Shurangama Mantra with Verses and Commentary

by Venerable Tripitaka Master Hsuan Hua





332. NAN ĐÀ KÊ SA RA

難陀雞沙囉

NANDIKESVARA

 

 

Hoan Hỷ Kim Cang bảo trượng kình

Hảo thanh điểu xướng hòa nhã âm

Càn Thát Bà Vương giai quyến thuộc

Tinh cần hành mãn liễu tử sanh.

 

歡喜金剛寶杖擎

好聲鳥唱和雅音

乾闥婆王偕眷屬

精勤行滿了死生



ŌM! NAN ĐÀ KÊ SA RA.


Tụng câu chú nầy, thì vang ra tiếng vi diệu, thí như trăm nghìn thứ nhạc đồng một lúc hòa chung. Người nào nghe tiếng đó tự nhiên HOAN HỶ TINH CẦN tu hành vì thoát sanh tử.



PHÓNG HÀO QUANG, KHẮP THỊ HIỆN

 

Ông A-nan đỉnh-lễ chân Phật mà bạch Phật rằng: "Từ khi xuất-gia, tôi ỷ-lại nơi lòng thương-yêu của Phật; vì cầu tuệ đa-văn, chưa chứng quả vô-vi, nên bị tà-thuật Phạm-thiên kia bắt-buộc; tâm tuy rõ-ràng, nhưng sức không tự-do, nhờ gặp ngài Văn-thù, khiến cho tôi được giải-thoát. Tuy tôi thầm nhờ sức của thần-chú Phật-đỉnh Như-lai, nhưng chính mình còn chưa được nghe chú ấy, xin nguyện đức Đại-từ tuyên-nói lại cho, thương-xót cứu-giúp các hàng tu-hành trong Hội nầy và những người đời sau, còn trong luân-hồi, được nhờ mật-âm của Phật, mà thân-ý được giải-thoát". Lúc bấy giờ, tất-cả đại-chúng trong Hội thảy đều làm lễ, chờ nghe những câu chú bí-mật của Như-lai.

( Lúc đó, đức Thế-tôn, từ nơi nhục-kế phóng ra trăm thứ hào-quang báu, trong hào-quang hiện ra hoa sen báu ngàn cánh, có hóa-thân Như-lai ngồi trong hoa sen, trên đình phóng ra mười đạo hào-quang bách-bảo; trong mỗi mỗi đạo hào-quang, đều hiện ra những vị Kim-cương mật-tích, số-lượng bằng mười số cát sông Hằng, xách núi, cầm xử, khắp cõi hư-không. Đại-chúng ngửa lên xem, vừa yêu vừa sợ, cầu Phật thương-xót che-chở, một tâm nghe đức Phóng-quang Như-lai, nơi Vô-kiến-đỉnh-tướng của Phật, tuyên-nói thần-chú : )

 

Nhĩ thời Thế Tôn, tùng nhục kế trung, dõng bách bảo quang, quang trung dõng xuất, thiên diệp bảo liên, hữu hóa Như Lai, tọa bảo hoa trung. Ðảnh phóng thập đạo, bá bảo quang minh, nhất nhất quang minh, giai biến thị hiện, thập Hằng Hà sa, Kim cang mật tích, kình sơn trì sử, biến hư không giới, Ðại chúng ngưỡng quán, úy ái kiêm bão, cầu Phật ai hựu, nhất tâm thính Phật, vô kiến đảnh tướng, phóng quang Như Lai, tuyên thuyết thần chú :

 

 

PHẬT ĐẢNH QUANG TỤ

MA HA TÁT ĐÁT ĐA BÁT ĐÁT RA

THỦ LĂNG NGHIÊM THẦN CHÚ


ŌM! NAN ĐÀ KÊ SA RA.



PHẬT THUYẾT KINH A DI ĐÀ

 

Dao Tần, Tam-Tạng Pháp-Sư Cưu-Ma-La Thập dịch

Việt Dịch : HT. Trí-Tịnh



TÍN


Nói về  “Y BÁO TRANG NGHIÊM” và “CHÁNH BÁO VÔ LƯỢNG THÙ THẮNG”, để cho chúng-sanh “TÍN” rằng là cõi nước “CÓ THẬT”, cũng như cõi “TA BÀ” của chúng ta đang sống đây vậy.

