Shurangama Mantra with Verses and Commentary
by Venerable Tripitaka Master Hsuan Hua
415. BA RA TRƯỢNG KỲ RA XÀ DA PHẤN
波囉丈耆囉闍耶泮
PRATUNGIRA RAJAYA PHAT
Quang
minh biến chiếu hóa tam thiên
An
lạc tự tại vô hậu tiên
Vương
giả cư chi hộ thiện đức
Bồi
căn cố bổn tu đạo nguyên.
光明徧照化三千
安樂自在無後先
王者居之護善德
培根固本修道源
ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT
HOA NGHIÊM KINH
Phẩm Nhập Pháp Giới
Thứ ba mươi chín
Hán Dịch: Ðại Sư Thật-Xoa-Nan-Ðà
Việt Dịch: Hòa thượng THÍCH TRÍ TỊNH
Diễn Giảng
PHẨM NHẬP PHÁP GIỚI
Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng
Ngày 22 tháng 7 năm 1990
47.- TRƯỞNG GIẢ DIỆU NGUYỆT
Nầy Thiện-nam-tử! Ta chỉ biết môn giải-thoát tên là
“TỊNH TRÍ QUANG MINH”
Bạch đức Thánh! Tôi đã phát tâm vô-thượng bồ-đề mà chưa biết
Bồ-Tát thế nào học bồ-tát-hạnh, thế nào tu bồ-tát-đạo.
Tôi nghe đức Thánh khéo dạy bảo, xin chỉ dạy cho.
TRƯỞNG GIẢ DIỆU NGUYỆT nói:
Nầy Thiện-nam-tử! Ta được bồ-tát giải-thoát tên là “TỊNH TRÍ QUANG
MINH”.
Nầy Thiện-nam-tử! Ta chỉ biết môn giải-thoát nầy. Như chư
đại Bồ-Tát chứng được vô-lượng môn giải-thoát. Ta thế nào biết được nói được
công-đức hạnh ấy.
Nầy Thiện-nam-tử! Phương nam có thành Xuất-Sanh. Nơi đó có
trưởng-giả tên là Vô-Thắng-Quân.
Ngươi đến đó hỏi Bồ-Tát thế nào học bồ-tát-hạnh, thế nào tu
bồ-tát-đạo?
Thiện-Tài đảnh lễ trưởng-giả Diệu-Nguyệt, hữu nhiễu vô-số
vòng, từ tạ đi qua phương nam, đến đảnh lễ trưởng-giả Vô-Thắng-Quân, cung
kính thưa rằng:
KINH: Này thiện nam tử, chính trong thành này,
có một trưởng giả tên là Diệu Nguyệt, nhà ông thường có quang minh.
GIẢNG: “Diệu
Nguyệt” là mặt trăng kỳ diệu, là cái tâm kỳ lạ, vừa diệu, sáng ngời và
phát ra quang minh. Quang minh ấy làm cho tất cả chúng sanh cảm thấy mát mẻ,
tiêu hết các phiền não, và quang minh ấy có thể tạo ra tất cả mọi thứ hiện
tượng được. Khi Thiện Tài đến gặp ngài Diệu Nguyệt thì ngài nói rằng…
KINH: Này thiện nam tử,
ta được bồ tát giải thoát tên là tịnh trí quang minh.
GIẢNG: Quang minh của
ngài vừa tịnh, vừa nhiều trí huệ. Thiện Tài lúc này rất cao rồi, chỉ cần nói
thế là hiểu ngay.
KINH: Này thiện nam tử,
ta chỉ biết môn giải thoát này. Như chư Đại Bồ Tát chứng được vô lượng môn giải
thoát. Ta thế nào biết được, nói được công đức hạnh ấy. Này thiện nam tử, phương
nam có thành Xuất Sanh, nơi đó có trưởng giả tên là Vô Thắng Quân.
GIẢNG: “Xuất
Sanh” là khởi giả, vì trong biển tịch tĩnh không hải ấy xuất sanh tất
cả các tướng để độ sanh. Vị này là một vị trưởng giả tên Vô Thắng Quân, tức là
một người không ai thắng được cả.
