BA TIỆM THỨ TU TẬP
1) Là tu tập, trừ các thói quen ĂN UỐNG: hành,
hẹ, tỏi, nén, kiệu, rượu, thịt … làm trợ nhân.
2) Là
NGHIÊM TRÌ GIỚI LUẬT trong-sạch, đoạn trừ bản tánh của nghiệp là dâm, sát, đạo, vọng ...
3) Là tinh tấn tu NHĨ CĂN VIÊN THÔNG, để hiện
nghiệp không sanh khởi.
( Có một độ nọ,
Phật-tử giúp một vị Thượng-tọa BỨNG một
gốc cây lớn. Nhân đó vị Thượng-tọa liền khai thị cho Phật-tử rằng:
“ Tu-hành thì phải tu ở GỐC, đừng tu
theo CÀNH LÁ.”
Phật-tử hỏi : Sao
thấy THẦY đốn các CÀNH LÁ trước, rồi mới móc GỐC sau. Vị Thượng-tọa ấy nhìn
Phật-tử một hồi, rồi IM LẶNG KHÔNG NÓI. Câu Truyện đến đó rồi cũng qua đi. )
KINH VĂN:
阿難。如是 眾 生 一 一 類 中。亦各各具十二顚倒。猶如捏目亂華發生。
A-Nan! Như thị chúng-sanh nhứt nhứt loại trung, diệc các các cụ
thập nhị điên-đảo, do như niết-mục, loạn hoa phát sanh.
VIỆT DỊCH:
A Nan, như vậy chúng sinh trong mỗi mỗi loài, cũng đều
đủ cả mười hai thứ điên đảo, cũng như dụi con mắt thì các thứ hoa đốm phát sinh
ra.
GIẢNG
GIẢI:
A Nan,
như vậy chúng sinh trong mỗi mỗi mười hai loài đã
nói qua, cũng
đều đủ cả mười hai thứ điên đảo.
Tôi đã nói qua về các
loại điên đảo, ở mỗi loại đều có sự liên quan đến mười hai loại điên đảo khác.
Sự vọng niệm và tình trạng điên đảo đều khởi từ nhận thức sai lầm, cũng như dụi
con mắt thì các thứ hoa đốm phát sinh ra.
Nếu quý vị ấn, dụi đầu
ngón tay lên mắt, quý vị sẽ thấy rất nhiều hoa đốm giả tạo chập chờn trước mắt,
nếu buông ra, các hình ảnh ấy biến mất. Chỉ vì quý vị chấp trước
theo vọng niệm điên đảo nên không vượt thoát khỏi vòng luân hồi của mười hai
loại chúng sinh.
Nếu chúng ta đừng đuổi
theo vọng niệm điên đảo, mà trở lại nghe TỰ TÁNH, thì dù có TIẾNG hay KHÔNG có
TIẾNG, thì TÁNH NGHE cũng không SINH DIỆT, TỊCH DIỆT HIỆN TIỀN, đây là pháp
“NHĨ CĂN VIÊN THÔNG”, của Bồ-tát QUÁN THẾ ÂM, tu chứng CHƠN TÂM THƯỜNG TRỤ, là
bậc nhất.
Vậy nên, quý
vị sẽ phá vỡ được vô minh, mọi hư giả đều biến mất.
TRĂNG in NƯỚC bích
LÒNG THIỀN rạng,
GIÓ LỘNG non hồng Ý
ĐẠO thanh.
KINH VĂN:
顚 倒 妙 圓 眞 淨 明 心。具足如斯虛妄亂想。
Điên-đảo diệu-viên chơn-tịnh minh-tâm, cụ túc như tư hư vọng
loạn-tưởng.
VIỆT DỊCH:
Chân tâm diệu viên trong sạch sáng suốt mà điên đảo thì
đầy đủ những loạn tưởng giả dối như vậy.
GIẢNG
GIẢI:
Từ nhận thức sai lầm sinh ra điên đảo, làm thành vọng
niệm. Trong tự tính Như Lai tạng, vô minh sinh khởi. Từ căn bản CHÂN TÁNH sinh
ra sai lầm, giả tạo. Tâm thanh tịnh và trong sáng trở nên đầy dẫy những vọng
tưởng không chân thật.
KINH VĂN:
汝今修 證 佛 三摩地。於是本因 元 所亂 想。亂 想。立三漸次。方 得 除滅。
Nhữ kim tu chứng Phật Tam-ma-địa, ư
thị bản-nhân nguyên sở loạn-tưởng, lập tam
tiệm thứ, phương đắc trừ diệt.
VIỆT DỊCH:
Nay ông tu chứng Tam ma địa của Phật, vậy đối với tư
tưởng càn loạn là nguyên nhân cội gốc của các điên đảo, nên lập
ra ba tiệm thứ mới diệt trừ được.
GIẢNG
GIẢI:
Nay ông tu chứng Tam ma địa của Phật, vậy đối với tư tưởng càn
loạn là nguyên nhân cộc gốc của điên đảo, nên lập ra ba tiệm thứ.
Ông
phải lập ra ba loại tiệm thứ và lần lượt tu tập, vậy mới diệt trừ được mọi
loạn tưởng.
KINH VĂN:
如淨器中 除去毒蜜。以諸湯水 並 雜 灰香。洗滌其器。後貯甘露。
Như tịnh khí trung trừ khử
độc-mật, dĩ chư thang thủy tịnh tạp khôi hương, tẩy địch
kỳ khí, hậu trử cam-lộ.
VIỆT DỊCH:
Cũng như bình đựng trong sạch, trừ bỏ mật độc, dùng
nước nóng và các chất tro, chất thơm rửa sạch bình, sau đó mới đựng
nước cam lồ.
GIẢNG
GIẢI:
Cũng
như bình đựng trong sạch, trừ bỏ mật độc, dùng nước nóng và các chất tro, chất
thơm rửa sạch bình.
“Bình đựng trong sạch”
có nghĩa là vật thể đã trở lại trong sạch, tượng trưng cho tính Như Lai Tạng,
vốn có trong tất cả chúng ta, không SANH DIỆT.
“Mật độc” tượng trưng
cho vô minh và phiền não của con người.
