Shurangama Mantra with Verses and Commentary
by Venerable Tripitaka Master Hsuan Hua
439. LÔ ĐỊA RA HA RA
嚧地囉訶囉
RUDHIRĀ HĀRĀ
Tập
thù thắng pháp thí thực huyết
Địa
quang minh nhân đại trượng phu
Cố
năng hóa thân thiên bá ức
Tứ
sanh lục đạo tế cô độc.
集殊勝法施食血
地光明人大丈夫
故能化身千百億
四生六道濟孤獨
Ðạm Huyết Quỷ Vương (chúa
quỷ uống máu). Loài quỷ này chuyên uống máu của chúng sanh; hễ nơi nào có máu
là chúng đều tìm đến để uống.
HÀNG PHỤC QUỶ UỐNG MÁU,
PHÁT BỒ-ĐỀ TÂM, TU BỒ-TÁT ĐẠO, THÀNH
NHỨT THIẾT CHỦNG TRÍ.
Khô mộc trùng sinh phóng dị quang
Phổ khánh từ bi sâm tạo hóa
Cam lộ thiên lệ tế thập phương.
Án-- Tố rô tố rô, Bác-ra tố rô, Bác-ra tố rô,
Cam-Lộ Thủ Nhãn Ấn Pháp
416. MA HA CA RA DẠ
摩訶迦囉夜
MAHĀ KĀLĀYA
HÀNG PHỤC NGƯU QUỶ XÀ THẦN, PHÁT BỒ-ĐỀ TÂM, TU BỒ-TÁT ĐẠO, THÀNH NHỨT THIẾT CHỦNG TRÍ.
MƯỜI TẬP NHÂN VÀ SÁU GIAO
BÁO
A-nan, những điều này
đều do nghiệp của các chúng sanh kia tự chiêu cảm, tạo mười tập nhân thì lãnh
thọ sáu giao báo.
Mười tập nhân là do mình
huân tập hay gây tạo, nên phải chịu hậu quả phát sáng, chứ không phải có ai ác
ý muốn làm khổ mình.
MƯỜI TẬP NHÂN
Thế nào là mười nhân?
Này A-nan, một là tập
khí dâm dục giao tiếp phát ra sự cọ xát lẫn nhau, cọ xát nhau không thôi, như
thế nên ở trong có ngọn lửa lớn cháy sáng dấy lên. Giống như người lấy hai tay
tự xoa với nhau, cảm giác nóng liền hiện tiền. Hai tập khí đốt nhau nên mới có
các việc giường sắt cột đồng v.v... Thế nên tất cả Như Lai ở mười phương xem
việc hành dâm này đồng gọi là lửa dục. Bồ-tát trông thấy dục như tránh hầm lửa.
Chúng ta thấu nhân và
quả rõ ràng: nhân là tự mình tạo ở trong, đưa đến quả phải chịu thiêu đốt trên
giường sắt nóng hoặc ôm cột đồng cháy v.v... ở địa ngục. Vậy là từ hành dâm dục
ở trong mà có quả báo bên ngoài. Như vậy, rõ ràng từ tập nhân đó đưa tới nghiệp
báo kia, chứ không phải ngẫu nhiên mà có quả báo hoặc do ai khác bày ra.
Hai là tập khí tham lam
kết giao với so tính, phát ra sự thu hút lẫn nhau, thu hút buộc chặt không
dừng, như thế nên ở trong đó chất chứa cái lạnh, biến thành băng cứng lạnh
buốt. Như người dùng miệng hút hơi gió vào thì sanh cảm giác lạnh.
Do tham nên tính mưu kế,
hai tập khí này thu hút nhau không dừng, kết thành những tảng băng cứng chắc.
Do hai tập khí lấn đoạt
nhau, nên có các sự tra tra, ba ba, la la, hoa sen xanh, đỏ, trắng, băng lạnh
v.v…
Chữ tra tra, ba
ba, la la là những tiếng diễn tả khi bị lạnh quá răng đánh bò cạp,
hoặc những tiếng rên hừ hừ khi bị rơi xuống hàn băng. Người phát ra tiếng thế
này, người phát ra tiếng thế nọ.
Như vậy, dâm là lửa
nóng, tham là nước lạnh.
Thế nên tất cả Như lai
mười phương xem người tham cầu nhiều đồng gọi là nước tham. Bồ-tát trông thấy
tham như tránh biển độc.