 

 

Y BÁO TRANG NGHIÊM

 

Xá Lợi Phất ! Cõi đó vì sao tên là cõi Cực Lạc?


Vì chúng sanh trong cõi đó không có bị những sự khổ, chỉ hưởng những điều vui, nên nước đó tên là Cực Lạc.

 

Xá Lợi Phất! lại trong cõi Cực Lạc có bảy từng bao lơn, bảy từng mành lưới, bảy từng hàng cây, đều bằng bốn chất báu bao bọc giáp vòng, vì thế nên nước đó tên là Cực Lạc.


Xá Lợi Phất! Lại trong cõi Cực Lạc có ao bằng bảy châu báu, trong ao đầy dẫn nước đủ tám công đức, đáy thuần dùng cát vàng trải làm đất.

 

Vàng bạc, lưu ly, pha lê hiệp thành những thềm, đường ở bốn bên ao; trên thềm đường có lầu gác cũng đều nghiêm sức bằng vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não.


Trong ao có hoa sen lớn như bánh xe: hoa sắc xanh thời ánh sáng xanh, sắc vàng thời ánh sáng vàng, sắc đỏ thời ánh sáng đỏ, sắc trắng thời ánh sáng trắng, mầu nhiệm thơm tho trong sạch.

Xá Lợi Phất! Cõi nước Cực Lạc thành tựu công đức trang nghiêm dường ấy.


Xá Lợi Phất! Lại trong cõi nước của Đức Phật đó, thường trỗi nhạc trời, đất bằng vàng ròng, ngày đêm sáo trời rưới hoa trời mạn đà la.

 

Chúng sanh trong cõi đó thường vào lúc sáng sớm, đều lấy đãi hoa đựng những hoa tốt đem cúng dường mười muôn ức Đức Phật ở phương khác, đến giờ ăn liền trở về bổn quốc ăn cơm xong đi kinh hành.

 

Xá Lợi Phất! Cõi nước Cực Lạc thành tựu công đức trang nghiêm dường ấy.


Lài nữa, Xá Lợi Phất! Cõi đó thường có những giống chim mầu sắc xinh đẹp là thường, nào chim
Bạch hạc, Khổng tước, Anh- võ, Xá- lợi, Ca- lăng- tần- già, Cọng- mạng; những 
giống chim đó ngày đêm sáu thời kêu tiếng hoà nhã.

 

Tiếng chim đó diễn nói những pháp như ngũ căn, ngũ lực, thất bồ đề phần, bát thánh đạo phần..v..v.. Chúng sanh trong cõi đó nghe tiếng chim xong thảy đều niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng!

 

Xá- Lợi- Phất! Ông chớ cho rằng những giống chim đó thiệt là do tội báo sanh ra. Vì sao?


Vì cõi của Đức Phật đó không có ba đường dữ. Xá- Lợi- Phất! Cõi của Đức Phật đó tên đường dữ còn không có huống gì lại có sự thật. Những giống chim đó là do Đức Phật A Di Đà muốn làm cho tiếng pháp được tuyên lưu mà biến hoá làm ra đấy thôi.


Xá- Lợi- Phất! Trong cõi nước của Đức Phật đó,
gió nhẹ thổi động các hàng cây báu và động mành lưới báu, làm vang ra tiếng vi diệu, thí như trăm nghìn thứ nhạc đồng một lúc hoà chung.


Người nào nghe tiếng đó tự nhiên đều sanh lòng
niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.


Xá- Lợi- Phất! Cõi nước của Đức Phật đó thành tựu công đức trang 
nghiêm dường ấy.

 


CHÁNH BÁO VÔ LƯỢNG THÙ THẮNG

  

Xá- Lợi- Phất! Nơi ý ông nghĩ sao? Đức Phật đó vì sao hiệu là A Di Đà?


Xá-Lợi- Phất! Đức Phật đó,
hào quang sáng chói vô lượng, soi suốt các cõi nước trong mười phương không bị chướng ngại vì thế nên hiệu là A Di Đà.

 

Xá- Lợi- Phất! Đức Phật đó và nhân dân của Ngài sống lâu vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp, nên hiệu là A Di Đà.

 

Xá- Lợi- Phất! Đức Phật A Di Đà thành Phật nhẫn lại đến nay, đã được mười kiếp.


Xá- Lợi- Phất! Lại Đức Phật đó có vô lượng vô biên Thanh Văn đệ tử đều là bực A La Hán, chẳng phải tính đếm mà có thể biết được, hàng Bồ Tát chúng cũng đông như thế.