“Nước nóng” biểu hiện
Phật pháp sẽ làm cho chúng ta được trong sạch.
“Rửa sạch” là quay trở
lại tự tánh Như Lai Tạng . Sau đó mới đựng nước cam lồ.
NƯỚC CAM LỘ có thể TRÌ
tất cả TRÍ HUỆ chân thật, giúp CHÚNG TA hướng đến đạo giác ngộ - Đây là những
gì “nước cam lồ” tượng trưng.
KINH VĂN:
云何名為三 種 漸 次。一者修習。除其助因。二者眞修。刳其正性。三者增進。違其現業。
Vân hà danh vi, tam chủng tiệm-thứ? Nhứt giả: tu tập, trừ kỳ trợ-nhân.
Nhị giả: chơn-tu, khóa kỳ
chánh-tánh. Tam giả: tăng tiến, vi
kỳ hiện-nghiệp.
VIỆT DỊCH:
Thế nào gọi là ba loại tiệm thứ?
Một là tu tập, trừ các thói quen ĂN UỐNG: hành, hẹ,
tỏi, nén, kiệu, rượu, thịt… làm trợ nhân.
Hai là chân tu GIỚI LUẬT trong-sạch , đoạn trừ bản tánh
của nghiệp là dâm, sát, đạo, vọng.
Ba là tinh tấn tu NHĨ CĂN VIÊN THÔNG, để hiện nghiệp
không sanh khởi.
GIẢNG GIẢI:
Thế
nào gọi là ba loại tiệm thứ?
Một là
tu tập, trừ các thói quen ĂN UỐNG: hành, hẹ, tỏi, nén, kiệu, rượu, thịt… làm
trợ nhân, đây là các nguyên nhân
tạo nên các ác nghiệp.
Hai là
chân tu GIỚI LUẬT trong-sạch , đoạn trừ bản tánh của nghiệp là dâm, sát, đạo,
vọng, đây là những nghiệp chướng làm cho tham, sân, si…
tăng trưởng.
Ba là
tinh tấn tu NHĨ CĂN VIÊN THÔNG, để hiện nghiệp không sanh khởi, qua sự
tu tập của HÀNH GIẢ thì không còn tạo thêm nghiệp mới trong cuộc sống
hiện tại.
1. THẾ NÀO LÀ
TRỢ NHÂN ?
KINH VĂN:
云何助因。阿難。如是世界十二類生。不能自全。依四食住。所謂段食、觸食、思食、識食。是故佛說一切眾 生 皆依食住。
Vân-hà trợ-nhân? A-Nan! Như thị
thế-giới, thập nhị loại sanh, bất
năng tự toàn, y-tứ thực trụ, sở
vị: đoạn-thực, xúc-thực, tư-thực,
thức-thực; thị cố Phật thuyết nhứt
thiết chúng-sanh, giai y thực trụ.
VIỆT DỊCH:
Thế nào là trợ nhân?
A-Nan, đây là mười hai loại chúng sinh trong thế giới
không thể tự toàn, phải nương theo bốn cách ăn mà SỐNG; nghĩa là nương theo
đoạn thực, xúc thực, tư thực và thức thực.
Vậy nên Phật bảo tất cả chúng sinh đều nương vào cái ăn
mà an trụ.
GIẢNG
GIẢI:
Thế
nào là trợ nhân? Có những trợ nhân tạo
nghiệp lành, có trợ nhân tạo nghiệp ác. Ở đây, Đức Phật nói đến các trợ nhân
dẫn đến nghiệp xấu.
A Nan,
đấy là mười hai loại chúng sinh trong thế giới, như đã
nói qua, không
thể tự toàn, phải nương theo bốn cách ăn mà SỐNG. Mọi người đều phải ăn để sinh tồn, nghĩa
là nương theo đoạn thực, chia
cắt thành từng miếng, từng phần để ăn. Đấy là cách ăn của chư Thiên lục dục, A
tu la, con người và súc sinh. (Lấy tiêu hóa làm thức ăn)
Xúc
thực - Quỷ và thần ăn theo cách XÚC chạm CĂN và CẢNH làm thức ăn, vài
loại ở cõi Trời cũng dùng theo lối này. (lấy gửi hơi,
nếm vị, vui mừng... làm thức ăn)
Tư
thực – cách dùng tư duy thiền định làm thức ăn ( THIỀN LẠC THỰC) ,
đây là cách ăn của chư Thiên sắc giới.
Và
thức thực – lấy
THỨC phân biệt làm thức ăn, đây là cách ăn của chúng vô sắc và chư Thiên phi
tưởng phi phi tưởng xứ.
Vậy
nên Phật bảo tất cả chúng sinh đều nương vào cái ăn mà an trụ.
Sau khi Phật thành
đạo, muốn độ người tu khổ hạnh theo lối nhịn ăn ,
nên Ngài nói pháp:
“Tất cả chúng sinh phải
nương theo cái ăn mà an trụ.”
Các ngoại đạo cười Ngài
và bảo:
“Ngay cả Đứa bé cũng
biết đều đó.”
Phật hỏi lại: “Vậy các
ông nói coi có bao nhiêu cách ăn?”. Các ngoại đạo lặng im không đáp, nhân đó
Phật nói về bốn cách ăn mà an trụ.
KINH VĂN:
阿難。一切眾生。食甘故生。食毒故死。是諸眾生求三摩地。當斷世間五 種 辛 菜。
A -
Nan! Nhứt thiết chúng-sanh, thực cam cố sanh, thực độc
cố tử, thị chư chúng-sanh, cầu Tam - ma- địa, đương-đoạn
thế-gian, ngũ chủng tân thái.
VIỆT DỊCH:
A-Nan, tất cả chúng sinh, dùng thức ăn lành thì sống, dùng
thức ăn độc thì chết. Vậy các chúng sinh cầu Tam-ma-địa, nên dứt bỏ năm loại
rau cay trong thế gian.
GIẢNG GIẢI:
Bài văn này luận về giai đoạn
thứ nhất, loại trừ đi trợ nhân – tức cái nhân giúp đỡ. Năm món cay nồng làm
tăng thêm nghiệp xấu, vậy nên bước đầu phải loại bỏ điều này.
