Shurangama Mantra with Verses and Commentary

by Venerable Tripitaka Master Hsuan Hua





400. RA THỆ GIÁ LÊ TỆ PHẤN

囉誓遮犁弊泮

RAJE CARYE BHYAH PHAT

 

 

Y Pháp Vương giáo tu bồ đề

Lục độ vạn hạnh mạc hồ nghi

Sở tác dĩ biện ly hậu hữu

Siêu xuất tam giới thỷ thán kỳ.

 

依法王教修菩提

六度萬行莫狐疑

所作已辦離後有

超出三界始歎奇



UM! RA THỆ GIÁ LÊ TỆ PHẤN.

THIỆT TƯỚNG VÔ TƯỚNG


 

 Bồ Đề Đạt Ma

Ngộ Tánh Luận

 

Dịch và Phụ Chú: Hòa thượng THÍCH TRÍ TỊNH



22.- THIỆT TƯỚNG VÔ TƯỚNG

 

Nhược thế tc ngôn tc hu nam n quý tin. Dĩ đo ngôn chi tc vô nam n quý tin. Dĩ th Thiên n ng đo bt biến n hình. Xa Nc gii chơn ninh di tin xưng h. th cái phi nam n quý tin, giai do nht tướng dã. Thiên n ư thp nh niên trung cu n tướng liu bt kh đc. Tc tri ư thp nh niên trung cu nam tướng dic bt kh đc. Thp nh niên gi tc thp nh nhp th dã.

 

- Cứ nơi thế tục mà nói thì có nam, có nữ, có sang, có hèn.

- Cứ nơi đạo mà nói thì không nam nữ sang hèn.

- Vì thế nên Thiên nữ ngộ đạo không đổi thân nữ. Xa Nặc đắc đạo đâu dời tên hèn. Do vì nam nữ sang hèn đều là vô tướng.

- Trong mười hai năm Thiên nữ tìm không được tướng nữ của mình. Cứ theo đây cũng biết rằng cầu tướng nam cũng không thể được.

- Mười hai năm tiêu biểu thập nhị nhập vậy.

 

PHỤ CHÚ.-

Đạt Ma Sư Tổ nói: “Nếu ngộ thiệt tướng thì thấy phi tướng”.

Kinh Kim Cang dạy: “Nếu thấy các tướng đều chẳng phải tướng là thấy Như Lai”. Như Lai pháp thân là thiệt tướng vậy.

Tất cả pháp bổn lai đều chẳng phải tướng, đều không tướng, nào chỉ có thập nhị nhập là không tướng, nào chỉ có nam nữ sang hèn là không tướng!





Ông Tu-bồ-đề 

VIÊN-THÔNG VỀ Ý-CĂN

 

Ông Tu-bồ-đề liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đỉnh-lể nơi chân Phật mà bạch Phật rằng: "Từ nhiều kiếp đến nay, tâm tôi được vô-ngại, tự nhớ thụ-sinh nhiều đời như số cát sông Hằng; lúc còn trong thai mẹ, cũng liền biết tính không-tịch, như thế cho đến mười phương đều thành rỗng-không và cũng khiến cho chúng-sinh chứng được tính-không; nhờ đức Như-lai phát-minh tính-giác là chân-không, nên tính-không được viên-mãn sáng-suốt, chứng quả A-la-hán, liền vào bảo-minh-không-hải của Như-lai, tri-kiến đồng như Phật, được ấn-chứng thành quả vô-học; tính giải-thoát rỗng-không, tôi là hơn cả. Phật hỏi về viên-thông, như chỗ chứng của tôi: Các tướng đều xoay vào phi-tướng, năng-phi và sở-phi đều hết, xoay các pháp trở về chỗ không có gì, đó là thứ nhất."



Kinh văn: 須菩提即從座起。頂禮佛足而白佛言。我曠劫來心得無礙。自憶受生如恒河沙。初在母 胎即知空寂。如是乃至十方成空。亦令眾生證得空性。

Phiên âm: Tu-bồ-đề tức tòng toà khởi, đảnh lễ Phật túc nhi bạch Phật ngôn. Ngã khoáng kiếp lai tâm đắc vô ngại. Tự ức thọ sanh như hằng hà sa. Sơ tại mẫu thai tức tri không tịch. Như thị nãi chí thập phương thành không. Diệc linh chúng sinh chứng đắc không tính.

Việt dịch: Tu-bồ-đề liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ sát chân Phật rồi bạch Phật rằng, “Con từ nhiều kiếp đến nay, tâm đạt được vô ngại, tự nhớ rằng mình đã thọ sanh nhiều đời như cát sông Hằng. Lúc còn trong thai mẹ, đã biết tính không tịch. Như thế cho đến mười phương đều rỗng lặng và cũng khiến cho chúng sinh chứng được tánh không.”


