Shurangama Mantra with Verses and Commentary

by Venerable Tripitaka Master Hsuan Hua




395. TÁT BÀ A BÁ TẤT MA LÊ TỆ PHẤN

薩婆阿播悉摩犁弊泮

SARVA APASMARE BHYAH PHAT

 

 

Nhất oản lang thang oan tự hải

Bán cân phì nhục nghiệp như sơn

Hiệp cổ công ty khuy tư bổn

Đọa lạc tam đồ phi quái tai.

 

一碗羹湯冤似海

半斤肥肉業如山

合股公司虧資本

墮落三塗非怪哉



ÁN ! TÁT BÀ A BÁ TẤT MA LÊ TỆ PHẤN.

Linh Văn Cứu Giúp Thế Giới Tránh Khỏi Ngày Tận Thế

 


Ẩn-Tu Ngẫu Vịnh

Như-Ý Giảng giải 

 

 

TRĂNG in NƯỚC bích LÒNG THIỀN rạng,

GÍO LỘNG non hồng Ý ĐẠO thanh.

 

 

HÒA THƯỢNG TÔN SƯ

Ngài Tam-Tạng Pháp-Sư  Thích Thiền-Tâm, hiệu Vô-Nhất.


 

BÀI SỐ 88

 

Ẩn tu thế chiến BIẾT kỳ ba

Nước lửa sơn lâm khắp hải hà

Mấy cuộc lọc thanh đầy huyết-lệ

Bay hồn thảm khổ, lướt khôn qua.

 

NHƯ Ý : Có nhiều kẻ bảo: “CHIẾN-TRANH NGUYÊN-TỬ không thể xảy ra, vì sẽ gây cuộc tàn phá LỚN LAO, mà không ai THẮNG ai BẠI.”

Nhưng theo CHÂN-LÝ thì có NHÂN-SÁT tức có QUẢ-SÁT, dù rằng NHÂN LOẠI cố gắng HẠN CHẾ không cho xảy ra.


3. Linh Văn Cứu Giúp Thế Giới Tránh Khỏi Ngày Tận Thế

Trên đời, nếu có một người biết niệm Chú Lăng Nghiêm,

thì thế giới này sẽ không bị hủy diệt, giáo pháp cũng sẽ không bị diệt vong.

 

Hiện tại tôi giảng Chú Lăng Nghiêm cho quý vị nghe, Chú Lăng Nghiêm này trong trăm ngàn vạn kiếp cũng chưa có ai giảng được một lần, mà cũng không dễ gì giảng được một lần. Lúc tôi giảng cho quý vị, tôi biết là không có ai nghe mà liền hiểu được ngay cả. Cho dù có người tự cho rằng mình hiểu được, thì đó cũng không phải là thực sự hiểu. Có người tự cho là mình đã hiểu rồi, cho nên không chú ý nghe, thì đó cũng giống như không hiểu vậy. Chú Lăng Nghiêm là linh văn cứu giúp cho trời đất không bị hủy diệt. Chú Lăng Nghiêm cũng là linh văn cứu giúp thế giới tránh khỏi ngày tận thế. Cho nên, tôi thường nói rằng, trên đời này nếu có một người biết niệm Chú Lăng Nghiêm, thì thế giới này sẽ không bị hủy diệt, giáo pháp cũng không bị diệt vong. Đợi đến lúc thế giới không còn có ai biết niệm Chú Lăng Nghiêm nữa, bấy giờ Phật Pháp đành phải bị diệt vong!

Hiện tại đã có một số thiên ma ngoại đạo, ngông cuồng tung ra lời đồn đại rằng Kinh Lăng Nghiêm và Chú Lăng Nghiêm đều là giả, là ngụy tạo. Đó chính là con cái cháu chắt của loài ma do các thiên ma ngoại đạo phái đến để tung ra những lời đồn đại ngông cuồng này, khiến cho người ta không còn tin tưởng vào Kinh Lăng Nghiêm và Chú Lăng Nghiêm nữa. Đến lúc người người đều không còn tin tưởng Chú Lăng Nghiêm, thì sẽ không có ai niệm Chú này nữa, bấy giờ thế giới này sẽ mau chóng bị hủy diệt! Nếu muốn thế giới không bị diệt vong, thì quý vị hãy nhanh chóng niệm Chú Lăng Nghiêm, đọc tụng Kinh Lăng Nghiêm. Nếu quý vị có thể ngày ngày niệm Chú Lăng Nghiêm, thì sự nguy hiểm của bom nguyên tử, bom khinh khí cũng sẽ không thể xảy đến cho quý vị. Vì thế, quý vị nên nhất tâm niệm Chú Lăng Nghiêm.

Hiện tại tôi giảng Chú Lăng Nghiêm cho quý vị, thì ngay lúc này đây, có thể không có một người nào hiểu được, nhưng mười năm, một trăm năm, hoặc một ngàn năm sau, có người đọc được những chú giải đơn sơ cạn cợt này của tôi, biết đâu lúc đó họ sẽ hiểu được một cách rõ ràng sâu sắc hơn về Chú Lăng Nghiêm. Quý vị được nghe Chú Lăng Nghiêm rồi, thì không nên vội cho rằng điều này là quá dễ dàng. Bốn câu kệ tụng này xem ra thì rất đơn giản, nhưng đó là những gì từ trong tâm tánh tôi lưu xuất ra, hoàn toàn không phải là do tôi sưu tầm, trích dẫn, hoặc sao chép từ các sách vở khác. Quý vị theo học với tôi, bất luận là kệ tụng hay hay dở, đó đều là theo cách nhìn của tôi—tôi y theo những hiểu biết về Chú Lăng Nghiêm của tôi mà viết ra. Nếu quý vị muốn thật sự hiểu được Chú Lăng Nghiêm, thì phải chú ý học hỏi, chớ để thời gian trôi qua lãng phí!

 

LINH VĂN CỦA TRỜI ĐẤT CỨU THẾ GIỚI

© 2018

Vạn Phật Thánh Thành



Tán lễ Thích-Tôn:

Vô thượng năng nhơn.

Tăng kỳ cửu viển tu chơn.

Ðẩu suất giáng thần,

Trường từ bửu vị kim luân, tọa Bồ-đề tòa đại phá ma quân.

Nhứt đổ minh-tinh đạo thành, giáng pháp lâm.

Tam thừa chúng đẳng qui tâm.

Vô sanh dĩ chứng.

Hiện tiền chúng đẳng qui tâm.

Vô sanh tốc chứng.

 

Tứ sanh cửu hữu, đồng đăng hoa tạng huyền môn, 

bát nạn, tam đồ cộng nhập tỳ lô tánh hải.

 

NAM-MÔ TA BÀ THẾ-GIỚI, TAM GIỚI ĐẠO-SƯ, TỨ SANH TỪ-PHỤ, 

NHƠN THIÊN GIÁO CHỦ THIÊN BÁ ỨC HÓA THÂN 

BỔN-SƯ THÍCH-CA MÂU-NI PHẬT.



Kim-Cang-Xử Thủ Nhãn Ấn Pháp

Thứ Sáu






Ta Ra Ta Ra [43]


Án-- phạ nhựt-ra chỉ-nảnh, bát-ra nể bát đa dã, tát-phạ hạ.


ÁN ! TÁT BÀ A BÁ TẤT MA LÊ TỆ PHẤN.



ÐÁT ĐIỆT THA

 

1)       ÁN 

2)       A NA LỆ

3)       TỲ XÁ ĐỀ

4)       BỆ RA

5)       BẠT XÀ RA

6)       ÐÀ RỊ

7)       BÀN ĐÀ BÀN ĐÀ NỂ

8)       BẠT XÀ RA BÁN NI PHẤN

9)       HỔ HỒNG ĐÔ LÔ UNG PHẤN

10)    TA BÀ HA.


UM! BÚT RUM!  HÙM!


(108 lần)


Phật Học Tinh Yếu

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm

 

Thiên thứ ba

 

 

Tiết III: Lời Phật Dạy Về Sự Ðoạn Nhục Thực


 

Ngày nay tai nạn binh lửa lan tràn khắp thế-giới, đó là do nghiệp sát của chúng-sanh chiêu cảm.