A Nan,
tất cả chúng sinh, dùng thức ăn lành thì sống, ăn thức ăn độc thì chết.
“Tất cả chúng sinh”, bao hàm
mười hai chủng loại. “Thức ăn lành” – nguyên văn “TRONG LÀNH”, chỉ thực phẩm,
thức ăn không độc hại, có nhiều dinh dưỡng.
“Thức độc” ở đây không phải là
độc dược làm chết người, mà là chỉ năm loại rau cay, loại thực phẩm không có
lợi cho sức khỏe, làm giảm đi tuổi thọ, chứ không phải ăn vào là chết ngay.
Vậy
các chúng sinh cầu Tam-ma-địa, nên dứt bỏ năm loại rau cay trong thế gian.
Giai đoạn đầu tiên là dứt trừ
trợ nhân. Không dùng năm loại cay nồng: tỏi, hành, hẹ, kiệu, nén.
KINH VĂN:
是五種辛。熟食發婬。生噉 增 恚。
Thị
ngũ chủng tân, thục thực phát dâm, sanh diệm tặng nhuế.
VIỆT DỊCH:
Năm loại rau cay này, ăn chín thì phát lòng dâm, ăn
sống thì tăng thêm lòng giận.
GIẢNG
GIẢI:
Năm
loại rau cay này, ăn chín thì phát lòng dâm.
Ăn thịt cũng bị tác động như vậy. Đấy là lý do
tại sao người tu hành không nên ăn thịt. Năm món cay kích thích làm sinh khởi
lòng ham muốn, đặc biệt ở đây là chỉ sự ham muốn về dâm dục, khoái lạc.
Ăn
sống thì tăng thêm lòng giận.
Cách ăn như thế làm cho con người ngốc nghếch
hơn. Lý trí và tính cách bị mất đi. Một khi không còn sáng suốt thì không sao
phân biệt được phải trái. Các sự việc bất ngờ xảy ra, họ không nhận rõ sự thực.
Các vấn đề trở thành chướng ngại, không giải quyết được, và cách duy nhất là
tức giận. Ăn thịt cũng bị tác động như vậy, dễ sinh lòng giận dữ. Ăn càng nhiều
năm loại rau cay nầy, tính khí nóng giận càng tăng trưởng mạnh.
KINH VĂN:
如是世界食辛之人。縱能宣說 十二部經。十方天仙。嫌其臭穢。咸皆遠離。諸餓鬼 等。因彼食次。舐其唇吻。常與鬼住。福德日消。長無利益。
Như thị thế-giới, thực tân chi nhân, túng năng
tuyên thuyết, thập nhị bộ kinh, thập phương Thiên Tiên, hiềm kỳ xủ-uế, hàm giai viễn-ly. Chư ngạ-quỉ đẳng, nhân bỉ thực thứ, đề kỳ
thần vẫn, thường giữ quỉ-trụ, phước đức nhựt tiêu, trường vô
lợi-ích.
VIỆT DỊCH:
Như vậy trong thế giới, những người ăn rau cay đó, DÙ
GIẢNG NÓI ĐƯỢC 12 BỘ KINH. Thiên tiên trong mười phương cũng chê là hôi, nên
đều tránh xa.
Các loài quỷ ĐÓI, nhân lúc người kia ăn rau cay xong,
bèn liếm môi mép người đó. Người ấy thường ở với quỷ một chỗ, phước đức ngày
càng giảm, hằng không được lợi ích.
GIẢNG
GIẢI:
Như
vậy trong thế giới, những người ăn rau cay đó, DÙ GIẢNG NÓI ĐƯỢC 12 BỘ KINH.
Thiên tiên mười phương cũng chê là hôi, nên đều tránh xa.
Toàn bộ Kinh tạng của Phật
giáo cộng chung có mười hai bộ:
1. Bộ
Trường hàng: Giữa một bản Kinh không có ngắt đoạn cho nên
gọi là Trường hàng.
2. Bộ
Trùng Tụng: Lập lại ý nghĩa đã nói trong Kinh; nói lập
lại văn Kinh Trường hàng để dễ ghi nhớ.
3. Bộ
thọ ký: Trong Kinh điển đề cập đến việc Ðức Phật trước thọ ký cho Ðức Phật sau,
ví như nói: "Ông ở kiếp nào đó sẽ được thành Phật tên là gì? Thọ mạng bao
lâu? Chúng sanh giáo hóa được nhiều ít? Ở trước quốc độ nào?..." đều là dự
báo trước, đó gọi là Thọ ký.
4. Bộ
nhơn duyên: Do các thứ nhơn duyên mà nói các thứ pháp.
5. Bộ
Thí dụ: Dùng một sự vật nào đó, tỷ dụ cho một sự vật nào đó để thuyết minh chỗ
nhiệm mầu của Phật Pháp.
6. Bộ
Bổn sự: Hoặc Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni tự thuật việc tiền
thân, hoặc thuật lại những sự tích tiền thân của một vị Phật hay một vị Bồ tát
nào đó.
7. Bộ
Bổn sanh: Nói về sự tích đời này của Phật Thích Ca Mâu Ni, hoặc việc đời này của
một vị Bồ tát nào đó.
8. Bộ
Phương quảng: Phương là bốn phương, Quảng là rộng khắp,
biểu thị pháp được nói ra rất tinh vi rộng lớn.
9. Bộ
Vị tằng hữu: Những điều này là từ trước đến nay chưa từng
nói ra hay bây giờ mới nói.
10. Bộ
Bất vấn tự thuyết: Như Kinh A-Di-Ðà, do vì bộ Kinh này rất trọng
yếu, tất cả hàng Thanh văn không thể hiểu được, cho đến các vị Bồ tát cũng chưa
có thể đạt đến cảnh giới này, nhơn đó Ðức Phật tự phóng ra ánh sáng chấn động
cõi nước để nói ra bộ Kinh này.
11. Bộ
Cô khởi: Cũng gọi là Phúng tụng. Trong một bộ Kinh, đó là
những bài kệ đứng riêng một mình, không liên quan gì đến kinh văn trước hay sau
cả, hoặc nói ra riêng rẽ về đạo lý, như Kinh Kim Cang.
