Shurangama Mantra with Verses and Commentary

by Venerable Tripitaka Master Hsuan Hua




396. TÁT BÀ XÁ RA BÀ NOA TỆ PHẤN

薩婆舍囉婆拏弊泮

SARVA GRAMANE BHYAH PHAT

 

 

Vô cấu thanh tịnh phá tai ách

Phú tha hữu dư thọ sa la

Kiên cố diệu cú hàng ma chúng

Hộ pháp thiện thần diễn Ma Ha.

 

無垢清淨破災厄

覆他有餘樹娑羅

堅固妙句降魔眾

護法善神衍摩訶



ÁN! TÁT BÀ XÁ RA BÀ NOA TỆ PHẤN.

TIÊU TRỪ TAI ÁCH


 


Ẩn-Tu Ngẫu Vịnh

Như-Ý Giảng giải 

 

 

TRĂNG in NƯỚC bích LÒNG THIỀN rạng,

GÍO LỘNG non hồng Ý ĐẠO thanh.

 

 

HÒA THƯỢNG TÔN SƯ

Ngài Tam-Tạng Pháp-Sư  Thích Thiền-Tâm, hiệu Vô-Nhất.



BÀI SỐ 89

 

Ẩn tu bom đạn,  điềm hung

Tan-tác thành đô quả đất rung

Đổi cảnh, đổi người, thời tiết đổi

Núi nhô, Đất sụp, chuyện khôn cùng.

 

NHƯ Ý :  SẤM KÝ ĐẠO TIÊN có ghi hai đoạn:

 

“Ngọn thủy triều nô nức Sục Sôi,

Bầu địa giới một phen rung chuyển”.

“Trong hai ngàn biến đổi Thất-sơn,

Biến Thiên biến Địa biến Nhơn thay đời”.





Đương thời giảm kiếp, trình đạo đạo đức của nhân loại mỗi ngày một kém, trái lại tội ác mỗi ngày một thêm. Do sức nghiệp của đa số người chiêu cảm, nên khắp thế giới nổi lên những hiện tượng: động đất, bão, lụt, núi lửa, nắng hạn, thời tiết bất thường.

So với mấy mươi năm về trước, những chuyện chém giết trộm cướp, dâm loàn, lường gạt giữa ngày nay, đã khiến cho người có lòng với thế đạo nhân tâm phải bàng hoàng lo sợ!


Kinh Phật nói: "Tất cả sự khổ vui đều do tâm tạo".

Vậy muốn cải thiện con người, tạo hoàn cảnh tốt, phải tìm sửa đổi từ chỗ phát nguyên. Ở đây, tôi muốn nói là mọi người phải dứt trừ tâm niệm xấu ác, ví như muốn được dòng nước trong, đừng để cho nguồn vẩn đục.

 

Muôn luận ngàn kinh nghĩa rối phiền,

HƯƠNG QUÊ một quyển để lưu truyền.

Niềm vui thôn cũ đành rành nói,

Dựng tấm bia vàng chỉ lộ nguyên.

 

Tuyển trong kinh luận những điều hay,

Đề vịnh Tây phương động cảm hoài!

Chớ nói có nhà về chẳng được,

Lòng quê không tận tợ Tây Trai!

 

Trôi nổi lìa cha mấy hạ đông ,

Trời Tây gia nghiệp nguyện làm xong,

Tay vàng mong tưởng ơn dìu dắt.

Dám để Từ Tôn mỏi mắt trông.

 

Nghiệp sạch, tình không chuyện dễ gì?

Pháp vương môn diệu chẳng tư nghì!

Ngày nay biết được đường hương lý.

Thẳng bước chừng trông thất bảo trì.

 

Khổ nhiều vui ít, cõi Ta bà,

Muốn thoát trầm luân dễ được mà?

Lãng tử về quê lòng rộn rã,

Cha lành xem lại thật Di Đà.

 

Phật thương muôn loại thể thương con.

Con bỏ cha trông những mỏi mòn!

Chớ mãi xa đi mà lạc bước,

Ao quỳnh công đức nước đương thơm.

 

Luân hồi muôn kiếp lại ngàn sanh,

Sớm trữ tư lương Tín, Nguyện, Hành.

Mười vạn ức đường nguyên chẳng cách,

Chớ theo biên địa ở nghi thành!