Tham cầu nhiều, muốn có
được nhiều thứ, ở đời gọi là tham. Còn đối với trong chùa, khi làm người có
trách nhiệm, ai tới mình cũng muốn người ta cúng nhiều để nuôi chúng, vậy muốn
nhiều đó có phải là tham không? Vô tình mình cũng bị tham chi phối, rồi cũng
rơi xuống chỗ lạnh cóng này. Vậy nên đừng ham muốn nhiều, thí chủ phát tâm thế
nào cũng tùy hỷ. Đây là điều mọi người cần dè dặt.
Ba là tập khí ngã mạn
giao kết với sự lấn hiếp, phát ra ỷ thế với nhau, giong ruổi không dừng. Như
thế nên có phóng chạy ngược xuôi, chất chứa sóng thành nước. Như lưỡi trong
miệng người tự kết với vị, nhân đó mà nước bọt chảy ra.
Mạn là ngã mạn. Người
ngã mạn thì thấy ai cũng thua mình, ỷ mình hay chê người dở, khinh khi người
khác. Chữ miên là cột, kết; lưỡi kết với vị. Vì khi lưỡi mình
thích gì thì dính với cái đó, khi nhớ thèm cái đó, nước miếng chảy ra. Đằng
dật bôn ba là phóng chạy ngược xuôi. Đằng là
nhảy, dật là buông thả, bôn là chạy
đuổi, ba là sóng, lượn sóng này đuổi lượn sóng kia, đuổi nhau
hoài không ngừng.
Do hai tập khí này kích
động nhau nên mới có các việc sông máu, sông tro, cát nóng, biển độc, rót nước
đồng sôi. Thế nên tất cả Như Lai mười phương gọi ngã mạn là uống nước si.
Bồ-tát trông thấy ngã mạn như tránh vực sâu.
Đó là hiện trạng của địa
ngục, hoặc thấy bị xô xuống sông máu, sông tro, bơi lội khổ
sở, hoặc bị cát nóng, hoặc bị rơi xuống biển độc, hoặc
bị rót nước đồng sôi vô miệng bắt nuốt... Người ngã mạn khinh
người, lấn lướt người khác là uống nước si, để rồi bị đau khổ. Bồ-tát tránh ngã
mạn như tránh chỗ sông to biển lớn, vực thẳm, khiến dễ bị chết chìm.
Hãy thử kiểm tra lại xem
trong ba thứ dâm, tham, mạn mình có thứ nào thì biết kết quả sẽ đưa tới đâu,
phải liệu để tránh.
Bốn là tập khí nóng giận
giao kết với xung đột, phát ra sự chống đối nhau, chống đối kết mãi không thôi,
tâm nóng phát ra lửa, đúc khí ấy thành kim loại, thế nên có núi đao cọc sắt,
cây kiếm, bánh xe kiếm, búa rìu thương cưa. Như người ôm lòng oán hận thì sát
khí nổi lên. Do hai tập khí đó công kích nhau nên có những việc thiến cắt chém
chặt, dùi đâm đập đánh. Thế nên tất cả Như Lai mười phương gọi nóng giận là dao
kiếm bén. Bồ-tát trông thấy nóng giận như tránh họa chém giết.
Những kẻ nhiều sân giận
thường chống đối người này người kia, lâu ngày kết thành thói quen chống đối.
Trong tâm nóng bức, lửa sân dấy lên, nên mới có các thứ núi đao, cây kiếm... và
các khổ chém chặt... rùng rợn ở địa ngục. Như vậy, do sân hận mình chống đối,
hại người, rốt cuộc mình phải chịu khổ.
Năm là tập khí lường gạt
giao kết với dụ dỗ, phát ra sự toan tính với nhau, dẫn khởi không ngừng.
Lường gạt là tìm cách
này cách kia để gạt gẫm, lấy của người khác. Như người hiện chỉ có một ngàn
đồng, muốn lấy của người khác mười ngàn, bèn nói: "Tôi có một trăm ngàn
đang gửi ngân hàng, bây giờ lấy ra chưa được, chị cho tôi mượn mười ngàn, ít
bữa tôi lấy ra trả lại." Đây gọi là nói gạt.
Như thế nên có dây, cây,
thòng lọng, căng nọc. Như nước chảy vào ruộng, cỏ cây được sanh trưởng. Do hai
tập khí này kéo dài với nhau, nên có các việc gông cùm xiềng xích, roi trượng
hèo gậy. Thế nên tất cả Như Lai mười phương đồng gọi gian dối là giặc gièm pha.
