đảnh lễ, mong diện kiến đức Văn Thù,
thật đã hết lòng mộ đạo. Nhưng chúng sanh ở Trung
Hoa, đa số tạo nhiều tội nghiệp, hàng xuất gia phần
đông phạm luật nghi, chỉ có kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà
Ra Ni mới diệt được tất cả tội chướng ấy. Chẳng hay pháp sư có đem
theo kinh đó đến miền này chăng?"
Ngài Phật Đà Ba Lỵ đáp:
"Bần đạo đến đây chỉ vì mục đích đảnh
lễ đức Văn Thù, nên không đem kinh đó theo".
Lão ông nói:
"Đức Đại Thánh Văn Thù hằng
có lòng từ bi muốn cứu độ chúng sanh. Pháp sư đã
không đem kinh ấy theo, tức là không hợp với thánh tâm, dù có gặp
đức Văn Thù, cũng không được phần lợi ích. Vậy ngài nên trở về Tây
Vức mang kinh ấy đến lưu truyền nơi miền Hán độ, để cứu vớt sanh
loại, siêu độ u linh, tức là báo ơn chư Phật, chừng
đó quyết định sẽ gặp Bồ Tát Văn Thù".
Nói xong, bỗng biến mất.
Biết lão ông là đức Văn Thù hóa hiện dạy
bảo, ngài Phật Đà Ba Lỵ mừng thương lẫn lộn, cúi đầu đảnh
lễ, vội vã trở về Tây Trúc. Đến năm Vĩnh Thuận thứ hai,
ngài mới đem kinh đến Trung Hoa, vào triều nội, tâu lên mọi việc. Vua nghe
xong, vui đẹp, sắc cho ngài Nhật Chiếu Tam Tạng và quan tư tân
điển lịnh là Đỗ Hành Khải phiên dịch. Dịch xong, vua đem kinh bản bảo
tàng trong nội, cấm không cho lưu hành và thưởng tặng cao
tăng Phật Đà Ba Lỵ 30 cuốn lụa.
Ngài thương khóc, tâu rằng:
"Bần đạo không kể nguy hiểm thân mạng,
từ xa đem kinh đến đây, vì muốn lợi lạc quần sanh, không nghĩ đến danh
lợi. Xin thánh thượng gia ân cho lại nguyên bản, để các loài hàm
linh cùng được lợi ích!"
Vua dạy lưu kinh phiên dịch, và trả lại
Phạn bản cho Tây Tăng. Ngài Phật Đà Ba Lỵ đem phạn bản đến chùa Tây
Minh, tìm được vị tăng Trung Hoa giỏi phạn ngữ là Thuận Trinh, rồi
dâng sớ tâu xin cho cùng phiên dịch, và cho biên ra nhiều bản để lưu
hành. Xong, ngài Phật Đà Ba Lỵ đem phạn bản đến non Ngũ Đài, vào
hang Kim Cang rồi không thấy trở ra, tương truyền ngài đã được
đức Văn Thù thu nhận vào pháp hội của chư Bồ Tát.
Bởi sự tích trên, nên bút giả nghĩ kinh này có thể lợi ích cho
hàng Phật tử Việt Nam. Theo trong đại tạng, kinh này có tất cả 9
bản dịch, bút giả lấy bản dịch của ngài Phật Đà Ba Lỵ làm bản
chính, tham chiếu các bản khác của chư vị như: Kim Cang Trí, Thiện
Vô Úy, Địa Bà Ha, Nghĩa Tịnh, Bất Không... bổ vào những chỗ
khuyết. Lại theo Mật tạng, Tôn Thắng chân ngôn còn có tên
là Nhứt Thiết Như Lai Ô-Sắc-Ni-Sá (1) Tối Thắng Đà
Ra Ni. Thần chú này do đức Thế Tôn ở Đại Thiện Pháp
đường nơi cõi Cực Lạc, sau khi nhập Phổ Chiếu Cát Tường Tam
Ma Địa nói ra. Thấy chú văn y như nhau, bút giả cũng lấy bản
Nhứt Thiết Như Lai Ô Sắc Ni Sá Tổng Trì Kinh làm tài
liệu tham chiếu.
