Shurangama Mantra with Verses and Commentary
by Venerable Tripitaka Master Hsuan Hua
440. TA BÀ HA RA
婆娑訶囉
VASA HĀRĀ
Thực
du quỷ hấp đăng chúc tinh
Tự
phục bảo hỏa Phật lai ứng
Trừng
thanh vũ trụ quang vạn trượng
Tế
địa ngục khổ độ u minh.
食油鬼吸燈燭精
自伏寶火佛來應
澄清宇宙光萬丈
濟地獄苦度幽冥
HÀNG PHỤC QUỶ ĂN TÀN LỬA KHÓI DẦU,
PHÁT BỒ-ĐỀ TÂM, TU BỒ-TÁT ĐẠO, THÀNH NHỨT THIẾT CHỦNG TRÍ.
Đại từ đại
bi cứu quần sinh
Đại hỷ đại xả ích hàm manh
Đại nguyện đại nhân bồ tát đạo
Đại hùng đại lực Phật quả thành.
Tích-TrượngThủ Nhãn Ấn Pháp
(KINH ĐỊA TẠNG : Từ phẩm thứ 7 cho đến phẩm thứ 13 là “TRUYỀN BÁ LƯU THÔNG” CHO CHÚNG SANH BIẾT ĐƯỢC KINH NẦY. TỨC LÀ LÀM CHO CHÚNG-SANH THẤY NGHE ĐƯỢC BỔN NGUYỆN, BỔN HẠNH VÀ THẦN LỰC BẤT KHẢ TƯ NGHÌ CỦA ĐỊA TẠNG BỒ-TÁT, MÀ Y THEO ĐÓ TU HÀNH “PHÁT BỒ-ĐỀ TÂM”. VẬY AI LÀM VIỆC NẦY? CHÍNH LÀ “BỒ-TÁT QUÁN THẾ ÂM”)
Kinh văn:
Lại có chư đại quỷ vương ở các cõi nước phương khác cùng thế
giới Ta Bà, như Ác Mục Quỷ Vương, Ðạm Huyết Quỷ Vương, Ðạm Tinh Khí Quỷ Vương,
Ðạm Thai Noãn Quỷ Vương, Hành Bệnh Quỷ Vương, Nhiếp Ðộc Quỷ Vương, Từ Tâm Quỷ
Vương, Phước Lợi Quỷ Vương, Ðại Ái Kính Quỷ Vương..., các quỷ vương như thế đều
đến hội họp.
Lược giảng:
Lại có chư đại quỷ vương ở các cõi nước phương khác cùng
thế giới Ta Bà... Vì sao nói là "lại
có"? Bởi vì không phải chỉ có chư Bồ Tát cùng Thiên Long Bát Bộ như đã kể
trên mà thôi, mà còn có rất đông đảo các vị từ các cõi nước phương khác cũng
đến cung trời Ðao Lợi nữa.
"Các cõi nước phương khác" tức là các quốc độ, các cõi
nước của chư Phật khác ở thế giới khác, chứ không phải là của thế giới Ta Bà.
"Ta Bà" là Phạn ngữ; Trung Hoa dịch là "kham
nhẫn," ngụ ý rằng chúng sanh ở nơi này có thể nhẫn chịu sự thống khổ.
"Chư đại quỷ vương." Thông thường, người ta giảng chữ
"chư" này là đồng nghĩa với chữ "đa," và có nghĩa là
"nhiều"; nhưng tôi thì lại khác. Khác như thế nào ư? Theo tôi, chữ
"chư" không đồng nghĩa với chữ "đa" mà là đồng nghĩa với
chữ "thiểu," tức là "ít"; và "ít" tức là chỉ có
"một" mà thôi!
Có người nghe thế thì bất bình, nói rằng: "Thầy lầm rồi!
Theo tiếng Trung Hoa thì chữ 'chư' đồng nghĩa với chữ 'đa'; sao Thầy lại giảng
thành chữ 'thiểu,' rồi rốt cuộc lại biến thành chữ 'nhất,' tức là 'một'
được?"
Chính thế, tôi thích quy nạp tất cả về "một"; vì sao
ư? Bởi vì tôi vốn rất dốt toán, số mục nhiều quá thì không thể nào nhớ nổi; vả
lại, tôi thấy rằng "một" là dễ nhớ nhất, chứ sang đến "hai"
là bắt đầu phải động não, nghĩ ngợi rồi! Quý vị nói chữ "chư" đồng
nghĩa với chữ "đa," tức là "nhiều"; thế "nhiều"
thì rốt cuộc là bao nhiêu? Chẳng có một con số cụ thể nào cả! Không có một con
số đích xác thì rất rắc rối, cho nên tôi giảng thành "một" để đơn
giản hóa vấn đề vậy. "Chư" chính là "nhất," mà
"nhất" cũng là "chư"; "nhiều" tức là
"một," mà "một" cũng chính là "nhiều." Cho nên,
đây là điểm khác biệt của tôi trong vấn đề giảng Kinh.
