Shurangama Mantra with Verses and Commentary
by Venerable Tripitaka Master Hsuan Hua
416. MA HA CA RA DẠ
摩訶迦囉夜
MAHĀ KĀLĀYA
Ngưu
quỷ xà thần tánh xương cuồng
Khổ
độc hung ác tự hổ lang
Đại
tác thủ nhãn nan đào tỵ
Hàng
phục quần ma tá Pháp Vương.
牛鬼蛇神性猖狂
苦毒兇惡似虎狼
大作手眼難逃避
降伏群魔佐法王
HÀNG PHỤC NGƯU QUỶ XÀ THẦN,
PHÁT BỒ-ĐỀ TÂM, TU BỒ-TÁT ĐẠO, THÀNH NHỨT THIẾT CHỦNG TRÍ.
Bài kệ của Phật quá khứ :
Các hạnh vô thường, Là pháp sanh diệt.
Sanh-diệt diệt rồi, Tịch diệt là vui.
Sư tử hùng bi cánh tranh nanh
Bàng bài cao cử giai hồi tỵ
Tuy phùng hiểm lộ diệc khang bình.
Bàng-Bài Thủ Nhãn Ấn Pháp
Nầy Thiện-nam-tử ! Về thuở quá khứ thời kỳ không có
Phật ra đời, lúc đó ta làm Bà-La-Môn tu hạnh Bồ-Tát, có thể thông đạt những
kinh luận của tất cả ngoại đạo, tu hạnh tịch diệt, đầy đủ oai nghi, tâm ta
thanh tịnh chẳng bị các dục nhiễm ở ngoài phá hoại, dứt lửa sân hận, thọ trì
pháp môn thường, lạc, ngã, tịnh. Khắp nơi ta tìm cầu kinh điển Đại-Thừa, nhẫn đến
vẫn chẳng được nghe danh tự kinh Phương-Đẳng. Bấy giờ ta ở núi Tuyết, núi nầy
thanh tịnh có suối chảy ao tắm, rừng rậm cây thuốc, hoa thơm nở khắp núi, chim
thú không thể tính đếm, nhiều thứ trái ngon, lại có vô lượng ngó sen, củ ngọt củ
thơm. Ta ở một mình trong núi chỉ ăn các thứ trái, ăn xong ngồi thiền chuyên
tâm quán tưởng. Ta tu khổ hạnh như vậy trải qua vô lượng năm, cũng chẳng được
nghe có Phật ra đời cùng tên kinh Đại-Thừa.
Thích-Đề-Hoàn-Nhơn và chư Thiên thấy ta bền tu khổ hạnh
như vậy lòng họ kinh sợ bảo nhau rằng :
Chúng ta nên xem coi. Trong núi Tuyết thanh tịnh,
Người ly dục tịch tịnh. Vua công đức trang nghiêm, Đã lìa tham sân mạn. Dứt hẳn
lòng ngu si, Miệng chưa từng nói ra, Những lời thô ác thảy.
Có một vị Thiên-tử tên là Hoan-Hỷ lại nói kệ rằng :
Người ly dục như vậy, Thanh tịnh siêng tinh tấn,
Toan chẳng cầu Đế-Thích, Và làm chư Thiên ư ! Nếu là hạng ngoại đạo, Họ tu hành
khổ hạnh, Phần nhiều đều mong cầu, Tòa ngồi của Đế-Thích.
Có một vị Tiên-thiên-tử lại vì Đế-Thích mà nói kệ rằng
:
Thiên-Chúa Kiều-Thi-Ca, Chẳng nên sanh lòng lo, Ngoại
đạo tu khổ hạnh, Hà tất cầu Đế-Thích.