 

Đường mê tuy lạc, chửa xa dài,

Chóng trở về Tây một kiếp này,

Ví được quê xưa cùng gặp mặt,

Hương sen lẩn quất lối kim đài.

 

Bảy hàng cây báu ánh lòa lòa,

Chín phẩm hương đài bốn sắc hoa.

Nhiếp cả sáu căn thành tịnh niệm,

Mới hay An dưỡng thật quê nhà.

 

Muôn trùng lầu các bóng linh lung!

Mình với hoa quang lẫn một vùn

Chim nước rừng cây đều thuyết pháp

Không ngằn vui vẻ cảnh liên cung!

 

Năm Dần quốc thứ 30, ngày rằm tháng giêng.

Cư sĩ Hoàng Thơ Vân kính đề

 

Hương Quê Cực Lạc

Việt Dịch: Thích Thiền Tâm



Tiết II.-Kiếp Lượng

 

Danh từ “Kiếp”, Phạm-ngữ gọi kiếp-ba (kalpa), Trung-Hoa dịch là Trường-thời hoặc Đại-thời, chỉ cho thời gian quá dài, khó dùng năm tháng ngày giờ mà tính kể được. Nhưng “kiếp” trong Phật-giáo cũng có khi không nhất định.

 

Theo luận Lập-Thế-A-Tỳ-Đàm, có trường hợp một tiểu-kiếp kể là một kiếp, hoặc hai mươi, bốn mươi, sáu mươi, tám mươi tiểu-kiếp kể là một kiếp.

 

Ngoài ra lại còn có những thời kiếp như: bàn-thạch-kiếp, giới-tử-kiếp, hằng-sa-kiếp, vi-trần-kiếp, hải-kiếp...

 

Bàn-thạch-kiếp là ví như có một tảng đá vuông, chu vi của bề mặt là 40 dặm, cứ mỗi trăm năm lấy cái áo rất nhuyễn nhẹ mà phất qua một lần, phất đến chừng nào đá mòn tan, kể là một kiếp.

 

Giới-tử-kiếp là ví như có một vòng thành cao, chu vi bốn mươi dặm, trong ấy đổ đầy những hạt cải, cứ mỗi trăm năm lấy ra một hạt cải, đến thời gian nào lấy hết số hạt cải, kể là một kiếp.

 

Hằng-sa-kiếp là cát ở sông Hằng rất nhuyễn mịn và nhiều, cứ mỗi hạt cát kể là một đại-kiếp, tính hết tất cả số kiếp của cát sông Hằng, gọi là hằng-sa-kiếp.

 

Vi-trần-kiếp là như đem đất của cõi Đại-thiên nghiền thành bụi nhỏ, mỗi hạt bụi kể là một đại-kiếp, gồm chung tất cả số kiếp của bụi đó, gọi là vi-trần-kiếp.

 

Hải-kiếp là như nước tất cả biển của cõi Đại-thiên, cứ mỗi giọt nước kể là một đại-kiếp, tính hết số của bao nhiêu giọt nước những biển ấy, gọi là hải-kiếp.

 

Kinh Hoa-Nghiêm nói: “Phật trong vô biên kiếp-hải xa. Vì độ chúng-sanh cầu giác đạo”. (Phật ư vô biên đại-kiếp hải. Vị chúng-sanh cố cầu bồ-đề).

 

 

Tóm lại, riêng một phương diện, “kiếp” không có hạn kỳ nhất định, đại để chỉ cho ý nghĩa thời gian dài vô lượng năm.

 

Tuy nhiên, phương diện khác, “kiếp” cũng có thời hạn nhất định của nó như: giảm kiếp, tăng-kiếp, tiểu-kiếp, trung-kiếp, đại-kiếp.

 

1. Giảm-kiếp: Kiếp giảm lấy nhơn thọ trong thời kỳ tiệm giảm làm hạn lượng. Thọ số của nhơn loại ở châu Diêm-Phù, mức cực cao là 84.000 tuổi.

 

Từ 84.000 tuổi mỗi 100 năm giảm một tuổi, giảm đến chừng nào con người còn 10 tuổi là mức cuối cùng. Khoảng thời gian nầy kể là một giảm kiếp.

 

Như thế một giảm kiếp tính ra có đến 8.399.000 năm (84000-10) x 100. Trong khi thọ lượng được 84.000 tuổi, con người cao 840 trượng, qua trăm năm giảm một tuổi, bề cao cũng thấp xuống một tấc, qua ngàn năm giảm 10 tuổi, bề cao thấp xuống một thước.