Như vậy, "chư" đại quỷ vương thì tôi nói là
"một" đại quỷ vương; thế thì đó là ám chỉ vị đại quỷ vương nào? Bây
giờ tôi cứ giảng tới vị quỷ vương nào thì vị đó chính là "một" đại
quỷ vương! Ở đây có Ác Mục Quỷ Vương, Nhiếp Ðộc Quỷ Vương, Từ Tâm Quỷ Vương,
vân vân...; tôi sẽ đề cập tới từng quỷ vương một, chứ không gộp chung lại một
cách lộn xộn.
Vì sao tôi lại giảng chữ "chư" này thành chữ
"nhất"? Ðó là cách giảng "bất chấp lý lẽ" của tôi, và bây
giờ tôi sẽ giải thích cho quý vị nghe; bởi vì nếu tôi không giải thích thì quý
vị sẽ không "tâm phục, khẩu phục," và có thể còn ngờ rằng tôi giảng
sai nữa. Thế nên, bây giờ tôi sẽ cắt nghĩa cho quý vị rõ.
Chúng ta nói về chữ "nhiều," vậy do đâu mà thành
"nhiều"? Cái "nhiều" này là từ đâu đến? Thử truy tìm nguồn
gốc của "nhiều," thì quý vị sẽ thấy rằng "nhiều" vốn từ nơi
"một" mà ra; thậm chí cả "một" cũng không hiện hữu nữa.
Vậy, "nhiều" vốn dĩ phát xuất từ "một." Quý vị hãy thử bắt
đầu từ "một" mà tính lên, hễ quý vị nhớ được cái thứ nhất, thì có thể
biết được cái thứ hai, lại có thể biết cái thứ ba...; cứ thế mà suy ra thì có
thể nói rằng "một" là vô lượng, mà vô lượng rốt ráo cũng chỉ là
"một." Ðó chính là cảnh giới:
Nhất bổn tán vi vạn
thù,
Vạn thù nhưng quy
nhất bổn.
(Một gốc phân tán thành muôn vàn,
Muôn vàn quy nạp về một gốc.)
Cho nên, chúng ta tu hành thì đều phải quy nạp về
"một." Tu hành là "tu" cái gì? Chính là tu sửa cái tâm của
mình. Tâm chúng ta cần phải như thế nào? Tâm cần phải chuyên nhất; chúng ta
phải tu sao cho chỉ còn duy nhất "một" cái tâm mà thôi! Có câu:
Ðắc nhất vạn sự
tất.
(Ðược "một" thì muôn việc đều xong.)
Nếu quý vị đạt được cái "một" này, thì mọi sự kể như
hoàn tất, không còn việc gì nữa cả. Tu hành chính là tu cái "một"
này, phải tập luyện sao cho ý niệm của mình trở nên chuyên nhất, chỉ còn có
"một" mà thôi; bởi ý niệm có chuyên nhất thì trí huệ mới khai mở. Nếu
niệm không chuyên nhất thì sao? Thì đó là "hướng ngoại trì cầu," tức
là quý vị vẫn còn bôn ba tìm kiếm ở ngoài. Nếu quý vị có thể không khởi một
niệm nào cả thì lại càng vi diệu hơn nữa; bởi:
Nhất niệm bất sanh
toàn thể hiện,
Lục căn hốt động bị
vân già.
(Một niệm chẳng sanh, toàn thể hiện,
Sáu căn chợt động, mây liền che.)
Mặc dù trong kinh văn kể ra nhiều quỷ thần như vậy, nhưng nếu
quý vị có thể "nhất niệm bất sanh," thì sẽ không có ma quỷ nào cả.
Thậm chí, chẳng những không có ma quỷ mà ngay cả một vị thần cũng không có nữa.
