Shurangama Mantra with Verses and Commentary
by Venerable Tripitaka Master Hsuan Hua
399. TÁT BÀ TỲ ĐÀ DA
薩婆毗陀耶
SARVA VIDYĀ
Nhất
thiết độc khí hóa thanh lương
Quy
y Chánh Giác đại từ hàng
Đăng
thượng Bát Nhã thuyền đồng tế
Vĩnh
đắc bất thoái lộ đường đường.
一切毒氣化清涼
皈依正覺大慈航
登上般若船同濟
永得不退露堂堂
UM! TÁT BÀ TỲ ĐÀ DA.
TIÊU TRỪ ĐỘC KHÍ
Dược Vương, Dược Thượng Bồ-tát
VIÊN THÔNG VỊ TRẦN
Kinh văn: 藥王藥上二法王子。并在會中五百梵天即 從座起。頂禮佛足而白佛言。我無始劫為世良醫。口中嘗此娑婆世界草木金石。名數凡有十萬八千。如是悉知苦醋鹹淡甘辛等味, 并諸和合俱生變異。是冷是熱有毒無毒悉能遍知。
Phiên âm: Dược Vương, Dược Thượng
nhị pháp vương tử, tịnh tại hội trung ngũ bá Phạm thiên tức tòng toà khởi, đảnh
lễ Phật túc, nhi bạch Phật ngôn. “Ngã vô thuỷ kiếp vị thế lương y, khẩu trung
thường thử ta-bà thế giới thảo mộc kim thạch, danh số phàm hữu thập vạn bát
thiên. Như thị tất tri khổ thố hàm đạm, cam tân đẳng vị, tịnh chư hoà hợp câu
sanh biến dị. Thị lãnh thị nhiệt, hữu độc vô độc, tất năng biến tri.”
Việt dịch: Hai vị Pháp vương tử Dược
vương, Dược thượng cùng với năm trăm vị Phạm thiên trong chúng hội, liền từ chỗ
ngồi đứng dậy, đảnh lễ sát chân Phật rồi bạch Phật rằng, “Từ vô thuỷ kiếp đến
nay, chúng con làm lương y trong thế gian, miệng thường nếm các thứ cỏ cây, đá,
kim loại trong cõi giới ta-bà nầy, số mục có đến tám vạn bốn ngàn thứ. Chúng
con biết hết các vị đắng, chua, mặn, nhạt, ngọt, cay…, cùng sự hoà hợp và biến
đổi từ các vị ấy sinh ra. Thứ nào là lạnh, thứ nào tính nóng, thứ nào độc, thứ
nào không độc, chúng con đều biết rõ.”
Giảng: Hương Nghiêm đồng tử ngộ đạo là do quán sát hương trần.
Ưu-ba-ni-sa-đà ngộ đạo là nhờ quán sát sắc trần. Kiều-trần-na ngộ đạo là do
quán sát thanh trần. Hai vị Bồ-tát Dược vương, Dược thượng ngộ đạo là nhờ quán
sát vị trần.
Hai vị Bồ-tát Dược vương, Dược thượng là hai anh em. Trong
thời quá khứ, Bồ-tát Dược vương có phát lời nguyện sẽ làm vị lương y cho thế
gian, thế nên ai đến gặp ngài đều được chữa lành bệnh, bất luận họ bị bệnh nặng
đến mức nào. Ngài phát lời nguyện này vào thời Đức Phật Lưu ly quang Như Lai.
Có tỷ-khưu Nhật Tạng giảng nói diệu pháp, trong pháp hội có vị trưởng giả tên
là Tinh tú quang, nghe pháp sanh lòng vui mừng, nên đã cùng với người em của
mình phát nguyện như vậy trước tỷ-khưu Nhật Tạng.