Ngoài ra, lại còn có cuốn Phật Đảnh Tôn
Thắng Đà Ra Ni Niệm Tụng Nghi Quỹ Pháp của ngài Bất
Không Tam Tạng dịch. Bút giả nghĩ pháp thức đó dành cho bực lợi
căn chuyên tu về Mật Tông, không thích hợp với phần
đông trình độ hiện nay, nên không dịch ra đây.
Việc làm này có phần nào công đức, xin hồi hướng vãng sanh
Tịnh Độ, cho bốn ân, ba cõi, và pháp giới hữu tình.
(1) Ô-Sắc-Ni-Sá dịch
là Phật-đảnh, tướng Vô-kiến-đảnh nơi đầu của đức Phật.
TỤNG LIÊN TỤC TRONG VÒNG 7 NGÀY , ĐỂ TRỪ TẤT CẢ "KHẨU
NGHIỆP" ĐỐI VỚI "CHA MẸ", CHƯ
TĂNG...LẠI CŨNG ĐỐNG CỬA TẤT CẢ "ÁC-ĐẠO",
MỞ ĐƯỜNG NHƠN, THIÊN, NIẾT BÀN CHO NHỨT THIẾT CHÚNG SANH.
LÀM ĐƯỢC NHƯ VẬY, THÌ CÓ THỂ "TRUYỀN-BÁ LƯU
THÔNG" BỘ KINH NẦY KHẮP PHÁP GIỚI CHÚNG-SANH.
LỜI SAU CÙNG
Hòa
Thượng Thích Thiền Tâm
Môn Phật
Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni, đời Đường có quan thị ngự sử Võ Triệt thường
trì tụng, sau nghe bạn đồng liêu là Tưởng Hình cũng thọ trì,
nhưng văn cú và ngôn âm phần lớn đều sai khác; hỏi ra quan Thị Ngự Sử
Tưởng Hình thọ học với ông Vương Khai Sĩ, và Vương Khai Sĩ lại
được ngài Kim Cang Trí Tam Tạng truyền pháp. Trong khi truyền thọ
ngài bảo:
"- Ở Tây Vức cũng
ít có bản này. Ta đem theo Phạn bản đến đây, nên mật truyền lại cho
ông".
Trong niên hiệu Khai
Nguyên, có vị cư sĩ tinh tu ở non Ngũ Đài, người thường gọi là
Vương Sơn Nhơn, cũng trì tụng chú này. Sau vì cầu siêu cho cha,
ông tụng chú đến vài mươi muôn biến, cầu xin được
biết nghiệp báo lành dữ và chỗ sanh của phụ thân.
Nhưng kết cuộc không thấy chi, ông thối tâm muốn ra khỏi
núi. Bỗng gặp một lão nhơn đón lại, bảo:
"Hiền giả tụng
trì thật là cần mẫn, nhưng vì cách Phật lâu xa, văn cú thất
lạc, thiếu sót nhiều. Nên không mau được ứng nghiệm. Nay gặp
nhau đây, tôi xin truyền lại toàn bản của thần chú".
Vương Sơn Nhơn mời
về đảnh lễ và thọ pháp. Lão nhơn dạy:
"Hiền giả tụng
chú bản này độ một ngàn biến sẽ thấy hiệu lực!".
Cư sĩ trì
niệm y theo lời. Vài hôm sau lúc ban đêm, bỗng nghe tiếng ngọc
hoàn bội khua thanh thao, giọng tiêu cầm dìu dặt, lần lần giáng xuống
trước sân nhà, cư sĩ kinh lạ bước ra xem, thấy mấy mươi
thiên nhơn vây quanh ủng hộ một vị thiên tiên tướng
mạo siêu phàm đi đến. Vị thiên tiên hỏi:
"-Người biết ta
chăng?"
Cư sĩ thưa:
"-Kẻ dung phàm này
mới được hân hạnh diện kiến!".