Vị thiện tri thức 47
TRƯỞNG-GIẢ DIỆU-NGUYỆT
DẠY THIỆN-TÀI VỀ MÔN “TỊNH TRÍ QUANG
MINH”
Khi “NIỆM PHẬT” hay “TU BẤT CỨ MÔN NÀO” dứt hết vọng tưởng, đi thẳng vào chân tâm hay vô lượng nghĩa tâm thì ánh sáng tự tâm
phát hiện dọc ngang chói suốt bốn bề. Tâm cảnh ấy dứt hết
sự đối đãi, u linh nhiệm mầu không thể diễn tả!
TỨC LÀ THÀNH TỰU MÔN “TỊNH TRÍ QUANG
MINH”
Nhược nhân dục thức Phật cảnh giới,
Đương tịnh kỳ ý như hư không,
Viễn ly vọng tưởng cập chư thủ,
Linh tâm sở hướng giai vô ngại.
Dịch nghĩa:
Nếu người muốn biết cảnh giới Phật,
Ý căn thanh tịnh như hư không,
Xa lìa vọng tưởng và chấp thủ,
Khiến tâm khắp nơi đều vô ngại.
Cảnh giới Phật là gì?
Không và hữu thay phiên hiển bày, lý sự vô ngại, một tức nhiều, nhiều tức
một, lớn vào nhỏ, nhỏ vào lớn là cảnh giới Phật vậy. Do đó được biết, một hạt
bụi, một giọt nước cho đến vi trần số cõi Phật Hoa Tạng Hải đều là cảnh giới
Phật cả. Nhưng các ngươi tay chỉ mắt nhìn, trên là trời, dưới là đất, vận hành
là nhựt nguyệt. Tịnh mà trụ gọi là núi, động mà chảy gọi là sông, hữu tình là
người, vô tình là vật. Cảnh giới Phật ngay trước mắt mà lại chẳng thấy, thực là
thật đáng thương xót! Tại sao vậy?
Chỉ vì các ngươi nơi ý căn chưa từng thanh tịnh, nên có đủ thứ vọng tưởng,
đã có vọng tưởng là có phân biệt, đã có phân biệt thì kẹt vào danh tướng, đã
kẹt vào danh tướng nên thấy trời chỉ là trời, thấy đất chỉ là đất, thấy núi
sông chỉ là núi sông, thấy người vật chỉ là người vật; lại ở nơi danh tướng
vọng sanh đủ thứ chấp trước, như chấp núi sông người vật, lại còn ở nơi chấp
trước sanh ra đủ thứ chướng ngại, cũng như bị sắc, thinh, hương, vị chướng
ngại, bị núi, sông, người, vật, vạn tượng sum la chướng ngại, vì ở khắp nơi đều
bị chướng ngại, nên muốn thấy cảnh giới Phật lại càng khó hơn nữa.
Dù vậy, nếu ông chân thật muốn thấy cũng chẳng khó, chỉ cần đem các thứ
vọng tưởng, chấp trước, chướng ngại ấy, mỗi mỗi đều xoay trở về tự tánh, khiến
cho nơi ý căn thanh tịnh như hư không. Ở trên đỉnh đầu mở ra chánh nhãn (tham
ngộ), chiếu soi khắp thế gian. Như vậy thì trời là cảnh giới Phật, đất
cũng là cảnh giới Phật, núi sông người vật, hạt bụi giọt nước, cho đến vi trần
số cõi Phật thế giới, không nơi nào chẳng phải là cảnh giới Phật cả. Đang lúc
ấy luôn cả vọng tưởng, chấp trước, chướng ngại cũng đều là cảnh giới Phật rồi
vậy.
Cảnh giới như thế, phi hữu phi không, phi lý phi sự, phi nhất phi đa, phi
tiểu phi đại, phi mê phi ngộ, phi tu phi chứng, gọi là cảnh giới Phật cũng
được, chẳng gọi là cảnh giới Phật cũng được. Vi diệu như thế bất khả thuyết,
viên dung như thế bất khả thuyết, tự tại vô ngại như thế bất khả thuyết, chứng
ngộ giải thoát như thế bất khả thuyết, công đức lợi ích như thế bất khả thuyết.