Ở Trung Hoa, có Vua Thần Nông (Emperor Shen Neng) cũng nếm
được 100 loại thảo mộc và phát minh ra cách trị bệnh bằng dược thảo. Dạ dày của
ông giống như tấm gương, có thể thấy được thức ăn là độc hay hiền. Nhưng không
may, dân Trung Hoa ngày nay hoàn toàn không hiểu được những tinh tuý từ lịch sử
như thế nầy, họ cho rằng đó chỉ là những truyền thuyết. Thực ra, đây là những
sự kiện rất bình thường, đều có ghi trong các tài liệu y học của Trung Hoa.
Nhưng sinh viên Trung Hoa thời hiện đại không đọc những sách cổ, thế nên họ
không hiểu được những chuyện nầy. Chính tôi đã đọc được chuyện nầy, tôi tin
rằng Vua Thần Nông là thân tái sinh của Bồ-tát Dược vương, ngài thị hiện ở
Trung Hoa để giúp cho nền tảng nghiên cứu y học ở đó.
Hai vị Pháp vương tử Dược vương, Dược thượng cùng với năm trăm
vị Phạm thiên trong chúng hội, liền từ chỗ ngồi đứng dậy.
Đức Phật là Pháp vương, nên tên gọi dành cho các vị Bồ-tát là
Pháp vương tử.
Hai vị Bồ-tát cùng năm trăm đồ chúng của họ liền từ chỗ ngồi
của mình đứng dậy, đảnh lễ sát chân Phật rồi bạch Phật rằng, “Từ vô thuỷ kiếp
đến nay, chúng con làm lương y trong thế gian, miệng thường nếm các thứ cỏ cây,
đá, kim loại trong cõi giới ta-bà nầy, số mục có đến tám vạn bốn ngàn thứ.”
Vào thời đó, ở Ấn Độ các chất của thuốc được hoà hiệp từ bốn
thứ, cỏ, cây, kim loại và đá. Chúng con biết hết các vị đắng, chua, mặn, nhạt,
ngọt, cay…, cùng sự hoà hợp và biến đổi từ các vị ấy sinh ra. Chúng con biết rõ
vị nào thích hợp vị nào không. Vị nào có thể hoà hiệp để trị một số bệnh, vị
nào không thể hoà hiệp, nhưng khác với loại trước, có thể gây chết người nếu
khi hoà hiệp chúng lại. Thế nên trong Dược tính bộ (Yao Xing Pu (Treatise on
the Nature’ of Medicines) có nói, “Căn bản về thảo mộc, có mười tám loại độc và
19 loại hiền. Ô đầu (烏頭wu dou) tương kị với các thứ Bán hạ (半夏ban xia), Bạch liễm (白蘞bei lian), Qua lâu (瓜 顱guo lou). Cam thảo được trình bày
trong Dược tính bộ như là thảo dược có ưu thế hoà hiệp với nhiều thứ thuốc
khác, nhưng nếu đem cam thảo dùng chung với Hải tảo (海藻hai zao), Đại kích (大戟da ji), Cam toại (甘遂 gan sui), Nguyên hoa (元花yuan hua) mà cho bệnh nhân dùng thì họ
có thể chết. Lê lô (蔾蘆Li lo) và Tế tân (細莘xi xin) dùng chung cũng có thể làm
chết người. Nhưng Tế tân dùng riêng thì có thể chữa được bệnh nhức đầu.
Chúng con biết rõ những dược thứ thuốc nầy thích hợp hay
nghịch nhau khi chúng hoà hiệp lại, và thứ nào sẽ biến đổi tính chất, hoặc điều
gì sẽ xảy ra khi chúng hoà hiệp với những thứ có độc tính, cũng như biết được
thứ nào là lạnh, thứ nào tính nóng, thứ nào độc, thứ nào không độc, chúng con
đều biết rõ.”
Dược tính của nó có thể là hàn, nhiệt, ôn, bình. Những người
tánh hàn thì không thể dùng thuốc có vị hàn, những người có tánh ôn thì không
thể nào chịu được thuốc có vị ôn. Hai vị Bồ-tát đều biết rõ tính độc của từng
vị thuốc như thế nào trong từng loại dược thảo.