Thiên-Tử nầy lại thưa với Đế-Thích : “ Bực đại-sĩ
trong đời vì chúng sanh nên chẳng tham luyến thân mình mà tu vô lượng khổ hạnh
để làm lợi ích cho chúng sanh. Hạng người như vậy thấy rõ những lỗi lầm trong
giòng sanh tử, dầu của báu đầy cả mặt đất, đại sĩ nầy cũng chẳng tham muốn như
thấy mũi dãi. Bực đại sĩ nầy rời bỏ của cải vợ con đầu mắt tủy não tay chơn da
thịt, nhà cửa, voi ngựa, xe cộ, tôi tớ, cũng chẳng mong cầu sanh lên cõi trời,
chỉ mong muốn làm cho tất cả chúng sanh được an vui. Như chỗ tôi hiểu bực đại-sĩ
như vậy lòng thanh tịnh không ô nhiễm, đã dứt hết phiền não chỉ muốn cầu quảvô
thượng bồ-đề.
Thích-Đề-Hoàn-Nhơn bảo rằng : “ Theo như lời ông nói
thời người ấy vì nhiếp thủ tất cả chúng sanh trong đời. Nầy Đại-Tiên ! Nếu
trong đời nầy có Phật dứt trừ được tất cả rắn độc phiền não của chư Thiên, loài
người và A-Tu-La. Nếu các chúng sanh ở trong bóng mát của Phật thời tất cả những
độc phiền não đều tiêu diệt. Nầy Đại-Tiên ! Bực Đại-sĩ nầy nếu trong đời vị lai
sẽ thành Phật, thời chúng ta sẽ được dứt trừ vô lượng phiền não. Việc nầy thiệt
là khó tin, vì vô lượng chúng sanh phát tâm vô thượng bồ-đề, bị chút ít duyên
liền thối thất Bồ- đề tâm, như bóng trăng trong nước, nước động thời trăng động.
Lại như họa tượng, khó thành mà dễ hư . Cũng vậy, tâm Bồ-đề khó phát mà dễ thối
thất.
Nầy Đại-Tiên ! Như có nhiều người mặc giáp cầm gậy
muốn đi dẹp giặc, lúc ra đến chiến trận lòng sợ sệt thời bèn chay lui. Cũng vậy
vô lượng chúng sanh phát tâm Bồ-đề tự trang nghiêm bền chắc, lúc thấy lỗi sanh
tử lòng sợ sệt bèn thối thất. Nầy Đại-Tiên ! Ta từng thấy vô lượng chúng sanh
sau khi phát tâm Bồ- Đề đều bị thối chuyển. Vì thế nên nay dầu thấy người nầy
tu khổ hạnh tịch tịnh không phiền não nhưng ta chưa tin được. Nay ta sẽ đến thử
xem coi người nầy thiệt có thể gánh vác nổi vô thượng Bồ-Đề chăng ? Nầy Đại-Tiên
! Như xe có hai bánh thời có công dụng chở chuyên, như chim có hai cánh mới có
thể bay đi. Người tu khổ hạnh nầy, dầu thấy là giữ gìn giới cấm, nhưng chưa biết
có trí sâu chăng. Nếu có sâu thời có thể gánh nổi vô thượng Bồ-Đề. Nầy Đại-Tiên
! Như cá mẹ đẻ ra bầy cá con, nhưng số cá được lớn khôn rất ít. Như cây am-la
nhiều bông mà ít trái. Chúng sanh phát tâm Bồ-Đề đông vô lượng nhưng ít người
được thành tựu. Nầy Đại-Tiên ! Ông nên cùng ta đồng qua thử đó. Như vàng ròng
sau khi thử đủ ba cách mới biết là vàng thiệt, là đốt, đập và mài. Nay chúng ta
cũng thử người tu khổ hạnh nầy.
Lúc đó Thích-Đề-Hoàn-Nhơn tự biến thân mình làm quỉ
La-sát dung mạo đáng sợ, bay xuống núi Tuyết đến gần người tu khổ hạnh, cất tiếng
thanh nhã tuyên nói nửa bài kệ của Phật quá khứ :
Các hạnh vô thường, Là pháp sanh diệt.