 

Đến chừng nhơn loại còn 10 tuổi là thượng thọ, bề cao con người chỉ còn một thước. Trong kiếp giảm, ác nghiệp của nhơn loại càng ngày càng tăng, phước báo càng lúc càng kém. Như khi nhơn thọ 84.000 tuổi, do phước nghiệp tăng thạnh, nên có bảy báu hiện ra, điềm lành tập hợp, năm vị ngon quí, người thần vui đẹp, mưa gió thuận thời, suối ngọt gạo thơm, dân chúng hiền lành, bậc thánh-vương trị nước.

 

Lúc nhơn thọ còn mười tuổi, do ác nghiệp tăng thạnh nên bảy báu ẩn mất, năm vị lợt lạt, điềm dữ hiện ra, nhơn vật khốn cùng, Quỷ-thần kêu khóc, âm dương trái độ, mưa gió lỗi thời, cảnh đói khát lan tràn, con người tranh đua lường gạt chém giết lẫn nhau.

 

Lại trong kiếp giảm có tiểu-tam-tai là: nạn cơ cẩn, nạn dịch khí, và nạn đao binh.

 

Theo luận Du-Già-Sư-Địa, lúc nhơn thọ giảm còn 30 tuổi, có tai nạn cơ cẩn (đói khát) kéo dài bảy năm bảy tháng bảy ngày. Trong thời gian nầy cách rất lâu mới có một cơn mưa, ngũ cốc không sanh loài người chết vô số, xương trắng đầy đồng. Khi đó nếu người nào tìm được một hạt lúa, họ xem như ngọc ma-ni, đem cất giấu ở trong rương. Qua một loạt chết chóc kinh khủng nầy, những kẻ còn sống sót khởi lòng nhàm chán bậc hạ, thật tâm ăn năn sám hối, tai nạn đó mới dứt.

 

Lúc nhơn thọ giảm còn 20 tuổi, do loài người lui sụt tâm nhàm chán ăn năn trước kia, lần lần làm ác, nên có tai nạn dịch khí (bịnh truyền nhiễm) nổi lên, trải qua thời gian bảy tháng bảy ngày, thây chết rải rác ngổn ngang khắp đường sá đồng ruộng, không ai chôn cất. Khi ấy mọi người tự biết do nghiệp ác nên phải chịu quả khổ như thế, ai nấy đều ăn năn sám hối, khởi lòng nhàm chán bậc trung, nạn dịch khí liền dứt. Rồi tháng năm chầm chậm trôi qua, nhơn loại lần lần quên bao nhiêu cảnh khổ, trở lại tạo thập ác thêm nhiều.

 

Đến lúc thọ lượng của thế nhơn còn 10 tuổi, con người sanh ra ít ngày là biết đi, mới năm tháng đã có chồng vợ. Lúc ấy nhơn loại lấy lúa lép làm thức ăn bậc nhất, lấy tóc kết lại làm y phục bậc nhất, lấy sắt làm đồ trang nghiêm bậc nhất. Bao nhiêu thức ăn ngon quí đều ẩn mất, các thứ mật, mía, dầu, muối đều biến chất, không thành mùi vị. Khi có yến hội lớn, người ta thường nấu xương khô để thiết đãi lẫn nhau.

 

Bấy giờ lại có tai nạn đao binh nổi lên. Trước tiên các nước đem binh đánh giết lẫn nhau; trong thân quyến như cha con, anh em, chồng vợ còn luôn luôn có sự tranh cãi, huống chi đối với kẻ khác. Đến lúc kiếp mạt, thế lực của nghiệp ác mạnh mẽ cùng cực, trong vòng bảy ngày, loài người như mê cuồng, tay cầm đến cây, gậy, ngói, đá, những thứ ấy đều hóa ra đao, kiếm không luận kẻ thân sơ, hễ gặp mặt là tàn sát nhau.

 

Ai nấy đều nghĩ rằng: nếu mình không giết người ta, người ta cũng giết mình. Trong thời gian đó, thây chết cùng khắp, đường sá vắng người. Qua bảy ngày nầy nghiệp sát tiêu tan, còn độ một muôn người sống sót, trốn ở trong hang đá rừng núi lần lượt đi ra. Bấy giờ thế giới hoang sơ, trong vòng mấy muôn dặm khó thấy một bóng người, nên khi được gặp mặt họ liền ôm nhau mà khóc. Thời gian nầy kiếp giảm đã đến mức cuối cùng, loài người khởi tâm nhàm chán bậc thượng, lần lần tu pháp lành, nên phước thọ cũng lần lần tăng thêm.