12. Bộ
Luận nghị: Nghiên cứu luận nghị về nghĩa lý của một loại
Phật pháp.
Có bài
kệ về 12 bộ Kinh:
Trường-Hàng, Trùng-tụng và Thọ-ký,
Cô-khởi, Vô-vấn mà tự thuyết,
Nhân-duyên, Thí-dụ với Bổn-sự,
Bổn-sanh, Phương-quảng, Vị-tằng-hữu,
Luận-nghị cộng thành mười hai bộ.
Kinh Phật Thuyết A Di Ðà
Hán
Văn: Dao Tần Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập.
GIẢNG
GIẢI: Vạn Phật Thánh Thành, Tuyên Hóa Thượng Nhân.
Đây là nói về những người ăn
rau cay, hoặc uống rượu, ăn thịt. Nói khác đi, chư Thiên Tiên sẽ không hộ vệ
người ăn uống như vậy. Thân thể họ sẽ bốc mùi các thức ăn thịt bò, hành, tỏi;
nách tiết ra mùi hôi khiến không ai dám đến gần họ.
Có một số người giảng nói được
mười hai bộ kinh như là một bậc Đại trí huệ, nhưng nếu họ dùng thức ăn không
trong sạch, thì lắng nghe họ chỉ có bọn quỷ, còn chư Thiên Tiên thì tránh xa.
Các
loài Quỷ đói và rất nhiều loại sinh vật không có gì để
ăn, nhân lúc người kia ăn rau cay xong – tức năm loại rau cay, bèn
liếm môi mép người đó.
Sau khi người đó ăn xong các
thức ăn nặng mùi, mùi vị tăng nồng ấy kích thích các quỷ tiến tới, bọn chúng sẽ
ngửi và thưởng thức năm vị nồng của rau cay. Quỷ ăn bằng cách xúc chạm
giữa CĂN và CẢNH làm thức ăn , như chúng ta đã học qua, chúng sẽ chụm lại quanh
người dùng thức ăn bất tịnh và dùng tay sờ soạng vào người ấy.
Quý vị không nhìn thấy, nhưng
thực sự là chúng hành động như vậy.
Người
ấy thường ở với quỷ một chỗ, phúc đức ngày càng giảm, hằng không được lợi ích.
Rất rõ
ràng và đơn giản, đoạn này xác định người ăn năm loại rau cay, cuối cùng cũng
họp chung với quỷ. Quỷ thường xuyên bám theo, mặc dù mọi người không để ý tới
sự thực ấy. Phước đức cũng vì vậy mà giảm đi nhiều.
KINH VĂN:
是食辛人修三摩地。菩薩天仙。十 方 善 神。不來守護。大力魔王 得其方便。現作佛身。來為說法。非毀禁戒。讚婬怒癡。
Thị thực
tân nhân, tu Tam-ma-địa, Bồ-Tát Thiên-Tiên, thập phương
Thiện-Thần, bất lai
thủ hộ, đại-lực ma-vương, đắc kỳ phương-tiện, hiện tác Phật thân, lai vi thuyết-
pháp, phi hủy cấm giới, tán dâm nộ
si.
VIỆT DỊCH:
Người ăn rau cay đó tu pháp Tam-ma-địa, các vị Bồ-tát,
Thiên, Tiên, mười phương Thiện thần chẳng đến bảo hộ. Đại lực Ma Vương
được phương tiện đó, hiện làm thân Phật, đến thuyết pháp cho người ấy, chê phá
giới cấm, ngợi khen dâm dục, nóng giận, si mê.
GIẢNG
GIẢI:
Người
ăn rau cay đó tu pháp Tam-ma-địa, Bồ-tát, Thiên, Tiên, mười phương Thiện thần,
chẳng đến bảo hộ.
Đoạn này ám chỉ người nào? Đấy
là những người dùng năm loại rau cay – Người đó có thể là quý vị là tôi. Tại sao
Hộ pháp và Thiện thần lại không bảo vệ những người như thế?
Đây là vì họ có mùi hôi khó
chịu. Các Hộ pháp ưa thích trong sạch, họ tránh mùi hôi nên không đến hộ vệ
những người TU HÀNH như thế. Tuy nhiên, các vị thần Hộ pháp là rất cần
thiết cho người tu TAM MA ĐỊA, nơi các vị ấy trú ngụ thì không có ma quỷ, nơi
không có Hộ pháp thì ma quỷ được nhiều thuận lợi. Hộ pháp và Thiện thần CÔNG
VIỆC là bảo vệ và gia hộ người tu hành, nhưng trong trường hợp này họ không đến
giúp.
Đại
lực Ma Vương được phương tiện đó, hiện làm thân Phật, đến thuyết pháp cho người
ấy.
Khi thấy không có Hộ pháp, Đại
lực Ma Vương sẽ hiện đến nhóm họp cùng người ấy. Đại lực của Ma Vương như thế
nào? Đó là họ có thể hiện ra thân Phật! Tôi có lời khuyên, nếu sau này quý vị
đạt được Phật nhãn, quý vị sẽ thấy Phật, hoặc Bồ tát, hoặc Thiện thần hiện đến.
Nếu các vị đó là thật, thì ánh
sáng của họ rất thanh tịnh và mát lạnh, khi ánh sáng ấy chạm vào người, quý vị
sẽ cảm thấy rất thư thái, dễ chịu mà không sao diễn tả được – Đấy là bậc Thánh
chân thật.
Còn như với Quỷ, chúng chỉ tỏa
ra sức nóng. Tuy nhiên, phải cần có trí huệ mới phân biệt được sự khác biệt ấy.
Dĩ nhiên, sức nóng ấy không phải nóng như lửa, mà đấy là hơi nóng của ánh sáng
Quỷ, trong khi ánh sáng Phật không như vậy.
Một cách phân biệt nữa là lời
pháp của Phật và Quỷ. Đại lực Ma Vương sẽ hiện đến chê phá giới cấm, ngợi khen dâm dục, nóng giận,
si mê. Chúng sẽ nói:
“Đừng giữ giới, đó chỉ là hạnh của Tiểu thừa.