Quỉ La-sát nói nửa kệ xong liếc mắt tìm ngó bốn
phía. Người tu khổ hạnh nghe hai câu kệ ấy lòng rất vui mừng, như người khách
buôn ban đêm đến đường hiểm lạc mất đồng bạn, kinh sợ tìm kiếm bỗng gặo được đồng
bạn, lòng rất vui mừng. Cũng như người bịnh lâu chưa gặp được lương y, về sau bỗng
gặp được. Như người trôi nổi ngoài biển khơi bỗng gặp được thuyền bè. Như người
quá khát gặp được nước mát trong. Như người bị oán-địch rượt mà chạy thoátđược.
Như người bi trói nhốt đã lâu bỗng đặng thả. Cũng như nhà nông trời nắng hạn mà
gặp mưa. Như người đi xa trở về đến nhà, cả nhà đều vui mừng.
Nầy Thiện-nam-tử ! Lúc nghe được nửa bài kệ ấy, lòng
người khổ hạnh vui mừng cũng như vậy. Liền đứng dậy lấy tay đỡ tóc lên ngó tìm
bốn phía nói rằng : “ Chẳng biết ai vừa nói hai câu kệ ? Ngó mãi không thấy người
nào khác chỉ thấy quỉ La-Sát bèn nói rằng : “ Ai khai môn giải thoát như vậy ?
Ai có thể thuật lời của Phật như
vậy ? Ai có thể ở trontg giấc ngủ sanh tử mà có thể
riêng được giác ngộ xướng lên lời đó vậy ? Ai có thể ở chốn nầy đem đạo vị vô
thượng chỉ dạy cho chúng sanh đang đói khát trong vòng sanh tử ? Ai có thể làm
thuyền lớn cứu vớt vô lượng chúng sanh đang nổi chìm trong biển sanh tử ? Những
chúng sanh nầy thường mang bịnh nặng phiền não, ai có thể làm lương y nói hai
câu kệ ấy khai ngộ tâm của tôi. Như mặt trăng nửa như hoa sen hé nở.
Người khổ hạnh lúc đó không thấy có ai khác chỉ thấy
quỉ La-Sát nghĩ rằng có lẽ quỉ nầy nói hai câu kệ ấy chăng ? Rồi lại nghĩ rằng
quỉ nầy hình dung hung dữ đáng sợ, phàm người đặng nghe những câu kệ ấy thời tất
cả sự sợ sệt xấu xa liền tiêu trừ, đâu có lẽ người hình mạo xấu xa nầy mà có thể
nói lời kệ ấy. Như trong lửa mọc được hoa sen. Trong ánh nắng mặt trời chẳng
sanh được nước mát. Rồi lại tự trách : Ta thật là vô trí hoặc quỉ nầy đặng gặp
chư Phật quá khứ, nên được nghe nửa bài kệ ấy, nay ta nên hỏi ý nghĩa của lời ấy.
Suy nghĩ xong liền đến trước quỉ La-Sát nói rằng : “ Lành thay lành thay ! Đại-Sĩ
! Ngài ở đâu mà học được nửa bài kệ của Phật quá khứ như vậy ?
Quỉ La-Sát liền đáp rằng : “ Nầy Bà-La-Môn ! Ông chẳng
nên hỏi ta về việc ấy. Vì ta đã nhiều ngày không được ăn đói khát khổ não tâm ý
mê loạn. Ta tìm cầu khắp nơi vẫn chẳng được thức ăn. Vì thế nên ta nói những lời
như vậy.”