 

Nói chung, sở dĩ có kiếp giảm, là do nghiệp ác tăng trưởng. Theo kinh Trung-A-Hàm, khi nhơn loại được tám muôn tuổi, trước tiên loài người sanh ra nghiệp trộm cắp, nên thọ lượng lần giảm xuống còn bốn muôn tuổi. Đến thời gian nầy chúng-sanh lại tăng thêm nghiệp sát, nên thọ lượng lần giảm xuống còn hai muôn tuổi.

 

Kế đó vì tăng thêm nghiệp vọng ngữ, thọ lượng lại giảm xuống còn một muôn tuổi. Rồi sau lại tăng thêm nghiệp tà dâm, ganh ghét, bất hiếu với cha mẹ, không tôn kính bậc trưởng thượng và người tu hành đạo đức, nên thọ lượng và thân hình lần chuyển giảm.

 

Kiếp càng giảm, thì những người hiền lành tu Thập-thiện bị khinh rẻ xem thường, những kẻ thô bạo làm mười điều ác, trái lại được tán dương nể trọng. Chẳng hạn như người nhu hòa bị chê là hèn nhát, kẻ sát hại nhiều được tôn trọng là anh hùng; người thật thà chất phác bị chê là ngu si, kẻ xảo trá lanh lợi được khen là khôn ngoan mưu trí; người giữ lễ giáo bị chê là cổ hủ, kẻ ăn chơi phóng đãng được khen là phong nhã hào hoa.

 

Trên đây là các điểm sơ lược về tình hình chung của kiếp giảm.

 

 

2. Tăng-kiếp: Khi thế lực của giảm-kiếp đã mãn, nhơn loại giết nhau hầu hết, lại bắt đầu chuyển sang kiếp tăng. Qua bảy ngày đao binh, loài người khi gặp mặt liền sanh lòng từ ái, xem nhau như thân thuộc, đối với cảnh khổ vừa xảy ra, họ đồng có một tâm niệm ăn năn nhàm chán đến cực điểm. Tất cả đều bảo nhau rằng: “Do chúng ta sanh lòng si cuồng độc ác nên mới có thảm họa ấy. Từ đây về sau chúng ta phải gắng sức làm lành, mới mong cảnh khổ kia khỏi tái diễn.

 

Trước tiên họ giữ giới sát, nên từ 10 tuổi thọ lượng lần lần tăng đến 20 tuổi, sắc thân người cũng lần lần cao đẹp hơn lên. Thấy giữ hạnh lành có kết quả tốt, mọi người lại phát nguyện xa lìa sự trộm cắp, thọ lượng lại lần tăng đến 40 tuổi. Rồi kế tiếp, họ xa lìa những tâm hạnh xấu như: gian dâm, vọng ngữ, tham lam, ganh ghét, giận hờn, tà kiến cùng tu tập những điều lành nên thọ lượng tăng lần lần từ 80, 160, 300, 2.000, 5.000, 10.000, 80.000, 84.000 tuổi. Khi mạng sống đã tăng thì sắc thân của loài người cũng lần lần cao lớn xinh đẹp.

 

Trong các Kinh-luận, có thuyết nói thuở kiếp tăng, bề cao nhơn loại từ một thước đến 840 trượng, có thuyết nói chỉ cao đến 32 trượng là đình chỉ. Khi thọ số nhơn loại được 84.000 tuổi, mọi người đều hiền lành, biết hiếu thuận với cha mẹ, cung kính bậc Sa-môn, tu các phước nghiệp, nam nữ đến 500 tuổi mới có đôi bạn, mưa gió điều hòa, vật loại tốt tươi, thức ăn đầy đủ những thượng vị, nhơn dân an lạc, thế gian không có tai nạn bịnh khổ, đao binh.

Thời gian của kiếp-tăng cũng có 8.399.000 năm như kiếp-giảm.

 

Trong kiếp-tăng lại có bốn bậc luân-vương ra đời.

 

Khi nhơn thọ được hai muôn tuổi có Thiết-luân-vương xuất thế, thống trị toàn châu Nam-Thiệm-Bộ, nhưng phải ra oai thiên hạ mới định.