 

Xá- Lợi- Phất! Cõi nước của Đức Phật đó thành tựu công đức trang nghiêm dường ấy.




Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích

Tuyên Hóa Thượng Nhân giảng thuật



Hương Thần là ai? 

Ðó chính là Càn Thát Bà trong Bát Bộ Quỷ Thần, trên đầu có một cái sừng.


Kinh văn:

Bấy giờ, bốn vị Thiên Vương cai quản bốn phương đồng từ chỗ ngồi đứng dậy, cung kính chắp tay mà bạch Phật rằng: "Bạch Ðức Thế Tôn! Bồ Tát Ðịa Tạng từ kiếp lâu xa đến nay đã phát đại nguyện như thế, vì sao đến nay vẫn độ chưa hết, lại còn phát quảng đại thệ nguyện nữa? Cúi xin Ðức Thế Tôn dạy cho chúng con rõ."

Lược giảng:

Bấy giờ, lúc Bồ Tát Ðịnh Tự Tại Vương cung kính lễ Phật và lui ra ngồi sang một bên rồi, thì bốn vị Thiên Vương coi bốn phương đồng từ chỗ ngồi đứng dậy,

Bốn vị Thiên Vương của bốn phương đều cư ngụ ở lưng chừng núi Tu Di; cung điện có thành trì bằng thất bảo—vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não—bao quanh. Thành cao bốn vạn hai ngàn do-tuần, chung quanh có bảy lớp hàng cây, bảy lớp lưới giăng (la võng), bảy lớp câu-lơn bao bọc, vô cùng trang nghiêm.

"Tứ Phương Thiên Vương" tức là bốn vị Thiên Vương trấn giữ ở bốn phương—Ðông Phương Thiên Vương, Nam Phương Thiên Vương, Bắc Phương Thiên Vương và Tây Phương Thiên Vương.

1) Ðông Phương Thiên Vương. Theo tiếng Phạn, tên của vị Thiên Vương này là Ðề Ða La Tra; Trung Hoa dịch là Trì Quốc. "Trì" tức là "trì hộ"—vị Thiên Vương này gìn giữ và bảo hộ quốc gia cùng tất cả chúng sanh. Ðông Phương Thiên Vương có chín mươi chín người con trai và đều được gọi là Nhân Ðà La.

Trong các quỷ thần do Ðông Phương Thiên Vương thống lãnh, thì có một số là Hương Thần (thần thích hương thơm), và một số là Xú Thần (thần hôi thúi). Hương Thần là ai? Ðó chính là Càn Thát Bà trong Bát Bộ Quỷ Thần, trên đầu có một cái sừng. Càn Thát Bà rất thích ngửi hương thơm, hễ đánh hơi thấy nơi nào có hương thơm là liền chạy về hướng đó. Ngọc Ðế, tức là Nhân Ðà La Vương, có một loại hương gọi là hương chiên-đàn; khi nào đốt hương này lên, Càn Thát Bà ngửi được thì liền đến và khảy đàn tấu nhạc cho Ngọc Ðế nghe. Bởi Ngọc Ðế vẫn còn ở trong Lục Dục Thiên, chưa ra khỏi cảnh giới Ngũ Trần, cho nên còn thích nghe Càn Thát Bà tấu nhạc. Vậy, Càn Thát Bà là Nhạc Thần của Ngọc Ðế, mà cũng chính là Hương Thần.

Trì Quốc Thiên Vương còn thống lãnh cả Xú Thần (thần hôi thúi). Xú Thần này có tên là Phú Ðơn Na, đi đến đâu là hôi hám thối tha đến đó. Ðây cũng chính là vị Phú Ðơn Na được nhắc tới trong Chú Lăng Nghiêm. Bản lãnh cùng thần thông của Xú Thần chính là phóng ra mùi hôi, và hễ đến nơi nào thì nơi ấy liền có mùi hôi thối nồng nặc!

2) Nam Phương Thiên Vương. Theo tiếng Phạn, tên của vị Thiên Vương này là Tỳ Lưu Ly; Trung Hoa dịch là Tăng Trưởng—vị Thiên Vương này có thể làm cho thiện căn của chúng sanh được tăng trưởng. Nam Phương Thiên Vương cũng có chín mươi chín người con trai, và cũng đều gọi là Nhân Ðà La. Bốn vị Thiên Vương này, mỗi vị đều có chín mươi chín (99) người con trai, và đều được gọi là Nhân Ðà La; vì vậy, cả ba trăm chín mươi sáu (396) vị đều có cùng một tên gọi giống nhau.