Ấy gọi là bất khả thuyết lại thêm bất khả thuyết của cảnh giới Phật. Các ngươi
ở nơi cảnh giới Phật này đã từng đích thân đi đến chưa?
Nếu chưa đến nơi, cần phải nghe ta từ đầu nói trắng ra:
Nếu ngươi
muốn biết cảnh giới Phật (Là trên đầu lại sanh thêm đầu).
Ý căn
thanh tịnh như hư không (Vì
có ai bị ô nhiễm đâu?)
Xa lìa
vọng tưởng và chấp thủ (Là vạch sóng để tìm nước).
Khiến tâm
khắp nơi đều vô ngại (Thì trước mắt đều là núi xanh).
Nói trắng ra rồi đó. Chớ nên hiểu lầm!
Xưa kia Thế Tôn ở nơi pháp Bồ Đề tràng mới thành chánh giác, than
rằng: “Lạ thay! Nay Ta thấy khắp tất cả chúng sanh đều
đủ cả đức tướng trí tuệ của Như Lai, chỉ vì vọng tưởng chấp trước mà chẳng
chứng đắc”. Vậy Phật đã đem hết sự sở chứng tỏ bày rồi, các ngươi hiện đang ở nơi pháp
Bồ Đề Tràng, mỗi người đầu đội hư không, chân đạp quả đất mà chẳng thành Chánh
Giác là tại sao? Vì vọng tưởng chấp trước chưa dứt, đại tâm Bồ Đề chưa phát.
Mê thì Bồ Đề là vọng tưởng,
Ngộ thì vọng tưởng là Bồ Đề.
Muốn thành Chánh Giác cần phải phát tâm Bồ Đề, nên Kinh nói: “Tâm Bồ Đề
cũng như chủng tử, vì hay sanh tất cả Phật pháp; tâm Bồ Đề cũng như đại địa, vì
hay trì tất cả thế gian; tâm Bồ Đề cũng như nước trong sạch, vì hay rửa tất cả
cấu bẩn phiền não; tâm Bồ Đề cũng như gió lớn vì thổi khắp thế gian đều vô
ngại; tâm Bồ Đề cũng như xe lớn, vì hay chuyên chở chư Bồ Tát; tâm Bồ Đề cũng
như đại đạo (đại lộ), Vì hay khiến chúng sanh được vào thành đại trí;
tâm Bồ Đề cũng như vườn hoa, vì cho chúng sanh ở nơi đó du hí thọ pháp lạc; tâm
Bồ Đề giống như hạt châu như ý vì hay cấp cho tất cả người nghèo khổ được no
ấm”.
Lành thay! Lành thay! Tâm Bồ Đề có công đức như thế.
Nếu đã phát tâm Bồ Đề, đương nhiên phải tu hạnh Bồ Tát, hạnh Bồ Tát nếu
chẳng tu, thì tâm Bồ Đề thành vọng phát. Há chẳng thấy Thiện Tài đồng Tử khi
tham vấn mỗi thiện tri thức đều nói: “Con đã phát tâm A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề mà con chưa biết làm sao
học hạnh Bồ Tát, làm sao tu đạo Bồ Tát. Nghe nói bậc Thánh hay dạy bảo cách
khéo léo, xin vì con mà thuyết”. Ấy là cái gương của Thiện Tài Đồng Tử phát tâm tu hành. Do đó được
biết, dù có nghe nhiều, nếu chẳng chịu tu hành thì cũng bằng người chẳng nghe,
như người chỉ nói ăn mà chẳng ăn thì làm sao được no.
Thanh tịnh pháp thân Tỳ Lô Giá Na giấu trong một lỗ chân lông, biển hạnh
nguyện của Phổ Hiền rải khắp trên trăm đầu ngọn cỏ.