Thật ra, chẳng những không có thần mà ngay cả một đức Phật, một vị Bồ Tát, cũng
không có nữa - tất cả đều không hiện hữu! Tất cả đều "không" - đây
mới là lúc mà tất cả đều thực sự hiện tiền! Bấy giờ, Ðức Phật hiện đến, Bồ Tát
cũng đến, Thanh Văn, Duyên Giác, Bích Chi Ca La... tất cả đều hiện thân đến. Vì
sao các ngài hiện đến? Bởi vì quý vị có thể "nhất niệm bất sanh"! Nếu
quý vị vẫn còn khởi tâm động niệm thì các ngài sẽ không hiện đến. Ðiều vi diệu
là ở điểm này và cũng chính là ở chữ "chư" này; cho nên, đây đích
thật là thứ cảnh giới không thể nghĩ bàn.
Ở đây, quý vị đừng giải thích chữ "chư" này theo nghĩa
"nhiều," mà hãy dùng theo nghĩa "một"; và rồi ngay cả
"một" cũng không tồn tại. Như thế, "chư" đại quỷ vương tức
là "một" đại quỷ vương; và rồi ngay cả một vị quỷ vương cũng không có
nữa - tất cả đều cao bay xa chạy hết. Không còn quỷ vương thì thế giới này cũng
không tồn tại. Thế giới này đã không tồn tại, thế thì quý vị còn gì để lo âu
nữa? Chẳng lo chẳng buồn, không quái không ngại; lúc đó gọi là:
"Tánh tận văn
tịch tham Thiên Ðịa."
Một khi quý vị đạt tới cảnh giới "tận nhân tánh, tận kỷ
tánh, tận vật tánh," tức là không còn thấy có tánh người, tánh mình, và
tánh của sự vật, thì lúc bấy giờ, quý vị chính là trời đất và trời đất chính là
quý vị; đồng thời, quý vị là chư Phật và chư Phật chính là quý vị - không hai
không khác. Nào có cái gì gọi là "bạn," là "tôi," hoặc là
"hắn"? Nào có cái gì gọi là "tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng
sanh, tướng thọ giả"? Không có gì cả! Tất cả đều không tồn tại, thế thì
quý vị còn gì để phiền não nữa chứ? Bấy giờ, phiền não gì cũng đều tiêu tan cả
- lúc đó thật là "thanh tịnh chí vô dư," trong sạch đến cực điểm; và
quả thật là:
"Nhất niệm bất
sanh toàn thể hiện,
Lục căn hốt động bị
vân già."
Quý vị xem, cảnh giới này thật là "diệu bất khả ngôn,"
vi diệu đến chẳng thể nói hết được! Ðã "chẳng thể nói hết được," thế
thì không cần phải nói, không cần phải giảng nữa sao? Vẫn cần phải giảng! Bởi
vì tôi thích giảng và vẫn muốn tiếp tục giảng nữa! Bây giờ chúng ta nói về
"chư đại quỷ vương." Các đại quỷ vương này rất hung ác, bởi vì là quỷ
mà! Chân của loài quỷ rất dài; dài khoảng bao nhiêu ư? - ! Tôi cũng không
biết là dài bao nhiêu nữa, có lẽ độ chừng vài "trượng." Thật ra, ngay
cả các học giả, các professors của
Trung Hoa cũng chẳng biết nhiều về quỷ vì chân của loài quỷ quá dài, dài đến
nỗi người ta không thể thấy được bọn chúng đang ở nơi đâu!
Theo tiếng Trung Hoa, chữ "quỷ" này đồng âm với chữ
"quy," có nghĩa là "trở về." Người ta thường nói:
"Chết tức là trở về." Về đâu? Về lại nơi mà mình đã phạm tội!
"Quỷ" tức là "quy" - tức là trở về lại trong địa ngục; bởi
loài quỷ cho rằng địa ngục là nhà của chúng, là nơi mà chúng phải quay về. Vì
sao chúng nghĩ như vậy? Vì mê muội!
Bây giờ tôi lại giải thích chữ "quỷ" theo tiếng Anh.
Theo Anh ngữ, "quỷ" tức là "ghost," và đồng âm với chữ
"go" hoặc "goes" có nghĩa là "đi." Ði đâu và để
làm gì? Loài quỷ cho rằng đi đây đi đó vui chơi là tuyệt nhất; nhưng thật ra,
chúng đi đâu? Ði đến núi đao, rừng kiếm, chảo dầu! Suốt ngày cứ "go, goes,
ghost"; rốt cuộc là "go" tới địa ngục, "go" tới cõi
ngạ quỷ, "go" tới cõi súc sanh!
Như vậy, chữ "quỷ" giảng theo tiếng Trung Hoa thì ngụ
ý là "quy" (quay về); còn giảng theo tiếng Anh thì ngụ ý là
"go" (đi). Ðây là cách giải thích đơn giản của tôi.
