Shurangama Mantra with Verses and Commentary

by Venerable Tripitaka Master Hsuan Hua




425. LAO ĐÁT RỊ DUỆ PHẤN

怛唎曳泮

RAUDRIYE PHAT

 

 

Sân nộ thần vương tịch diệt không

Vô tâm vô ý vô cấu tông

Dịch sử quỷ ma tật đố nữ

Cải tà quy chánh nhậm tung hoành.

 

瞋怒神王寂滅空

無心無意無垢宗

役使鬼魔嫉妒女

改邪歸正任縱橫







UM! LAO ĐÁT RỊ DUỆ PHẤN.

SÂN NỘ THẦN VƯƠNG BẢO HỘ



BÀI KỆ THỨ  63

 


Một câu A Di Ðà
Như ngọc lắng trong nước
Ngàn muôn tạp niệm rối
Chẳng dứt tự thành không.



Nhứt cú Di Ðà
Như thủy thanh châu
Phân vân tạp niệm
Bất đoạn tự vô.




LƯỢC GIẢI

 


Hạt châu Thủy Thanh có công năng lóng nước đục thành trong. Câu niệm Phật cũng thế, không luận vọng niệm nhiều ít, hành giả cứ chuyên chú giữ chắc sáu chữ hồng danh lâu ngày, tạp niệm tự nhiên tan mất. Ðiểm đáng lưu ý trong đây là không nên khởi tâm dứt trừ vọng niệm.

 

Vì vọng niệm vốn như huyễn, cố tình muốn dẹp, nó lại càng tăng.

 

Một nhà hiền triết đã nói kinh nghiệm này qua câu: "Càng muốn đè nén, chính là cố tâm làm cho nó thêm phát khởi." (Tương dục án chi, tất cố hưng chi). Khi xưa có một Tú Tài đến phỏng đạo nơi bậc cao đức, vị Thiền sư này hỏi: “Cư sĩ tên họ chi?" Tú Tài đáp: "Thưa, đệ tử nhũ danh Trương Chuyết". Chữ Chuyết có nghĩa là vụng về. Thiền Sư nghe xong bảo: “Với đạo khéo còn chẳng có, huống chi đến vụng!" Tú Tài nghe qua liền ngộ vào Bất Nhị pháp môn, làm kệ trình lên rằng:

 


Ánh linh lặng chiếu khắp hằng sa
Phàm thánh nguyên lai bản tánh ta
Một niệm chẳng sanh toàn thể hiện
Sáu căn vừa động bị mây lòa
Dứt trừ phiền não càng thêm bịnh
Tìm tới Chân Như cũng vẫn tà
Tùy thuận các duyên không trở ngại
Niết bàn sanh tử tợ không hoa.

 


Theo ý hai câu luận bài kệ trên, phiền não vốn là không, là huyễn, cứ mặc nhiên giữ chánh niệm, nó sẽ tự tiêu tan. Nếu khởi ý dứt trừ thì phiền vọng lại hóa thành có. Chân Như là thể tánh tự nhiên, biết lặng lẽ dung hợp với tự nhiên, tánh Chân Như sẽ hiển lộ. Nếu khởi tâm tìm tòi xu hướng, tức có niệm phân biệt, trái với thể bản nhiên, đó chính là tà vọng.

 

Ðể bổ túc ý trên, xin ghi thêm lời của Ðàm Hư đại sư, một bậc cao tăng cận đại thuộc giáo phái Thiên Thai bên Trung Quốc.


Ðây Phật Tổ quê hương
Xứ xứ hiện phong quang
Nước non miền đất rộng
Ưng tự có biên cương
Ðộng vật tùy sanh trưởng
Thực vật tự phô trương
Nắng mưa tùy đổi tiết
Tháng năm tự đoản trường
Vinh hư muôn tượng hiện
Là tự thể chân thường
Nếu cố ý cầu toàn
Trở lại bị tổn thương!


CHUNG



Đức Phật bảo đại chúng : “ Giờ đây ta nhập Niết Bàn, cả mình ta đau nhức.

 

Nói vừa xong, đức Phật liền nhập sơ thiền, xuất sơ thiền nhập nhị thiền, xuất nhị thiền nhập tam thiền, xuất tam thiền nhập tứ thiền, xuất tứ thiền nhập không xứ định, xuất không xứ định nhập thức xứ định, xuất thức xứ định nhập bất dụng xứ định, xuất bất dụng xứ định nhập phi tưởng phi phi tưởng xứ định, xuất phi tưởng xứ định nhập diệt tận định, xuất diệt tận định nhập phi tưởng phi phi tưởng xứ định, xuất phi tưởng xứ định nhập bất dụng xứ định, xuất bất dụng xứ định nhập thức xứ định, xuất thức xứ định nhập không xứ định, xuất không xứ định nhập tứ thiền, xuất tứ thiền nhập tam thiền, xuất tam thiền nhập nhị thiền xuất nhị thiền nhập sơ thiền.

 

Đức Thế Tôn thuận nghịch nhập các thiền định xong, lại phổ cáo đại chúng : “ Ta dùng thậm thâm bát nhã xem khắp ba cõi tất cả lục đạo chúng sanh, ba cõi nầy bổn tánh rời lìa rốt ráo tịch diệt đồng như hư không, không danh,không thức, dứt hẳn các cõi, bổn lai bình đẳng không có tưởng niệm cao hạ, không thấy nghe, không hay biết, không hệ phược, không giải thoát, không chúng sanh, không thọ mạng, không sanh không diệt, chẳng phải thế gian chẳng phải chẳng thế gian, Niết Bàn sanh tử đều không thể được, trước sau bình đẳng vì bình đẳng với các pháp, nhàn cư tịnh trụ không có chỗ thi vi, an trí rốt ráo quyết định bất khả đắc, từ pháp vô trụ pháp tánh thi vi, dứt tất cả tướng, trọn không chỗ có. Pháp tướng như vậy, ai biết rõ thời gọi là người xuất thế, kẻ chẳng biết như vậy thời gọi là đầu mối sanh tử. Đại chúng phải dứt vô minh, diệt đầu mối sanh tử !

