Shurangama Mantra with Verses and Commentary
by Venerable Tripitaka Master Hsuan Hua
297. NA RA DẠ NOA
那囉夜拏
NARAYANA
Kiên
cố bất động Tu Di sơn
Dũng
mãnh thiện chiến địch đảm hàn
Lực
sĩ uy phong nhiếp bát diện
Lưu
tặc thảo khấu đầu hàng tiên.
堅固不動須彌山
勇猛善戰敵膽寒
力士威風攝八面
流賊草寇投降先
Tụng câu chú nầy thì TÂM BẤT ĐỘNG với mọi chướng duyên.
Thuở xưa, ngài Thần
Quang sau khi đắc pháp với tổ Đạt Ma, liền khuất thân đi làm mướn, như bửa củi,
giã gạo hoặc gác cửa cho người. Có kẻ đến hỏi: "Ngài là bậc kế truyền Tổ
vị, sao lại thấp mình đi làm những việc tầm thường như thế?" Ngài đáp:
"Ta muốn hàng phục cái tâm của ta, chẳng phải chỗ ông biết!"
Lại một vị tiên là Lưu Trường Sanh sau khi luyện đơn
thành, xuất thần bay lên chỗ bà Diêu Trì Kim Mẫu, thấy chư tiên nữ dung sắc cực
kỳ xinh đẹp khó tả, khó họa, ông liền động tâm. Kim Mẫu quở rằng: "Ngươi
tuy thành đạo, mà niệm sắc ái chưa tiêu, làm sao xứng đáng liệt vào hàng tiên
phẩm?" Trường Sanh hổ thẹn, trở xuống cõi nhân gian, dùng phép điểm đá hóa
vàng, vào chỗ lầu xanh mướn năm bảy cô dâm nữ đẹp nhất, cùng nhau chung sống.
Trong hai năm trời ông nằm gần các cô dâm nữ lõa thể để luyện trừ niệm sắc dục.
Khi xét thấy mình tâm đã bất động, ông bảo các cô ấy làm bánh, rồi để bánh trên
bụng vận lửa đơn điền nướng chín, đem đãi các cô, nói đạo khai ngộ cho, xong
mới cỡi mây bay đi.
Để so sánh về các hạnh tu, xin kể tiếp thêm vài
chuyện:
- Một sư cô nọ muốn dứt trừ lỗi lầm, nguyện kiết
thất và tịnh khẩu trong ba tháng. Buổi chiều kia, cô đang ngồi bên cửa sổ, lần
chuỗi niệm Phật. Có ông đạo trông thấy liền nói chuyện với người bạn, bảo cô
nhiều nghiệp, nhiều tánh xấu. Cô nghe nóng giận đỏ mặt, nhưng vẫn làm thinh
tiếp tục niệm Phật. Giây lát ông đạo bảo: "Tôi rình thấy cô này lấy một
ông ở bên hàng xóm." Cô giận quá, nhịn không được nói lớn tiếng lên:
"Huynh nói tôi lấy ai phải xác nhận lại, chớ tôi không chịu bỏ qua vụ này
đâu?" Ông đạo cả cười đáp: "Đó là tôi cố ý thử cô mà thôi. Cô đã
nguyện tịnh khẩu sao lại còn nói chuyện? Vả lại tịnh khẩu là cốt để tịnh tâm,
mà cô tịnh tâm không được, thì tịnh khẩu có ích gì?" Sư cô ấy nghe xong
chợt tỉnh ngộ, hổ thẹn làm thinh.