 

Vì thế nên cổ-đức đã bảo: “Tất cả chúng-sanh không nghiệp sát. Lo gì thế-giới động đao binh!” Vậy muốn cho tai nạn chiến tranh tiêu giảm, không gì hơn dứt từ cái nhân của nó, nghĩa là mọi người đều nên ăn chay giới sát phóng sanh. Nhưng về việc nầy phận sự thì dễ nhận biết, phần lý ít người suốt thông. Bởi thế nhiều kẻ khi ăn chay giới sát phóng sanh, không thể phát tâm chí thành thương xót, nên công đức cũng vì đó mà trở thành kém ít. Vậy khi làm các điều thiện trên, hành giả phải nhận hiểu phần lý của nó như bốn điểm ở đoạn trước đã nói.



1- Vì lòng thương xót chúng-sanh

 

2- Vì tránh ác báo của nghiệp sát

 

3- Vì muốn dứt tâm tham nhiễm nơi vị trần

 

4- Vì để cho thân tâm nhẹ nhàng, dễ thực hành trên đường tu


 

Ngoài ra lại cần phải hiểu rằng: tất cả chúng-sanh đều có đủ đức tướng trí huệ của Như-Lai, nhưng vì bị nghiệp hoặc che lấp tánh diệu minh nên chìm đắm vào hàng dị loại, chỉ biết tìm cầu món ăn, tránh sợ cái chết mà thôi. Nếu những chúng-sanh ấy ngày kia nghiệp chướng tiêu giảm, được nghe chánh-pháp, đều có thể tiến tu và được thành quả Phật.

 

Lại nên nghĩ: ta cùng tất cả chúng-sanh từ vô thỉ đến nay ở trong nẻo luân-hồi, vì Vô-minh che lấp nên đổi thay sanh sát lẫn nhau. Trong nhiều kiếp, các loài kia thường làm cha mẹ, anh chị em, chồng vợ, con cái của ta; và ta cũng đã từng làm cha mẹ, anh chị em, chồng vợ, con cái của cái loài ấy. Chúng-sanh kia do sức nghiệp ác hoặc ở cõi người, hoặc ở trong hàng dị loại, thường bị ta giết hại; ta cũng do sức nghiệp ác, hoặc ở cõi người, hoặc ở trong hàng dị loại, thường bị nó giết hại. Cảnh tương sanh tương sát như thế đã diễn ra từ vô lượng kiếp chẳng biết chừng nào dứt, phàm-phu vì mê nên không hiểu, nhưng Như-Lai thì thấu suốt rõ ràng. Việc ấy nếu không nghĩ đến thì thôi, người biết nghĩ suy tất không xiết thẹn thuồng, bi mẫn!

 

Nay ta do túc phước được làm người, nên giải trừ oan kết, ăn chay giới sát phóng sanh; lại vì cứu độ mình và muôn loài, niệm Phật hồi hướng cầu sanh Cực-Lạc. Xin dẫn một đoạn trong kinh Lăng-Già về nhân duyên đoạn trừ nhục thực mà Ðức Thế-Tôn đã dạy, để cho hàng Phật-tử thêm sự suy gẫm trên bước đường ăn chay tu thiện:

 

“... Có vô lượng nhân duyên mà hàng Bồ-Tát phải sanh lòng thương xót, không nên ăn tất cả các thứ thịt. Ta nay vì ông nói ra đây một phần ít:

 

- Nầy Ðại-Huệ! Tất cả loài hữu-tình từ vô thỉ đến nay ở trong vòng sống chết luân-hồi vô tận, không có chúng-sanh nào chẳng từng làm cha mẹ anh em con cái quyến thuộc, cho đến chủ tớ, bạn bè, thân thích lẫn nhau. Vậy đối với chúng-sanh đã vì nghiệp lực phải chịu đọa làm thân thủy tộc, cầm thú, nỡ nào bắt nó mà ăn thịt? Bậc Bồ-Tát-Ma-Ha-Tát phải quán sát xem tất cả loài hữu-tình đồng với thân mình, nên nghĩ các thứ thịt kia từ những sanh mạng biết vui khổ thương đau mà có, đâu nỡ an nhiên mà ăn?

 

- Nầy Ðại-Huệ! Các bọn La-sát nghe ta nói điều nầy còn nên dứt trừ sự ăn thịt, huống nữa là người ưa vui theo đạo pháp? Trong mỗi đời, Bồ-Tát quán thấy chúng-sanh đều là quyến thuộc, thường nghĩ xem đồng như con, nên không ăn tất cả các thứ thịt. Những người bán các thứ thịt trâu bò chó ngựa heo dê nơi chợ phố hàng quán, vì tâm tham lợi nên tạo nghiệp giết hại; thịt là sở do của tâm hạnh tạp uế như thế, làm sao Bồ-Tát nên thọ dụng?

 

- Nầy Ðại-Huệ! Tất cả các thứ thịt đều là chất tinh huyết ô uế, người cầu thanh tịnh làm sao nên ăn? Kẻ ăn thịt, chúng-sanh thấy đều sợ hãi, người tu từ tâm làm sao nên ăn? Khi gặp bọn thợ săn cùng kẻ hạ tiện làm nghề bắn giết, bẫy lưới tàn hại sanh linh, loài chó trông thấy kinh hãi sủa vang, tất cả cầm thú thảy đều dớn dác trốn chạy. Sở dĩ như thế, bởi các chúng-sanh ấy đều nghĩ rằng: những người nầy lộ vẻ hung ác dường như quỷ La-sát, nếu ta đến đó tất bị bắt giết, vậy phải nên xa lánh là hơn. Cũng như thế, người ăn thịt thường bị chúng-sanh ghét sợ xa lánh. Vì lẽ đó, bậc Bồ-Tát tu hạnh từ bi không nên ăn thịt.

 

- Nầy Ðại-Huệ! Kẻ ưa ăn thịt, thân thể hôi nhơ, tiếng dữ đồn xa, người lành bậc hiền-thánh không thích gần gũi, vì thế Bồ-Tát không nên ăn thịt. Huyết nhục là chất chúng Tiên từ bỏ, các Thánh chẳng ưa, bởi thế Bồ-Tát không nên thọ dụng. Bồ-Tát vì tâm từ mẫn, vì giữ gìn lòng tin của chúng-sanh khiến cho Phật-pháp không bị chê bai, nên không ăn thịt. Nếu đệ-tử của ta ưa ăn thịt, sẽ bị người tục đem lòng khinh báng nói rằng: Tại sao hàng Sa-môn tu nghiệp thanh tịnh, lại không bằng hạnh trong sạch của thiên tiên, mà như ác thú mang đầy bụng thịt cá đi dạo thế gian, làm cho chúng-sanh thảy đều ghét sợ? Và như thế là kẻ ấy đã phá hạnh thanh tịnh, mất đạo Sa-môn, thiếu tư cách để điều phục người. Cho nên, Bồ-Tát vì lòng từ mẫn, muốn nhiếp hộ mọi người khiến cho không sanh tâm niệm ấy, chẳng thọ dụng đồ huyết nhục.

 

- Nầy Ðại Huệ! Như khi thiêu người chết cùng thiêu thịt của loài vật, cả hai mùi khí vị không tinh sạch đồng như nhau, tại sao trong ấy thịt người không ăn, lại ăn thịt loài vật? Vì thế, người ưa hạnh thanh tịnh không nên ăn thịt. Các hàng thiện nam thiện nữ tu hành khổ nhọc chốn a-lan-nhã, hoặc trụ nơi từ tâm, hoặc trì chú thuật, hoặc cầu giải thoát, hoặc hướng về Đại-thừa, nhưng vì bởi còn ăn thịt nên bị nhiều sự chướng ngại, công hạnh không được thành tựu. Cho nên Bồ-Tát nếu muốn được lợi mình và lợi ích cho chúng-sanh, quyết không nên ăn thịt.

 

- Nầy Ðại Huệ! Kẻ ưa ăn thịt khi thấy hình dáng loài vật đã sanh tâm thèm mùi vị. Bậc Bồ-Tát phải thương nghĩ chúng-sanh cũng như mình, tại sao vừa thấy hình đã muốn ăn thịt? Bởi thế, Bồ-Tát phải dứt trừ nhục thực. Người ăn thịt thì nơi miệng thường hôi nên chư thiên lánh xa, hằng bị Dạ-xoa ác-quỷ đoạt mất tinh khí. Kẻ ấy giấc ngủ không yên, khi tỉnh dậy lo lắng, tâm nhiều sợ hãi; do tham ăn không biết vừa đủ, nên thêm nhiều tật bịnh, dễ sanh ghẻ độc, bị các loài tế trùng cắn đúc, mà cũng vẫn không biết chán nhàm.