Thiên tiên nói:
"-Ta là phụ
thân của người, năm rồi người trì tụng Tôn Thắng đà ra ni, ta
được nhờ phước lực sanh lên cõi trời. Mấy hôm nay, y phước lại
tăng gấp bội hơn trước, ta được làm vua trong hàng thiên tiên. Bản chú
ngươi vừa trì tụng công hiệu thật không thể nghĩ bàn!"
Nói xong, tất cả đồng
bay về thượng giới, cư sĩ vui mừng, cúi lạy tiễn đưa. Từ đó
về sau càng thêm tinh tấn.
Cũng vào thời đó, tại
Đông Đô có ông Vương Thiếu Phủ tụng chú Tôn Thắng theo bản của
ngài Phật Đà Ba Lỵ đã vài muôn biến, một đêm, ông mộng thấy vị Phạn
tăng đi đến bảo: "Nhơn giả tụng niệm rất tinh thành,
nhưng tiếc vì chú văn còn thiếu, nên công hiệu kém!"
Thiếu Phủ đảnh
lễ cầu thỉnh bản chú văn đầy đủ. Phạm tăng từ bi chấp
thuận, khẩu truyền từng câu chân ngôn. Sau khi đã thông
thuộc tất cả, ông bái tạ đưa vị Phạm tăng ra khỏi cửa, nhìn qua
trời sáng như ban ngày. Thiếu Phủ trở vào nhà thấy tôi tớ còn đang nằm
ngủ.
Vừa
lúc ông chợt tỉnh giấc, vội gọi kẻ đồng bộc trách bảo trời đã
sáng sao chưa thức dậy?
Chúng đáp rằng mới vừa
nửa đêm. Lúc ấy ánh sáng bỗng tắt, trở lại đêm tối như cũ.
Thiếu Phủ nhớ cơn thần mộng, lấy làm lạ, nhắm mắt tụng thần chú mấy
biến thấy vẫn thông suốt. Từ đó, ông y theo khẩu truyền của
vị Phạm tăng mà thọ trì.
Trong niên hiệu Thiên Bảo năm đầu, Thiếu Phủ đang nằm nơi tư thất, chợt tắt
hơi. Vì nơi ngực còn ấm, người nhà không dám tẫn liệm. Đến 7 hôm sau, ông
bỗng sống lại. Lúc ấy, kẻ háo sự trong thành bảo nhau đến hỏi
về duyên cớ tái sanh. Tiếng đồn lan ra, Vưong Khai
Sĩ và Vương Sơn Nhơn lúc ấy ở Đông Đô không quen
biết nhau, cũng đồng đến thăm viếng. Trước mặt các quan
khách, Vương Thiếu Phủ trần thuật như sau:
“- Tôi vừa nằm nghỉ, chợt hôn mê, thấy có 2 sứ giả đến dẫn đem
đi. Được vài mươi dặm, đến một gốc đại thọ, 2 sứ giả dùng lại
tạm nghỉ, tôi cũng ngồi xuống theo. Bỗng nhớ tới chú Tôn Thắng, tôi liền
nhắm mắt tụng luôn 21 biến. Lúc mở mắt nhìn quanh, không thấy
2 sứ giả đâu cả.
Giây lát, có 4 vị khác
đi đến quỳ thưa rằng: "Không biết ngài tu theo diệu pháp nào,
khiến cho 2 sứ giả dẫn độ đều được sanh lên cõi trời?" Tôi đáp:
"Tệ nhơn chỉ tụng Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni".
Bốn vị ấy cầu
thỉnh:
"Xin ngài vì
chúng đệ tử tụng trì, cứu vớt cho khỏi vòng khổ nạn!" Tôi cũng
nhắm mắt tụng 21 biến, lúc mở mắt ra, lại không thấy bốn vị đó.