- Một độ nọ bút giả về Phật Học Viện Huệ Nghiêm, gặp
ngài tọa chủ chùa Thuyền Lâm. Trong khi đàm đạo ngài thuật chuyện rằng:
"Trước kia ở ngoài Trung có một vị sư tu thiền khá công phu, mỗi lần có
thể ngồi lâu đến sáu bảy giờ. Có lẽ muốn dứt trừ nhiễm duyên, sư thường lẩn
tránh người nữ, thậm chí cô nào đến viếng chùa rồi về, ông cũng xách nước quét
rửa chỗ ngồi của cô ấy. Thời gian sau, sư đến ở trọ chùa Thập Tháp tại Bình
Định. Một buổi sáng, đang khi tọa thiền trong liêu, sư bỗng la lên rồi chạy ra
ngoài. Hòa thượng Thập Tháp hỏi lý do, sư đáp: "Tôi đang tham thiền bỗng
thấy một người nữ xinh đẹp đến ôm cổ." Nói xong, chiều lại sư mệt mỏi nằm
bịnh, gọi hòa thượng Thập Tháp vào bảo: "Ngài phải làm sao cưới gấp cho
tôi một cô vợ, bằng không bắt đầu từ chiều nay tôi sẽ tuyệt thực cho đến
chết?" Cụ Thập Tháp cho gọi một bà Phật tử tín cẩn đến bàn luận, bà ấy
bảo: "Để con về gọi đứa tớ gái của con, bảo nó giả vờ chịu đỡ để dẫn dụ sư
ăn uống cho mạnh rồi sẽ hay." Sáng hôm sau, hòa thượng đưa cô tớ gái vào
và bảo: "Tôi đã bàn định xong, có cô này ưng chịu làm vợ của Ngài
đây." Sư nghe nói mở mắt ra nhìn, nắm tay cô tớ gái vuốt ve một hồi rồi
tắt hơi."
Trong hai đoạn trên, ta thấy sư cô nọ muốn phá phiền
não, song chỉ theo hình thức mà thôi. Còn ngài Thần Quang biết tất cả phiền não
đều không, và cội gốc do nơi tâm chấp ngã, nên mới giả làm kẻ thấp hèn chịu
người sai mắng, để xem tâm nhơn ngã thị phi còn động chăng đặng dứt trừ. Và Lưu
Trường Sanh muốn diệt niệm sắc ái, dám dõng mãnh đi ngay đến chỗ nữ sắc mà quán
phá. Vị sư kia bởi chưa hiểu sắc là không, quá kiêng sợ nữ sắc, trong tâm còn
chấp ngại hình thức, kết cuộc lại bị loại sắc ma làm hại. Nhớ lại hồi năm 1960
có các Phật tử đem tờ báo Tiếng Chuông đến, chỉ hình nhà sư Nhật Bản bắt tay
một kỷ nữ lõa thể, chỉ còn mặc chiếc quần nhỏ, và phê bình là lối tu tân thời
trái với đạo lý. Bút giả đã giải thích: "Chớ hiểu lầm, đó là lối nghiệm
tâm của các thiền sư Nhật Bản, để xem mình đối với nữ sắc còn động chăng? Nếu
chưa được như như bất động, họ sẽ trở về tu lại. Vị sư này cũng đã thiền định
đến mức khá cao rồi, mới dám làm như thế."
Để kết luận, bậc trí lực chẳng những không ngại
chướng duyên, mà còn mượn chướng duyên để tu tiến. Các vị ấy không còn chấp nê
hình thức, vì hình thức chỉ là phương tiện mà nội tâm mới là cứu cánh.
Niệm Phật Phải An
Nhẫn Các Chướng Duyên
Cửa rồng tăm cá vượt
Đỉnh nhạn bóng chim qua
Khách đi nghìn dặm biệt sơn hà
Đường tu gian khổ
Chướng ngại trải hằng sa
Nghịch thuận duyên ma khảo
Thương ghét nợ oan gia
Khá thương kham nhẫn cõi Ta Bà
Khổ vui bao quản
Vinh nhục tợ sương hoa
Nhẫn nại bền lòng tinh tiến mãi
Ác vàng thỏ bạc
Năm tháng sẽ dần dà...
Phạt Sa Phạt Sâm [39]
NGÀI KIM-KHÔI ĐẠI-TƯỚNG
Uy mãnh từ bi đại trượng phu
Điều phục chúng sanh xuất mê đồ
Cải ác tùng thiện tu chư độ
Bồi thực phước huệ ngộ chơn như.
Bảo-Cung Thủ Nhãn Ấn Pháp
Comments
Post a Comment