 

- Nầy Ðại Huệ! Ta thường bảo: ăn thịt chúng-sanh chẳng khác chi ăn thịt con mình, vậy đâu phải thật Như-Lai hứa cho đệ-tử ăn thịt? - Thịt chẳng phải thơm ngon, thịt không tinh sạch, ăn thịt sanh nhiều tội ác, làm hư các công đức, bị chư tiên-thánh rời bỏ, làm sao Như-Lai lại hứa cho đệ-tử ăn thịt? Bởi thế, kẻ nào nói Như-Lai chấp nhận cho đệ-tử ăn thịt, tức là phỉ báng ta.

 

- Nầy Ðại Huệ! Nên biết thức ăn thanh tịnh là những thứ như: lúa, nếp, đậu, bắp, đường, tô du... Các thứ ấy chư Phật đời quá khứ đã hứa cho, ta nay cũng khuyên bảo như vậy”.

 


 “BÁT-NHÃN TÂM-KINH” nói rằng :



Quán-tự-tại Bồ-tát “QUÁN THẤY”...


Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức;

( không có ngũ-uẩn)

vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp;

( không có 12 nhập)

vô nhãn giới, nãi chí vô ý-thức-giới;

(không có 18 giới)

vô vô-minh diệc, vô vô-minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận;

(không có 12 nhân duyên)

vô khổ, tập, diệt, đạo;

(không có 4 đế)

vô trí diệc vô đắc.

(không có TRÍ của Bồ-tát do tu Lục-độ, cũng không có ĐẮC qủa Phật)

Lại nói, Tam-thế chư Phật, y Bát-nhã-ba-la mật-đa cố đắc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

(Ba đời  “Chư Phật” y “VÔ SỞ ĐẮC”, mà đắc “PHẬT QỦA”)

Còn nói, Bát-nhã là Đại-thần, là đại minh, là vô-thượng, là vô đẳng đẳng chú... như lại phải nhờ thần-chú  “Yết-đế Yết-đế, Ba-la yết-đế, Ba la-tăng yết-đế, Bồ-đề tát bà ha.”,  để tiêu trừ vô-minh vi tế của “A-LẠI-DA THỨC” (sở tri chướng),  mà thành tựu  “ĐẠI VIÊN CẢNH TRÍ” hay “NHẤT THIẾT CHỦNG TRÍ”, TỨC THÀNH PHẬT.

 

Tóm lại,  “QUÁN-TỰ-TẠI BỒ-TÁT” y “VÔ SỞ ĐẮC”, mà đắc “PHẬT QỦA


Ma-ha Bát-nhã Ba la-mật-đa.

MAHA PRAJNA PARAMITA

(108 lần)

 

Năm Thứ Mười Ba niên hiĐại Nghip, Đức Tứ Tổ Đạo Tín dđồ chúng đến Cát Châu thì gp bn cướp vây thành by tun (by mươi ngày) chng lui tan, mi ngườđều sợ hãi.

Tổ thương xót, dy bày niMAHA PRAJNA PARAMITA (Ma Ha Bát Nhã Ba La MĐa.) Khi y, bn cướp nhìn lên trên thành như có thn binh, bèn bo nhau:

 “Trong thành t có dị nhân, không thể đánh được”. Bèn ln ln bỏ đi.


( KINH THỦ LĂNG NGHIÊM TÔNG THÔNG)



MA-HA BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT-ĐA TÂM KINH



Quán-tự-tại Bồ-tát hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ-uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.

Xá-Lợi-Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị.


Xá-Lợi-Tử! Thị chư pháp không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức, vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý-thức-giới, vô vô-minh, diệc vô vô-minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận; vô khổ, tập, diệt, đạo; vô trí, diệc vô đắc.


Dĩ vô sở đắc cố, Bồ-đề tát-đỏa y Bát-nhã Ba-la-mật-đa cố, tâm vô quái ngại; vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết-bàn. Tam thế chư Phật y Bát-nhã Ba-la-mật-đa cố, đắc A-nậu-đa-la-tam-miệu tam bồ-đề.

Cố tri Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhứt thiết khổ, chân thật bất hư.

Cố thuyết Bát-nhã Ba-la-mật-đa chú, tức thuyết chú viết:

 

Yết-đế yết-đế, ba-la yết-đế, ba-la-tăng yết-đế, Bồ-đề tát  ha.


 

Ma-ha Bát-nhã Ba la-mật-đa.

MAHA PRAJNA PARAMITA

(108 lần)



The Heart of
Prajna Paramita Sutra


Translated by Tang Dharma Master of
the Tripitaka Hsüan-Tsang on imperial command.

 

When Avalokiteshvara Bodhisattva was practicing the profound prajna paramita, he illuminated the five skandhas and saw that they are all empty, and he crossed  beyond all suffering and difficulty.     

Shariputra, form does not differ from emptiness;  emptiness does not differ from form. Form itself is emptiness; emptiness itself is form. So, too, are feeling, cognition, formation, and consciousness.
  
Shariputra, all dharmas are empty of characteristics.  They are not produced. Not destroyed, not defiled, not  pure, and they neither increase nor diminish.

Therefore, in emptiness there is no form, feeling, cognition,  formation, or consciousness; no eyes, ears, nose, tongue,  body, or mind; no sights, sounds, smells, tastes, objects of  touch, or dharmas; no field of the eyes, up to and  including no field of mind-consciousness; and no  ignorance or ending of ignorance, up to and including no  old age and death or ending of old age and death. There is no suffering, no accumulating, no extinction, no way, and  no understanding and no attaining.   

Because nothing is attained, the Bodhisattva, through  reliance on prajna paramita, is unimpeded in his mind.  Because there is no impediment, he is not afraid, and he leaves distorted dream-thinking far behind. Ultimately Nirvana!

All Buddhas of the three periods of time attain  Anuttarasamyaksambodhi through reliance on prajna  paramita. Therefore, know that prajna paramita is a  great spiritual mantra, a great bright mantra, a supreme  mantra, an unequalled mantra. It can remove all  suffering; it is genuine and not false. That is why the  mantra of prajna paramita was spoken. Recite it like this: 

Gate gate paragate parasamgate bodhi svaha!


Copyright © Buddhist Text Translation Society


MAHA PRAJNA PARAMITA

(108 lần)


TÂY TRAI TỊNH ĐỘ THI

 

Cõi thanh đạo quả dễ tròn nên
Tập quán hèn thô tự đổi liền.
Cá lội bể khơi lìa lưới rập
Nhạn bay trời rộng thoát cung tên.
Luân hồi đã dứt đường sanh tử
Phiền não còn đâu niệm đảo điên?
Một điểm không tâm là Cực Lạc
Nhiễm mê khó dự bảo trì liên.


Vô biên cảnh đẹp vịnh khôn cùng
Tầm mắt du quan chẳng chán trông!
Hạt thóc chứa bao trời đất rộng
Mười phương thu lại chót đầu lông.
Trong đền châu ngọc giăng cùng khắp.
Ngoài các lan can bọc giáp vòng.
Chậm bước còn đang nghe nhạc lạ
Từ đâu loan phụng liệng hư không?

 

Lâu đài bảo thọ ngắm mênh mang
Niệm Phật thiền tư giữa cảnh nhàn!
Cây báu sắc xen đâu chỉ một
Chim linh điệu xướng cỏ muôn ngàn.
Tô đà thơm diệu đầy ngân trản
Cam lộ ngọt thanh khắp ngọc bàn.
Chẳng giống Tuyết sơn nhiều tuyết lạ
Kẻ vô phước biến vị tân toan.

 

Ba cõi đã hay chẳng ổn lành
Quyết tìm Cực Lạc chứng Vô sanh.
Ví không niệm Phật công phu chắc
Đâu được đài sen nguyện lực thành?
Ngút tỏa lầu cao lồng diệu sắc
Gió đùa cây biếc nổi cầm thanh!
Từ nay chân giả không lầm lạc
Mắt cá, trân châu nhận rõ lành.