Nam Phương Tăng Trưởng Thiên Vương cũng cai quản, thống lãnh các quỷ thần; trong đó có loài Viễn Quỷ (quỷ xa) và Cận Quỷ (quỷ gần). Vì sao gọi là Viễn Quỷ? Vì loài quỷ này thường tránh xa loài người. Vì sao gọi là Cận Quỷ? Vì loài quỷ này thích làm tổ tiên của người ta, hễ đến nhà người nào thì làm tổ tiên của người đó, cho nên gọi là Cận Quỷ.

Viễn Quỷ có tên gọi là gì? Trong Chú Lăng Nghiêm, Viễn Quỷ được gọi là Cưu Bàn Trà. Ðúng ra, những chữ này phải đọc là "Cưu Bàn Ðồ," nhưng hiện nay những người tụng Chú đều đọc là "Cưu Bàn Trà"—có lẽ Cưu Bàn Ðồ cũng biết mình bị đổi tên rồi, do vậy quý vị có đọc là "Cưu Bàn Trà" thì cũng được linh ứng như nhau; cho nên, tên gọi thì không có gì là nhất định cả.

Tại sao "Cưu Bàn Ðồ" lại bị đọc nhầm thành "Cưu Bàn Trà"? Vì người ta không nhìn cho rõ chữ "đồ"! Chữ "đồ" và chữ "trà" chỉ khác nhau ở một nét ngang, và hai chữ này cũng chỉ hơn kém nhau một nét ngang ấy mà thôi—phần dưới của chữ "trà" là chữ "mộc," còn phần dưới của chữ "đồ" là chữ "mạt." Bởi chỉ sai khác nhau một nét ngang nhỏ, nên người ta lơ đễnh mà lầm lẫn chữ "đồ" ra chữ "trà." Thế nhưng, khi nghe ai gọi "Cưu Bàn Trà" thì Cưu Bàn Ðồ cũng biết đó là người ta gọi mình.

Hình dạng của Cưu Bàn Trà như thế nào? Cưu Bàn Trà hình thù trông như cái vại hay cái chum lớn tròn tròn, không có đầu, cũng chẳng có chân. Vì loài quỷ này thường tránh xa, không thích ở gần con người, nên gọi là Viễn Quỷ.

Loài Cận Quỷ được gọi là Bệ Lệ Ða, và cũng có được nhắc đến trong Chú Lăng Nghiêm. Ở Trung Quốc, mỗi gia đình đều có thờ cúng bài vị tổ tiên, và loài quỷ này thường lân la tìm đến làm tổ tiên cho từng nhà. Bởi loài quỷ này thích tiếp xúc, thân cận loài người nên được gọi là "Cận Quỷ."

3) Tây Phương Thiên Vương. Theo tiếng Phạn, tên của vị Thiên Vương này là Tỳ Lưu Bạc Xoa; Trung Hoa dịch là Tạp Ngữ, ngụ ý rằng vị Thiên Vương này biết nói đủ các thứ tiếng, thông thạo tất cả ngôn ngữ của mọi quốc gia.

Tây Phương Thiên Vương còn được gọi là Quảng Mục Thiên Vương và cũng thống lãnh một số quỷ; đó là loài quỷ nào? Chính là loài quỷ mà trong Chú Lăng Nghiêm gọi là Tỳ Xá Ðồ và Trung Hoa dịch là Ðạm Tinh Khí Quỷ, tức là loài quỷ chuyên ăn tinh khí. "Tỳ Xá Ðồ" còn được dịch là Ðiên Cuồng Quỷ, bởi loài quỷ này có thể làm cho người ta sanh bệnh điên cuồng, bị phát điên phát cuồng. Loài quỷ này lại chuyên ăn tinh khí của con người—chúng đến những nơi xảy ra hành vi tánh dục nam nữ để ăn thứ tinh khí bất tịnh ấy. Một khi quỷ Tỳ Xá Ðồ khiến cho người nào mắc bệnh, thì người đó không còn hay biết gì cả, phải vào bệnh viện tâm thần để điều trị. Tuy nhiên, những người bị loài quỷ này hãm hại, dù có ở bệnh viện tâm thần thì cũng không dễ gì bình phục được.