Dầu ở nơi một lỗ chân lông, rõ ràng là dựng đất chỏi trời; dù ở nơi trăm đầu
ngọn cỏ, rốt cuộc quét sạch dấu tích. Các ngươi muốn thấy một lỗ chân lông
chăng?
_ Chiều dọc thì xuyên qua tam tế (quá khứ, hiện tại,
vị lai), chiều ngang thì rộng khắp mười phương; muốn thấy trăm
đầu ngọn cỏ chăng?
_ Tia lửa ánh chớp không kịp nháy mắt. Có khi một lỗ chân
lông nuốt hết trăm đầu ngọn cỏ, có khi trăm đầu ngọn cỏ hiện ra một lỗ chân
lông, có khi một lỗ chân lông tức là trăm đầu ngọn cỏ, có khi trăm đầu ngọn cỏ
tức là một lỗ chân lông; khiến cho Phật Tỳ Lô Giá Na, Bồ Tát Phổ Hiền hòa thành
một khối, làm cho tất cả chúng sanh tìm mãi chẳng ra, chen thân chẳng lọt, dùng
sức chẳng đụng, chân đạp chẳng vững, vốn chẳng định thể, cũng chẳng định danh.
Có khi gọi là nhất chân pháp giới, có khi gọi là đại quang minh
tạng, có khi gọi là pháp Bồ Đề Tràng, có khi gọi là diệu trang nghiêm thành, có
khi gọi là nghĩa lục tướng, có khi gọi là Thập Huyền Môn, hoặc nói ám hiệu tử,
hoặc nói Bản Lai Nhân, cho đến dùng nó thành cây gậy, biến nó thành tiếng hét.
Thả đi thu lại, muôn ngàn sai biệt, đến khi tẩy sạch triệt để khám phá cuối
cùng (kiến tánh), vốn chỉ là một mình tự kỷ! Cái tự kỷ này, ở trời thì đồng với
trời, ở đất thì đồng với đất, nơi người thì đồng với người, nơi vật thì đồng
với vật. Trên bổn phận tự kỷ, hoặc nói bổn cụ (vốn đầy đủ), hoặc nói bổn không
(vốn trống rỗng), hoặc nói mê và ngộ, hoặc nói tu và chứng, bày ra đủ thứ dây
trói buộc, kỳ thật:
Gió xuân chẳng thấp cao,
Nhánh hoa tự ngắn dài.
Nhớ lại Thiện Tài Đồng Tử tham vấn khắp miền nam năm mươi ba vị thiện tri
thức, sau cùng gặp Bồ Tát Phổ Hiền, bảo phát mười đại nguyện, dẫn dắt vãng sanh
lạc độ. Dù nói vãng sanh, thực là hiển thị pháp vốn vô sanh vậy.
Vì đã nói nhất thiết duy tâm tạo, thì lạc độ đâu phải ở ngoài tâm? Nên nói
tâm tịnh thì Phật độ tịnh.
Duy tâm tịnh độ diệu như thế,
Kẻ tâm chưa tịnh khó liễu tri.
Khoát đạt không, bát nhân quả,
Mảng mảng đãng đãng chiêu ương họa.
Khí hữu TRƯỚC KHÔNG bệnh diệc nhiên,
Hoàn như tỵ nịch nhi đầu hỏa.
(Chứng
Ðạo Ca)
(
Nói tất cả PHÁP đều không, không có NHÂN cũng
không có QỦA,
Buông lung phóng đãng, mang tai họa.
CHẤP NGOAN KHÔNG, BÁT NHÂN QỦA đây là hầm khổ
đọa,
Cũng như một người tránh nạn chết chìm, lại
bị chết vì lửa.