Tiết III.- Bốn Giai Đoạn Của Đại Kiếp

 

1. Kiếp-thành: Khi thế-giới đã tiêu hoại, chỉ còn một khoảng hư không trống rỗng trải qua thời gian rất lâu xa. Do nghiệp lực của chúng-sanh, bấy giờ từ nơi không gian bỗng nhiên biến hiện ra áng mây to rộng che khắp một vùng bằng khoảng Tam-thiên-đại-thiên-thế-giới. Kế đó lại có mưa to đổ xuống, mỗi giọt mưa lớn như cái bánh xe. Cứ mưa như thế hết trận nầy đến trận khác.

 

Do nghiệp chúng-sanh, có nhiều trận mưa sai biệt: có cơn mây mưa lớn tên là Năng-Diệt, làm cho tiêu tan những hơi nóng bức.

 

Có cơn mây mưa lớn tên là Năng-Khởi, làm cho nước dâng lên cao.

 

Có cơn mây mưa lớn tên là Năng-Chỉ, làm cho nước lắng hạ xuống.

 

Có cơn mây mưa lớn tên là Năng-Thành, hay tạo thành chất ngọc ma-ni và các thứ trân bảo.

 

Có cơn mây mưa lớn tên là Phân-Biệt hay khu phân các vùng của Đại-thiên-thế-giới.

 

Mưa như thế trải qua ngàn muôn năm, nước lần lần dâng cao đến cõi Phạm-Thiên. Trong khi mưa lại có bốn thứ gió to xen lẫn.

 

Một là Năng-Trì-phong-luân, thứ gió nầy duy trì khiến cho nước không tan rã.

 

Hai là Năng-Tiêu-phong-luân, thứ gió nầy làm cho nước tiêu bớt.

 

Ba là Kiến-Lập-phong-luân, thứ gió nầy làm cho các xứ sở được thành lập.

 

Bốn là Trang-Nghiêm-phong-luân, thứ gió nầy phân bố các xứ sở một cách thiện xảo.

 

Khi nước đã dâng lên cao đầy khắp cõi Đại-thiên, lại có những hoa sen to lớn tự sanh ra che trải giáp mặt nước. Thứ hoa sen nầy có 1.000 cánh, tên gọi là Như-Lai-Xuất-Hiện-Công-Đức-Bảo-Trang-Nghiêm, chư thiên ở cõi trời Tịnh-Cư trông thấy, bay xuống đếm xem được bao nhiêu hoa sen, liền biết trong đại-kiếp nầy có bao nhiêu vị Phật ra đời.

 

Sau khi hoa sen mọc ra không bao lâu, bỗng có cơn gió lớn tên gọi A-Na-Tỳ-La, thổi nước xao động thành những cụm bọt to đọng đặc lại.

 

Kế tiếp lại có thứ gió tên gọi là Thiện-Tịnh-Quang-Minh, gió nầy thành lập các Thiên-cung thuộc cõi Sắc.

 

Trước tiên cõi Tam-thiền được thành lập, thứ đến cõi Nhị-thiền, thứ nữa đến cõi Sơ-thiền. Kế tiếp lại có thứ gió tên là Tịnh-Quang-Minh-Trang-Nghiêm, gió nầy thành lập các cung điện của Không-cư-thiên thuộc cõi Dục.

 

Kế tiếp lại có thứ gió tên là Kiên-Mật-Vô-Năng-Hoại, gió nầy thành lập các Luân-Vi-Sơn lớn nhỏ và Kim-Cang-Sơn. Kế tiếp lại có thứ gió tên Thắng-Cao, gió nầy thành lập các núi Tu-Di. Kế tiếp lại có thứ gió tên là Bất-Động, gió nầy thành lập mười loại núi lớn là: núi Khê-Đà-La, núi Tiên-Nhơn, núi Phục-Ma, núi Đại-Phục-Ma, núi Trì-Song, núi Ni-Dân-Đà-La, núi Mục-Chơn-Lân-Đà, núi Ma-Ha-Mục-Chơn-Lân-Đà và Hương-Sơn, Tuyết-Sơn. Kế tiếp lại có thứ gió tên là An-Trụ, gió nầy thành lập các miền đại địa của Đại-thiên-giới.

 

Kế tiếp lại có thứ gió tên là Trang-Nghiêm, gió nầy thành lập các cung điện của Địa-cư-thiên, cung điện Long-vương và thần Càn-Thát-Bà. Kế tiếp lại có thứ gió tên là Vô-Tận-Tạng, gió nầy thành lập tất cả biển lớn của cõi Đại-thiên. Kế tiếp lại có thứ gió tên là Phổ-Quang-Minh-Tạng, gió nầy thành lập các báu ma-ni của Đại-thiên-thế-giới. Kế tiếp lại có thứ gió tên là Kiên-Cố-Căn, gió nầy thành lập tất cả các cây Như-Ý. Như thế do nghiệp duyên của chúng-sanh không đồng, nên tự nhiên nổi lên những thứ gió sai biệt để tạo thành các cõi sai biệt.

 

 

(Đoạn thành lập các núi trên đây là trích dẫn theo kinh Hoa-Nghiêm, Xin lược dẫn thêm một đoạn trong luận Du-Già-Sư-Địa để học giả so sánh):

 

Bấy giờ giữa hư không lại nổi lên các Giới-tạng-vân. Do những ánh mây nầy, có nhiều thứ mưa to đổ xuống, nước mưa đều y trụ trên Kim-tánh-địa-luân. Kế đó lại có gió mạnh khởi lên cổ động làm cho nước thành những chất đặc. Các chất tinh diệu bậc thượng hợp thành núi Tu-Di. Núi nầy khi hoàn thành, thể chất của nó là bốn thứ báu: vàng, bạc, lưu ly, pha lê. Những chất đặc bậc trung, kết thành bảy núi vàng như: núi Trì-Song, núi Trì-Trục, núi Chiêm-Mộc, núi Thiện-Kiến, núi Mã-Nhĩ, núi Tượng-Nhĩ, núi Trì-Địa. Bảy dãy núi nầy an lập theo thứ lớp và đều vây quanh núi Tu-Di.

 

Những chất đặc bậc hạ kết thành bốn đại-châu, tám trung-châu, núi Thiết-Vi, cung điện của hàng Phi-thiên, Long-cung, Tuyết-Sơn, bờ núi bao quanh A-Nậu-Trì, các chánh ngục, biên ngục, và một phần biệt xứ của loài Ngạ-quỷ, Bàng-sanh.

 

Cung điện của hàng Phi-thiên ở dưới chân núi Tu-Di gần mé nước Long-cung ở rải rác theo các Hương-thủy-hải, giữa bảy núi vàng. Trong các Long-cung nầy có tám đại Long-vương, thọ lượng đồng một trụ kiếp.

 

Tám Long-vương ấy là: Trì-Địa long-vương, Hoan-Hỷ long-vương, Mã-Loa long-vương, Mục-Chơn-Lân-Đà long-vương, Ý-Mãnh long-vương, Trì-Quốc long-vương, Đại-Hắc long-vương, Ế-La-Diệp long-vương.

 

Tóm lại, kiếp thành là giai đoạn thế-giới đang thành lập. Thời gian nầy kể có 20 tiểu-kiếp.


2. Kiếp-trụ: Kiếp-trụ là gì? Ấy là thế-giới đã thành, có thể khiến cho chúng-sanh được an trụ mà thọ dụng. Kinh Hoa-Nghiêm nói:

 

“Tam-thiên-đại-thiên-thế-giới đã thành lập, khiến cho vô lượng chúng-sanh được nhiều sự nhiêu ích: những loài thủy tộc được sự nhiêu ích của nước; những loài ở lục địa được sự nhiêu ích của đất; những loài ở cung điện được sự nhiêu ích của cung điện; những loài ở hư không được sự nhiêu ích của hư không”.

 

Khi thế-giới mới vừa thành lập, đất như chất sữa đặc, có đủ mùi vị thơm tho ngon đẹp. Lúc ấy hàng chư thiên phước, mạng đều hết, từ cõi trời Quang-Âm hóa sanh xuống miền đại địa. Loài hữu-tình nầy các căn đầy đủ, thân có ánh sáng, bay đi tự tại giữa hư không lấy sự hỷ lạc làm thức ăn, thọ số rất lâu dài.

