Shurangama Mantra with Verses and Commentary
by Venerable Tripitaka Master Hsuan Hua
331. TỲ RỊ DƯƠNG HẤT RỊ TRI
毗唎羊訖唎知
SIRIYAN GIRITI
Bảo
tiễn si hào vô cấu hành
Sở
tác giai biện khởi thi thần
Tam
đầu đại kích linh thứu điểu
Phi
đằng biến hóa lực nan cùng.
寶箭鴟鴞無垢行
所作皆辦起尸神
三頭大戟靈鷲鳥
飛騰變化力難窮
Tụng câu chú nầy, thì tấc cả việc THIỆN mau thành tựu.
Chứng Đạo Ca
Sa-Môn Huyền Giác soạn
Ngã sư đắc kiến Nhiên-Ðăng Phật,
Ða kiếp tằng vi nhẫn nhục tiên.
Kỷ hồi sinh, kỷ hồi tử?
Sinh tử du du vô định chỉ.
Tự tòng đốn ngộ liễu vô sinh,
Ư chư vinh nhục hà ưu hỷ.
Nhập thâm sơn, trú Lan-nhã,
Sầm cương u thúy trường tùng hạ.
Ưu du tĩnh tọa dã tăng gia,
Khuých tịch an cư thực tiêu sái.
Giác tức liễu, bất thi công,
Nhất thiết hữu vi pháp bất đồng.
Trụ tướng bố thí sanh thiên phước,
Do như ngưỡng tiễn xạ hư không.
Thế lực tận, tiễn hoàn đọa,
Chiêu đắc lai sanh bất như ý.
Tranh tự vô vi thực tướng môn,
Nhất siêu trực nhập Như Lai địa.
Phật
Học Tinh Yếu
Hòa Thượng Thích
Thiền Tâm
Biện
Minh Về Nghĩa Thiện
Việc hành thiện không nên dùng
con mắt cạn cợt nhìn theo hình thức bên ngoài. Có kẻ xem như làm lành nhưng
thật không phải lành, có người xem như làm ác, song chính lại là thiện. Những
việc gọi là lành, nếu gia tâm xét kỹ, sẽ thấy có chân giả, có ngay vạy, có âm
dương, có phải quấy, có thiên chánh, có nửa toàn, có lớn nhỏ, có khó dễ. Nếu
làm lành mà không thấu đạt lý nầy, nhiều khi tự gọi mình hành thiện, song không
ngờ đó chính là tạo nghiệp, chỉ khổ công nhọc trí, chẳng đem lại lợi ích gì.
- Việc lành có chân, giả là thế
nào? Như thuở xưa, mấy nho sinh đến hỏi Trung-Phong đại-sư rằng: “Nhà Phật dạy
điều thiện ác báo ứng như bóng theo hình, nhưng tại sao hiện thấy có những
người làm lành mà con cháu không phát đạt, còn mấy người làm ác trái lại gia
đình thêm hưng thạnh? Như thế thì nhân-quả của Phật nói có gì là xác đáng ư?”
Ngài Trung-Phong đáp: “Bởi phàm tình chưa sạch, chánh nhãn chưa bày, người đời
thường nhận lầm thiện ra ác, ác ra thiện, ít ai biết tự trách điều thị phi điên
đảo của mình, duy cứ hờn việc báo ứng sai ngoa. Như thế làm sao định chắc rằng
xác đáng hay không xác đáng?” Các nho sinh nói: “Thiện là thiện, ác là ác, làm
sao có sự nhận lầm trái nhau được?” Ðại-sư liền bảo họ chỉ cho xem ít việc gọi
là thiện hoặc ác. Một vị nói: “Ðánh mắng người là ác, kính trọng người là
thiện”. Ngài Trung-Phong nói: “Chưa hẳn như thế!” Người khác bảo: “Tham của
vọng cầu là ác, liêm khiết thủ thường là thiện”. Ðại-sư vẫn nói: “Chưa hẳn như
thế!” Các nho sinh lần lượt nói hết những tướng trạng thiện ác, song Trung-Phong
đại-sư vẫn bảo chưa hẳn là đúng. Họ ngạc nhiên, cầu xin giải thích. Ngài dạy:
“Việc làm nào có ích cho mình và người là thiện”. Trái lại, nếu chỉ lợi mình
tổn người, tuy kính trọng người cũng vẫn là ác. Thế nên làm lành mà đem sự lợi
ích cho người là công, và công tức là chân. Còn duy cầu lợi riêng cho mình là
tư, đã tư tức là giả. Lại việc lành tự đáy lòng phát ra là chân, làm theo thói
quen bên ngoài là giả, không chấp tướng mà làm là chân, có chấp tướng mà làm là
giả. Cứ theo mấy điểm ấy xét ra, sẽ tự hiểu...