Tây Phương Thiên Vương còn thống lãnh cả rồng độc (độc long). Loài rồng có nọc độc này, hễ mắt chúng vừa nhác thấy người nào thì người đó liền bị trúng độc của chúng ngay tức khắc. Chẳng những thế, nếu quý vị nghe tiếng của chúng, ngửi thấy mùi của chúng hoặc tiếp xúc, đụng chạm vào chúng, thì cũng đều bị trúng độc cả.

Như vậy, Tây Phương Thiên Vương thống lãnh, cai quản hai loại quỷ thần là quỷ Tỳ Xá Ðồ và loài rồng độc.

4) Bắc Phương Thiên Vương. Trong bốn vị Thiên Vương thì Bắc Phương Thiên Vương là thủ lãnh; cả ba vị Thiên Vương kia đều phải chịu sự chỉ huy của vị thủ lãnh này.

Bắc Phương Thiên Vương cũng cai quản quỷ thần; đó là loài quỷ thần nào? Ðó là hai loài quỷ—quỷ Dạ Xoa và quỷ La Sát. Dạ Xoa có rất nhiều loại—có Dạ Xoa đi dưới đất, có Dạ Xoa du hành trên không trung, có Dạ Xoa ở trên trời... Dạ Xoa còn được gọi là quỷ Tiệp Tật, tức là loài quỷ chạy nhanh, bởi chúng có thể chạy với một tốc độ xấp xỉ tốc độ của ánh sáng. Quỷ La Sát còn được gọi là quỷ Khả Bố (đáng sợ), vì chúng rất tàn ác và có hình thù trông rất đáng sợ.

Bốn vị Thiên Vương cai quản các quỷ thần như thế ở thế gian, và đến lúc cần họp hội nghị thì họ đều quy tụ ở chỗ của Bắc Phương Thiên Vương. Bắc Phương Thiên Vương có tên là Tỳ Sa Môn, Trung Hoa dịch là Ða Văn, vì vị Thiên Vương này có kiến thức rất uyên thâm, hiểu nhiều biết rộng. Cũng chính vì thế mà ba vị Thiên Vương kia đều răm rắp tuân theo hiệu lệnh cùng mọi sự sai bảo của Bắc Phương Thiên Vương.

 

Lúc bấy giờ, bốn vị Thiên Vương, vốn đang cùng đại chúng nghe Kinh Ðịa Tạng, đều từ chỗ ngồi đứng dậy, cung kính chắp tay mà bạch Phật rằng: "Bạch Ðức Thế Tôn! Bồ Tát Ðịa Tạng từ kiếp lâu xa đến nay đã phát đại nguyện như thế, vì sao đến nay vẫn độ chưa hết, lại còn phát quảng đại thệ nguyện nữa? Vì sao đến nay Bồ Tát Ðịa Tạng vẫn còn đi độ chúng sanh, vẫn chưa hoàn thành viên mãn hạnh nguyện của mình, lại còn phát lời thệ nguyện rộng lớn nữa? Cúi xin Ðức Thế Tôn dạy cho chúng con rõ. Chúng con kính xin Ðức Phật hãy vì tất cả đại chúng trong Pháp Hội hiện nay mà giảng rõ điều này."




Thất Phật Ra Da [32]

BỔN-THÂN NGÀI THÍCH-LỊCH BỒ-TÁT



Hàng phục chư ma chánh pháp hưng

Tích lịch thiểm điện quỷ thần kinh

Vũ trụ trừng thanh yêu phân tức

Huệ nhật cao chiếu khánh hòa bình.



Nhật-Tinh-Ma-Ni Thủ Nhãn Ấn Pháp
Thứ Tám


Tâm địa quang minh chiếu thế gian
Lục căn thanh tịnh hỗ dụng huyền
Ngu si chuyển thành chân trí huệ
Hắc ám biến tác cự hỏa diệm.


Thất Phật Ra Da [32]
Án-- độ tỉ, ca giả độ tỉ, bát ra phạ rị nảnh, tát-phạ hạ.

ŌM! NAN ĐÀ KÊ SA RA.


8.      The Sun Essence Mani Hand and Eye
         
Nhật-Tinh Ma-Ni Thủ Nhãn Ấn Pháp

Comments

Popular posts from this blog