Những giới cấm của Đại thừa như tà dâm, sát sinh, trộm cắp, chẳng là gì cả. Nếu
các người sát sinh cũng chẳng phá giới gì, cả trộm cắp, tà dâm cũng vậy. Đừng
vướng mắc vào điều nhỏ nhặt ấy. Đừng phân biệt tốt xấu. Phá giới không hại gì”.
Khi chưa thọ giới, quý vị có
làm điều gì cũng không kể là phạm giới. Nhưng một khi đã thọ giới, chẳng hạn,
giới cấm sát sinh, nếu chúng ta có hành động sát sinh, tất nhiên là phạm giới
rồi. Tại sao? Vì quý vị biết rõ hành động đó là sai lầm nhưng vẫn phạm phải.
Nếu biết giới cấm trộm cắp, nhưng lại đi trộm cắp – vậy là phá giới.
Quý vị có tà dâm trước khi thọ
giới, cũng không xem là phá giới – đây là hành vi PHẠM TỘI NHƯ CHƯA PHÁ GIỚI,
VÌ CHƯA THỌ GIỚI. Nhưng khi quý vị đã THỌ GIỚI thì hành vi đó là phạm giới.
Hành vi nói dối cũng như vậy.
Nhìn chung, tất cả những gì
nếu quý vị biết, thì nói là biết, và nếu không biết, thì nói là không biết. Quý
vị không thể nói không biết khi mình biết, hoặc nói biết điều mình không biết.
Quý vị không thể nói quanh co này nọ. Cái tâm thẳng thắn chính là đạo tràng
vậy. ( TRỰC TÂM LÀ ĐẠO TRÀNG )
Có vài người sẽ nghĩ: Vâng,
vậy nếu tôi không THỌ GIỚI thì tôi không phạm giới, đúng không? Đúng vậy, vì Qúy-vị
chưa thọ giới, nhưng PHẠM TỘI cho những HÀNH VI đã làm.
Cho nên, quý vị đã biết THỌ
GIỚI nên làm, nếu như không thọ giới thì việc tu học của quý vị sẽ không thể
tăng tiến được, cho dù có học Phật đạo cả đời cũng vậy. Do đó, biết thọ giới là
điều tốt, chúng ta nên thọ giới và giữ GIỚI LUẬT cho thật cẩn thận.
Đối
với Ma vương, bọn chúng chỉ ra sức HỦY BÁNG giới cấm, ngăn trở quý vị thọ
giới. Chúng tán dương sự dâm dục. “Đó là đại sự”, chúng nói: “Càng dâm, thì QỦA VỊ BỒ-TÁT của qúy vị
càng cao. Chẳng hạn như Ucchushma, mỗi ngày phải có từ hai
trăm đến ba trăm phụ nữ, nhưng sau đó tu tập cũng trở thành Hỏa đầu Kim
Cang.
Vậy là thế nào?”. Thực
ra, ngay khi Ma vương lên tiếng khen ngợi sự dâm dục thì quý vị biết đó không
phải là Phật chân chính rồi. Sự giả dối, lừa đảo, là hành vi si mê điên đảo.
Phần trước chúng ta đã bàn qua.
Nhân
trong thế giới có ngu độn luân hồi, điên đảo về si nên hòa hợp với ngoan, thành
ra tám mươi bốn nghìn loạn tưởng khô cảo.
Và các LOẠI vô tưởng ấy
hóa làm đất, cây, vàng, đá. Dĩ nhiên, không phải chúng vô tưởng nào cũng hóa ra
như vậy – điều đó chỉ thỉnh thoảng xảy ra trong thời kỳ, giai đoạn nào đó. Ở
đây, Ma vương khen ngợi sự hư giả, dối trá, chúng cho rằng ngu si là điều tốt,
có như vậy chúng mới dễ dàng sai khiến. Khi quý vị tin tưởng chúng tất sẽ trở
thành quyến thuộc của bọn ma quỷ ấy.
Gần đây, ở Ấn Độ xuất hiện
cuốn sách đề cao pháp tu mật trong quan hệ nam nữ. Đây là sách của quỷ viết ra.
Bọn chúng tán dương sự hành dâm và không muốn con người từ bỏ điều ấy. CHÚNG
BẢO HÀNH DÂM SẼ ĐƯỢC THÀNH PHẬT. Thế nhưng Phật là thanh tịnh, là
trong sạch, không tạp nhiễm những hỗn loạn, nhơ bợn.
Trong ngôn ngữ Trung Quốc, chữ
“Hôn” trong kết hôn, gồm chữ nữ (女) ghép với chữ hôn (昏), có nghĩa là hỗn loạn, hôn
ám. Như vậy, từ kết hôn cũng đã hàm ý sự đánh mất trí huệ. Đời sống con người
như tiêu phí trong đêm, trong bóng tối và bất tịnh. Điều đó cũng như ngủ ngày,
khi ngủ thì hầu như quên hết mọi sự. Đấy là si, là mê, và từ kết hôn trong
tiếng Trung có ý nghĩa biểu tượng như vậy.
Tuy nhiên, khi tôi nói
về kết hôn, không phải mọi trường hợp đều như vậy. Quý vị phải nhìn vấn đề
linh động hơn, không thể cứ chết cứng theo quan điểm của mình. Mặc dù tôi
nói kết hôn là sự phức tạp, rối rắm, thì quý vị phải cố gắng hiểu rõ
sự phiền tạp ấy. Quý vị có thể dấn vào mọi sự phiền tạp, nhưng đừng để bị quay
cuồng trong việc hỗn độn ấy. Đức Thích Ca Mâu Ni kết hôn, nhưng Ngài vẫn sáng
suốt hơn người. (ĐÂY LÀ THỊ HIỆN CÓ VỢ CON, CŨNG NHƯNG NHÀ ẢO SƯ, VÌ AI THÀNH
PHẬT, ĐỀU LÀ VỊ BỒ TÁT NHẤT SANH BỔ XỨ, NHƯ DI LẶC BỒ TÁT VẬY, KHÔNG CÒN CÓ
TÁNH DÂM DỤC.)