- Việc lành có ngay, vạy là thế
nào? Thế thường khi thấy kẻ mềm mỏng chiều chuộng, dễ dãi yếu nhát, nói trái
nói phải đều vâng, ai cũng khen là người hiền lành. Nhưng thánh-nhơn thà chọn
người ngông cuồng mà quật cường, khí khái, có ý chí cao xa, vì hạng nầy dễ khai
hóa. Còn hạng trên tuy được mọi người khen tặng, nhưng xét kỹ họ chỉ là giặc
của sự tiến bộ đạo đức. Như thế đủ thấy sự nhận xét về thiện, ác, lấy, bỏ của
người đời khác với của thánh-nhơn. Cứ một điều nầy suy ra, các việc khác làm
sao khỏi bị sai lạc? Vậy nên người muốn làm lành tu đức quyết chẳng thể bằng
vào điều thiện của hình thức bên ngoài, mà phải nhìn từ chỗ ẩn nhiệm của tâm
tư, cùng xét xem việc ấy có hợp với lẽ thiện hay không. Nếu quả thật thuần có
lòng cứu người giúp đời là ngay, như xen chút niệm mỵ thế, dối dân là vạy;
thuần một lòng kính người là ngay, xen chút niệm khinh cợt đời là vạy; thuần
một lòng thương xót người là ngay, xen chút niệm ghét hận đời là vạy. Những
điều như trên, phải nên xét kỹ.
- Việc lành có âm, dương là thế
nào? Phàm làm điều lành mà người ngoài biết được là dương thiện, làm lành mà
chẳng ai biết là âm công. Âm công sẽ được phước báo, dương thiện hiện hưởng
danh thơm, vì danh cũng là phước vậy. Nhưng danh vọng thường khi là điều đáng
kiêng sợ, bởi dễ bị người ganh ghét. Những kẻ danh tốt lẫy lừng mà thật đức
không kịp, phần nhiều hay bị họa to, bởi hưởng phước quá phận. Có kẻ tuy không
lầm lỗi, nhưng bỗng dưng bị lâm vào cảnh tai họa, hay bị thiên hạ chê oan, lắm
lúc con cháu họ lại được phát đạt. Lẽ âm dương họa phước nhiệm mầu như thế,
phải để tâm nhiều mới thấu hiểu được.
- Việc lành có phải, quấy là thế
nào? Thời Ðông-Châu, ở nước Lỗ có lệ hễ ai bỏ tiền chuộc người bản xứ khỏi làm
thần thiếp cho các chư hầu địch thì được lãnh nguyên lại số tiền tại quan phủ.
Thầy Tử-Cống giàu có, bỏ tiền ra chuộc được nhiều người, song không chịu lãnh
lại tiền, vì ông thầm nghĩ mình chỉ làm việc nghĩa mà thôi. Ðức Khổng-Tử nghe
được, chê trách Tử-Cống sai lầm, bởi bậc thánh-nhơn khi làm điều gì cũng mong
cải tiến phong tục đến chỗ tốt đẹp, làm gương cho mọi người noi theo, chớ không
phải chỉ để thỏa chí riêng của mình. Trong nước Lỗ người giàu ít, kẻ nghèo
đông, nếu cho rằng chuộc người rồi còn trở lại lãnh tiền nơi quan phủ là không
liêm chính thì chắc từ đó về sau không còn mấy ai dám nghĩ đến việc chuộc người
khỏi tay địch nữa.
Thầy Tử-Lộ vớt người bị đắm, được
đền ơn một con trâu, ông liền nhận. Khổng-Tử nghe được vui mừng bảo: “Từ nay ở
nước Lỗ sẽ có nhiều người để ý vớt kẻ sắp chết chìm”.