Bồ-tát thấy sự lường gạt như sợ sói beo.
Do dối gạt lẫn nhau, dẫn
dắt không dừng, nên đọa xuống địa ngục, bị dây trói, gậy, trượng. Đó là gốc từ
gian dối mà ra. Bồ-tát xem sự lừa dối như các loài thú dữ, không dám đến gần.
Sáu là tập khí lừa dối
giao kết với dối gạt, phát ra lừa gạt nhau, lừa gạt không dừng, phóng tâm tạo
các điều gian dối, như thế nên có bụi đất, phân, nước tiểu, dơ nhớp không sạch.
Như bụi theo gió, đều không thể thấy. Hai tập khí này giúp nhau, nên có những
sự chìm đắm, nhảy lên, ném xuống, bay lên, rơi xuống, trôi chìm. Thế nên tất cả
Như Lai mười phương đồng gọi dối gạt là cướp giết. Bồ-tát thấy dối gạt như đạp
phải rắn rít.
Đây là tạo nhân lừa gạt.
Do lừa gạt nên tâm gian trá càng nhiều, đó là nhân địa ngục. Nơi đó chứa toàn
đồ bất tịnh, ô uế... bắt người có tội phải lội trong đó. Vì vậy mà các Bồ-tát
xem lừa dối như đạp phải rắn độc.
Thứ bảy là tập khí oán
hận giao kết với thù hiềm, phát ra ôm lòng giận hờn, như thế nên có quăng đá,
ném gạch, nhốt trong hộp, xe cũi, hũ đựng, túi đãy. Như người hiểm độc ngầm, ôm
ấp chất chứa điều ác trong lòng.
Người ôm ấp chất chứa
điều ác trong lòng thì sau bị chứa nhốt trong hộp, trong cũi, trong hũ, trong
đãy…
Do hai tập khí này nuốt
nhau, nên mới có các việc ném quăng cầm giữ, đánh bắn tung chụp. Thế nên tất cả
Như Lai mười phương gọi oán thù là quỷ vi hại. Bồ-tát thấy oán thù như uống
rượu độc.
Do oán thù kết tập nhau
mà sanh tâm ôm ấp hiềm hận. Hận là rơi vào chỗ bị quăng đá, ném gạch, nhốt
trong hộp... ở địa ngục. Vì vậy các Bồ-tát xem sự oán hờn như uống rượu độc.
Tám là tập khí ác kiến
giao kết với sáng, như thân kiến, kiến thủ, giới cấm thủ, các nghiệp tà kiến,
phát ra sự chống đối, sanh ra trái ngược nhau, như thế nên có vua, kẻ sứ, chủ,
lại nắm giữ sổ bộ làm chứng. Như người đi đường qua lại gặp nhau.
Kiến là nhận định. Nhận định sai lầm hay nhận định chỉ đúng
một phần mà chấp chặt thì gọi là kiến tập, là tập khí của kiến chấp. Nhận định
thì lúc nào cũng là sáng, không phải tối, nhưng vì nhận định còn thiên về một
bên hoặc lệch lạc không đúng mà chấp là đúng nên trở thành tà kiến hay ác kiến.
Trong đó có các nghiệp thân kiến, kiến thủ, giới cấm thủ, tà
kiến, phát ra sự chống trái nhau. Do đó hiện ra vua Diêm vương, sứ là
người của nhà vua sai đi mời về, chủ là người sai khiến đánh đập, lại là người
coi sổ bộ làm chứng... mọi việc hiện tiền không nghi ngờ.
Do hai tập khí giao kết
với nhau nên có khám xét, mưu mẹo, tra khảo hạch hỏi, điều tra thẩm xét, vạch
bày tra cứu cho sáng tỏ, có những đồng tử thiện ác tay cầm sổ bộ chứng từ biện
bạch các việc. Thế nên tất cả Như Lai mười phương đồng gọi ác kiến là hầm kiến
chấp. Bồ-tát thấy các thiên chấp hư dối như đi vào khe núi độc.
Do nghiệp chấp theo tà
kiến, khi chết thấy bị sứ vua sai bắt, xuống địa ngục bị Diêm vương tra khảo
hỏi cung. Nếu chối thì có người cầm bộ sổ đem đến minh chứng các việc để hết
dám chối.