Khi quý vị nghe nói người ăn
năm loại rau cay sẽ có quỷ đến hôn lên môi miệng người đó, quý vị có cảnh giác
không? Nếu không sợ hãi, các vị sẽ thấy điều đó chẳng là gì cả. Còn như xem đấy
là lời nhắc nhở cảnh tỉnh, hãy dừng ăn năm loại rau ấy. Nếu không dùng, Thiện
thần sẽ gia hộ quý vị, còn bọn quỷ thần thì lánh xa. Nếu quý vị kết hôn và luôn
cảnh giác, luôn thức tỉnh, quý vị sẽ không sa vào những mê mời hỗn loạn và phức
tạp. Quý vị cũng đừng hiểu lầm rằng tôi, phản đối sự kết hôn của mọi người –
Không phải vậy. Ở đây, tôi chỉ nói qua vài điểm cơ bản trong vấn đề kết hôn mà
thôi.
KINH VĂN:
命 終 自為魔王 眷 屬。受魔 福 盡。墮無間獄。
Mạng-chung
tự vi ma-vương quyến-thuộc, thọ ma-phước tận, đọa Vô-gián ngục.
VIỆT DỊCH:
Đến khi mệnh chung, tự người ấy làm quyến thuộc của Ma
vương, khi hưởng thụ phúc Ma đã hết, thì đọa địa ngục vô gián.
GIẢNG
GIẢI:
Đến
khi mệnh chung, tự người ấy làm quyến thuộc của Ma vương.
Đây là nói đến người ăn năm
loại rau cay. Bởi vì ăn như thế, các Thiện thần, Bồ tát sẽ không ủng hộ họ. Do
đó, các Ma vương có thế lực sẽ tiến đến bên họ. Ma vương biến làm thân Phật và
nói pháp của quỷ, ngợi khen dâm dục, tức giận và ngu si.
Sự hỗn loạn của quỷ làm con
người đánh mất đi trí tuệ chân chính, thay vào đó là tà kiến, tà đạo. Ma vương
bảo dâm là điều tốt, hãy tin như vậy:
“Phật đã nói với tôi như thế!
Ngài bảo chẳng hề gì đâu!”. Cái đó gọi là NHẬN kẽ cướp làm con
. Đấy là nhận Ma vương thành ra Đức Phật. Vậy nên: “Khi mệnh chung, họ sẽ
trở thành quyến thuộc của Ma vương”. Khi phúc báo thế gian đã hết, họ chết đi
và ngoan ngoãn theo bọn ma.
Khi
hưởng thụ phúc Ma đã hết, thì đọa địa ngục vô gián. Quỷ ma
cũng có cái phúc riêng của chúng.
Có người tu niệm danh hiệu
Phật A Di Đà, nhưng người này đặc biệt rất ham thích vàng bạc. Anh ta niệm danh
hiệu Phật chỉ vì nghe nói nơi Tịnh độ, đất toàn bằng vàng, y hình dung khi được
ở nơi đó, mình sẽ có vô số vàng. Ngày nọ, anh ta thấy Phật A Di Đà đến, bảo:
“Hôm nay ngươi vãng sinh Cực lạc, hãy lấy vàng, bạc của ngươi mang
theo”. Vì vậy, anh ta đặt bốn trăm đến năm trăm lạng vàng lên tòa sen
của đức Phật A Di Đà đang cầm. Nhưng trước khi anh ta có cơ hội lên tòa
sen, thì tất cả đều biến mất – “Ồ!”. Người đó nghĩ: “Thì ra Phật Di Đà
cũng ham tiền. Ông ấy lấy hết vàng của mình rồi!”.
Trong khi đó, trong gia đình anh ta có một con lừa mới sinh ra đã chết. Mọi người thấy bụng con lừa căng cứng và nặng, khi mổ ra xem thì lạ thay! Vàng, bạc từ bụng con lừa đổ ra. Đến lúc ấy mới biết rõ lòng tham của mình nặng thế nào, và anh ta vui mừng vì chưa đi theo Phật A Di Đà, vì nếu anh ta đi, thì đã biến thành con lừa nhỏ đó rồi. Hẳn nhiên, anh ta biết hình ảnh Phật A Di Đà kia hiện đến không phải là Phật thật.
Nhiều chuyện lạ như thế, vậy
Phật Di Đà có thật không? Hẳn nhiên là có thật rồi. Nhưng vì tri kiến con người
lệch lạc nên không phân biệt được đâu là thực, đâu là giả. Trong trường hợp đó
chúng ta phải làm thế nào? Phải hết sức cẩn thận đừng tham lam. Bất cứ ai có tư
tưởng vãng sinh Cực lạc để có được vàng sẽ chẳng được gì hết. Mặc dù đất Tịnh
độ toàn vàng ròng, quí vị cũng chẳng sở hữu cho riêng mình được tí gì. Tu hành
là buông bỏ mọi ý tưởng sở hữu.
Đoạn Kinh văn này nói về người
ăn năm loại rau cay, tri kiến lệch lạc, sa vào tà kiến, đầu tiên họ trở thành
quyến thuộc của Ma vương, sau đó thì đi vào địa ngục. Đoạn lại đi dâu nữa?
Không ai biết được.
KINH VĂN:
阿難。修菩提者永 斷五辛。是則名為第一增進修行漸次。
A -
Nan! Tu Bồ - đề giả, vĩnh đoạn ngũ tân, thị tắc
danh vi đệ
nhứt tinh-tấn, tu-hành tiệm-thứ.
VIỆT DỊCH:
A Nan, người tu đạo Bồ đề phải đoạn hẳn năm loại rau
cay, đấy gọi là tiệm thứ tu hành tăng tiến thứ nhất.
GIẢNG
GIẢI:
A
Nan, ông nghe đấy chứ? Người
tu đạo Bồ đề bất cứ người nào
theo đạo Bồ đề - phải đoạn hẳn năm loại rau cay. Quý vị phải quyết định dứt khoát không dùng
tỏi, hành, hẹ, kiệu, nén. Nếu cứ ăn các thứ ấy, cuối cùng quý vị sẽ cùng Ma
vương ở cùng một nơi, còn tránh đi, tất sẽ cùng chư Phật hội tụ một chỗ.