Cứ lấy mắt thường mà xem thì việc
Tử-Cống không lãnh tiền bồi thường là cao quý, Tử-Lộ nhận trâu là thấp hèn.
Nhưng trái lại, trong hai hành vi, đức Khổng-Tử bỏ Tử-Cống mà chọn Tử-Lộ. Thế
thì biết, khi làm lành không nên chỉ kể hiện trạng trước mắt, mà còn phải nghĩ
đến việc lưu tệ về sau; không nên luận một thời, mà phải luận đến việc lâu dài;
không nên nghĩ riêng mình, mà phải xét đến ảnh hưởng lan truyền sâu rộng trong
thiên hạ. Những việc đang làm tuy lành, nhưng nếu lưu tệ hại người, đó là tợ
thiện chớ không phải chân thiện. Những việc đang làm tuy xem như thấp kém, mà
lưu ích giúp người, thì nó dường như phi thiện song thật ra là thiện. Cứ thế
suy rộng ra, những điều nghĩa phi nghĩa, lễ phi lễ, tín phi tín, từ phi từ, đều
không ngoài cách thức đó.
- Việc lành có thiên, chánh là
thế nào? Thuở xưa, Lữ-Văn-Ý-Công là người đức độ, cả nước đều kính ngưỡng như
Thái-sơn, Bắc-đẩu. Sau khi từ chức tể tướng về an dưỡng nơi cố hương, một hôm
ông bị người say rượu đến la mắng dữ dội. Ý-Công vẫn thản nhiên bảo người nhà
đóng cửa lại, đừng nên tranh cạnh với kẻ say. Hơn một năm sau, người ấy vì say
sưa phạm tội sát nhơn bị bắt giam vào ngục. Lữ-Công biết được việc đó, mới hối
hận bảo: “Phải chi năm trước ta dùng oai quở trách rồi bắt đem giao cho quan
nghiêm trị. Chắc nó khỏi bị mối họa hôm nay, chỉ vì lúc ấy ta muốn giữ lòng
nhân hậu, không ngờ đó lại là cách nuôi lớn điều ác cho nó, nên nỗi ngày nay nó
thành ra người phạm tội nặng”. Ðây là một việc chứng tỏ, đem tâm lành mà hành
sự ác.
Lại như một nhà giàu nọ, gặp năm
đói khó đem lúa ra bán, bị dân nghèo cướp giựt ngay giữa chợ. Nhà cự phú này
đầu cáo, quan bỏ qua không xử, dân nghèo được thế lại càng làm già. Phú ông
liền cho người rình bắt ít tên làm khổ nhục, bấy giờ cả bọn mới chịu yên, nếu
không thì đã loạn cả chợ. Ðây là việc đem tâm ác mà hành sự lành.
Cho hay thiện là chánh, ác là
thiên, điều ấy ai cũng biết. Còn đem tâm lành mà làm việc ác là thiên ở trong
chánh, đem tâm ác làm việc lành là chánh ở trong thiên. Thà chọn chánh trong
thiên, không nên làm việc thiên trong chánh, điều nầy lại ít người để ý.
- Việc lành có nửa, toàn là thế
nào? Kinh Dịch nói: “Chẳng tích thiện không đủ để thành danh, chẳng tích ác
không đủ để diệt thân”. Kinh Thơ bảo: “Tội nhà Thương như xâu tiền đầy”. Tích
thiện tích ác như chứa vật vào kho, siêng để thì đầy, lười chứa thì vơi, tùy
mỗi phương diện, việc lợi hại đã rõ ràng. Như thuở xưa, có một cô gái rất
nghèo, của riêng chỉ được hai đồng tiền kẽm, nhân khi đến chùa liền dùng tâm
thành đem cả số ấy dâng cúng ngôi Tam-bảo. Vị đại-đức trụ trì nhận biết, thân
hành làm lễ cầu nguyện. Sau cô gái nầy được vào hoàng cung hưởng phú quý, lại
đem vào ngàn lượng vàng đến cúng dường, nhưng vị tăng chủ chỉ sai đồ chúng hồi
hướng mà thôi. Cô thí chủ, lúc bấy giờ đã là hoàng-hậu, lấy làm lạ hỏi: “Ngày
trước tôi chỉ cúng có hai đồng tiền mà đại-đức thân hành lễ sám; nay tôi cúng
tới đôi ngàn lượng vàng, sao đại-đức lại chỉ sai đồ chúng hồi hướng?” Tăng chủ
đáp: “Thuở trước vật tuy sơ bạc mà lòng rất chân thành, phi lão tăng lễ sám
không đủ để báo đức bà. Hôm nay vật tuy hậu song tâm cúng dường không thiết tha
bằng trước, nên người khác thay thế làm lễ cũng đủ rồi”. Ấy, ngàn vàng là nửa,
là vơi, mà hai tiền là toàn, là đầy vậy.