Chín là tập khí oan uổng
giao kết với gia hại phát ra vu oan, chê bai người, như thế nên có núi ép đá ép
lại, nghiền xay cày bừa. Như kẻ sàm tặc bức hiếp oan uổng người lương thiện. Do
hai tập khí chống đối nhau, nên có các việc ép kẹp đánh đè, ép huyết, cân
lường. Thế nên tất cả Như Lai mười phương đồng gọi sự oán ghét vu báng người là
con cọp gian. Bồ-tát thấy sự oan uổng như gặp sấm sét.
Đọa xuống địa ngục, thấy
mình đang ở giữa hai trái núi ép lại, hoặc là đi giữa hai khối đá ép lại, khiến
bị nát thây, hoặc bị bỏ trong cối đâm hoặc trong cối xay. Kẻ gian bức bách, làm
oan uổng người lương thiện khổ như thế nào thì khi chết thấy cảnh như vậy. Do
ức hiếp người nên sanh vào địa ngục chịu các khổ như thế, nên Bồ-tát xem sự vu
oan như sấm sét, không dám đến gần.
Thứ mười là tập khí thưa
kiện giao kết với cãi vã, phát ra che giấu, như thế nên có gương soi đuốc
chiếu. Như giữa ban ngày không thể giấu bóng được. Hai tập khí cùng phô bày
nhau, nên có các việc bạn ác, gương nghiệp, hỏa châu, bày hiện nghiệp xưa để
đối nghiệm. Thế nên tất cả Như Lai mười phương đồng gọi sự che giấu này là giặc
ngầm. Bồ-tát xem che giấu như là đội núi cao mà lội trong biển lớn.
Do hơn thua nên có thưa
kiện, khi thưa kiện thì lúc nào cũng đưa ra nhiều điều phải giấu điều quấy, tức
là che giấu. Đến khi chết xuống địa ngục, những gì mình làm trên nhân gian,
giấu giếm không nói ra thì lúc đó sẽ gặp những bạn ác, họ chỉ mặt nói "hồi
đó anh làm những chuyện này, tôi làm chứng". Nếu không chịu, cãi nữa thì
được dẫn lại cái gương để coi. Ví dụ hồi trước giết người, nay trên gương hiện
ra cảnh đó, gọi là gương nghiệp. Hoặc hỏa châu sáng rỡ soi cho thấy hết các
việc mình làm. Nghiệp trước bày hiện ra hết không giấu giếm được, cho nên mới
có sự đối nghiệm. Bồ-tát xem che giấu như đội núi cao mà đi vào biển lớn, ắt bị
chìm xuống tận đáy.
Trên đây là mười tập
nhân đưa đến các quả khổ. Địa ngục có những cảnh hung dữ, tàn ác, đau khổ...
như vậy là do ở thế gian chúng sanh có các tâm dâm, tham, ngã mạn, nóng giận,
lường gạt, lừa dối, oán hận, tà kiến, oan uổng, thưa kiện. Người không biết tu
cứ tạo nghiệp rồi chịu khổ, chẳng phải chỉ trả đời này mà không biết bao nhiêu
đời mới trả hết. Chúng sanh mê muội ham vui nhỏ mà chuốc khổ dài. Bởi vậy nên
Phật mới thương, dạy cho biết thức tỉnh để tránh các khổ. Như ngày nay giật được
của người ta năm, bảy chục nghìn, xài chừng nửa tháng đã hết rồi, mà nghiệp báo
sau này phải bị đọa đày bao nhiêu đời kiếp. Sự khờ dại của con người là họ
không biết tội để tránh, không biết phước để làm, vì vậy mà cứ chuốc khổ, chẳng
biết tìm con đường an vui. Đó là gốc của khổ đau.
Chúng ta kiểm lại trong
mười tâm đó, coi mình có tâm nào thì tự liệu. Nếu mình chứa cái nào thì sau này
gặp cái đó, vì có tập nhân thì cũng có quả theo cùng. Quả báo khổ đau ấy, không
phải ai khác làm ra mà chính do nhân mình đã tạo. Chúng ta học đạo phải biết rõ
tập nhân xấu để tránh thì quả khổ sẽ không đến. Nếu không tránh tập nhân thì
quả khổ nhất định phải tới.
Phần kế, Phật nói sáu
quả giao báo, tức là quả báo do kết hợp với nhau mà thành.
SÁU GIAO BÁO
Thế nào là sáu giao báo?
Này A-nan, tất cả chúng
sanh do sáu thức tạo nghiệp, chiêu cảm ác báo từ sáu căn mà ra.