Khoảnh khắc giữa hư không, có tiếng binh đao, một vị thần mặc
tử bào, mang giáp trụ, quân thị vệ đông đảo, đến trước quỳ thưa rằng:
"Tôi là thần Ngũ Đạo Minh Ty, địa vị tuy tôn quý,
nhưng vẫn còn nhiếp về thần đạo. Sáu vị kia nhờ pháp lực của
ngài, đều được sanh lên cõi trời.
Xin mời ngài hạ cố đến
tệ cư trì tụng, khiến cho đệ tử và chúng sanh nơi đó được
nhờ phước ấm, đồng sanh lên thiên giới".
Theo vị thần, tôi đi đến
một khu thành quách to rộng, chu vi ước độ vài mươi dặm. Trong thành
có rất đông tội nhơn, mang gông xiềng họp lại nơi sân rộng trước cung điện, có
lẽ đang chờ khảo tra xử phạt. Vị thần dạy quân bày tòa cao đẹp, làm lễ
thỉnh tôi lên ngồi, còn chính mình quỳ nơi trước, phía dưới, chắp
tay lắng nghe.
Tôi liền định
tâm chí thành tụng đủ 49 biến, khi mở mắt ra nhìn bốn bề
không thấy một ai cả, chỉ có gông xiềng đứt nát nằm ngổn ngang chung
quanh. Còn đang kinh ngạc, bỗng có 4 sứ giả đến bảo tôi rằng:
"Đức vua dạy mời
ông đi nơi khác, vì ông đã làm rối loạn, phá hư trật
tự chốn minh ty của chúng tôi". Kế đó họ đưa tôi vào
một hang núi, và tôi được hoàn hồn sống lại.
Sự tái
sanh này chắc cũng nhờ oai lực không thể nghĩ bàn của Phật
Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni.”
Vương khai Sĩ và Vương Sơn Nhơn nghe nói, mỗi người đều đọc bản chú
của mình để so sánh với bản chú của Vương Thiếu Phủ thì thấy đồng
nhau như một bản. Cả ba đều vui mừng, cùng nhau khánh hạ. Vương sơn Nhơn
nói:
"Bản của
tôi thọ giáo nơi vị thánh công nơi non Ngũ Đài".
Vương Thiếu Phủ bảo:
"Tôi thọ học bản
chú này với vị thần tăng".
Vương Khai
Sĩ nói:
"Còn bản của tôi
được thọ truyền bởi ngài Kim Cang Trí Tam Tạng, hiện Phạm văn bối
diệp hiện còn lưu trữ".
Ai nấy nghe nói
đều kinh ngạc, khen là chuyện hy hữu.
Ngoài ra lại còn chuyện ông Trương Diệc trì chú Tôn
Thắng cứu được cha mẹ khỏi khổ địa ngục, sanh lên cõi
trời. Chuyện ông Trương Thừa Phước trì chú này khi bị minh
ty đến bắt, đã không thọ khổ mà còn cứu vớt được tội nhơn ở cõi âm
được siêu thoát. Truyện vài vị tăng trì chú Tôn Thắng cảm
được xá lợi hiện và rất nhiều cảnh giới lành.
Những chuyện trên đây có ghi chép trong tập Gia Cú Linh
Nghiệm Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni Ký. Sau tập này có chép bản
văn đầy đủ của chú ấy, gọi là Cụ Túc Bản. Bút giả y theo Cụ
Túc Bản so sánh với phiên âm của các bản khác, và tra
cứu từ điển để dịch ra Việt ngữ cho đúng với Phạm âm.
Riêng bản dịch
của Pháp-Thiên Tam-Tạng nhan đề: Tối-Thắng
Phật-Đảnh Đà-Ra-Ni
so với Cụ túc Bản văn cú đã đồng lại có phần rộng hơn. Sau
khi hiệu kiểm, bút giả lại ghi thêm vào những văn
cú mà Cụ-túc-bản không có để được càng đầy đủ.
Mong rằng việc
làm này, đem nhiều lợi ích cho người trì tụng.
THÀNH "ĐỊA NGỤC"
DO MƯỜI TẬP-NHÂN VÀ SÁU GIAO-BÁO
"A-nan, những điều như thế, đều do nghiệp-báo các chúng-sinh kia, tự chiêu-cảm lấy, như gây mười Tập-nhân, thì chịu sáu Giao-báo.
