Shurangama Mantra with Verses and Commentary
by Venerable Tripitaka Master Hsuan Hua
412. MA HA BA RA ĐINH DƯƠNG
摩訶波囉丁羊
MAHĀ PRA TYUDG
Đại
thừa bát vạn tứ thiên môn
Pháp
pháp bình đẳng vô thiển thâm
Đối
cơ tức thị Quán Tự Tại
Luận
nghị nãi thuộc Thích Ca văn.
大乘八萬四千門
法法平等無淺深
對機即是觀自在
論議乃屬釋迦文
UM! MA HA BA RA ĐINH DƯƠNG.
PHÁP PHÁP BÌNH ĐẲNG KHÔNG CÓ CAO THẤP
Phần 23: TỊNH TÂM HÀNH THIỆN
Phục thứ, Tu-Bồ-Đề! Thị pháp bình đẳng vô hửu cao hạ, thị danh A
nậu đa la tam miệu tam bồ-đề.
Dĩ vô ngã, vô nhơn, vô chúng-sanh, vô thọ giả. Tu nhứt thiết
thiện pháp, tức đắc A-nậu-đa-la tam miệu tam bồ đề. Tu Bồ Đề! Sở ngôn
thiện pháp giả. Như-Lai thuyết tức phi thiện-pháp, thị danh thiện-pháp.
Lại
nữa, Tu-bồ-đề! Pháp này bình đẳng, không có cao thấp, ấy gọi là a-nậu đa-la
tam-miệu tam-bồ-đề.
Do
không ngã, không nhân, không chúng sanh, không thọ giả, tu tất cả các pháp lành
tất được a-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề. Tu-bồ-đề! Như-lai nói pháp lành tức
chẳng phải pháp lành, ấy gọi là pháp lành.
Lược giải:
Phật lại bảo Tu-bồ-đề: “Pháp này là bình đẳng, không có
cái gì cao hơn nó, cũng không có cái gì thấp hơn nó, nếu đặt cho nó một tên thì
bèn kêu là vô thượng chánh đẳng chánh giác. Pháp này không có tướng ngã, tướng
nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả. Các thứ chấp như chấp ngã, chấp pháp,
chấp không đều không có.
Cần phải tu tất cả các pháp lành, không làm mọi pháp ác –
như câu ‘nguyện đoạn trừ tất cả điều ác, nguyện tu tất cả điều lành, nguyện độ
tất cả chúng sanh’ gọi là pháp lành – chúng ta đoạn trừ tất cả pháp ác, thì tất
cả pháp ác không sanh, tu tất cả pháp lành thì căn lành sẽ tăng trưởng, như vậy
tự nhiên sẽ chứng vô thượng chánh đẳng chánh giác.” Phật bảo tiếp ông Tu-bồ-đề:
“Như-lai nói pháp lành, nhưng chiếu theo chân đế thì chẳng phải pháp lành,
chẳng có pháp nào có thể đắc, nhưng nếu mượn tên để gọi thì nói ấy là pháp
lành. Trong pháp lành mà không chấp trước, nếu tâm dính mắc tức là đã chấp
pháp.
Cho nên làm pháp lành mà tâm không chấp trước, tất cả đều
coi như huyễn hóa, như mộng, như huyễn, như bọt, như ảnh, không coi là thật.”
Môn Chỉ Quán mầu tròn
Lặng lặng tĩnh tĩnh niệm
Không xen tạp nối luôn.
Nhứt cú Di Ðà
Diệu viên chỉ quán
Tịch tịch tĩnh tĩnh
Vô tạp vô gián.
Lược giải:
Người mới tu lúc niệm Phật lắng nghe vào trong, dứt các tạp vọng, gọi là Chỉ.