Phật chỉ sáu quả báo này
là do sáu thức nơi mắt tai mũi lưỡi thân ý của chúng sanh tạo thành nghiệp, nên
chuốc lấy quả báo từ sáu căn.
Thế nào là ác báo từ sáu
căn ra? Một là giao báo về thấy chiêu dẫn quả dữ. Nghiệp
giao báo về thấy này là khi lâm chung, trước thấy lửa dữ đầy cả thế
giới mười phương. Thần thức của người chết bay lên rồi rơi xuống, nương theo
khói vào địa ngục Vô gián, phát sanh ra hai tướng: một là thấy sáng, thấy khắp
các vật dữ, sanh ra kinh hãi vô cùng; hai là thấy tối, lặng im không thấy gì
hết, sanh ra sợ sệt vô lượng.
Ác báo về thấy, vời
quả báo ác dẫn tới chỗ thọ khổ. Ai đầy người ta vào địa ngục Vô gián? Chính là
do nghiệp đã tạo, đến khi chết thấy lửa cháy rần rần, không biết đâu mà chạy,
hoảng quá bay lên, gặp khói cuộn đưa vào địa ngục Vô gián. Khi vào địa ngục Vô
gián thì thấy hai tướng: thấy sáng là thấy toàn sự ác, thấy tối là không thấy
gì hết, cả hai đều làm cho người kinh sợ.
Lửa thấy như thế, thiêu
đốt cái nghe, hay làm thành chảo nước sôi, nước đồng chảy.
Đốt hơi thở thì hay làm ra khói đen lửa đỏ. Thiêu cái nếm thì
hay làm tro nóng than hừng. Đốt tâm ý thì hay sanh sao lửa xẹt
tung tóe, thổi bùng khắp cõi hư không.
Vào địa ngục thấy toàn
là lửa, lửa đốt cái thấy phát ra hai tướng thấy sáng và thấy
tối. Thấy sáng là thấy toàn những chuyện ác rồi sanh ra kinh hoàng. Thấy tối
thì tuy lặng im không thấy gì hết, nhưng cũng làm hoảng hốt sợ sệt. Đốt nghe thì
sanh ra chảo nước sôi, nước đồng nóng chảy. Đốt ngửi thì hay
làm ra khói đen, lửa đỏ. Thiêu vị thì hay làm ra cơm hay cháo sắt hoặc viên lửa
cháy đỏ, tức là một khối sắt lửa đỏ hừng, giống như giường sắt, lưới sắt nóng.
Đốt cảm xúc thì hay làm thành tro nóng, lửa than. Đốt về tâm
ý thì hay sanh tinh hỏa bính lệ, tức là những đóm lửa bay
lên tung tóe rồi rơi xuống, cũng như thợ rèn đập sắt thấy toàn là lửa văng xẹt
tứ tung. Khi gió thổi sao lửa xẹt lên, hừng hực cả cõi hư không, dấy động khắp
nơi toàn là lửa.
Hai là giao báo về nghe chiêu
dẫn quả dữ. Nghiệp nghe này giao báo thì khi lâm chung, trước
thấy sóng dậy chìm ngập cả trời đất. Thần thức của người chết rơi trong sóng,
theo dòng nước vào ngục Vô gián, phát sanh ra hai tướng: một là nghe thông thì
nghe tất cả tiếng ồn náo làm cho tinh thần rối loạn; hai là điếc đặc thì lặng
lẽ không nghe gì, hồn phách chìm trong mù mịt u tối.
Sóng nghe như thế, rót
vào nghe thì hay làm thành lời trách móc hỏi vặn. Rót
vào thấy hơi độc đầy dẫy từ xa đến gần. Thần thức của người
chết từ dưới đất vọt lên, vào địa ngục Vô gián, phát sanh ra hai tướng: một là
ngửi thông, bị các khí độc xông thẳng vào mũi làm cho tâm rối loạn; hai là ngạt
mũi thì hơi nghẹt không thông, làm cho chết giấc dưới đất.
Hơi ngửi như thế, xông
vào hơi thở thì hay làm chất ngại, làm giày xéo. Xông
lên thấy thì hay làm lửa làm đuốc. Xông lên nghe thì
hay làm chìm đắm, làm nước lớn, nước nóng. Xông lên nếm thì
hay làm đói làm lầm. Xông lên xúc thì hay làm rách nát, làm
núi thịt lớn có trăm ngàn con mắt, bị vô lượng con vật cắn mổ ăn. Xông lên ý
thì hay làm tro, chướng khí, gạch cát đá bay đáng nát thân thể.