)
DIỆU HIỆP
Diệu Hiệp đại sư, người ở huyện cần tại Minh
Châu. Ngài xuất gia khoảng cuối đời nhà Nguyên sang đầu triều Minh, nghiên cứu
tinh tường về Thiên Thai giáo quán, chuyên tu môn Niệm Phật tam muội. Đại sư có
soạn thuật hai quyển Niệm Phật Trực Chỉ, trong đó thiên Trực Chỉ Tâm Yếu phá
vọng hiển chân, biện giải đến chỗ tinh vi. Văn rằng:
“… Đức Thế Tôn thấy cõi Ta Bà có các sự khổ:
sanh, già, bịnh, chết, nghiệp phiền não thiêu đốt buộc ràng, nên khuyên chúng
hữu tình niệm Phật A Di Đà cầu sanh về Cực Lạc. Nhưng cách Phật lâu xa, con
đường thánh đạo càng bị cỏ tranh khuất lấp. Nhiều người nghe nói: “Các pháp đều
ở NƠI tâm”, liền lầm nhận nghiệp vọng tưởng thuộc bóng duyên
sáu TRẦN trong thân là tâm mình.
Do đó nên bảo: “Phật ở NƠI đây,
cõi Cực Lạc cũng ở TRONG ấy, không cần tìm cầu ĐÂU xa!”
Họ không biết thể huyễn bóng duyên sáu trần đó, thuộc về VỌNG tâm,
vốn không bền chắc. Nếu tiền trần tiêu tan, vọng tâm ấy liền diệt. Như thế, làm
sao có cõi Cực Lạc ở trong đó được?
Có kẻ lại miễn cưỡng bảo: “Các bậc ngộ đạo thấy
tánh đều nói cõi Phật ở nơi tâm. Đã thấy tánh, lẽ đâu còn chấp bóng duyên của
sáu trần nữa!” Các người ấy đâu biết rằng sự ngộ đạo thấy tánh đó, là ngộ được
bản tâm chân thật, chớ không phải là vọng tâm như họ tưởng.
Muốn ngộ được chân tâm ấy, phải thấu suốt tâm
vọng thuộc bóng duyên sáu trần vốn ở trong huyễn thân, huyễn thân lại ở trong
thế giới, và tất cả thế giới thật lành hoặc nhơ ác đều ở trong hư không.
Thể hư không ấy tuy bao gồm tất cả y báo chánh
báo của mười phương, rộng lớn không ngằn mé, nhưng lại ở trong chân tâm sáng
suốt bất động vô cùng vô tận của ta, ví như một cụm mây nhỏ điểm lơ lửng giữa
khoảng thái thanh bao la lặng lẽ.
Chân tâm đã rộng lớn
như thế, làm sao tất cả mười phương thế giới hoặc nhơ hoặc sạch lại không ở
trong tâm?
Thế thì đức Phật hoặc các bậc ngộ đạo nói các
pháp ở nơi tâm, là chỉ cho chân tâm đó, chớ không phải vọng tâm thuộc bóng
duyên sáu trần trong huyễn thân nầy đâu! Chân tâm ấy vượt niệm hiểu biết, lìa
sự thấy nghe, dứt hẳn các tướng sanh, diệt, thêm, bớt.
Tất cả thế giới gồm
thân chư Phật và chúng sanh đã ở trong chân tâm đó, thì cảnh Ta Bà cùng Cực Lạc
đều là tâm của ta. Cho nên các hữu tình ở trong đó tùy ý bỏ đông cầu tây, chán
cõi nhơ thích cảnh sạch, dù có trước tướng, vẫn không lìa ngoài chân tâm.
Bởi thế, khi cảnh tướng đẹp của cõi Cực Lạc và
đức A Di Đà hiện ra, tức từ tâm ta hiển lộ. Và khi tâm ta hiển lộ thì đức A Di
Đà hiện ra. Tâm ta là tâm đức Phật kia, đức Phật kia là Phật của tâm ta, đồng
một thể không khác, nên gọi “duy tâm Tịnh độ, bản tánh Di Đà”.
Cho nên khi nói duy tâm hay bản tánh, chẳng phải
chỉ cho cái vọng tâm sanh diệt thuộc bóng duyên sáu trần trong huyễn thân. Và ở
phương Tây chẳng phải không có cõi Cực Lạc cùng đức A Di Đà, mà nói không cần
tìm cầu. Cầu đức Phật kia chính là cầu tâm mình, muốn sớm ngộ chân tâm mình,
phải cầu đức Phật kia.