 

Bấy giờ thế-giới không có mặt trời, mặt trăng, các ngôi sao, thời tiết và ngày đêm, cũng không phân biệt ai là nam, nữ, sang, hèn mọi người gặp nhau chỉ gọi là “Tát đỏa, tát đỏa”.

 

Tát đỏa có nghĩa là “độ” là vượt qua (bể khổ) cũng như đưa người khác vượt qua (bể khổ) đến bờ giải thoát.

(ĐẠI-BI CÚ GIẢI)

 

 

Khi đó các hữu-tình hóa sanh thấy lớp địa tô trắng nhuyễn, lấy ngón tay chấm đưa vào lưỡi nếm thử. Nếm vài ba lần, cảm thấy thơm ngon, mùi vị đặc biệt, họ liền sanh lòng tham trước. Những kẻ nào ăn chất địa tô nhiều, thân thể lần lần thô phì, người ăn ít thì nhan sắc quang nhuận hơn. Do đó họ sanh tâm phân biệt tốt xấu hơn kém. Khi các hữu-tình ấy tham nhiễm chất địa tô, thì thần thông ánh sáng và diệu sắc của thân thể cũng lần suy mờ và mất hẳn, thế-giới trở nên tối tăm.

 

Lúc đó các ngọn hắc phong thổi vào mặt biển, từ nơi đây phát hiện mặt trời, mặt trăng bay lên hư không soi sáng thế gian. Người thời bấy giờ thấy mặt trời mọc thì mừng, thấy mặt trời lặn thì lo lắng sợ hãi, từ đó mới có ngày đêm phân biệt.

 

Khi loài người đã sanh lòng hơn kém thị phi, phước đức cũng suy giảm, chất địa tô biến thành địa bì, mùi vị kém hơn trước. Lần lần chất địa bì cũng diệt, sanh ra chất địa phu; chất địa phu lại diệt, biến ra chất địa phì, mùi vị như rượu bồ đào. Kế đó chất địa phì cũng mất, từ dưới đất mọc lên cây bồ đào trái ngon ngọt, nhơn loại hái thứ trái ấy mà ăn, ăn hết lại có trái khác sanh ra tiếp tục. Lần lần cây bồ đào thưa thớt không còn trái, từ dưới đất lại mọc lên thứ gạo không có vỏ thóc bên ngoài; thứ gạo nầy không cần gia vị mà vẫn có đủ mùi chất thơm ngon.

 

Bấy giờ loài người hóa sanh ăn thứ gạo thơm, còn lại cặn bã nơi thân, thể chất lại biến sanh ra đại, tiểu tiện đạo, hiện rõ căn hình nam nữ. Những kẻ tình nhiễm hơi nặng biến thành nữ nhơn, người tình nhiễm nhẹ hơn biến thành nam tử; hai bên đối nhau cười nói, dục niệm càng tăng, lần lần đi đến sự phối hợp và kết thành chồng vợ ở chung nhau. Từ đấy loài người sanh ra đều từ thai tạng của mẹ.

 

Thứ gạo thơm thuở ấy dài độ bốn tấc, ban mai cắt chiều liền sanh, chiều cắt mai lại sanh, hạt nào hạt nấy đều chín mọng. Trong khi đó đôi kẻ sanh tâm lười biếng, họ cắt luôn thật nhiều, để dành ăn trong ba ngày, năm ngày, hoặc nhiều ngày. Những người kia trông thấy thế bắt chước làm theo, do nghiệp tham lam phóng dật ấy, gạo lần lần sanh ra vỏ thóc, khi cắt rồi không mọc lại liền như lúc trước. Trước cảnh trạng ấy, loài người buồn rầu khóc lóc, cùng nhau phân chia ranh giới của ruộng nương, mỗi gia đình đều tàng trữ lúa riêng, rồi ra sức gieo trồng để tự nuôi sống.

 

Thời gian sau, lại có kẻ tham lam lười biếng, không chịu gắng sức làm việc, lén cắt trộm lúa của người khác, nhân đó sanh ra sự tranh đấu lẫn nhau. Bấy giờ đại chúng họp lại lựa bậc có đức công cử lên làm điền chủ, với nhiệm vụ xử đoán việc phải quấy, trách phạt kẻ có tội, mỗi người đều trích bớt phần ăn của mình để thù đáp công lao của vị ấy. Đây là mầm móng xuất phát hàng vua chúa và giai cấp Sát-Ðế-Lỵ về sau.

 

Lúc đó lại có những kẻ thấy nhơn loại lần trở nên ô nhiễm xấu xa, sanh lòng thương xót yểm ly, bỏ vào núi tu hành, giữ hạnh trong sạch được mọi người tôn kính cúng dường. Đây là nguồn gốc của hàng xuất-gia tu tịnh hạnh và giai cấp Bà-La-Môn về sau.

 

Lại có những kẻ học tập các kỹ nghệ, hoặc giúp việc cho người khác để tự mưu sanh. Đây là hàng thứ dân và tiện dân, cũng là nguyên ủy của hai giai cấp Phệ-Xá, Thủ-Ðà-La sau nầy.

 

Tóm lại, thời gian của kiếp-trụ cũng gồm có hai mươi tiểu-kiếp. Mỗi tiểu-kiếp khi tăng thạnh đều có bốn bậc Luân-vương ra đời, lúc giảm cực đều có tiểu-tam-tai.


3. Kiếp-hoại: Khi trụ-kiếp đã mãn, thế-giới bắt đầu hư hoại đây gọi là kiếp-hoại. Sự hư hoại nầy có hai phương diện: thú-hoại và giới-hoại.

 

Thú-hoại là chỉ cho sự tiêu hoại của chúng-sanh trong Thất-thú, tức là hữu-tình-giới. Lúc đó những chúng-sanh nào có phước nghiệp liền được sanh về các tầng trời không tiêu hoại, hoặc sanh về các thế-giới khác tương xứng với nghiệp của mình. Những chúng-sanh nghiệp nặng, sau khi thân xác tiêu tan liền được chuyển sanh về ác đạo ở tha phương.

 

Giới-hoại là sự tiêu hoại của non sông vạn vật, tức là khí-thế-giới.

 

 

Về kiếp-hoại lại có tướng đại-tam-tai là: hỏa-tai, thủy-tai và phong-tai.

 

Khi hỏa-tai sắp khởi, những chúng-sanh có phước đức đều sanh lên cõi Nhị-thiền. Do nghiệp của loài hữu-tình kế đó hắc phong nổi lên dữ dội, khởi thỉ có hai mặt trời hiện ra, làm cho nước ở các ao hồ rạch nhỏ đều khô cạn. Kế tiếp có ba mặt trời hiện ra, làm cho nước ở các sông lớn đều khô cạn. Kế lại có bốn mặt trời hiện ra, làm cho nước ở A-Nậu-Trì (Vô-nhiệt-trì) khô cạn. Khi năm mặt trời hiện ra biển lớn đều khô; sáu mặt trời hiện ra núi non đất liền bốc cháy khói lên ngùn ngụt; bảy mặt trời hiện ra núi Tu-Di sập đổ, chư thiên trời Lục-Dục thảy đều mạng chung, sức lửa hủy hoại cả Dục-giới và tầng Sơ-thiền của Sắc-giới. Lúc ấy từ cõi trời Quang-Âm trở xuống, vạn vật đều thành tro bụi, chư thiên mới hóa sanh lên đây thấy cảnh tượng chưa từng có ấy, đem lòng sợ hãi. Các thiên-tử cựu trụ đến an ủi rằng: “Chư vị chớ lo sợ, kiếp lửa không thể tiêu hủy được cõi nầy”.

 

Khi thủy-tai nổi lên, những chúng-sanh có phước đức đều sanh trước lên cõi Tam-thiền. Do nghiệp lực của loài hữu-tình, tam-thiên-thế-giới nổi lên cơn mưa mãnh liệt. Từ cõi Tam-thiền trở xuống, cung điện chư thiên, núi Tu-Di, Thất-Kim-Sơn, Tứ-đại-châu đều ẩn hình trong biển nước. Cả cõi Dục và tầng Sơ-thiền, Nhị-thiền của Sắc-giới đều bị sức nước xung phá tiêu tan. Ví như một khối muối to bỏ xuống nước bị tiêu tan thế nào những sắc chất của cõi nầy cũng bị tiêu tan như thế ấy.