Lại Chung-Ly đại tiên khi truyền
dạy phép luyện đơn cho Lữ-Tổ, có dặn rằng: “Khi đơn luyện thành có thể điểm sắt
đá hóa vàng ròng, giúp cho người nghèo khổ tiêu dùng được”. Lữ-Tổ hỏi: “Về sau
vàng ấy có biến chất không?” Chung-Ly đáp: “Năm trăm năm sau, nó sẽ trở lại bản
chất cũ”. Lữ-Tổ nói: “Như thế thì có hại cho người năm trăm năm về sau, tôi thề
không làm điều đó”. Chung-Ly khen: “Phép tu tiên cần phải chứa đủ ba ngàn công
hạnh, nay ngươi nói được lời đó thì ba ngàn công hạnh đã đủ rồi!” Ðây lại là
một tượng trưng cho việc lành đầy, vơi, nửa, toàn vậy.
Ðại khái, làm lành mà có tâm chí
thành, thật lòng thương xót vị tha, không chấp tướng thì dù một việc lành cũng
được toàn đầy. Bằng trái khác với mấy điểm trên, tuy suốt đời hành thiện cũng
là vơi, chỉ được có một nửa. Như trong kinh nói, khi đem của giúp người mà
trong không thấy mình cho, ngoài không thấy người nhận, giữa không thấy vật tế
trợ, đó gọi là cách bố thí ba luân thể không, một tâm thanh tịnh. Bố thí như
thế, dù một lon gạo cũng được phước vô biên, một đồng tiền cũng tiêu muôn kiếp
tội. Nếu như tâm còn cầu danh chấp tướng, thì tuy bố thí ngàn vàng, phước đức
cũng chẳng được bao nhiêu!
- Việc lành có lớn, nhỏ là thế
nào? Xưa ông Vệ-Trọng-Ðạt làm quan Hàn-Lâm, một đêm mộng thấy Minh-ty bắt về
âm-cảnh. Quan-chủ-ty sai dịch đem trình hai bản ghi thiện ác, ông thấy bản ghi
ác chất một đống to, bản ghi thiện chỉ bằng chiếc đũa. Nhưng khi đem cân thì
bản như đống to lại nhẹ, bản bằng chiếc đũa lại nặng. Trọng-Ðạt ngạc nhiên nói:
“Tôi tuổi chưa đầy bốn mươi, có đâu đã làm nhiều điều ác đến thế!” Minh-quan
bảo: “Một niệm bất chính là ác rồi, không đợi phải hành phạm”. Nhân lại hỏi:
“Trong cuốn giấy bằng chiếc đũa kia, đã ghi những gì?” Minh-quan đáp: “Triều
đình hưng đại công làm cái cầu đá ở Tam-Sơn, ông đã dám thượng sớ căn ngăn việc
ấy. Cuốn giấy đó là bản sớ của ông”. Trọng-Ðạt nói: “Tôi tuy dâng sớ can ngăn,
nhưng bị bác bỏ, thật sự nó chẳng bổ ích được gì, làm sao lại có hiệu lực như
thế ấy?” Minh-quan nói: “Triều đình tuy không y theo, nhưng một niệm ưu ái của
ông đã vì vận nước và muôn dân; giả sử lời sớ kia được chấp nhận thì công đức
ấy lại càng lớn lao hơn nữa!”
Cho nên hễ chí để vào thiên hạ
quốc gia, thì việc lành tuy nhỏ mà lớn. Nếu chí để vào bản thân thì việc lành
tuy nhiều vẫn ít. (Việc ác cũng thế).