 

Lúc nhơn thọ được bốn muôn tuổi, có Đồng-luân-vương xuất thế, thống trị hai châu Nam-Thiệm-Bộ, Đông-Thắng-Thần, đợi khi oai đức thạnh hành, thiên hạ mới phục.

 

Lúc nhơn thọ được sáu muôn tuổi, có Ngân-luân-vương xuất thế, thống trị ba châu Nam-Thiệm-Bộ, Đông-Thắng-Thần, Tây-Ngưu-Hóa, còn phải sai sứ đi du thuyết, thiên hạ mới phục.

 

Khi nhơn thọ được tám muôn tuổi có Kim-luân-vương xuất thế, thống trị bốn châu: Nam-Thiệm-Bộ, Đông-Thắng-Thần, Tây-Ngưu-Hóa, Bắc-Câu-Lư, thiên hạ chỉ trông oai đức liền qui phục. Kim-luân-vương có bảy báu, một ngàn người con.

 

Trong bảy báu, món thứ nhất là Luân-bảo, do chơn kim tạo thành, từ trục giữa ra đến ngoài vành có 1000 bức trụ, trung gian tinh tế dày đặc. Ngày Luân-vương làm lễ quán đảnh, Luân-bảo nầy hiện giữa hư không; vua dùng Luân-bảo chở các tướng và bốn binh bay khắp tứ đại-bộ-châu, các vì vua khác trông oai đức mà thuận hóa, không cần đánh dẹp.

 

Báu thứ hai là Ngọc-nữ, Ngọc-nữ nầy hóa sanh nơi hoa sen xinh đẹp bậc nhất, khéo biết tâm ý của vua mà thừa thuận.

 

Báu thứ ba là Binh-thần, đây là một bề tôi phụ tá của vua, sức mạnh và trí mưu đều quán chúng.

 

Báu thứ tư là Tàng-thần, vị đại-thần nầy có thể nhìn thấy các kho báu kỳ lạ ẩn tàng ở dưới đất, dưới nước, trong núi, tùy ý vua dùng mà lấy ra.

 

Báu thứ năm là Như-ý-châu, hạt châu nầy chiếu sáng một do-tuần, khiến cho ban đêm như ban ngày, lại có thể tùy ý vua mà làm mưa xuống các thứ trân bảo vật dụng. (Có chỗ gọi báu thứ năm là Trí-thần, một vị văn thần giúp vua coi việc chánh trị trong nước).

 

Báu thứ sáu là Bạch-tượng, đây là một thứ voi to lớn, thân trắng như tuyết, có đủ sáu ngà.

 

Báu thứ bảy là Long-mã, một con ngựa quí xuất sanh từ giống rồng; phi mau vô cùng, có thể trong một ngày đi khắp bốn châu thiên hạ.

 

Kim-luân-vương thọ 84.000 tuổi, trong thời gian trị hóa có bảy thứ trân báu là vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não xuất hiện, các thượng vị nổi lên trên lớp đất mặt rồi tự xuất sanh ra thứ gạo thơm; mưa gió điều hòa, vật sản phong nhuận, dân chúng đều tu mười nghiệp lành.

 

Tiểu-kiếp, trung-kiếp, đại-kiếp: Cứ một kiếp-tăng, kiếp-giảm là một tiểu-kiếp. Như thế, một tiểu-kiếp có 16.678.000 năm.

 

Hai mươi tiểu-kiếp là một trung-kiếp. Trung-kiếp có 333.560.000 năm.

 

Bốn trung-kiếp hợp thành một đại-kiếp. Đại-kiếp có 1.334.240.000 năm.

 

Thế thì một đại-kiếp có 80 tiểu-kiếp. Bốn trung-kiếp trong đại-kiếp là: trung-kiếp-thành, trung-kiếp-trụ, trung-kiếp-hoại và trung-kiếp-không. Tam-thiên-thế-giới sanh diệt theo tuần tự thành, trụ, hoại, không của đại-kiếp.

 

Dưới đây, xin kể lược qua bốn giai đoạn ấy.

 

 

Phật Học Tinh Yếu

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm





Bạch-PhấtThủ Nhãn Ấn Pháp

Thứ Mười Ba


Túc thế sát nghiệp trọng như sơn
Dục tu thánh đạo chướng vô biên
Hạnh hữu đại bi bạch phất thủ
Khinh tảo số số chúng nan quyên

 

Mạ Mạ [34]

Án-- bát na di nảnh, bà nga phạ đế,

                               mô hạ dã nhá, nga mô hạ nảnh, tát-phạ hạ.