Giảng: Tu-bồ-đề có nghĩa là không sinh, vì ngay khi ông sinh ra, mọi của cải trong nhà ông ta bỗng dưng trống không. Chẳng còn một viên ngọc nào còn sót lại. Sau khi ông khinh được bảy ngày, tài sản của cải lại hiện ra. Thế nên đặt tên ông là Thiện Hiện. Cha mẹ ông đi nhờ người đoán số mệnh cho ông, họ nói: “tức thiện thả cát 即善且吉 ” Nên đặt tên cho ông là Thiện Cát .

Tu-bồ-đề liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ sát chân Phật rồi bạch Phật rằng, “Còn từ nhiều kiếp đến nay, tâm đạt được vô ngại. Tâm và tánh của con đạt so sánh sự vô ngại. Tự nhớ rằng mình đã thọ sanh nhiều đời như cát sông Hằng. Lúc còn trong thai mẹ, đã biết tính không tịch–con đã nhận ra được tánh không (śūnyatā)– Như thế cho đến mười phương đều rỗng lặng. Tất cả các cõi giới trong mười phương đều là rỗng lặng. Và cũng khiến cho chúng sinh chứng được tánh không. Con đã giúp cho chúng sinh đồng thời chứng nhập được tánh không (śūnyatā).”

 

Kinh văn: 蒙如來發性覺真空。空性圓明得阿羅漢。頓入如來寶明空海。同佛知見印成無學。解脫性空,我為無上。

Phiên âm: Mông Như Lai phát tính giác chân không. Không tính viên minh đắc A-la-hán, đốn nhập Như Lai bảo minh không hải. Đồng Phật tri kiến, ấn thành vô học. Giải thoát tính không, ngã vi vô thượng.

Việt dịch: Nhờ được Như Lai chỉ bày cho tánh giác vốn là rỗng lặng, nên tính không được viên minh. Nhờ đó con chứng được A-la-hán, liền thể nhập vào Bảo minh không hải của Như Lai. Tri kiến của con được đồng như Phật, được Phật ấn chứng thành bậc vô học. Trong sự giác ngộ về tánh không (śūnyatā), con được viên mãn nhất.


Giảng: Nhờ được Như Lai chỉ bày cho tánh giác vốn là rỗng lặng, nên tính không được viên minh. Tánh giác đồng như tánh không. Tánh Như Lai tạng–giác ngộ về tánh không–là viên mãn và sáng suốt rõ ràng. Tánh không và tánh Như Lai tạng đều viên mãn và sáng suốt rõ ràng. Nhờ đó con chứng được A-la-hán. Do con đã nhận ra được thể tánh của Như Lai tạng, nên con chứng được A-la-hán, liền thể nhập vào Bảo minh không hải của Như Lai. Bảo minh không hải lại chính là tánh Như Lai tạng. Nó giống như biển lớn tánh không (śūnyatā). Tri kiến của con được đồng như Phật, được Phật ấn chứng thành bậc vô học. Đức Phật ấn chứng cho con là bậc vô học. Trong sự giác ngộ về tánh không (śūnyatā), con được viên mãn nhất. Tri kiến của con có được là nhờ vào thể nhập đạo lý tánh không. Con là người thể nhập vào tánh không bậc nhất.

 

Kinh văn: 佛問圓通如我所證。諸相入非非所非盡。旋法歸無斯為第一

Phiên âm: Phật vấn viên thông như ngã sở chứng. Chư tướng nhập phi, phi sở phi tận, triền pháp quy vô, tư vi đệ nhất.

Việt dịch: Đức Phật hỏi về viên thông, như sở chứng của con, các tướng đều nhập vào phi tướng, năng phi, sở phi đều tận diệt, xoay các pháp về chỗ rỗng lặng, đó là thù thắng nhất.


Giảng: Đức Phật hỏi về viên thông. Nay Đức Phật hỏi chúng đệ tử, các vị Bồ-tát, về chỗ chứng ngộ của họ khi đạt được viên thông. Như sở chứng của con, các tướng đều nhập vào phi tướng, năng phi, sở phi đều tận diệt. Cái khiến cho trở thành không và cái trở nên không đều tiêu sạch. Có nghĩa là chẳng có gì, thậm chí cả cái không. Trong đạo Lão (Taoism), điều nầy được gọi là Sở không cập vô 所空及無, cái không cũng chẳng có. Trong đạo Phật , điều nầy được gọi là phi sở phi tận–非所非盡. Xoay các pháp về chỗ rỗng lặng, đó là thù thắng nhất. Đưa các pháp trở về lại với thể tánh rỗng lặng là thù thắng nhất. Thể nhập lý tánh không (śūnyatā) là phương pháp hay nhất.