- Việc lành có khó, có dễ là thế
nào? Bậc tiên nho thường bảo: “Muốn khắc kỷ phải bắt đầu từ chỗ khó”. Ðức
Khổng-Tử khi luận về điều nhân, cũng nói: “Trước phải làm việc khó khăn là trừ
bỏ tư tâm”. Chẳng hạn như ở Giang-Tây có Thơ-Ông làm nghề dạy học, trong hai
năm dành góp được số tiền khá to. Nhân gặp một người nghèo thiếu nợ quan, vợ kẻ
ấy sắp bị nhà quan bắt làm tôi tớ, ông liền đem số tiền dành góp ra chuộc,
không nghĩ gì đến sự đền trả. Nhờ đó vợ chồng người kia khỏi bị ly tán. Và như
Trương-Ông ở tỉnh Trực-Lệ, gặp một người mang nợ bị trái chủ làm khốn, phải đem
cầm vợ con, liền thí xả số bạc của mình đã chứa để trong mười năm ra chuộc giúp
cho. Do đó vợ con người nọ mới được an toàn. Bỏ tiền cứu người như hai trường
hợp trên thật là hiếm có, ít ai làm nổi.
Lại như Kỳ-Ông ở Trấn-Giang lớn
tuổi mà không con. Người hàng xóm mắc nợ ông, không tiền trả, đem đứa con gái
thế vào để cho làm thiếp. Kỳ-Ông thấy mình tuổi đã cao, không nỡ làm lỡ đời của
một cô gái trẻ đẹp, liền trả lại và cho luôn số tiền. Ðây là điều lành thuộc
trường hợp nhẫn việc khó nhẫn. Những kẻ có tiền tài thế lực, làm lành lập đức
rất dễ mà họ không chịu làm, đó là người tự bỏ rơi chẳng biết thương lo cho
mình và con cháu. Còn những người nghèo hèn, làm được phước rất khó, khó mà cố
gắng làm, như thế mới đáng quý.
Trên đây là đoạn biện minh về
điểm dị biệt trong việc thiện của Liễu-Phàm-tiên-sinh, trích trong
An-Sĩ-Toàn-Thơ. Người học Phật muốn tu
công đức lành, có thể lấy đây làm tấm gương xét đoán.
52. 娑ta 婆bà 訶ha
___________________________________
息tức 災tai 增tăng 福phước 妙diệu 吉cát 祥tường
Wondrous auspiciousness dispels disasters and increases blessings.
佛Phật 法pháp 僧Tăng 寶bảo 放phóng 毫hào 光quang
The Buddha, Dharma, and Sangha Jewels emit brilliant light.
觀quán 行hạnh 一nhất 心tâm 無vô 相tướng 禮lễ
Single-mindedly reflect and practice bowing that transcends appearances.
是thị 大đại 菩bồ 提đề 化hóa 萬vạn 方phương
Great Bodhi is what teaches and transforms beings everywhere.
15. 阿a 逝thệ 孕dựng
________________________________________
夜dạ 叉xoa 天thiên 王vương 披phi 虎hổ 皮bì
This yaksha deva king is wrapped in a tiger hide.
賞thưởng 善thiện 罰phạt 惡ác 拯chửng 危nguy 急cấp
Rewards the good, punishes evil -- rescuing in the nick of time.
巡tuần 行hành 四tứ 方phương 記ký 功công 過quá
While patrolling in all four directions, he notes our merit and errors.
主chủ 持trì 公công 道đạo 平bình 等đẳng 齊tề
Maintaining justice, he makes sure that we each get treated equally.
Ba Dạ Ma Na [51]
BỔN-THÂN NGÀI BẢO-KIM-QUANG-TRÀNG BỒ-TÁT
Bạt chiết la xử trấn quần ma
Liên hoa sổ châu niệm Phật đà
Lôi thanh kinh tỉnh si mê giả
Mộng giác nguyên lai nhất tự đa.
Khắc thù chí thắng thao tả khoán
Nhân Quý tướng quân bình liễu loạn
Khải ca cao xướng lạc quần thiên.
Bảo-Tiễn Thủ Bảo-Tiễn Thủ Nhãn Ấn Pháp
Comments
Post a Comment