ÁN! TÁT BÀ XÁ RA BÀ NOA TỆ PHẤN.


BÀI KỆ THỨ 84

 

 

Một câu A Di Ðà
Dứt trừ được định nghiệp
Nhật rạng phá sương thưa
Lò hồng tan điểm tuyết.

 

(Nhứt cú Di Ðà
Diệt trừ định nghiệp
Hách nhật, khinh sương
Hồng lô phiến tuyết.)




LƯỢC GIẢI



Trong kinh có lời dạy:

 

"Chí thành xưng một câu A Di Ðà, diệt được tội nặng trong tám mươi ức kiếp sống chết, xung quanh hành nhơn mỗi bề ánh sáng phát ra rộng đến bốn mươi dặm”.


Chí tâm xưng một câu hồng danh, ảnh hưởng còn được như thế huống chi chuyên thành niệm Phật nhiều năm thì định nghiệp nào mà không dứt trừ?

 

Công năng diệt nghiệp của sự Trì Danh ví như vầng nhật chói rạng phá tan mau màn sương thưa, như lò lửa to dễ làm tiêu mảnh tuyết.

 

Tổ sư đã mượn hai thí dụ trên để nêu rõ công đức niệm Phật, và khuyến tấn hành giả gắng sức tu trì.

TỬ NGƯƠN

 

Ngươn đại sư, con nhà họ Mâu, quê ở Bình Giang, huyện Côn Sơn. Mẹ là Sài thị nằm mơ thấy một đức Phật vào nhà, hôm sau sanh ra ngài, nhân đặt tên là Phật Lai. Lớn lên, ngài đến chùa Diên Tường xuất gia, tu tập về môn Chỉ Quán. Một hôm, trong định nghe tiếng quạ kêu, ngài bỗng nhiên đại ngộ.

Từ đó, đại sư quy tâm về miền An Dưỡng, tự hiệu là Vạn Sự Hưu, trong cảnh thuận nghịch ghét thương, chưa từng động niệm. Mến phong thái Bạch Liên Xã của Viễn công ở Lô Sơn, ngài khắp khuyên người quy y Tam bào, thọ trì Ngũ giới, niệm Phật năm câu để chứng minh năm giới và kết tịnh duyên. Đó là ý của đại sư muốn cho mọi người tịnh Ngũ căn, đắc Ngũ lực, thoát khỏi cảnh đời Ngũ trược về nơi Tịnh độ vậy.

Ngài rút tuyển những yếu ngôn trong đại tạng, biên soạn thành quyển Thần Triêu Sám Nghi, thay thế chúng sanh trong pháp giới lễ Phật sám hối, cầu sanh Cực Lạc. Sau đại sư đến ven hồ Điện Sơn, lập ra Bạch Liên Sám Đường, suấ lãnh hàng tăng tục đồng tu tịnh nghiệp. Trong khi ấy, lại soạn thuật quyển Viên Dung Tứ Đọ Tam Quán Tuyển Phật Đồ, để khai thị phần nhãn mục của Liên tông. Ngài có làm bài kệ để khuyên người phát tịnh nguyện như sau:

 

Muôn pháp từ tâm sanh
Muôn pháp từ tâm diệt.
Đức Phật Đại Sa môn
Xưa đã từng tuyên thuyết
Trì giới không Tín, Nguyện
Chẳng được sanh Tịnh độ
Duy được phước Nhơn, Thiên
Phước hết luân hồi khổ.


Xem kinh không mắt huệ
Chẳng rõ Phật thâm ý
.
Đời sau được thông minh
Tâm loạn khó thoát ly.
Sao bằng niệm Phật tốt
Khỏi danh lợi bôn ba
Đi ngồi hằng tịnh niệm
Chính là A Di Đà.


Nếu giữ giới tu phước
Hồi hướng lại càng tốt.
Như thế sanh Tây phương
Ngàn người chẳng sót một
Thuyết giáo có Thích Ca
Nhiếp thọ, đức A Di
Chư Phật đều hộ niệm
Chư Thiên khéo hộ trì.


Niệm Phật được gần Phật
Công đức chẳng chi hơn.