Một câu A Di Ðà

Là Ðệ Nhứt Nghĩa Ðế.
Còn vượt khỏi bách phi
Huống rơi vào tứ cú!


Nhứt cú Di Ðà
Ðệ Nhứt Nghĩa Ðế.
Thượng siêu bách phi
Khởi lạc tứ cú!




Lược giải:


Trước tiên xin giải qua về Tứ Cú, Bách Phi. Tứ  Cú là bốn câu gồm: Có, không, cũng có cũng không, và chẳng phải có chẳng phải không. Bách Phi: Bách là ước số lấy một trăm làm giới hạn. Phi là chẳng phải, tiêu biểu cho nghĩa bác phá. Ðây nói chân lý vốn phi hữu, phi vô, phi thường, phi đoạn, phi sanh, phi diệt, phi nhứt, phi dị, phi lai, phi khứ, phi hữu biên, phi vô biên v.v... cho đến cả một trăm thứ phi. Tại sao thế? Bởi lý tánh ấy tuyệt ngôn luận, dứt tâm tư, chẳng thể dùng lời nói và sự suy nghĩ mà viện đến và diễn tả được.


Còn Ðệ Nhứt Nghĩa Ðế là thế nào? Ðây là nghĩa chân thật bậc nhứt, bên Tông mệnh danh là: Một bước trên đầu sào trăm trượng, bên Giáo gọi là: Bất Nhị pháp môn hay Thánh Ðế. Xin mượn lời vấn đáp của vua Lương Võ hỏi tổ Ðạt Ma để tạm giải thích: Hỏi: "Bạch ngài! Sao gọi là Ðệ Nhứt Nghĩa Ðế hay Thánh Ðế?". Ðáp: "Rỗng rang không tánh!".


Quy kết lại, ý bài kệ trên nói: Một câu A Di Ðà, nếu vận dụng đến mức cùng tột, hành giả sẽ lìa tứ cú, vượt khỏi bách phi, đi ngay vào Ðệ Nhứt Nghĩa Môn, tức thể nhập chân tâm vậy.


Qua năm bài kệ liên quan nhau nói trên, từ diễn dịch cho đến quy nạp, ở điểm nào câu niệm Phật cũng dung thông không ngại. Nhưng luận về phần căn bản, các lối chấp của nhà tu học Phật pháp xưa nay chẳng ngoài hai điểm: Có và Không. Bước đầu tiên vào đạo, và cũng thuộc phần đa số, người tu Phật thường hay chấp Có. Khi làm các công đức lành, họ sanh niệm trước tướng, đôi khi dẫn đến sự tự mãn khoe khoang. Lối chấp này gây trở ngại cho bước ngộ đạo, tiến trình đến cảnh giới giải thoát.


Sau khi đi sâu thêm vào biển Phật pháp, xem đến kinh Kim Cang, Pháp Bảo Ðàn, hoặc nghiên cứu về thiên lý cao siêu, hầu hết lại rơi vào lối chấp Không. Do đó, có nhiều kẻ đã không xem trọng điểm ăn chay, giữ giới, bác bỏ sự niệm Phật tụng kinh cùng các việc làm lành, cho là thấp kém trước tướng, chẳng hợp với trình độ cao siêu của lý Không. Họ đâu hiểu lý Không của Ðại thừa là làm tất cả công đức hữu vi mà không chấp thấy có tướng làm. Chẳng hạn như kinh Kim Cang bảo Bồ Tát bố thí chẳng nên trụ tuớng, là không chấp thấy mình là người thí cho, đây là vật trao giúp, kia là kẻ được ân huệ nhận lãnh. Bố thí như thế công đức mới vô hạn lượng, rộng lớn như hư không. Trong ấy cũng nói về tụng kinh này sẽ được công đức như thế nào? Vậy thì kinh Kim Cang, một áo điển diễn đạt về lý Không của Ðại Thừa đâu từng bác bỏ việc tụng kinh, bố thí?