Như vậy, tất cả những
cảnh dữ đó, người làm ác khi vừa tắt thở đã thấy liền, thần thức hoảng loạn
chạy trốn, rơi ngay vào địa ngục Vô gián, ai mà kéo ra cho kịp! Nếu có quý thầy
quý cô đứng đó tụng kinh cũng không kéo lại nổi, người chết đâu kịp nghe kinh
để xin về Cực lạc. Vì vậy, đừng có coi thường, nói chờ tới lúc chết có mấy vị
tu hành đến cứu làm sao kịp!
Bốn là giao báo về vị
chiêu dẫn tới quả dữ. Nghiệp nếm này giao báo thì khi lâm
chung trước thấy lưới sắt lửa cháy hừng hực che khắp cả thế giới. Thần thức
người chết rớt xuống mắc trong lưới, đầu bị treo ngược, liền vào địa ngục Vô
gián, phát sanh ra hai tướng: một là hít hơi vào, kết thành băng lạnh làm cho
thân thể lạnh cóng da thịt nứt nẻ; hai là nhả hơi bay ra thành lửa mạnh thiêu
rụi xương tủy.
Vị nếm như thế,
qua nếm thì làm thành nhận chịu. Qua thấy thì
hay đốt chảy vàng đá. Qua nghe thì hay làm các thứ đao binh
bén. Qua mũi thì làm lồng sắt lớn che khắp cõi nước. Qua xúc thì
hay làm cung tên nỏ bắn. Qua ý thì hay làm sắt nóng bay, từ trên không rơi
xuống như mưa.
Năm là giao báo về xúc chiêu
dẫn quả dữ. Nghiệp xúc này giao báo thì khi lâm chung trước
thấy núi lớn bốn phía áp lại không còn đường ra. Thần thức người chết thấy
thành sắt lớn, rắn lửa chó lửa, cọp sói sư tử, ngục tốt đầu trâu, la-sát đầu
ngựa, tay cầm thương mâu xua vào trong cửa thành, thẳng vào địa ngục Vô gián,
phát sanh ra hai tướng: một là hợp xúc thì thấy núi áp lại đè ép thân thể,
xương thịt máu mủ tuôn chảy; hai là ly xúc thì thấy đao kiếm chạm vào thân, tim
gan bị cắt nát.
Thần thức của người chết
thấy các núi áp lại, có thành sắt lớn, trong ngoài đâu đâu cũng toàn là lửa,
lại có mấy con thú lửa, ngưu đầu ngục tốt, mã đầu la-sát tay cầm thương, mâu
xua vào trong cửa thành. Khi ấy do hoảng sợ, không còn có thời gian để suy nghĩ
gì nữa, cùng đường rồi phải đi thẳng vào địa ngục Vô gián, chịu các cảnh thống
khổ. Lúc đó, ở trên nhân gian con cháu dù có cúng gì, thần thức người chết cũng
không thể hưởng.
Xúc hợp như thế, trải
qua xúc thì hay làm ra đạo, quán, sảnh, án.
Đạo là thấy con đường tội nhân đi vào địa ngục. Quán là
những tòa nhà cao lớn trong địa ngục. Sảnh là chỗ người ta tra
hỏi. Án là cái bàn xét hỏi. Đây toàn là những cảnh của địa
ngục.
Qua thấy thì
hay làm thiêu đốt. Qua nghe thì hay làm đánh, đập, đâm, bắn.
Qua hơi thở thì làm trùm bắt, đẫy nhốt, đánh khảo, cột trói.
Qua nếm thì làm cày, làm kìm, chém, chặt. Qua ý thì
hay làm rơi xuống, bay lên, nấu, nướng.
Phần này giao báo về xúc
tức quả báo của thân, thần thức thấy toàn cảnh dữ, rồi rơi vào địa ngục, chịu
bao nhiêu thứ khổ.
Sáu là giao báo về ý
chiêu dẫn quả dữ. Nghiệp ý này giao báo thì khi lâm chung
trước thấy gió dữ thổi nát cõi nước. Thần thức người chết bị gió thổi lên hư
không, xoay rơi theo gió mà vào địa ngục Vô gián, phát sanh ra hai tướng: một
là không biết, mê muội quá thành ra hoảng hốt, chạy đi không dừng; hai là không
mê, hay biết thì khổ, bị thiêu đốt không cùng rất là đau đớn khó mà chịu nổi.