Người khổ hạnh lại nói với quỉ La-Sát : “ Nếu Đại-Sĩ
có thể vì tôi nói trọn bài kệ, tôi sẽ trọn đời làm đệ tử ngài. Kệ của Đại-Sĩ vừa
nói lời chẳng đủ, nghĩa chẳng trọn, sao Đại-Sĩ chẳng nói cho trọn ? Luận về
tài-thí thời có cạn hết, còn pháp-thí thời chẳng thể cùng tận, nhiều sự lợi
ích. Tôi nghe nửa bài kệ ấy sanh lòng kinh nghi. Trông mong ngài vì tôi mà nói
cho trọn, tôi sẽ trọn đời làm đệ tử ngài.”
Qủi La-Sát nói : “ Ông tham thái quá chỉ biết tự
thương thân mình mà chẳng nghĩ đến người. Ta đương đói khổ thiệt không thể nói
đặng”.
Người khổ hạnh hỏi : “ Thức ăn của ngài là vật gì ?
Quỉ nói : “ Ông đừng hỏi, nếu ta nói ra thời mọi người
phải kinh sợ”.
Người khổ hạnh nói : “ Giữa đây chỉ có mình tôi
không có người nào khác. Tôi không sợ, ngài cứ nói.
Qủi nói : “ Tôi chỉ ăn thịt người tươi nóng, chỉ uống
máu nóng của người. Vì ta phước mõng nên chỉ ăn những thứ đó. Ta tìm khắp các
nơi mà chẳng đặng. Trong đời dầu có người đông nhiều, nhưng mỗi người đều có
phước đức, lại được chư Thiên-Thần thủ hộ, ta không đủ sức bắt ăn được.”
Người khổ hạnh nói : “ Ngài cứ nói đủ bài kệ ấy, tôi
nghe kệ rồi sẽ đem thân nầy dâng cho ngài dùng. Thưa Đại-Sĩ nếu lúc tôi chết
thân nầy sẽkhông dùng vào việc gì được, sẽ bị cọp, sói, chim hiêu, kên kên ăn mổ,
không được một mảy phước đức. Nay tôi vì cầu Vô-thượng Bồ-đề xả thí thân vô thường
chẳng bền nầy, để đổi lấy thân thường trụ bền chắc”.
Quỉ nói : “ Ai tin được lời của ông, chỉ vì có tám
chữ mà thí bỏ thân đáng mến đáng tiếc.”
Người khổ hạnh nói : “ Như có người đem đồ sành bố
thí cho người khác mà đặng đồ bằng thất bảo. Cũng vậy, tôi xả thí thân vô thường
nầy để đặng thân kim cương. Ngài nói ai tin được lời tôi ?”
Các vị Đại-Phạm-Thiên-Vương, Thích-Đề-Hoàn-Nhơn và Tứ-Thiên-Vương
có thể chứng minh lời tôi. Lại có các vị Bồ-Tát tu hành Đại-thừa đủ lục độ, lợi
ích vô lượng chúng sanh, có thiên nhãn cũng chứng biết được lời của tôi, Thập
phương chư Phật cũng chúng biết cho tôi vì tám chữ mà xả thí thân mạng.
Quỉ nói : “Nếu ông có thể xả thí thân mạng như vậy,
thời nên lóng nghe kỹ tôi sẽ vì ông nói nửa bài kệ sau”.
Người khổ hạnh nghe quỉ hứa nói vui mừng hớn hở, liền
cởi tấm da nai đang mặc trên thân trải tòa rồi mời quỉ : “ Bạch Hòa-Thượng xin
thỉnh ngài lên tòa nầy”.
Quỉ ngồi xong người khổ hạnh qùy dài, vòng tay thưa
rằng : “ Mong Hòa- Thượng vì tôi mà nói nửa bài kệ còn lại cho được đầy đủ”.
Quỉ La-sát liền tuyên rằng :
Sanh-diệt diệt rồi, Tịch diệt là vui.
Quỉ La-Sát nói hai câu kệ rồi bảo rằng : “ Nầy Đại Bồ-Tát
nay ông đã nghe đủ cả nghĩa bài kệ, lòng mong muốn của ông đã đầy đủ, nếu ông
muốn lợi ích chúng sanh giờ đây nên thí thân cho ta.