Trong hai lối chấp trên, chấp Có hãy còn gốc luân hồi, song chấp với những việc lành, cũng sẽ được phước báu cõi Nhơn Thiên. Ðến như chấp Không, bác phá tất cả sự tướng thì quả thật là tai hại. Kinh Phật gọi đó là tội phá chánh kiến, bởi vì bài bác nhân quả. Nó gây sự lầm lạc cho mình và người hủy hoại Phật pháp, khiến cho đương nhơn dễ sa vào địa ngục! Ðây là hiện tượng mà các bậc thiện tri thức gọi là nhức đầu đau tim (thống tâm tật thủ) vì nó gây tổn thương rất nhiều cho Phật giáo. Chấp Không như thế lại dễ khiến cho loài Không Ma dựa vào tác hại, làm hành giả đảo điên. Bút giả đã gặp một Thượng Tọa thuật lại câu chuyện như sau:


Theo ý tôi, vị Thượng Tọa ấy nói, việc tham thiền chỉ thích hợp riêng cho một số ít người bậc thượng căn. Thời nay, phần đông hàng tăng, tục khi tu, nên lấy niệm Phật làm phần chánh, tụng kinh hoặc trì chú làm phụ. Bởi tham thiền mà chưa thể thường nhiếp tâm vào định, hoặc hiểu sai lầm rồi trụ tâm nơi cái ngoan không ám muội, tất sẽ bị loài không ma dựa vào. Chính tôi đã mục kích vài ba người trong trường hợp này. Ðộ nọ, có một sư cô đến gặp tôi đảnh lễ, trình thưa rằng: "Huynh đệ con hơn mười người, trước kia đã thọ giáo với một vị tự xưng là Khán Không thiền sư. Vị này bảo phải gạt hết tướng có, trụ tâm vào nơi không. Huynh đệ con thật hành theo một thời gian, về sau tất cả đều bị loài ma ám nhập, nói việc vị lai quá khứ, luận thuyết toàn là lý Không. Riêng phần con, nó đã dựa vào hơn mười năm. Hiện thời khi gặp tượng hay kinh Phật, nó giục bảo phải đập phá xé bỏ. Gặp hàng Tăng Ni, lại giục bảo phải chửi mắng, nói những lời thô tục. Con tự kềm hãm chống trả lại, tìm nhiều bậc Pháp sư cầu cứu, song họ đều nói con ma này uy lực cao không thể trục xuất ra được. Nay con đến đây đảnh lễ cầu xin thầy có phương pháp chi giải thoát dùm con!". Tôi nghe nói, bảo sư cô ấy tạm nằm nơi ghế dựa, rồi ngồi phía sau để tay kiết ấn nơi đảnh mà trì chú Chuẩn Ðề. Tụng một lát, cô ấy chuyển lời nói con ma năn nỉ xin tha, vì nó ra ngoài bơ bơ không nơi nương tựa. Tôi không chấp thuận, tiếp tục trì chú mãi. Ban sơ, sư cô nghiêng trở, dằn vật mình, kế tiếp lần lần thở gấp gần như đứt hơi. Tôi thấy thế liền dừng lại, vì biết nếu cứ trì tụng tiếp, nó có thể liều chết giết người bịnh trước, phó mặc cho sự thể ra sao thì ra. Ðã có vài vị pháp sư bị cảnh ma giết người bịnh trong trường hợp này.


Tối hôm ấy, tôi trì chú, cầu nguyện xin chư thần giúp đỡ. Hơn một giờ đêm, trong giấc mơ tôi thấy có hai vị Kim Cang sứ giả. Một vị thân màu đen như sắt, khôi giáp toàn trắng; vị kia thân trắng như bạc, khôi giáp toàn đen. Trước tiên, Thiết sứ giả lấy ra một binh khí lạ dường như xa luân múa lên. Giây phút, từ binh khí ấy phát tiếng kêu vo vo, phóng ánh sáng lạ mắt. Kế tiếp vị Ngân sứ giả đưa tay ra ngăn lại bảo: "Hãy từ từ xem nó có chịu cải hối hay không đã!". Tới đây, cảnh tượng đều ẩn mất. Thức tỉnh, tôi ngẫm nghĩ biết chư vị mách bảo: Nên khuyến hóa hơn là dùng uy lực gây oan trái. Sáng ra tôi thuyết giáo chỉ rõ lối chấp sai lầm không lợi ích cho con ma nghe, nó xin sẽ chuyển hướng tu theo chánh pháp. Riêng phần sư cô nọ, tôi bảo vì loài ma đã dựa vào quá lâu, nên thể phách của nó có phần dính liền với thể xác. Nếu vội trục xuất, e cho thân của người bịnh sẽ bị tổn. Tôi truyền ấn và chú Chuẩn Ðề, bảo cô nên hằng ngày trì tụng. Với uy lực của chú, ma sẽ từ từ xuất ra. Sư cô ấy vâng lời.


Nói xong vị Thượng Tọa kết luận: Sự nhận thức cùng tu tập sai lầm, gây nên tổn hại và cứu gỡ khó khăn là như thế.

Comments

Popular posts from this blog