Shurangama Mantra with Verses and Commentary
by Venerable Tripitaka Master Hsuan Hua
292. LÔ ĐÀ RA
嚧陀囉
RUDRA
Tối
vi thượng thủ đại kim cang
Năng
trì minh tịnh nghĩa hoằng dương
Vệ
hộ hành giả tu Thánh đạo
Vĩnh
hoạch bất thoái Thường Tịch Quang.
最為上首大金剛
能持明淨義弘揚
衛護行者修聖道
永獲不退常寂光
Đức Phật Dược Sư
Đức Phật Dược Sư (tiếng Phạn भैषज्यगुरु, Bhaiṣajyaguru), danh hiệu đầy đủ là: Dược Sư Lưu Ly Quang Như
Lai, là giáo chủ của Thế Giới Tịnh Lưu Ly ở phương Đông. Trong Kinh Hoa
Nghiêm có đặc biệt đề cập đến: "Một niệm sân hận nổi lên, thì ngàn vạn cửa
chướng ngại mở ra”, cần có tâm không sân hận thì lúc đối diện nghịch cảnh mới
không khởi tâm gây hại.
Đức Phật A Súc Bệ từ buổi sơ khai trong quá trình tu tập ở nhân địa
đã lập lời nguyện là cho dù có đối mặt với bất cứ vấn đề gì, Ngài đều sẽ không
bao giờ sanh lòng sân hận hay thù ghét ai cả. Và kết quả là Ngài đã tạo dựng
được cõi Tịnh Độ này và không bao giờ thối chuyển.
Thân của Phật A Súc Bệ có sắc xanh, Ngài ngự ở phương Đông và ngồi trên một cái đài làm bằng tám con voi chúa lớn (bát đại tượng vương). Đức Phật này có thể trừ khử được sân độc - độc tố của sự tức giận - và có thể chuyển hóa thức thứ tám thành Đại Viên Kính Trí. Trong Ngũ Bộ của Chú Lăng Nghiêm, thì ở phía Đông là Kim Cang Bộ. Chú Kim Cang Vương là sử dụng chiết phục pháp, tức là dùng phương pháp thuần hóa và chế ngự. Việc ưu tiên hàng đầu và tối quan trọng của những người tu hành là hàng phục và kiềm chế được phiền não hiện hành của chính mình, chứ không phải đi chiết phục người khác.
南無跋闍囉俱囉耶
NAMO VAJRA KULĀYA
Đức Phật Dược Sư
Còn nữa, này ông Mạn Thù Sư Lợi! Nếu có bốn chúng, Bí-sô,
Bí-sô ni, Ô-ba-sách-ca, Ô-ba-tư-ca và những tịnh tín, thiện nam thiện nữ, ai
chịu giữ được tám phần trai giới, hoặc suốt một năm, hoặc trong ba tháng, chịu
theo chỗ học, lấy căn lành ấy, nguyện được sanh sang thế giới Cực Lạc, ở bên phương Tây, là nơi của đức Vô Lượng Thọ Phật, cầu nghe chánh
pháp, nhưng chưa quyết định, mà nếu được nghe danh hiệu Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly
Quang Như Lai, thời khi lâm chung sẽ có tám vị đại Bồ tát là Văn Thù Sư Lợi Bồ
tát, Quán Thế Âm Bồ tát, Đắc Đại Thế Bồ tát, Vô Tận Ý Bồ tát, Bảo Đàn Hoa Bồ
tát, Dược Vương Bồ tát, Dược Thượng Bồ tát, Di Lặc Bồ tát, các vị ấy sẽ, từ
trên không lại, chỉ dẫn đường đi, tự nhiên thấy mình, hóa sanh ngay ở bên thế
giới kia, trong đám hoa quý, nhiều mầu sắc đẹp.