"Thế nào là mười Tập-nhân?
A-nan, một là, tập-quán dâm-dục, giao-tiếp cùng nhau, phát-sinh cọ-xát lẫn nhau; cọ-xát mãi không thôi, như thế, nên trong ấy có ngọn lửa-hồng lớn nổi lên; ví-như, có người lấy hai bàn tay cọ-xát lẫn nhau, thì cảm-giác nóng hiện ra. Hai cái tập-khí đốt nhau, nên có những việc giường sắt, trụ đồng. Vậy nên, tất-cả các đức Như-lai thập phương nhận-xét việc dâm-dục, đồng gọi là lửa-dục; Bồ-tát đối với dâm-dục, tránh như hầm-lửa.
Hai, là tập-quán tham-lam, so-đo hơn thiệt, phát-sinh hấp-thụ lẫn nhau; hấp-thụ ôm-ấp mãi không thôi, như thế, nên chứa hơi-lạnh bên trong thành giá-cứng, làm cho nẻ-nứt; ví-như, có người hút hơi gió vào, thì có cảm-xúc lạnh. Hai tập-khí lấn nhau, nên có những sự tra tra, ba ba, la la, thanh-liên, xích-liên, bạch-liên, hàn-băng, vân vân... Vậy nên, tất-cả các đức Như-lai thập phương nhận-xét việc tham-cầu quá nhiều, đồng gọi là nước tham; Bồ-tát đối với lòng tham, tránh như biển-độc.
Ba, là tập-quán ngã-mạn, lấn-lướt lẫn nhau, phát-sinh ỷ-thế với nhau. Giong-ruổi không thôi, như thế, nên có sự bôn-ba, sôi-nổi, chứa lại thành nước; ví-như, có người miệng lưỡi tự chép, làm cho nước-bọt chảy ra. Hai tập-khí chọi nhau, nên có các việc sông huyết, sông tro, cát-nóng, biển-độc, bắt uống nước đồng-chảy vân vân... Vậy nên, tất-cả các đức Như-lai mười phương nhận-xét lòng ngã-mạn, đồng gọi là uống nước si-mê; Bồ-tát đối-với ngã-mạn, tránh như vực-thẳm lớn.
Bốn, là tập-quán nóng-giận, xung-đột cùng nhau, phát-sinh chống-đối lẫn nhau; chống-đối mãi không thôi, tâm nổi nóng, phát ra lửa, nấu cái khí thành kim-thuộc, vì thế, nên có núi dao, đòn sắt, cây gươm, bánh xe gươm, những búa, những vớt, những thương, những cưa; ví-như, có người bị hàm-oan, thì sát-khí nổi lên. Hai tập-khí đập nhau, nên có các sự thiến, cắt, chém, chặt, dùi, đâm, đập, đánh. Vậy nên, tất-cả các đức Như-lai thập phương nhận-xét sự nóng-giận, đồng gọi là dao-gươm bén; Bồ-tát đối với lòng nóng-giận, tránh như tránh chém-giết.
Năm, là tập-quán giả-dối, dụ-dỗ theo nhau, phát-sinh lôi-kéo lẫn nhau; dẫn-dắt mãi không thôi, như thế, nên có giây, cây, thòng-lọng, căng-nọc; ví-như, nước thấm ruộng thì cỏ-cây lớn lên. Hai tập-khí kéo-nhau, nên có các sự gông, cùm, xiềng, xích, roi, gậy, qua, bổng. Vậy nên, tất-cả các đức Như-lai thập phương nhận-xét sự giả-dối, đồng gọi là sàm-tặc; Bồ-tát đối với sự gian-dối, sợ như beo-sói.