Đấy
gọi là tiệm thứ tu hành tăng tiến thứ nhất. Bước
tăng tiến thứ nhất trong việc tu hành. Trong tu tập, phải dứt bỏ mọi căn nguyên
sinh ra nghiệp ác. Năm loại rau cay là trợ lực cho các Ma vương. Quý vị đừng
coi thường, ngũ tân sẽ khiến quý vị mê mờ, hỗn loạn, nó làm chúng ta thành bất
tịnh, sự bất tịnh đó càng làm Ma vương thêm thích thú.
2. THẾ NÀO LÀ TÁNH CỦA
NGHIỆP ?
KINH VĂN:
云何正性。阿難。如是眾生入三摩地。要先嚴持清淨戒律。
Vân-hà
chánh tánh? A-Nan! Như thị chúng sanh, nhập Tam-ma- địa, yếu tiên nghiêm trìthanh-tịnh
giới-luật.
VIỆT DỊCH:
Thế nào là tánh của nghiệp ?
A Nan, chúng sinh muốn nhập vào Tam-ma-địa, chủ yếu
trước tiên là phải nghiêm trì giới luật cho thật thanh tịnh.
GIẢNG
GIẢI:
Giai đoạn tiệm thứ đầu
tiên là dứt trừ trợ nhân, chẳng hạn như thích ĂN UỐNG: hành, hẹ, tỏi, nén,
kiệu, rượu, thịt…. Giai đoạn thứ hai là tánh của nghiệp.
Thế
nào là tánh của nghiệp ? A Nan, chúng sinh muốn nhập vào Tam-ma-địa, chủ
yếu trước tiên là phải nghiêm trì giới luật cho thật thanh tịnh.
“Tánh của nghiệp” tức là
do NGHIỆP THỨC PHÂN BIỆT sanh khởi . Khi nghiêm trì giới luật, thì chuyển
THỨC thành TRÍ . “Chủ yếu” là phải bền lâu, lấy giới luật làm THẦY để tu
hành.
Bất cứ điều gì quý vị đã
làm trước khi thọ giới đều không kể là phạm giới, vì quý vị chưa thọ giới,
nhưng PHẠM TỘI cho việc làm của mình. Chưa thọ giới thì không phải là phạm
giới. Nhưng một khi mình đã thọ giới rồi thì dứt khoát không bao giờ cố ý sai
phạm.
Trước khi thọ giới, quý
vị có thể thích LÀM những gì theo Ý MÌNH, nhưng khi đã thọ giới thì chúng ta
không nên phạm phải những sai lầm như trước đó.
KINH VĂN:
永斷婬心。不餐酒肉。以火淨食。無噉生氣。阿難。是修行人。若 不 斷 婬 及與殺生。出三界者。無有是處。
Vĩnh-đoạn
dâm-tâm, bất xan tửu-nhục, dĩ hỏa tịnh
thực, vô diệm sanh khí. A-Nan! Thị tu-hành nhân, nhược bất đoạn dâm cập
giữ sát-sanh, xuất tam-giới giả, vô hữu thị xứ.
VIỆT DỊCH:
Đoạn hẳn TÂM dâm, chẳng dùng rượu thịt, chỉ ăn thức ăn
trong sạch nấu chín, không ăn đồ sống. A-Nan, người tu hành đó, nếu không đoạn
DÂM dục và SÁT sinh mà ra khỏi được ba cõi thì không thể nào có lẽ như vậy.
GIẢNG
GIẢI:
Đoạn
hẳn TÂM dâm.
Qúy-vị phải đoạn trừ
những Ý-NGHĨ dâm dục trong tâm. “TÂM
dâm” là yêu thích và ham muốn các điều sai
quấy, nó xuất phát từ vô minh. Lòng yêu thương KHÔNG bắt nguồn từ vô minh là
loại tình cảm như của người chồng, người vợ, hoặc người con... – đây là
tình cảm xuất phát từ BỔN PHẬN trong NHÂN LUÂN muốn người khác được vui
vẻ, hoàn toàn không có tính ích kỷ, vui theo THAM DỤC.
Họ phải chẳng dùng rượu thịt.
Họ chỉ dùng các thức chay
trong sạch. Cái hại của RƯỢU, THỊT là gì? Rượu và các chất cồn thường làm tâm
tính hỗn loạn. Khi dùng chất cồn, quý vị sẽ không tập trung tinh thần được,
nhất là khi chúng ta ưa thích uống thức này.
Trước đây, tôi có kể qua câu
chuyện một người dùng chất say mà phạm các giới. Một người nếu không uống rượu,
tâm trí anh ta sẽ không hỗn loạn, không có những hành động điên đảo. Một lý do
khác nữa là mùi rượu, cồn, có tính hấp dẫn người, quỷ, nhưng các Bồ tát, Thiện
thần đều lánh xa. Họ không thích mùi hăng nồng như thế. Bồ-tát và các A-la-hán
xem mùi rượu cũng như chúng ta đối với mùi nước tiểu vậy.
Đối với họ đó là mùi hôi hám
rất khó chịu. Con người không thích gần gũi nhà vệ sinh, hầm phân, cống, rãnh,
thế nhưng họ lại dành nhiều thời gian thưởng thức các món ăn rất hôi hám, khó
chịu. Hơn nữa, rượu và thịt rất kích dục. Người tu hành chắc chắn sẽ lánh xa
các thức ăn uống ấy.
Họ chỉ ăn thức ăn trong sạch nấu chín,
không ăn đồ sống.
Các thức ăn phải được nấu
chín, ngay cả rau cải cũng phải vậy, vì ăn rau sống dễ sinh lòng nóng giận.
A Nan,
người tu hành đó, nếu không đoạn dâm dục và sát sinh mà ra khỏi được ba cõi thì
không thể nào có lẽ như vậy.
“Dâm
dục” ở đây là nói người XUẤT GIA, còn người TẠI GIA thì gọi là TÀ DÂM, là
tư tưởng bất chính đối với người học Phật. Còn lại nghĩ, DÂM DỤC cũng có thể
trở thành PHẬT, là người PHÁ KIẾN, khó mong được SÁM HỐI.