Như thế ý sai lầm kết
với ý nghĩ thì hay làm ra nơi chốn. Kết nơi thấy thì
hay làm gương soi, làm chứng cứ.
Nơi chốn là chỉ những
chỗ hành hạ tra tấn. Khi người ta xét tội, nếu chối thì có người làm chứng như
gương soi, cho biết là đang chối.
Kết nơi nghe thì
hay làm đá lớn hợp lại, làm băng, sương, đất, mù. Kết nơi hơi thở thì
hay làm ra những tiếng kêu to, làm hối hận, khóc lóc. Kết ở xúc thì
hay làm ra lớn, nhỏ, làm cho trong một ngày mà muôn lần sống muôn lần chết, làm
nghiêng làm ngửa.
Trong địa ngục khổ quá,
muốn chết cũng không được. Chết rồi gió thổi sống lại, chịu khổ rồi chết, chết
rồi sống lại nữa, muôn vạn lần trong một ngày, năm này qua tháng nọ hành hạ
hoài không biết chừng nào ra. Chúng ta chết có một lần mà còn sợ, huống là chết
quá nhiều lần. Đó là cảnh khổ của địa ngục Vô gián.
Người không lo tu lỡ rơi
xuống đó rồi, dù kêu la cũng không ai cứu nổi, lúc đó chỉ riêng một mình chịu
thôi. Khi còn sống ăn gian, trộm cướp mang tiền của về, có người này người kia
ăn chia, tới chừng rơi xuống địa ngục không ai chia tội cùng mình. Bởi vậy
người tu rồi mà còn tham lam của này vật kia, sau rơi xuống địa ngục chịu hình
phạt thật là tủi, mới thấy đó là sự ngu si của mình. Ở ngoài thế gian vì không
hiểu, tham lam, làm những điều tội lỗi để được tiền của, nhiều người cùng
hưởng, khi chết phải một mình chịu khổ. Người tu nhiều khi không tỉnh giác,
cũng có những lúc tham lam chen vào, tạo chút ít tội lỗi rồi phải đọa, thật
khổ!
Cho nên biết rồi, chúng
ta dè dặt từng hành động, từng lời nói, từng ý niệm, đừng để cho ba nghiệp tạo
ác. Nếu tạo rồi thì sau này giả sử bị cùi bị mù... khổ sáu bảy chục năm là
cùng, còn xuống đó chết đi sống lại khổ ngàn muôn năm, vậy mà người ta lại
không sợ. Cứ tưởng rằng mình gian lận qua mắt thiên hạ được nên không sợ, không
ngờ xuống đó có người làm chứng, có gương nghiệp soi, không thể chối được.
Sáu giao báo do sáu căn
tạo ra. Một căn tạo nghiệp sẽ sanh ra các khổ qua những căn khác. Ví dụ như căn
mũi thì có nghiệp của mũi, đồng thời có những nghiệp các căn khác phải chung
chịu. Do nơi sáu căn chính là lục tặc dẫn đi xuống địa ngục chịu khổ đau. Vì
vậy người tu phải biết dè dặt nơi mỗi căn, đừng để tạo nghiệp.
Này A-nan, ấy gọi là
mười nhân sáu quả trong địa ngục, đều do chúng sanh mê vọng mà tạo ra. Nếu các
chúng sanh đồng tạo nghiệp ác thì vào trong địa ngục A-tỳ chịu vô lượng khổ
trải qua vô lượng kiếp.
Không phải có ai sắp đặt
tạo sẵn chỗ đó, chỉ do mê vọng của chúng sanh tạo ra. Nếu nhiều người cùng mê
vọng tạo nghiệp ác giống nhau thì liền có địa ngục A-tỳ, để họ đến chịu vô
lượng khổ trong vô lượng kiếp. Thân đánh đập người, miệng chửi mắng người...
gốc đều từ ý. Ý nổi giận nên miệng mới chửi, thân mới đánh, nhưng tới chừng hết
giận, tìm cái nổi giận trước không thể thấy. Nó là hư vọng không thật nhưng một
khi theo nó rồi thì tạo nghiệp không thể lường.
Ví dụ một người có sức
mạnh lại biết võ, ra chợ mua hàng. Cô bán hàng phách lối, nghe người này nói
câu gì đó không vừa ý liền chửi bừa vô mặt. Người đó ỷ có võ giơ tay đánh một
cái, cô bán hàng té ngửa bất tỉnh, chết luôn. Như vậy, nổi giận đánh có một cái
thôi mà người ta chết thì phải chịu ở tù bao lâu? Cái nổi giận đó không thật,
chỉ một phút giây tạo nghiệp mà khổ kéo dài không biết bao lâu. Huống là cả đời
tạo nghiệp ác thì khổ chừng bao nhiêu?