Kinh văn: 承事如來,了知味性非空非有。非即身心非離身心。分別味因,從是開悟。
Phiên âm: Thừa sự Như Lai, liễu
tri vị tánh phi không phi hữu. Phi tức thân tâm phi ly thân tâm. Phân biệt vị
nhân tòng thị khai ngộ.
Việt dịch: Chúng con (nhờ) thừa sự Như
Lai, (mà) rõ biết bản tính của vị trần vốn chẳng phải là không, chẳng phải là
có; không phải chính là thân tâm, chẳng phải tách rời thân tâm. Do phân biệt
được bản nhân của vị trần mà được khai ngộ.
Giảng: Chúng con (nhờ) thừa sự Như Lai. Chúng con đã quy y và
phụng thờ chư Phật. Nhờ đó (mà) rõ biết bản tính của vị trần vốn chẳng phải là
không, chẳng phải là có. Vị trần chẳng đến từ hư không, chẳng phải vốn có. Vị
trần không phải chính là thân tâm, chẳng phải tách rời thân tâm. Bản tánh của
vị trần chẳng phát sinh từ cái lưỡi nếm mùi vị; chẳng phải tánh của vị trần có
được bên ngoài việc nếm mùi vị của cái lưỡi.
Do phân biệt được bản nhân của vị trần mà được khai ngộ.
Chúng con quán chiếu tường tận căn nguyên bản tính của mùi vị
và nhờ đó mà được giác ngộ. Khi chúng con phát huy tính phân biệt đến tột
đỉnh–tới mức không còn phân biệt được nữa– thì trở nên chứng ngộ. Chúng con
nhận ra rằng căn nguyên của mùi vị vốn chẳng phải là mùi vị.
Kinh văn: 蒙佛如來印我昆季。藥王藥上二菩薩名。今於會中為法王子。因味覺明位登菩薩。
Phiên âm: Mông Phật Như Lai ấn
ngã côn quý, Dược Vương Dược Thượng, nhị Bồ-tát danh. Kim ư hội trung vi Pháp
vương tử. Nhân vị giác minh vị đăng Bồ-tát.
Việt dịch: Nhờ Phật ấn chứng cho anh
em chúng con tên gọi là Dược Vương Dược Thượng Bồ-tát. Nay trong chúng hội,
chúng con là pháp vương tử. Nhờ vị trần mà được chứng ngộ trong hàng Bồ-tát .
Giảng: Nhờ Phật ấn chứng cho anh em chúng con tên gọi là Dược
Vương Dược Thượng Bồ-tát. Đức Phật ban cho hàng Bồ-tát chúng con hai tên gọi
như vậy. Nay trong chúng hội, chúng con là pháp vương tử. Nhờ vị trần mà được
chứng ngộ trong hàng Bồ-tát. Chúng con nếm các vị trần cho đến khi được chứng
ngộ đến giai vị Bồ-tát.
Kinh văn: 佛問圓通,如我所證,味因為上 。
Phiên âm: Phật vấn viên thông,
như ngã sở chứng, vị nhân vi thượng.
Việt dịch: Nay Đức Phật hỏi về viên
thông. Như chỗ chứng ngộ của chúng con, căn nguyên từ vị trần là hơn cả.
Giảng: Vị trần là phương pháp tu tập viên thông thù thắng
nhất. Mùi vị là điều cần nhất cho chuyện ăn uống. Nó có thể là ngon nhất và
cũng có thể là dở nhất. Vị dở nhất là vị diệu lạc tối thượng. Nhưng chính quý
vị phải tự mình nếm được và nhận ra nó có ngon hay không.
Nhiệt độc vi hoạn nhật tương tiễn
Triền miên sàng đệ bội
thương thảm
Nguyệt tinh ma ni
thanh lương tán
Tiêu tai diên thọ lợi
kiền khôn.
Nguyệt-Tinh Ma-Ni ThủNhãn Ấn Pháp
Comments
Post a Comment