BA TIỆM THỨ TU TẬP
"A-nan,
như thế, chúng-sinh trong mỗi mỗi loài, cũng đều đủ hết 12 thứ điên-đảo. Cũng
như dụi con mắt, thì hoa-đốm đủ thứ phát-sinh ra, chân-tâm diệu-viên trong-sạch
sáng-suốt mà điên-đảo, thì đầy-đủ những tư-tưởng càn-loạn giả-dối như vậy. Nay,
ông tu-chứng Tam-ma-đề của Phật, thì đối với những tư-tưởng càn-loạn, làm nguyên-nhân
cỗi-gốc của các điên-đảo, nên lập ra ba tiệm-thứ mới trừ-diệt được, cũng như,
trong khí-mãnh trong-sạch, trừ-bỏ mật-độc, dùng nước nóng và các thứ chất tro,
chất thơm rửa-sạch khí-mãnh rồi, về sau, mới đựng nước cam-lộ.
"Thế
nào gọi là ba tiệm-thứ? Một là tu-tập, trừ các trợ-nhân; hai là chân-tu,
nạo-sạch chính-tính; ba là tăng-tiến, trái lại hiện-nghiệp.
Thế
nào là trợ-nhân? A-nan, 12 loài chúng-sinh đó trong thế-giới, không thể
tự-toàn, phải nương theo bốn cách ăn mà an-trụ, nghĩa là, nương theo đoạn-thực,
xúc-thực, tư-thực và thức-thực; vậy nên Phật bảo tất-cả chúng-sinh, đều nương
với cái ăn mà an-trụ. A-nan, tất-cả chúng-sinh, ăn thức lành thì sống, ăn thức
độc thì chết; vậy, các chúng-sinh, cầu Tam-ma-đề, nên dứt-bỏ năm thứ rau-cay
trong thế-gian. Năm thứ rau-cay nầy, ăn chín, thì phát lòng-dâm, ăn sống, thì
thêm lòng-giận. Những người ăn rau-cay đó, trên thế-giới, dù biết giảng nói 12
bộ kinh, thiên-tiên 10 phương, hiềm vì nó hôi-nhớp, đều tránh xa cả; các loài
ngạ-quỷ, vân vân... nhân trong lúc người kia ăn rau-cay, liếm môi-mép của người
đó; người ấy thường ở với quỷ một chổ, phúc-đức ngày càng tiêu, hằng-lâu không
được lợi-ích. Người ăn rau-cay đó, tu phép Tam-ma-đề, Bồ-tát, Thiên-tiên,
Thiện-thần thập phương không đến giữ-gìn ủng-hộ; Đại-lực Ma-vương được
phương-tiện đó, hiện ra thân Phật, đến thuyết-pháp cho người kia, chê-phá
cấm-giới, tán-thán dâm-dục, nóng-giận, si-mê; đến khi mệnh-chung, tự mình người
ấy làm quyến-thuộc của Ma-vương; khi hưởng-thụ phúc ma hết rồi, thì đọa vào
ngục Vô-gián. A-nan, người tu đạo Bồ-đề, phải đoạn-hẳn năm thứ rau-cay; ấy gọi
là tiệm-thứ tu-hành tăng-tiến thứ nhất.
Thế
nào là chính-tính? A-nan, chúng-sinh như vậy vào Tam-ma-đề, cốt-yếu trước hết,
phải nghiêm-chỉnh giữ giới thanh-tịnh, đoạn-hẳn lòng dâm, không dùng rượu thịt,
chỉ ăn đồ-ăn trong-sạch nấu chín, không ăn đồ sống. A-nan, người tu-hành đó,
nếu không đoạn dâm-dục và sát-sinh, mà ra khỏi được ba cõi, thì thật không có
lẽ như vậy. Nên xem sự dâm-dục như là rắn-độc, như thấy giặc-thù. Trước hết,
phải giữ tứ-khí, bát-khí của giới-luật Thanh-văn, nắm-giữ cái thân không
lay-động; về sau, hành-trì luật-nghi thanh-tịnh Bồ-tát, nắm-giữ cái tâm không
móng lên. Cấm-giới đã thành-tựu, thì ở trong thế-gian, hẳn không còn những
nghiệp sinh nhau, giết nhau; đã không làm việc trộm-cướp, thì không còn mắc nợ
nhau và cũng khỏi phải trả các nợ kiếp trước trong thế-gian. Con người
thanh-tịnh ấy, tu phép Tam-ma-đề, chính nơi nhục-thân cha mẹ sinh ra, không cần
thiên-nhãn, tự-nhiên thấy được thập phương thế-giới, thấy Phật nghe Pháp, chính
mình vâng-lĩnh thánh-chỉ của Phật, được phép đại-thần-thông, đi khắp thập
phương thế-giới; túc-mạng được thanh-tịnh, không còn những điều khó-khăn
nguy-hiểm; ấy gọi là tiệm-thứ tu-hành tăng-tiến thứ hai.
Thế
nào là hiện-nghiệp? A-nan, người giữ-gìn cấm-giới thanh-tịnh như vậy, tâm không
tham-dâm, không hay giong-ruổi theo lục-trần ở ngoài; nhân không giong-ruổi, tự
xoay lại về tính bản-nguyên; trần đã không duyên, thì căn không ngẫu-hợp với
đâu nữa; trở-ngược dòng về chỗ toàn-nhất, sáu cái dụng không hiện-hành,
cõi-nước mười phương sáng-suốt thanh-tịnh, ví-như ngọc lưu-ly, có mặt trăng
sáng treo ở trong ấy. Thân tâm khoan-khoái, tính diệu-viên bình-đẳng, được
đại-an-ẩn, tất-cả mật-viên tịnh-diệu các đức Như-lai đều hiện trong đó; người
ấy liền được Vô-sinh-pháp-nhẫn. Từ đó, lần-lượt tu-tập, tùy cái hạnh phát ra mà
an-tập các thánh-vị, đó gọi là tiệm-thứ tu-hành tăng-tiến thứ ba.
KINH THỦ LĂNG NGHIÊM
QUYỂN TÁM
Hán
dịch: Bát Thích Mật Đế
Comments
Post a Comment