Sáu, là tập-quán lừa-gạt, lừa-dối với nhau, phát-sinh phỉnh-gạt lẫn nhau; phỉnh-gạt mãi không thôi, phát-tâm gây điều gian-dối; như thế, nên có bụi, đất, đại-tiện, tiểu-tiện, các đồ nhơ-nhớp không sạch; như bụi theo gió, không thấy lẫn nhau. Hai tập-khí dìm nhau, nên có những sự chìm-đắm, nhảy, ném, bay, rơi, trôi-lăn. Vậy nên, tất-cả các đức Như-lai thập phương nhận-xét sự lừa-gạt, đồng gọi là cướp-giết; Bồ-tát đối với sự lừa-gạt, như giẫm rắn-độc.
Bảy, là tập-quán thù-oán, hiềm-khích lẫn nhau, phát-sinh ôm-ấp lòng giận, như thế, nên có quăng đá, ném gạch, hộp nhốt, xe cũi, bình-đựng, đãy-bọc, như người hiểm-độc ôm-ấp điều dữ. Hai tập-khí nuốt nhau, nên có những sự ném, quăng, nắm, bắt, đánh, bắn, gieo, ôm. Vậy nên, tất-cả các đức Như-lai thập phương nhận-xét sự thù-oán, gọi là quỷ Vi-hại; Bồ-tát đối với sự thù-oán, như uống ruợu-độc.
Tám, là tập-quán ác-kiến, tranh-cãi với nhau, như ngã-kiến, kiến-thủ, giới-cấm-thủ và các nghiệp tà-ngộ, phát-sinh chống-trái lẫn nhau; như thế, nên có quan-lại chứng-thực, nắm-giữ giấy-tờ, đông như người đi đường, qua lại gặp nhau. Hai tập-khí giao nhau, nên có các sự khám-hỏi, mưu-mẹo, khảo-tấn, đòi-hỏi, gạn-xét, cứu-tra cho rõ và những đồng-tử thiện-ác, tay cầm sổ-sách, biện-bạch cãi-vã. Vậy nên, tất-cả các đức Như-lai thập phương nhận-xét ác-kiến, đồng gọi là kiến-khanh; Bồ-tát đối với những thiên-chấp hư-vọng, như đứng bên hố-độc.
Chín, là tập-quán vu-vạ, làm hại cho nhau, phát-sinh sự vu-báng, như thế, nên có hợp-sơn, hợp-thạch, cối-nghiền, cối-xay; ví-như, kẻ sàm-tặc, áp-bức vu-oan người lương-thiện. Hai tập-khí bài xích lẫn nhau, nên có các sự áp-giải, đè-đập, ép-huyết, tuốt-mình. Vậy nên, tất-cả các đức Như-lai thập phương, nhận-xét sự vu-vạ, đồng gọi là sàm-hổ; Bồ-tát đối với sự vu-vạ, như bị sấm-sét.
Mười, là tập-quán kiện-thưa, cãi-vã lẫn nhau, phát-sinh sự che-đậy; như thế, nên có gương soi, đuốc chiếu, như giữa ban ngày, không giấu bóng được. Hai tập-khí phô-bày lẫn nhau, nên có ác-hữu, nghiệp kính, hỏa-châu phơi-bày nghiệp xưa đối-nghiệm các việc. Vậy nên, tất-cả các đức Như-lai thập phương nhận-xét sự che-đậy, gọi là giặc-ngầm; Bồ-tát đối với sự che-đậy, như đội núi cao, lội trong biển lớn.
"Thế nào là sáu Giao-báo?
A-nan, tất-cả chúng-sinh, sáu thức gây nghiệp, nên ác-báo chuốc-lấy, đều từ sáu căn mà ra."
"Các ác-báo từ sáu căn ra như thế nào?