 

Bảo xong, Đức Thế Tôn nhập thiền định siêu việt : Từ sơ thiền xuất liền nhập tam thiền, xuất tam thiền nhập không xứ định, xuất không xứ định nhập vô sở hữu xứ định, xuất vô sở hữu xứ định nhập diệt tận định, xuất diệt tận định nhập phi tưởng phi phi tưởng xứ định, xuất phi tưởng xứ định nhập thức xứ định, xuất thức xứ định nhập tứ thiền, xuất tứ thiền nhập nhị thiền, xuất nhị thiền nhập sơ thiền.

 

Đức Thế Tôn nghịch thuận nhập thiền định siêu việt xong, lại bảo đại chúng : “ Ta dùng Ma Ha Bát Nhã xem khắp ba cõi tất cả nhơn pháp hữu tình vô tình thảy đều rốt ráo, không hệ phược, không giải thoát, không chủ, không y, không thể nhiếp trì, chẳng ra ba cõi, chẳng vào các cõi, bổn lai thanh tịnh không cấu nhơ, không phiền não, đồng như hư không, chẳng bình đẳng chẳng phải chẳng bình đẳng, dứt hết những động niệm tư tưởng tâm thức. Pháp tướng như vậy gọi là Đại Niết Bàn, thấy rõ được pháp tướng nầy thời gọi là giải thoát, phàm phu chẳng thấy biết thời gọi là vô minh.

 

Nói xong Đức Phật lại nhập thiền định siêu việt xuất sơ thiền nhập tam thiền nhẫn đến nhập diệt tận định, xuất diệt tận định nhẫn đến nhập sơ thiền.

 

Nghịch thuận nhập thiền định siêu việt xong, Đức Thế Tôn lại bảo đại chúng : Ta dùng Phật nhãn xem khắp ba cõi tất cả các pháp, thể tánh của vô minh vốn là giải thoát, tìm khắp mười phương trọn không thể được. Vì cội gốc đã không nên nhánh lá thảy đều giải thoát. Vì vô minh giải thoát nên hành đến lão tử đều được giải thoát. Do đây nên ngày nay ta an trụ thường tịnh diệt quang gọi là Đại Niết Bàn.


 

KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN

PHẨM ỨNG TẬN HƯỜN NGUYÊN THỨ HAI MƯƠI BẢY

Việt Dịch HT. Trí Tịnh

 




Kinh văn:

Do tham vu vạ mà làm ra tội, thì người ấy đền tội xong, gặp tinh linh thành hình, gọi là Dịch Sử quỷ.

 

Giảng giải:

Do tham vu vạ mà làm ra tội, thì người ấy đền tội xong, gặp tinh linh thành hình. Đây là tập khí dối trá. Vì muốn được nên dùng mọi cách dối gạt người. Hành động ấy khiến người phạm tội đi vào địa ngục. Sau hàng trăm ngàn kiếp chịu tội, người ấy ra khỏi địa ngục, nhưng tập khí dối trá chưa dứt, thần thức người ấy vẫn muốn gạt người. Do đó khi gặp tinh linh – tức là loại chú thuật, thì thành hình, gọi là Dịch Sử quỷ, nó giúp con người làm những điều họ muốn.

 

 (Tại Trung Quốc có người tên Kỷ Hiểu Đường, dưới tay ông ta có năm con quỷ Dịch Sử. Loài quỷ này cũng có năm thần thông: thiên nhãn, thiên nhĩ, thần túc, túc mạng và tha tâm thông, không có lậu tận thông. Loài quỷ này thuộc âm, không phải thuần dương nên sức thần thông không lớn. Kỷ Hiểu Đường dùng quỷ này đi truyền đạt tin tức, nơi nào có tại họa, ông sai bọn chúng đến cứu giúp người lương thiện. Đương thời, người trong xóm đều gọi ông là thần tiên sống).

 

Kinh văn:

Dịch sử quỷ tinh linh, tinh linh diệt báo hết, sinh nơi thế gian, phần nhiều làm tất cả các loài hưu trưng.

 

Giảng giải:

Đấy là loại Dịch sử quỷ. Khi trở lại thế gian, chúng tái sinh làm tất cả động vật mang lại điềm lành cho con người, như kỳ lân, phượng hoàng.


TUYÊN HÓA THUỢNG NHÂN
giảng thuật



Y Hê Di Hê [36]

NGÀI MA-HÊ-THỦ-LA THIÊN-VƯƠNG



“MA-HÊ-THỦ-LA” mãnh hựu hung

Thưởng thiện phạt ác kiến kỳ công

Phổ độ quần mê đăng bỉ ngạn

Hóa lợi hữu tình vô thủy chung







 NAM-MÔ NGÀI MA-HÊ-THỦ-LA THIÊN-VƯƠNG BỒ-TÁT MA-HA-TÁT



  Độc-Lâu-Trượng Thủ Nhãn Ấn Pháp
    Thứ Hai Mươi Tám

   

Y Hê Di Hê [36]

   Án-- độ nẳng, phạ nhựt-ra xá.

UM! LAO ĐÁT RỊ DUỆ PHẤN.




28. The Skull Bone Staff Hand and Eye

       EHY EHY (Ê HY Ê HY)    [36]





Comments

Popular posts from this blog