Sẽ ngồi nơi đạo tràng
Chuyển bánh xe pháp lớn!
Ví nhự gái nhà nghèo
Thai nghén vua Chuyển Luân
Chư Thiên thường mến hộ
Gái nghèo chẳng biết mừng.


Trong bụng có con quý
Ngự trị khắp quần lê

Nay người niệm Phật đây
Ý cũng đồng như thế!
Nhớ Phật, thường niệm Phật
Không lâu sẽ thành Phật
Phật hộ niệm giữ gìn
Phải nên tự biết mình.


Đừng mơ ước đời sau
Được sang giàu tốt số.
Bởi niệm Phật phước to
Sẽ sanh về Tịnh độ!
Ví như nhà kẻ nghèo
Dưới đất có kho báu
Tạng thần hằng giữ gìn
Chẳng cho mất trân bảo.


Người nghèo không tự biết
Nhà mình có báu châu
.
Đi khắp nơi làm mướn
Lo cơm áo khổ cầu!
Niệm Phật cũng như thế
Đầy đủ tạng Như Lai
Mà mong cầu việc nhỏ
Đó là ý niệm sai.


Lại như nhà người bịnh
Có trữ sẵn thuốc tiên
.
Bịnh nhơn không biết thuốc
Làm sao được lành yên?
Ngày đêm nằm trở trăn
Đau nhức hằng khóc kể
Niệm Phật nguyện sai lầm
Ý cũng đồng như thế!


Phải biết tâm niệm Phật
Hay diệt tham sân si

Hay làm kho báu lớn
Hay làm đại lương y.
Hay thành Pháp vương tử
Hay thành đấng Như Lai
Che chở và tế độ
Cứu khổ khắp muôn loài.


Đừng nghĩ mình phàm phu
Không được sanh Tịnh độ

Chỉ giữ giới trì trai
Sau làm người đắc ngộ.
Lần lượt gắng tiến tu
Mới được sanh về Tây
Thấy nhiều kẻ tu hành
Thường nói như thế ấy.


Chẳng hợp thệ nguyện Phật
Không hợp ý trong kinh
Tà kiến che mê tâm
Luân hồi tự khổ mình!
Đời nầy không vãng sanh
Một lầm, trăm ngàn lầm
Nên người niệm Phật phải
Tin Di Đà nguyện tâm!


Lời Phật hằng chân thật
Không một điểm dối hư

Phải tinh tấn phát nguyện
Đừng tưởng nghĩ tà tư.
Niệm Phật, cầu vãng sanh
Như gió giúp sức lửa
Chẳng khó nhọc nên công
Chư Phật đều ấn hứa.


Gặp báu lại chịu nghèo
Gặp cơm cam đói khổ
Quê thay kẻ mê lầm!
Làm sao được tế độ?
Nay viết kệ phụng khuyến
Xin lần lượt truyền thay
Vi mọi người lưu thông
Làm Sứ giả Như Lai.


Đó mới là con Phật
Mới thật báo ân Phật
Đồng tu tín nguyện hạnh
Về Cực Lạc trường xuân!

 

Năm Càn Đạo thứ hai, đại sư phụng chiếu tới điện Diên Thọ giảng thuyết về pháp môn Tịnh độ, được vua tứ hiệu là Từ Chiếu Tông Chủ. Đến ngày 23 tháng ba, ngài bảo các môn đồ rằng: “Hóa duyên đã mãn, ta sắp về Tây!” Rồi chắp tay từ biệt đại chúng, lặng lẽ mà thị tịch. Tới ngày 27, sau khi làm lễ trà tỳ, được Xá lợi vô số. Đại sư có tập Di Đà Tiết Yếu lưu hành nơi đời.

 

LỜI BÌNH:

Tử Ngươn đại sư là bậc cổ Phật nương bi nguyện tái lai để độ sanh, thị hiện xuất gia tham thiền được đại triệt đại ngộ. Nhưng một đời ngài chỉ thuyết hóa bình thường giản dị, khuyên người giữ giới niệm Phật cầu sanh Tây phương. Như thế đủ chứng tỏ lời cổ đức dạy:

“Pháp môn Tịnh độ cao siêu mầu nhiệm, duy Phật với Phật mới rõ biết cùng tận. Pháp môn nầy khế hợp với bản hoài độ khắp chúng sanh của chư Phật”.

Comments

Popular posts from this blog