Một, là giao-báo về thấy, chiêu-cảm ác-quả. Khi nghiệp-thấy ấy giao-báo, thì lúc lâm-chung, trước hết thấy lửa-hồng đầy khắp 10 phương; thần-thức người chết bay rơi theo khói vào ngục Vô-gián, phát ra hai tướng: Một là thấy sáng, thì khắp thấy nhiều thứ vật-dữ, sinh ra khiếp-sợ vô-cùng; hai là thấy tối, lặng vậy không thấy gì sinh ra hoảng-hốt vô-hạn. Lửa thấy như thế, đốt cái nghe, thì có thể làm vạc-dầu sôi, làm nước đồng-chảy; đốt hơi-thở, thì có thể làm khói-đen, lửa đỏ; đốt cái nếm, thì có thể làm viên tròn nung-đỏ, làm cơm-sắt; đốt cảm-xúc, thì có thể làm tro-nóng, lò-than; đốt tâm-ý, thì có thể sinh ra sao-lửa rưới khắp, làm rung-động cả cõi hư-không.
Hai, là giao-báo về nghe, chiêu-cảm ác-quả. Khi nghiệp-nghe ấy giao-báo, thì lúc lâm-chung, trước hết, thấy sóng cuộn chìm-ngập trời đất; thần-thức người chết, sa xuống theo dòng vào ngục Vô-gián, phát ra hai tướng: Một là nghe tỏ, nghe các thứ ồn-ào, tinh-thần rối-loạn; hai là điếc hẳn, lặng-lẽ, không nghe gì, thức-thần chìm-lịm. Sóng nghe như thế, rót vào cái nghe, thì có thể làm trách, làm hỏi; rót vào cái thấy, thì có thể làm sấm, làm thét, làm hơi-độc-dữ; rót vào hơi thở, thì có thể làm mưa, làm mù, rưới các sâu-độc đầy khắp thân-thể; rót vào các vị, thì có thể làm mủ, làm huyết, các thứ nhơ-nhớp; rót vào cảm-xúc, thì có thể làm con súc, làm con quỷ, làm phân, làm nước-tiểu; rót vào ý-nghĩ, thì có thể làm chớp, làm mưa-đá, đập nát tâm-thức.
Ba, là giao-báo về ngửi, chiêu-cảm ác-quả. Khi nghiệp-ngửi ấy giao-báo, thì lúc lâm-chung, trước hết, thấy hơi-độc đầy-nhẩy xa gần; thần-thức người chết, từ dưới đất trổi lên, vào ngục Vô-gián, phát-hiện ra hai tướng: Một là ngửi thông, bị các hơi dữ xông tột-bực, làm cho tâm rối-loạn; hai là ngạt mũi, hơi-thở ngạt không thông, nằm chết-giấc dưới đất. Hơi ngửi như thế, xông vào hơi-thở, thì có thể làm thông, làm ngạt; xông vào cái thấy, thì có thể làm lửa, làm đuốc; xông vào cái nghe, thì có thể làm chìm-ngập, làm chết-đuối, làm nước-lớn, làm nước-sôi; xông vào cái vị, thì có thể làm đói, làm ngấy; xông vào cái cảm-xúc, thì có thể làm xấu, làm nát, làm núi-thịt lớn có trăm ngàn con mắt, hút-ăn không cùng; xông vào ý-nghĩ, thì có thể làm tro, làm chướng-khí, làm gạch-đá bay lên đánh-nát thân-thể.
Bốn, là giao-báo về vị, chiêu-cảm ác-quả. Khi nghiệp-vị ấy giao-báo, thì lúc lâm-chung, trước hết, thấy lưới-sắt nung-đỏ che khắp thế-giới; thần-thức người chết từ dưới tung lên, mắc lưới treo ngược đầu xuống, vào ngục Vô-gián, phát ra hai tướng : Một là nuốt vào, thì kết-thành giá-lạnh, làm nứt-nẻ thân-thể; hai là mửa ra, thì bay lên thành lửa-hồng, đốt-rụi xương-tủy. Vị-báo như thế, qua cái nếm, thì có thể làm nhận, làm chịu; qua cái thấy, thì có thể làm các thứ kim-thạch đốt-cháy; qua cái nghe, thì có thể làm binh-khí sắc-bén; qua hơi-thở, thì có thể làm lồng-sắt lớn che khắp cõi-nước; qua cảm-xúc, thì có thể làm cung, làm tên, làm mỏ, làm bắn; qua ý-nghĩ, thì có thể làm sắt-nóng bay, từ trên không rưới xuống.