Người khổ hạnh suy nghĩ kỹ những nghĩa trong bài kệ
rồi biên chép lên trên đá, trên vách, trên cây, bên đường đi. Tự cột áo xiêm sợ
sau khi chết thân thể lõa lồ rồi leo lên cây cao.
Thọ-Thần bảo người khổ hạnh : “ Lành thay ! Nay ông
muốn làm việc gì ?
Người khổ hạnh đáp : “ Tôi muốn thí xả thân nầy để
trả giá bài kệ”.
Thọ-Thần nói : “ Bài kệ như vậy có những lợi ích gì
?”
Người khổ hạnh đáp : “ Những câu kệ ấy là lời thuyết
pháp của Phật ba đời, trong ấy chỉ dạy đạo pháp chơn không. Tôi vì pháp nầy muốn
lợi ích tất cả chúng sanh mà thí xả thân nầy, chẳng phải vì lợi danh, chẳng cầu
Chuyển- Luân- Thánh-Vương, Tứ-Thiên-Vương, Thích-Đề-Hoàn-Nhơn, Đại-Phạm-thiên-Vương,
chẳng cầu quả vui của người của trời.
Lúc sắp sửa xả thân, người khổ hạnh nói rằng : “
Nguyện cho tất cả người tham lam bỏn sẻn đều thấy tôi xả thân. Những người bố
thí chút ít sanh lòng cống cao cũng đặng thấy tôi vì một bài kệ mà xả thân mạng.
Nói xong, người khổ hạnh buông mình từ trên cây rơi
xuống. Lúc thân chưa tới đất. Trong hư không vang ra các thứ tiếng thấu đến cõi
trời Sắc-Cứu-Cánh. Quỉ La-sát huờn lại hình Thiên-Đế hứng lấy thân người khổ hạnh
để nhẹ nhàng xuống đất.
Bấy giờ Thích-Đề-Hoàn-Nhơn, Đại-Phạm-Thiên-Vương
cùng chư Thiên đảnh lễ người khổ hạnh mà khen rằng : “ Lành thay ! Lành thay !
Thiệt là Bồ-Tát có thể lợi ích nhiều cho vô lượng chúng sanh, muốn thắp đuốc
pháp lên giữa đêm tối vô minh. Vì tôi mến tiếc pháp lớn của Như-Lai nên cố nhiễu
não ngài. Ngưỡng mong ngài cho tôi sám hối tội lỗi. Thuở vị lai ngài quyết định
thành Vô- thượng Chánh-giác,. Khi được thành Phật, mong ngài tế độ chúng tôi,
Nói xong, Thích-Đề-Hoàn-Nhơn và chư Thiên đảnh lễ
người khổ hạnh, cáo từ, bỗng nhiên ẩn mất.
Nầy Thiện-nam-tử ! Người khổ hạnh thuở xưa chính là
tiền thân của ta. Ngày trước vì nửa bài kệ mà ta xả thí thân mạng. Do cớ đó ta
đặng vượt bực thành Phật trước Di-Lặc mười hai kiếp.
Nầy Thiện-nam-tử ! Ta đặng vô lượng công đức như vậy
đều do cúng dường chánh pháp củaNhư-Lai.
Nay ông phát tâm Vô- thượng Bồ-đề, thời ông cũng đã
vượt hơn vô lượng vô biên hằng hà sa Bồ-Tát.
Nầy Thiện- nam-tử ! Đây gọi là Bồ-Tát trụ nơi Đại-Thừa
Đại-Bát Niết-Bàn tu hành thánh hạnh.
PHẨM
THÁNH HẠNH THỨ MƯỜI CHÍN
KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN
Việt Dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
Bài kệ của Phật quá khứ :
Các hạnh vô thường, Là pháp sanh diệt.
Sanh-diệt diệt rồi, Tịch diệt là vui.
Comments
Post a Comment