Khi phát khởi trì câu hồng danh với các tâm trạng khác nhau tạm gọi là Quán. Những
tâm trạng khác nhau ấy như thế nào? Có lúc trì câu hồng danh với ý tha thiết,
như con nhớ mẹ, như lữ khách lâu năm hoài vọng cố hương. Ðây gọi là “chí thiết
niệm”. Có lúc trì câu hồng danh với ý sám hối, bởi nghĩ mình từ vô thỉ kiếp đến
giờ vì mê lầm tạo nhiều tội chướng, nay hết sức hổ thẹn ăn năn. Ðây gọi là Sám
Hối niệm. Có lúc trì câu hồng danh với ý thương cảm, vì nghĩ mình nghiệp chướng
sâu dày chìm đắm trong vũng bùn lầy ngũ dục ác nhơ, nay cầu mong sự cứu vớt nơi
đấng đại từ bi. Ðây gọi là Bi Cảm Niệm. Có lúc trì câu hồng danh với ý lo sợ, bởi
nếu rời Phật lực tức sớm muộn cũng sẽ bị đọa vào ba đường ác, chịu vô lượng nỗi
khổ sống chết luân hồi. Ðây gọi Bố Tâm Niệm. Có lúc trì câu hồng danh với ý phẫn
phát, tự trách hờn, như một nho sinh sẵn đủ trí huệ tài ba, thi văn mẫn tiệp, bởi
cậy tài nên khinh suất mãi thi rớt, cam chịu cảnh nghèo hèn. Ðây gọi là Phát Phẫn
niệm. Có lúc trì câu hồng danh với ý nhàm chán lẻ loi, như bậc cao sĩ sống giữa
cảnh xung quanh các đồng nhơn tranh đua sắc tài danh lợi, phi thị hơn thua,
gièm pha phỉ báng giết hại lẫn nhau, riêng mình chỉ còn biết nương gần với Phật,
bởi cõi trần man mác, ấy ai là bạn tri âm? Ðây gọi là Cô Tịch Niệm.
Niệm Phật với các tâm cảnh như trên, tuy tạm gọi là có Chỉ, có Quán, nhưng chưa
được xưng là Diệu Viên bởi chưa đến mức tròn trặn nhiệm mầu. Hành giả dụng công
lâu ngày, tâm niệm vắng lặng dứt hết muôn duyên, nơi câu Phật hiệu gồm đủ phước,
huệ, hạnh, nguyện, giải thoát, sáu ba la mật, không và sắc dung thông, mới gọi
là Diệu. Trong bặt thân tâm, ngoài dứt trần giới, chẳng thấy mình là kẻ hay niệm,
Phật là vị được niệm, không còn lằn mức cách biệt giữa chúng sanh và phật, giữa
cảnh cùng người, tất cả đều dung hợp rộng rãi, bao la, mới gọi là Viên. Nơi tâm
cảnh ấy, điểm thanh tịnh lặng lặng không tán loạn là Chỉ, điểm sáng suốt tĩnh
tĩnh không hôn trầm là Quán. Niệm như thế không xen tạp, hằng nối tiếp nhau, gọi
là Diệu Viên Chỉ Quán.
Hàng phục chúng ma trấn tam thiên
Khảo tà quy chánh tu thiện pháp
Tổng-Nhiếp-Thiên-Tý Thủ Nhãn Ấn Pháp
Chứng Đạo Ca
VÔ TRỤ NIẾT BÀN
Tuyết sơn phì nhị cánh
vô tạp,
Thuần xuất đề-hồ ngã thường nạp.
Nhất Tánh viên thông nhất thiết Tánh,
Nhất pháp biến hàm nhất thiết pháp,
Nhất nguyệt phổ hiện nhất thiết thủy,
Nhất thiết thủy nguyệt nhất nguyệt nhiếp
Chư Phật Pháp Thân nhập ngã Tánh,
Ngã Tánh đồng cộng Như Lai hiệp.
Nhất địa cụ túc nhất
thiết địa,
Phi sắc phi tâm phi hành nghiệp.
Ðàn chỉ viên thành bát vạn môn,
Sát-na diệt khước tam kỳ kiếp.
Nhất thiết số cú phi số cú,
Dữ ngô linh giác hà giao thiệp.
Bất khả hủy, bất khả
tán,
Thể nhược hư không vô nhai ngạn.
Bất ly đương xứ thường trạm nhiên,
Mịch tức tri quân bất khả kiến.
Thủ bất đắc xả bất đắc,
Bất khả đắc trung chỉ ma đắc.
Mặc thời thuyết, thuyết thời mặc,
Ðại thí môn khai vô ủng tắc.
Hữu nhân vấn ngã giải hà
tông?
Báo đạo Ma-Ha Bát-Nhã lực.
Hoặc thị hoặc phi nhân bất thức,
Nghịch hành thuận hành thiên mạc trắc.
Comments
Post a Comment