 

Khi phong-tai nổi lên, những chúng-sanh có phước đức đều sanh trước lên cõi Tứ-thiền. Do nghiệp lực của loài hữu-tình, có cơn gió mãnh liệt tên là Đại-Tăng-Già nổi lên. Từ cõi Tứ-thiền trở xuống, cung điện chư thiên, núi non, tất cả các sắc chất đều va chạm nhau tan nát như vi-trần trong sức quay cuồng dữ dội của gió. Nói chung, phong-tai tiêu hoại đồng thời tất cả trời Tam-thiền, Nhị-thiền, Sơ-thiền, và 1.000.000.000 cõi Dục của Đại-thiên-thế-giới.

 

Đại-tam-tai không phải đồng thời khởi lên trong một đại-kiếp. Như đại-kiếp thứ nhất bị hỏa-tai tiêu hoại, đến đại-kiếp thứ tám mới bị thủy-tai tiêu hoại, cứ bảy lần hỏa-tai có một lần thủy-tai, bảy lần thủy-tai mới có một lần phong-tai. Đại-tam-tai tuần hoàn 64 lần trong một kiếp vận, nếu đại-kiếp thứ nhất bị hỏa-tai tiêu hoại, đến đại-kiếp thứ 64 mới có phong-tai tiêu hoại thế-giới. Như thế trong một kiếp-vận (64 đại-kiếp), có 56 lần đại hỏa-tai, 7 lần đại thủy-tai, 1 lần đại phong-tai.

 

Hiển-Tông-Luận nói:

 

“Chư thiên cõi Sơ-thiền do sức phiền não vi tế của tâm sở tầm, từ bên trong, nên chiêu cảm hỏa-tai bên ngoài.

 

Chư thiên cõi Nhị-thiền do sức nhuận trạch của tâm khinh an, hoan hỷ bên trong, nên chiêu cảm thủy-tai bên ngoài.

 

Chư thiên cõi Tam-thiền do sức dao động của tâm lạc thọ bên trong, nên chiêu cảm phong-tai bên ngoài.

 

Bậc Sơ-thiền vì có đủ ba tai nạn bên trong, nên phải thọ ba tai nạn bên ngoài. Bậc Nhị-thiền vì có hai tai nạn (thủy, phong-tai) bên trong, nên phải thọ hai tai nạn bên ngoài. Bậc Tam-thiền vì có một tai nạn (phong-tai) bên trong, nên phải thọ một tai nạn bên ngoài”.

 

Cứ theo đây mà xét thì trong thời kỳ hỏa-tai cũng có thủy-tai và phong-tai, nhưng thế lực của nước và gió kém hơn lửa, nên chỉ kể phần lửa là đại hỏa-tai. Trong thời kỳ thủy-tai cũng có hỏa-tai và phong-tai, nhưng thế lực của lửa và gió kém hơn nước, nên chỉ kể phần nước là đại thủy-tai. Trong thời kỳ phong-tai cũng có hỏa-tai và thủy-tai, nhưng thế lực của lửa và nước kém hơn gió, nên chỉ kể phần gió là đại phong-tai. Hỏa-tai phá hoại đến cõi Sơ-thiền, thủy-tai phá hoại đến cõi Nhị-thiền, phong-tai phá hoại đến cõi Tam-thiền.

 

 

Tạp-Tâm-Luận nói: “Bậc Tứ-thiền không có lửa giác-quán như Sơ-tịnh-lự, không có nước hoan-hỷ như Nhị-tịnh-lự, không có gió lạc-thọ như Tam-tịnh-lự nên không bị tam-tai làm hại. Vì thế cõi Tứ-thiền vĩnh viễn không tiêu hoại. Nhưng đệ Tứ-thiền chưa được gọi là chân thường vì định cảnh nầy không vĩnh viễn tương tục khi sức định đã mòn thế lực của nó phải tiêu tan. Vì thế cõi Tứ-thiền tuy không bị tam-tai, nhưng còn bị sự sanh diệt vô thường làm hư hoại.

 

Tướng hư hoại ấy như thế nào? Như khi vị thiên-tử cõi Tứ-thiền mới hóa sanh, cung điện và bao nhiêu y-báo tùy thân cũng đồng thời hiện; khi họ mạng chung y-báo riêng cũng đồng thời tiêu diệt”.

 

Trên đây là tướng trạng chung về sự tiêu hoại của thế-giới. Mỗi lần thế-giới hoại diệt đều trải qua một thời gian là 20 tiểu-kiếp.

 

Tóm lại các tướng hữu vi là pháp sanh diệt, ba cõi đều vô thường, hàng Phật-tử không nên tham trước.

 

Cổ-đức đã bảo:

 

“Lục-dục còn mang tướng ngũ suy,

Tam-thiền chưa khỏi với phong-tai.

Dù cho tu đến Phi-phi-tưởng.

Cũng chẳng bằng lên Bát-Nhã-đài”.



4. Kiếp-không: Sau khi đã trải qua đại tai, vạn vật đều tiêu tan, chỉ còn một khoảng không gian vô hình. Trạng thái nầy kéo dài 20 tiểu-kiếp mới qua giai đoạn thành lập của thế-giới tương lai.

 

Thời kỳ trống không ấy gọi là không kiếp. Không kiếp không có ngày đêm thời tiết, làm sao mà biết được là trải qua 20 tiểu-kiếp. Đây là do trí huệ vô ngại của Phật thấy suốt mười phương, so sánh với các cõi trời không hư hoại và trụ của thế-giới phương khác, nên biết rõ thời gian ấy trải qua 20 tiểu-kiếp.

 

Như một năm có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông; một đại-kiếp phải trải qua bốn kiếp tướng là thành, trụ, hoại, không, liên tục không dứt. Thời tiết hết đông kế sang xuân, kiếp tướng hết thời kỳ trống không lại qua thời kỳ thành lập.

 

Đối-Pháp-Luận nói: “Như suốt qua phương đông có vô lượng thế-giới, các cõi ấy hoặc sắp thành, hoặc đang hoại, hoặc đang thành, hoặc đã thành rồi trụ, hoặc đã hoại rồi không. Cũng thế, vô biên quốc độ ở mười phương sanh diệt theo bốn giai đoạn: thành, trụ, hoại, không, liên tục không dứt.

 

Chánh-báo và y-báo ở mười phương thế-giới có xấu, đẹp, sạch, dơ, đều do đồng nghiệp của chúng-sanh mà cảm hiện”. Kinh Hoa-Nghiêm cũng nói:

 

“Ví như lá trong rừng có non, già, khô, rụng, thế-giới trong các sát chủng cũng có thành, trụ, hoại, không”.

 

 

Sổ-Châu Thủ Nhãn Ấn Pháp

Thứ Hai Mươi Chín 

 

Niệm tư tại tư vọng quy chơn
Thập phương chư Phật thọ thủ thân
Tốc chứng tam bối phẩm tư địa
Ma ha diệu pháp thắng linh văn.


 Phật Ra Xá-Lợi [38] 


Nẳng mồ-- ra đát-nẳng, đát ra dạ dã.

 

Án-- a na bà đế vĩ nhá duệ,

tất địa tất đà lật thế, tát-phạ hạ.

                                                                                      

BÀI KỆ THỨ 87

 

Một câu A Di Ðà
Giải tai nạn trái oan
Quy ngưỡng ánh từ quang
Thấm nhuần niềm pháp hỷ.

(Nhứt cú Di Ðà
Giải nạn giải oan
Từ quang cộng ngưỡng
Pháp hỷ quân triêm.)

LƯỢC GIẢI


Bài kệ trên đều là những lời nói trắng rõ ràng, không có ẩn ý sâu kín nào khác. Công đức niệm Phật có thể tiêu trừ nghiệp chướng, tai nạn, tà ma, giải những oan trái đời này cùng đời trước.

 

Công đức ấy cũng khiến cho sanh phước đức trí huệ, độ thoát chính mình cho đến kẻ oan người thân. Các điểm vừa nói đã thể hiện rất nhiều đối với những hành giả niệm Phật từ xưa đến nay. Trong Mấy Ðiệu Sen Thanh đã có nhiều sự tích trần thuật, độc giả duyệt kỹ sẽ tự thấy, khỏi phiền dẫn chứng thêm nhiều.


Hành giả tu môn niệm Phật đều thọ hưởng được sự lợi ích an vui của pháp này, nên gọi là pháp hỷ.