Phục thứ, Mạn Thù Thất Lợi! Nhược hữu tứ chúng, Bí-sô, Bí-sô
ni, Ô-ba-sách-ca, Ô-ba-tư-ca, cập dư tịnh tín thiện nam tử, thiện nữ nhân đẳng,
hữu năng thọ trì bát phần trai giới, hoặc kinh nhất niên, hoặc phục tam nguyệt,
thọ trì học xứ, dĩ thử thiện căn, nguyện sinh Tây phương Cực Lạc thế giới Vô
Lượng Thọ Phật sở, thính văn chánh pháp, nhi vị định giả, nhược văn Thế Tôn
Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai danh hiệu, lâm mệnh chung thời, hữu bát đại Bồ tát
kỳ danh viết: Văn Thù Sư Lợi Bồ tát, Quán Thế Âm Bồ tát, Đắc Đại Thế Bồ tát, Vô
Tận Ý Bồ tát, Bảo Đàn Hoa Bồ tát, Dược Vương Bồ tát, Dược Thượng Bồ tát, Di Lặc
Bồ tát, thị bát đại Bồ tát, thừa không nhi lai, thị kỳ đạo lộ, tức ư bỉ giới,
chủng chủng tạp sắc, chúng bảo hoa trung, tự nhiên hóa sanh.
(Ghi chú: Tới chỗ này, các băng ghi âm lời giảng của
Thượng Nhân bị thâu thiếu, nên ở những đoạn chữ in màu nâu là
do đệ tử bổ sung thuyết giảng. Nên hai đoạn sau là do hai vị đệ tử của Thượng
Nhân giảng thế vào. Đây là đoạn thứ nhất)
“Còn nữa, này ông Mạn Thù
Sư Lợi! Nếu có bốn chúng”, Còn nữa, này ông Mạn Thù
Sư Lợi! Nếu có bốn chúng, tức là bốn thành phần sau: “Bí-sô, Bí-sô ni,
Ô-bà-sách-ca, Ô-ba-tư-ca”. Bí-sô là những vị xuất gia, phái nam, đã thọ
giới Cụ túc; Bí-sô ni là người xuất gia phái nữ, đã thọ giới Cụ túc;
Ô-ba-sách-ca là nam cư sĩ tại gia; Ô-ba-tư-ca là nữ cư sĩ tại gia.
“Và những tịnh tín, thiện nam thiện nữ”, tức
những ai có tâm thanh tịnh và lòng tin; “ai chịu giữ được tám phần trai
giới”, những ai chịu giữ tám phần trai giới, còn gọi là “bát quan trai
giới”; “hoặc suốt một năm, hoặc trong ba tháng”. Ba tháng là kể
tháng giêng, tháng năm và tháng chín âm lịch. Các tháng này gọi là những tháng
trường chay, và sách kể rằng trong những tháng đó, các vị Tứ Đại Thiên Vương
thường đi du hành đến Nam Thiềm Bộ châu, cho nên đối với những ai thọ trai vào
các tháng ấy, công đức sẽ gấp bội.
“Chịu theo chỗ học” (Thọ trì học xứ), thọ trì những điều học tập
về giới thanh tịnh “bát quan trai” ấy; “lấy căn lành ấy”, lấy căn
lành này, nghĩa là cái căn và cái công đức về học giới và trì giới để hồi
hướng. Hồi hướng về đâu? Tức là: “Nguyện được sanh sang thế giới Cực
Lạc”, nguyện được sanh sang thế giới Cực Lạc, ở bên phương Tây, là nơi của
đức Vô Lượng Thọ Phật, tức đức A-di-đà để “thính văn chánh pháp”,
để cầu nghe chánh pháp.
“Nhưng chưa quyết định”: tuy các chúng sanh này
có nguyện về thế giới Cực Lạc, nhưng họ vẫn còn do dự chưa quyết định hẳn, nửa
muốn về, nửa hoài nghi, chưa hoàn toàn quyết tâm.
“Mà nếu được nghe danh hiệu Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly
Quang Như Lai”, nếu được nghe danh hiệu của đức Dược Sư, thì “khi
lâm chung sẽ có tám vị đại Bồ tát”, đến lúc lâm chung sẽ có tám vị đại Bồ
tát đến tiếp dẫn; “là Văn Thù Sư Lợi Bồ tát, Quán Thế Âm Bồ tát, Đắc
Đại Thế Bồ tát, Vô Tận Ý Bồ tát, Bảo Đàn Hoa Bồ tát, Dược Vương Bồ tát, Dược
Thượng Bồ tát, Di Lặc Bồ tát”, tám vị Bồ tát đó có các tên như đã kể trên.