Như Ác Mục Quỷ Vương (chúa quỷ mắt dữ). Loài quỷ này có chân rất dài, mắt thì
chứa đầy vẻ hung ác đến nỗi vừa nhìn thấy mắt của chúng là người ta liền phát
run cầm cập!
Ðạm Huyết Quỷ Vương (chúa
quỷ uống máu). Loài quỷ này chuyên uống máu của chúng sanh; hễ nơi nào có máu
là chúng đều tìm đến để uống.
Ðạm Tinh Khí Quỷ Vương (chúa quỷ hút tinh khí); tiếng Phạn gọi là "Tỳ Xá
Già." Trong Chú Lăng Nghiêm có nhắc tới "Tỳ Xá Già," đó chính là
Ðạm Tinh Khí Quỷ Vương này vậy. Loài quỷ này chỉ thích hút lấy tinh khí của con
người và tinh túy của ngũ cốc. Tinh khí của loài người chúng ta vì sao vô hình
trung bị suy kém? Chính là vì bị loài quỷ này hút mất vậy.
Ðạm Thai Noãn Quỷ Vương (chúa quỷ ăn thai noãn). Loài quỷ này chuyên ăn những thai nhi
chưa thành hình. Khi có các trường hợp như sẩy thai, đẻ non, thai nhi chết
trong bụng mẹ xảy ra, thì lúc nhau thai rơi xuống là loài quỷ này liền chụp lấy
để ăn. "Noãn" tức là trứng; loài quỷ này cũng ăn cả trứng nữa, như
trứng gà chẳng hạn.
Tại sao bị làm loài quỷ này? Ðó là bởi đời trước, loài quỷ này
vốn là những kẻ thích việc sát sanh; và thịt của những thú vật mà họ giết được
thì đừng nói gì người khác, ngay cả vợ của họ mà họ cũng không cho ăn nữa!
Chẳng những không cho thịt con vật, mà luôn cả huyết của nó họ cũng không chia
cho ai cả. Họ tự sát sanh, rồi một mình ăn, một mình uống. Ngay cả vợ của họ mà
họ còn không chia xẻ cho, huống hồ là người khác! Ðối với người khác thì họ lại
càng cho không đành nữa! Ðiều này thể hiện thói keo kiệt, bỏn sẻn của họ. Cho
nên, sau khi chết, họ phải làm loài quỷ ăn thai noãn, chỉ ăn toàn đồ dơ; đó là
do thói tham lam, keo kiệt từ đời trước mà ra.
Hành Bệnh Quỷ Vương (chúa
quỷ gây bệnh tật). Loài quỷ này đi đến đâu là gieo rắc các bệnh dịch, bệnh
truyền nhiễm đến đó - chúng đem mầm bệnh đến khắp nơi.
Nhiếp Ðộc Quỷ Vương (chúa
quỷ hút khí độc). Ðây là một loài quỷ tốt bụng, chứ không phải độc ác, hại
người. Nếu quý vị bị nhiễm phải khí độc, loài quỷ này có thể giúp quý vị hút
chất độc ra, bởi chúng là loài quỷ cứu người. Nhiếp Ðộc Quỷ Vương chính là hóa
thân của Bồ Tát, thị hiện đến để cứu độ chứ không phải để đầu độc chúng sanh.
Bất luận là ai bị trúng độc, Nhiếp Ðộc Quỷ Vương đều có thể hút chất độc ra để
giải cứu cho người ấy - đây là một vị quỷ vương tốt bụng, có lòng hảo tâm.
Từ Tâm Quỷ Vương (chúa
quỷ có lòng nhân từ). Vị quỷ vương này thì đầy lòng từ bi. Tuy rằng làm quỷ,
song mục đích của Từ Tâm Quỷ Vương là muốn lọt vào cõi giới của quỷ để dễ bề
cứu độ và khiến cho loài quỷ phát Bồ Ðề tâm.
Phước Lợi Quỷ Vương (chúa
quỷ làm phúc lợi). Vị quỷ vương này chính là vị Thần Tài giúp tăng phước, ban
tài lộc.
Ngoài ra, còn có vị quỷ vương tên là Ðại Ái Kính Quỷ
Vương (chúa quỷ đại ái kính).
Các quỷ vương như thế đều đến hội họp. Tất cả các quỷ vương kể trên đều hớn hở đến cung trời Ðao
Lợi để nghe Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết Kinh Ðịa Tạng.
Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn
Nguyện Thiển Thích
Comments
Post a Comment