 

Bởi thế, chẳng những riêng nơi cõi Ta Bà, mà ở khắp hằng hà sa quốc độ trong mười phương, vô số chúng sanh cũng tu môn Niệm Phật và đều cùng hướng về ánh sáng từ bi của đức Giáo chủ Tây phương Cực Lạc thế giới.

 

Quang, thọ khó suy lường
Sáng lặng khắp mười phương!

Thế Tôn Vô Lượng Quang
Cha lành cõi Liên Bang.
Thần lực chẳng tư nghì
Sống lâu A tăng kỳ,
A Di Đà Như Lai
Tiếp dẫn lên liên đài.
Cực Lạc cõi thuần tịnh
Công đức lạ trang nghiêm
Nơi tất cả quần sanh
Vượt lên ngôi Bất Thối
Mười phương hằng sa Phật
Đều ngợi khen Vô Lượng

Cho nên nay chúng con
Nguyện sanh về An Dưỡng.

 

 

Xá- Lợi- Phất! Nơi ý ông nghĩ sao? Đức Phật đó vì sao hiệu là A Di Đà?


Xá-Lợi- Phất! Đức Phật đó, hào quang sáng chói vô lượng, soi suốt các cõi nước trong mười phương không bị chướng ngại vì thế nên hiệu là A Di Đà.

 

Xá- Lợi- Phất! Đức Phật đó và nhân dân của Ngài sống lâu vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp, nên hiệu là A Di Đà.

 

"Quang, thọ khó suy lường"



Xá- Lợi- Phất! Lại trong cõi Cực Lạc, những chúng sanh vãng sanh vào đó đều là bực bất thối chuyển.

 

Trong đó có rất nhiều vị bực nhất sanh bổ xứ, số đó rất đông, chẳng phải tính đếm mà hết được, chỉ có thể dùng số vô lượng vô biên a – tăng – kỳ để nói thôi!


Xá- Lợi- Phất! Chúng sanh nào nghe những điều trên đây, nên phải phát nguyện cầu sanh về nước đó.

 

Ví sao? Vì đặng cùng với các bậc Thượng thiện nhơn như thế câu hội một chỗ.

 

“Vượt lên ngôi Bất Thối 

 

Xá- Lợi- Phất! Vì nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe kinh này mà thọ trì đó, và nghe danh hiệu của Đức Phật, thời những thiện nam tử cùng thiện nữ nhơn ấy đều được tất cả các đức Phật hộ niệm, đều được không thối chuyển nơi đạo Vô thượng chánh đẳng chánh giác.


Xá- Lợi- Phất! Cho nên các ông đều phải tin nhận lời của Ta và của các đức Phật nói.

PHẬT THUYẾT KINH A DI ĐÀ

 

“Mười phương hằng sa Phật
Đều ngợi khen Vô Lượng”


 

 THIÊN NHƯ

 

Thiên Như đại sư, họ Đàm, tự Duy Tắc, người ờ Vĩnh Tân. Sau khi xuất gia, ngài đi tham học các nơi, cuối cùng lãnh thọ tâm ấn và nối dõi pháp tịch cho Trung Phong Minh Bản thiền sư.

Niên hiệu Chí Chánh năm đầu đời nhà Nguyên, thiền sư chủ trì chùa Sư Tử Lâm nơi thành Tô Châu. Các bậc tể quan trưởng giả trong thời ấy, phần nhiều đều đến học đạo với ngài. Vua thường xuống chiếu vời hỏi, ngài đều lấy duyên có bịnh cáo từ. Thiền sư đã mật khế thiền cơ, lại nối dõi theo tổ Thiên Thai và Vĩnh Minh, kiêm hoằng dương giáo pháp Tịnh độ. Ngài có viết ra quyển Tịnh Độ Hoặc Vấn, phá tan các điều nghi, khuyên người niệm Phật cầu sanh Tây phương. Nay xin được trích ra những đoạn răn nhắc có phần thiết yếu như sau:

Hỏi:- Phương tu viên quán, niệm duy tâm, dường như là hành môn của bậc thượng căn. Còn mười nguyện trong kinh Hoa Nghiêm, mười tâm trong kinh Bảo Tích, cũng là dụng công của bậc đại trí. Trên đường tu, nếu căn cơ cùng giáo pháp không họp, e cho công hạnh khó thành. Nay tôi xét lại căn tánh mình, chỉ nên chuyên trì danh hiệu, thêm lễ Phật sám hối mà thôi. Chẳng hay tôn ý như thế nào?

Đáp: – Tốt lắm! Ông biết tự lượng đó! Lời ông nói hợp với thuyết Chuyên tu vô gián của Tổ Thiện Đạo. Vô gián tu là thân chuyên lễ Phật A Di Đà, không lễ tạp. Miệng chuyên xưng danh hiệu Phật A Di Đà, không xưng tạp. Y chuyên tưởng Phật A Di Đà, không tưởng tạp..

Có người trì danh lại kiêm quán tưởng, hoặc chuyên trì danh hay chuyên quán tưởng. Trong hai điều trên, muốn dễ thấy Phật, phần nhiều pháp trì danh là hơn. Cách xưng danh, cần phải buộc tâm đừng cho tán loạn, mỗi niệm nối nhau duyên theo hiệu Phật, từng câu từng chữ rõ ràng. Lại xưng danh hiệu Phật, chớ quản ít nhiều, duy một tâm một ý, chí thành niệm niệm nối nhau. Như thế, mỗi câu mới diệt được tội nặng trong tám mươi ức kiếp sanh tử. Nếu chẳng vậy, trong mỗi câu sức diệt tội sanh phước rất ít, và nghiệp chướng khó mau tiêu trừ.

Hỏi:- Người xuất gia còn phải lo cất chùa độ chúng, làm nhiều Phật sự. Như thế làm sao nhứt tâm để niệm Phật?

Đáp:- Trừ bậc Bồ Tát nương theo bi nguyện tái lai để hoằng hóa, còn hạng phàm phu tăng, điều chánh yếu là phải gắng tu hành lo giải quyết vấn đề luân hồi sanh tử. Ngoài ra các việc khác đều thuộc phần thứ yếu. Nếu chẳng thế, ngày kia việc khổ luân hồi đến, độ mình chưa được còn nói độ ai? Vả lại, việc đời như mộng, dâu bể đổi thay. Biết bao chùa cảnh triều vua trước, mà đến nay còn thấy nữa đâu? Dù cho tạo lắm chùa chiền, rộng làm Phật sự, chỉ e phải kết thân với bậc sang giàu thế lực, rồi khởi lòng đắm lợi tranh danh, chạy theo quyền vị. Những tưởng mình đã nhiều việc tốt, song đâu biết đó là trái với gốc đạo, phạm đến điều răn dạy của Tổ sư. cổ đức bảo: “Công nghiệp hữu vi, sanh nhiều tội lỗi, thiên đường chưa tạo, địa ngục trước thành, khó liễu tử sanh, đều thành gốc khổ. Dưới lớp ca sa, thân người dễ mất, trong vòng thiết tỏa, phải chịu lửa gươm!” Tổ sư đã dinh ninh dạy bảo như thế, dù kẻ lòng gang dạ sắt, nếu biết xét nghĩ, nghe rồi cũng phải rơi lệ. Cho nên, nếu chẳng lấy sự giải thoát làm chánh yếu, ngày sau hối hận cũng không kịp!

Hỏi:- Kinh nói: “Một đời tạo ác, khi lâm chung dùng mười niệm xưng danh hiệu Phật, cũng được đới nghiệp vãng sanh”. Thế thì bây giờ, tôi cứ buông thả theo duyên đời, đợi lúc sắp chết sẽ niệm Phật, có được không?

Đáp:- Lầm thay! Khổ thay! Lời nầy đã làm hại chính mình, lại gây hại cho hành tăng tục, nam nữ trong đời nữa! Kinh văn nói vẫn không sai, nhưng trong ấy còn có mật ý sâu xa mà duy bậc trí huệ mới hiểu thấu suốt. Phải biết kẻ phàm phu nghịch ác khi lâm chung niệm Phật được, là do kiếp trước đã có căn lành, nên khiến cho gặp bậc thiện tri thức chỉ bảo, mới được sự may mắn trong muôn một ấy thôi. Luận Quần Nghi nói: “Có mười hạng người khi lâm chung không niệm Phật được:


1- Khó gặp bạn lành, nên không người khuyên niệm.