Do đó phải dè dặt, biết
ý vốn không thật thì có nổi nóng gì cũng nhớ nó không thật, rồi buông bỏ đừng
theo thì mọi việc an ổn. Trái lại theo nó tạo nghiệp thì phải chịu khổ, không
biết ngày nào ra. Phật dạy quá rõ, bởi chúng sanh mê vọng tạo nghiệp chứ không
phải thật, nhưng đã tạo rồi thì cảnh địa ngục A-tỳ liền có, phải đến để chịu
quả khổ. Không phải Trời Phật ác ý muốn tạo địa ngục cho mình xuống; vì mình
tạo nghiệp ác cho nên có cảnh khổ tương ưng với nghiệp của mình.
Cũng vậy nếu chúng ta
không biết tu thì một phen tạo điều ác rồi, phải chịu khổ không biết bao lâu,
thời gian không nhất định. Thế gian không thiếu những chuyện vì tham sân mà tạo
nghiệp. Như mấy người tham, thấy có người cầm túi đồ quý, giật túi, bị công an
bắt liền. Từ dấy lòng tham đến giật túi chỉ chừng năm mười phút, nhưng tới
chừng bị bắt ở tù thì bao lâu? Như vậy mới thấy tham sân xảy ra thời gian rất
ngắn nhưng quả báo của nó thật là dài.
Hiểu vậy mới thấy phiền
não đáng sợ, còn không hiểu thì coi nó rất thường, nổi giận cứ làm, hoặc dấy
lòng tham cứ làm, rồi chuốc lấy hậu quả không lường trước nổi. Vậy nên Phật dạy
chúng ta phải buông bỏ tâm tham lam, nóng giận, si mê nơi mình, đừng để tạo
nghiệp ác, như vậy là thoát khổ.
Nơi sáu căn, mỗi căn tạo
và nghiệp đã tạo kia, gồm cả cảnh và căn, người ấy hẳn vào tám địa ngục Vô
gián. Nếu cả ba thân khẩu ý tạo nghiệp giết trộm dâm thì người ấy hẳn vào mười
tám địa ngục. Không gồm đủ ba nghiệp, trong đó hoặc giết hoặc trộm, người ấy
hẳn vào ba mươi sáu địa ngục. Hiện thấy một căn riêng phạm một nghiệp, người ấy
ắt hẳn vào một trăm lẻ tám địa ngục.
Do những chúng sanh ấy
riêng làm riêng tạo mà chỗ đồng phần trong thế giới. Đó là do vọng tưởng phát
sanh, không phải từ trước đến nay đã sẵn có.
Như vậy, khi tạo nghiệp
thì tạo riêng, nhưng chịu quả lại đến chỗ chung, chỉ do vọng tưởng phát sanh
chứ không phải địa ngục có sẵn từ trước. Như ở thế gian, những người tạo nghiệp
trộm cướp là mỗi người tạo riêng, nhưng tới chừng vào tù thì ở tù chung. Chung gọi
là đồng phần, còn riêng gọi là biệt nghiệp, nghiệp thì tạo
riêng mà kết quả là tới chỗ chung.
Tuy địa ngục không phải
sẵn có, nhưng nếu tạo nghiệp ác thì có. Lý này quá đúng, ở thế gian cũng vậy.
Giả sử như trong một làng không có sẵn nhà tù, nhưng nếu có người nào ăn cướp,
giết người, bị bắt đem nhốt, thì chỗ nhốt, đánh đập đó trở thành nhà tù. Nếu có
nhiều người cùng tội thì phải có chỗ nhốt chung. Như vậy tất cả khổ trong địa
ngục, phải có chỗ chung để cùng chịu, gốc từ hư vọng tạo ra chứ không thật có.
Nếu tất cả mọi người đều
hiền lành, không ai phạm pháp luật nhà nước, thì các khám đường sẽ đổi thành
trường học, nhà nuôi trẻ... Ở thế gian cũng như cảnh sau khi chết, nếu mình tạo
nghiệp thì mới có cảnh dữ chứ không phải có sẵn cố định.
KINH THỦ-LĂNG-NGHIÊM GIẢNG GIẢI
HT THANH TỪ
Comments
Post a Comment