Năm, là giao-báo về xúc, chiêu-cảm ác-quả. Khi nghiệp-xúc ấy giao-báo, thì lúc lâm-chung, trước hết, thấy núi lớn bốn mặt hợp lại, không còn đường ra; thần-thức người chết thấy thành-sắt lớn, rắn-lửa, chó lửa, hùm-sói, sư-tử, ngục-tốt đầu trâu, la-sát đầu ngựa, tay cầm thương, xóc, lùa vào cửa thành, hướng về ngục Vô-gián, phát ra hai tướng; Một là hợp-xúc, thì núi kẹp ép mình, xương-thịt nát ra máu; hai là ly-xúc, thì dao gươm chạm vào mình, tim gan cắt-xẻ. Xúc-báo như vậy, qua cái xúc, thì có thể làm đạo, làm quán, làm sảnh, làm án; qua cái thấy, thì có thể làm đốt, làm nung; qua cái nghe, thì có thể làm đập, làm đánh, làm đâm, làm bắn; qua hơi-thở, thì có thể làm trùm, làm đẫy, làm tra, làm trói; qua cái nếm, thì có thể làm cày, làm kiềm, làm chém, làm chặt; qua ý-nghĩ, thì có thể làm rơi, làm bay làm nấu, làm nướng.
Sáu, là giao-báo về ý-nghĩ, chiêu-cảm ác-quả. Khi nghiệp-ý ấy giao-báo, thì lúc lâm-chung, trước hết thấy gió-dữ thổi-nát cõi nước, thần-thức người chết bị thổi lên trên không xoay-rơi theo gió, sa vào ngục Vô-gián, phát ra hai tướng: Một là không biết, tột mê, thì hoang-mang, ruổi-chạy không thôi; hai là không mê, hay-biết, thì khổ, bị đốt-cháy không cùng, đau-buốt không chịu nổi. Ý-báo như thế, kết vào ý-nghĩ, thì có thể làm phương, làm sở; kết vào cái thấy, có thể làm gương-soi, làm chứng-cứ; kết vào cái nghe, thì có thể làm đại-hợp-thạch, làm giá, làm sương, làm đất, làm mù; kết vào hơi-thở, thì có thể làm xe-lửa lớn, làm thuyền lửa, cũi-lửa; kết vào cái nếm, thì có thể làm kêu-la to, làm ăn-năn, làm khóc-lóc; kết vào cái cảm-xúc, thì có thể làm lớn, làm nhỏ, làm cho một ngày muôn lần sống, muôn lần chết, làm nghiêng, làm ngửa.
"A-nan, thế gọi là 10 nhân và 6 quả của điạ-ngục, nhân-quả ấy đều do mê-vọng của chúng-sinh tạo ra.
Nếu các chúng-sinh, sáu căn đồng-tạo nghiệp-dữ, thì vào ngục A-tỳ, chịu khổ vô-cùng trong vô-lượng kiếp; nếu từng mỗi căn tạo ra và nghiệp-dữ đã làm gồm cả cảnh và căn thì người ấy vào 8 ngục Vô-gián. Nếu cả thân, khẩu, ý làm việc sát, đạo, dâm, thì người ấy vào Thập-bát-địa-ngục; không đủ cả ba nghiệp thân, khẩu, ý, làm việc sát, đạo, dâm, thì người ấy vào Thập-bát-địa-ngục; không đủ cả ba nghiệp thân, khẩu, ý, hoặc trong ấy chỉ làm một việc sát, hoặc một việc đạo, thì người ấy vào trong Tam-thập-lục-điạ-ngục; chỉ có một căn, riêng làm một việc, thì người ấy vào Nhất-bách-bát-địa-ngục.
Do những chúng-sinh ấy riêng gây ra nghiệp, nên vào chỗ đồng-phận trong giới ấy; đó đều do vọng-tưởng phát-sinh ra, không phải bản-lai tự có.
Comments
Post a Comment