2- Đau bịnh, nghiệp chướng làm khổ thân tâm, nên không an ổn rỗi rảnh để niệm Phật.


3- Trúng phong cứng họng, nói không ra tiếng.


4- Cuồng loạn mất sự sáng suốt.


5- Thình lình gặp tai nạn nước, lửa.


6- Bỗng bị ác thú vồ ăn thịt.


7- Bị bạn ác phá hoại lòng tin.


8- Hôn mê mà chết.


9- Thoạt chết giữa quân trận.


10- Từ nơi chỗ cao té xuống.

 

Những việc trên đây trong đời thường có, bất luận tăng hay tục. Đó là do túc nghiệp hoặc hiện nghiệp chiêu cảm, bỗng nhiên xảy ra, không kịp trốn tránh. Nếu chẳng may gặp một trong mười việc trên đây, thì lúc thiếu duyên lành hay bất cập đó, làm sao mà niệm Phật? Chừng đó dù cho có đức Phật sống cũng không cứu nổi, phải tùy nghiệp chịu khổ đọa trong cảnh bát nạn tam đồ. Bấy giờ muốn nghe danh niệm Phật, cũng không dễ gì được!

Nếu không bị những ác duyên trên, thọ bịnh sơ sài mà qua đời, e cho khi lâm chung thân tứ đại ly tán, chịu sự đau đớn vô hạn, dường như con cua rớt vào lửa, hay con đồi mồi sống bị đắp nước sôi gỡ vảy. Trong lúc thống khổ bức bách, bối rối kinh hoàng ấy, đâu có rỗi rảnh để niệm Phật?

Ví như không bị đau bịnh mà mãn phần, lại e duyên đời chưa dứt, niệm tục khó quên, tham sống sợ chết, tâm tình rối loạn không yên. Thêm vào đó, việc nhà chưa phân minh, chuyện sau chưa sắp đặt, vợ con khóc than kêu gọi, trăm mối lo sợ đau buồn, như thế làm sao niệm Phật được?

Lại ví như trước khi chưa chết, chẳng may vướng chút bịnh khổ nơi thân, đã rên rỉ đau đớn, chạy thuốc tìm thầy, lo việc khẩn cầu cúng tế, tạp niệm rối ren, làm sao niệm Phật được?

Giả sử trước khi chưa đau bịnh mãn phần, thì bị sự khô suy già lụm cụm, nhiều nỗi ảo não buồn lo, e cho an bài những việc trên cái thân suy lão còn chưa xong, vị tất an lòng để niệm Phật?

Lại giả sử trước khi chưa già, còn đang trẻ trung khỏe mạnh, hoặc như tâm cao vọng chưa tiêu dứt, việc thế tục còn buộc ràng, rong ruổi đông tây, suy vầy tính khác, nghiệp thức mênh mang, cũng không niệm Phật được!

Cho giả sử kẻ được an nhàn mạnh khỏe, có chí tu hành, nếu không nhìn thấu cảnh đời là huyễn mộng, thân tuy được yên, nhưng tâm còn bấn loạn. Trong cảnh nhìn chưa thấu, nắm chưa chắc, đạp chưa vững, không thể buông bỏ muôn duyên ấy, khi gặp việc đến chẳng thể tự chủ, theo cảnh mà đảo điên, cũng không thể niệm Phật được!

Ông thử xét lại, đừng nói chi lúc sắp chết hay già bịnh, ngay trong khi còn trẻ trung khỏe mạnh, được no ấm nhàn nhã có chí tu hành, nếu chưa sáng suốt dứt khoát, bị một việc đeo đẳng nơi lòng, còn không niệm Phật được thay, huống chi là đợi đến lâm chung? Lại còn bảo cứ buông thả theo duyên đời, ông thật là người mê nói việc si, chỗ dụng tâm còn rất lạc lầm nông nổi!

Cho nên ông phải xét nghĩ kiếp người mong manh ngắn ngủi, như lửa nháng thân đá, như chớp giựt lưng trời, mới còn đó đã mất đi, có chi là trường cửu? Phải nhận định cho chắc, rồi thừa lúc chưa già chưa bịnh, gác qua thế sự, rũ sạch thân tâm, được một ngày quang âm lo một ngày niệm Phật, được một khắc rỗi rảnh, tu một khắc công phu. Như thế đến lúc lâm chung mọi việc an bài, trời Tây cũng sẵn mở lối đường quang đãng! Bằng chẳng thế đến khi duyên nghiệp đối đâu, chừng ấy ăn năn đã muộn! Nên suy nghĩ kỹ!

Hỏi:- Lời ngu giả đã tu thành lỗi lầm, dù có dong xe bốn ngựa cũng không thể với lại kịp! Nghe qua mấy điều đại sư chỉ dạy, ai lại chẳng lạnh lòng! Hiềm vì nỗi lòng người tuy dễ tinh tấn song cũng dễ thối lui, khi nghe lời khuyên nhắc thì dõng mãnh siêng năng, lúc gặp việc chi chướng ngại, lại giải đãi ngã theo hướng khác. Phần đông đều bảo: kết quả của sự niệm Phật có lẽ đợi sau khi chết rồi, còn hiện tại chỉ thấy nhọc nhằn mà không lợi ích chi thiết thật cả. Phải chăng đó cũng là duyên có thích đáng, trong sự thối tâm biếng trễ của người tu?

Đáp:- Chỗ thấy của ông chưa được rộng. Trong kinh nói: người nào chí tâm thọ trì danh hiệu Phật, hiện đời sẽ được mười điều thắng lợi:


1. Ngày đêm thường được tất cả chư thiên, đại lực thần tướng, và hằng sa quyến thuộc ẩn hình ủng hộ.

2. Thường được hai mươi lăm vị đại Bồ Tát như đức Quán Thế Âm và tất cả Bồ Tát theo ủng hộ bên mình.

3. Hằng được chư Phật ngày đêm hộ niệm. Đức A Di Đà thường phóng ánh sáng nhiếp thọ người ấy.

4. Tất cả ác quỉ như Dạ xoa, La sát đều không thể làm hại. Tất cả rồng độc, rắn độc và thuốc độc đều không thể xâm phạm.

5. Không bị những tai nạn như: nước trôi, lửa cháy, giặc oán, đao tên, gông xiềng, tù ngục, hoạnh tử.

6. Những nghiệp ác về trước lần lượt tiêu diệt. Những oan mạng bị đương nhơn giết, nhờ công đức niệm Phật, đều được giải thoát, không còn theo báo phục.

7. Đêm nằm nghỉ yên ổn, hoặc mơ thấy điềm lành, hay thấy sắc thân thắng diệu của Phật A Di Đà.

8. Tâm thường an vui, nhan sắc sáng nhuận, khí lực đầy đủ, việc làm có kết quả tốt đẹp.

9. Thường được mọi người kính trọng giúp đỡ, hoặc hoan hỷ lễ bái cũng như kính Phật.

10. Khi lâm chung tâm không sợ hãi, chánh niệm hiện ra, được thấy Phật A Di Đà và các thánh chúng tay bưng đài vàng tiếp dẫn vãng sanh về Cực Lạc, cùng tận kiếp vị lai hưởng thọ sự vui nhiệm mầu.

 

Mười điều lợi ích như trên, chính do kim khẩu của Như Lai nói ra, mà kinh văn đã ghi chép lại. Niệm Phật đã có lợi ích trong hiện tại và tương lai như vậy, thì đó chính là pháp khẩn yếu trong môn thế và xuất thế gian. Cho nên người tu chỉ gắng tinh tấn, đừng mang tâm niệm hoài nghi.

Đại sư ngoài việc hoằng pháp lợi sanh, còn tự tu hành rất tinh tấn. Ngài nhập diệt vào năm Hồng Võ ngươn niên đời nhà Minh. Khi tịch điềm lành hiện ra rất nhiều, thọ được 71 tuổi.


HƯƠNG QUÊ CỰC LẠC

 

"ĐÃ TỪNG trôi nổi riêng thương khách

Muốn nhủ đồng nhơn lại CỐ HƯƠNG!"

  

Xin mượn hai câu thơ trên để bày tỏ tâm sự tôi vậỵ

 

Mùa an cư năm Canh Tý (1960) 

Dịch giả: Liên-Du kính ghi

Comments

Popular posts from this blog