“Các vị ấy sẽ, từ
trên không lại”, tám vị Bồ tát này, dùng phép thần thông, đi từ trên không
mà tới chỗ kẻ lâm chung; “chỉ dẫn đường đi”, chỉ dẫn đường đi. Đi
tới đâu? Đi tới cõi Tịnh độ ở phương Đông (ở bên phương Tây?); “tự nhiên thấy mình, hóa sanh ngay ở bên thế
giới kia, trong đám hoa quý, nhiều mầu sắc đẹp”, tại cõi Tịnh độ này, những
người đó được hóa sanh trong sự thanh tịnh, chớ không phải sanh ra từ nơi bào
thai của cha mẹ, hóa sanh ra giữa đám hoa quý, với bao nhiêu mầu sắc rực rỡ,
hoa xanh ánh xanh, hoa vàng ánh vàng, hoa đỏ ánh đỏ, hoa trắng ánh trắng.
Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh Thiển Thích
Kinh Công Đức Các Bổn Nguyện của Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Lược Giảng
Đời Đường, Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang phụng chiếu dịch
Tuyên Hóa Thượng Nhân giảng tại Kim Luân Thánh Tự,
Los Angeles, California, Hoa Kỳ năm 1983.
Nam Mô Dược Sư Hải
Hội Phật Bồ-Tát. (3 lần)
DƯỢC SƯ QUÁN ÐẢNH
CHƠN NGÔN
Nam-mô bạt dà phạt
đế, bệ sát xả, lu-lô tịch lưu-ly, bác lặt bà, hát ra xà dã, đát tha yết đa da,
a ra hắc đế. Tam miệu tam bột đa da, đát điệt tha; án, bệ sát thệ, bệ sát thệ,
bệ sát xã, tam một yết đế tóa ha. (3 lần)
Giải kiết, giải
kiết, giải oan kiết,
Nghiệp chướng bao đời
đều giải hết,
Rửa sạch lòng trần,
phát-tâm thành kính
Ðối trước Phật đài
cầu xin giải kiết.
Dược-Sư Phật,
Dược-Sư Phật.
Tiêu-tai diên thọ
Dược-sư Phật
Tùy tâm mãn nguyện
Dược-sư Phật. (3 lần)
BÀI TÁN DƯỢC XOA
Mười hai đại tướng
Dược-Xoa
Giúp Phật tuyên
dương, chỉ ngũ sắc gút tên kia
Tùy nguyện đều được
viên thành.
Oan-nghiệp dứt
sạch, phước thọ mãi khương-ninh.
Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai.
Hỏi: Niệm Phật cốt để ngăn trừ vọng tâm, chặn đứng phiền não, đi đến
chỗ vô niệm. Đã như thế thì cứ để tâm thanh tịnh, lần lần sẽ tiến vào cảnh giới
vô niệm, cần gì phải niệm Phật cho nhọc sức lao hơi?
- Đáp: Điểm cứu cánh của
pháp Niệm Phật là Niệm Phật Tam Muội, chứng toàn thể bản tánh Di Đà, tức cảnh
giới Thường Tịch Quang Tịnh Độ. Nhưng mục đích chánh yếu và cấp thiết của tông Tịnh Độ, là cầu
vãng sanh để bảo đảm không còn luân hồi mê đọa, mượn hoàn cảnh ưu
thắng ở cõi Cực Lạc tu hành, cho mau tiến lên
Phật quả. Vì lẽ ấy nên hành giả của môn Tịnh Độ cần phải xưng niệm danh hiệu
đức A Di Đà. Chủ đích của môn Tịnh Độ là như thế, không cấp thiết ở chỗ cầu
cảnh giới vô niệm, mau chứng ngộ tánh bản lai như bên Thiền Tông.
Tuy nhiên, khi thật hành chủ đích này, hành giả phải
niệm Phật cho được nhứt tâm, nên dù không cầu vô niệm mà cảnh vô niệm vẫn tự
hiện bày. Hơn nữa, nhờ công đức niệm Phật giúp sức cho mau tiêu nghiệp, nên
cảnh giới ấy lại càng chóng hiển lộ. Ở đây chúng ta thấy mở thêm một tia sáng:
muốn mau được vô niệm, được sớm ngộ tánh bản lai, lại cần phải niệm Phật.
Đi sâu thêm, nếu là người căn tánh Đại Thừa, tất
phải hiểu niệm Phật là để thành Phật. Như chỉ hiểu niệm Phật cốt để ngăn trừ
vọng tưởng, tức đã lạc vào Ngũ Đình Tâm Quán của Tiểu Thừa. Tại sao niệm Phật
là để thành Phật? - Bởi khi vừa đề khởi câu niệm Phật, thì quá khứ, hiện tại,
vị lai đều mất, tuy có tướng mà lìa tướng, tức sắc là không, hữu niệm đồng vô
niệm, đi ngay vào cảnh giới bản giác ly niệm của Như Lai, đương thể là Phật chớ
còn chi nữa? Nếu cho rằng có niệm là còn trệ nơi hữu vi thì khi đức Thế Tôn
hiện các tướng hữu vi như ăn cơm, khoác y, đàm luận, thuyết pháp đi đứng nằm
ngồi, đều trệ nơi hữu vi và không phải là Như Lai sao? Lại nếu cho rằng còn
niệm Phật chưa phải là vô niệm, thì chư tôn đức bên Thiền Tông khi tham thoại
đầu, giảng luận, hoặc có lúc tụng kinh, lễ bái, sám hối, kinh hành đều thuộc về
hữu tướng, không phải là Thiền ư? Nên biết đạo lý của vô vi là "làm tất cả
việc hữu vi mà không thấy có tướng làm", vô niệm cũng thế; chớ không phải
tuyệt cả hành động, ngôn ngữ là vô vi vô niệm đâu! Bởi chẳng rõ lý này nên
nhiều kẻ chấp không cho rằng: Niệm Phật như chiếc xe chạy đi thêm chở nặng,
hoặc như trong vàng còn lẫn chì, trong cơm lẫn cát, không được nhẹ nhàng thuần
nhứt, thật đã sai lầm!
Nhưng niệm mà không niệm là cảnh giới của bậc thượng
thượng căn; nơi đây chỉ khái luận qua để giải mối nghi chấp. Riêng bậc trung,
hạ căn gắng niệm Phật cho thuần thục cũng đã quý lắm rồi!
Sân lan trời ngả bóng chiều,
Cảm thân phù thế ít nhiều ngẩn ngơ!
Tranh đời dệt mộng vẩn vơ
Say đua danh lợi, mê mờ sắc thanh.
Cánh bèo sóng vỗ bập bềnh,
Tại ai hay cũng gây nên bởi mình?
Bể trần là mấy phù sinh,
Thị phi thương ghét trong tình quẩn quanh
Mà trông chiếc lá lìa cành,
Dinh hư cõi tạm trong vành đó thôi!
Mà trông ngọn nước chảy trôi!
Mênh mang sáu nẻo biết rồi về đâu?
Kiếp người nào có bao lâu
Nắng mưa thôi cũng dãi dầu cỏ hoa!
Lầu sương nhạt ánh trăng tà
Hoàng lương một giấc tỉnh ra ngỡ ngàng!
Chi bằng về cõi Liên Bang,
Sen khoe sắc ngọc, gió đàn pháp âm.
Trời giải thoát, cảnh thậm thâm
An vui muôn kiếp tuyệt lầm lỗi xưa
Chỉ câu niệm Phật đừng thưa,
Chỉ bền tin nguyện tam thừa bước lên.
Đài vàng sẵn đã ghi tên
Cơ duyên sẵn đợi một nền đạo tâm.
Niệm
Phật Thập Yếu
Hòa Thượng Thích Thiền Tâm
Comments
Post a Comment