Thế thì tại sao đời nay các nhà thức giả vừa mới
biết chút ít lý thiền, những tăng sĩ nông cạn phá rối Phật pháp, không nghiên
tầm sâu chân lý để ngộ cảnh tức là tâm?
Mà trở lại ở trong môn Bất nhị, họ chia trong
chia ngoài, phân tâm phân cảnh, dạy người tìm trong bỏ ngoài, lìa cảnh để cầu
tâm, khiến lòng thương ghét thêm rộng nhiều, niệm phân biệt càng sâu đậm?
Khi phân chia cảnh, thì cho cõi Cực Lạc ở ngoài,
dạy người chẳng nên cầu vãng sanh … Và khi phân chia tâm, lại lầm nhận vọng
thức là tâm, bảo cõi Cực Lạc ở trong đó.
Càng sai lầm hơn nữa,
họ cho chân tâm là rỗng không, lìa tất cả cảnh tướng nhân quả lành dữ tội
phước, nên từ đó muốn tỏ ra mình là vô ngại, lại buông lung theo duyên đời, dạy
người không cần lễ Phật. Tụng kinh, sám nguyện, tu phước bảo là trước tướng.
Đối với cảnh Thiên cung, Địa ngục và các cõi
Tịnh, độ, tuy nghe trong kinh nói đến, nhưng vì mắt phàm không thấy, họ bác hẳn
nói không có, cho lời kinh là quyền thuyết.
Họ lại bảo cảnh vui
hiện tại, hay một niệm vui tươi là Thiên đường, cảnh khổ trước mắt, hoặc một
niệm phiền não là Địa ngục. Sự hiểu biết cạn cợt nông nổi như trên, thật đáng
thương xót!
Phải biết tâm ta cùng tâm Phật đồng một chân
thể. Đức A Di Đà chứng ngộ đầy đủ tâm ấy, nên phóng ánh sáng oai đức soi khắp
mười phương, dùng sức nguyện thương xót rộng sâu nhiếp lấy những chúng sanh
niệm Phật. Ta tuy đồng một tâm thể với Phật, nhưng bởi bị sức nghiệp vô minh
phiền não che lấp buộc ràng, chưa chứng ngộ được bản tâm, nên cần phải tu tất
cả hạnh lành, và niệm Phật để cầu sanh Cực Lạc.
Vì tất cả pháp chẳng phải khác, nên muôn hạnh
đều hướng về chân tâm, đều trôi về biển Phật. Bởi tất cả pháp chẳng phải đồng,
nên tuy cùng một tâm thể, vẫn có thiện có ác, có uế có tịnh, thì ở địa vị phàm
phu phải bỏ ác cầu thiện, bỏ uế cầu tịnh, phát nguyện cầu sanh để mau chứng quả
chân tâm.
Khi tu hành như thế, ví như một giọt nước gieo
vào biển, tất cả sẽ đồng một vị một thể với biển cả. Lúc được chứng ngộ toàn
thể chân tâm, thì trong ánh đại quang minh sẽ thấy tất cả cảnh tướng thiện ác
nhơ sạch ở mười phương thế giới đều như bóng như huyễn, sanh diệt không dừng.
Sự thiện ác nhơ sạch sanh diệt như huyễn ấy,
cũng tức là tâm, nhưng không làm ngại đến tâm thể đại quang minh, như một cụm
mây nhỏ không làm ngại đến hư không bao la rộng rãi. Chứng ngộ được như thế mới
có thể nói là vô ngại.
Đa số hàng thiện tín nơi thôn ấp quê mùa, tuy
không thông hiểu Phật lý, nhưng vì tin có Phật và cõi Cực Lạc, chuyên tâm làm
lành phát nguyện niệm Phật, nên khi lâm chung được sự lợi ích vãng sanh, lên
ngôi Bất thối chuyển, mau chứng quả Đại bồ đề.
Trái lại người có chút ít học thức thông minh,
bởi chưa thấu suốt lý tánh, bác sự tướng, trệ vào thiên không, dù tu đạo hạnh,
kết cuộc lại lạc vào vòng ngoại đạo, chìm trong nẻo luân hồi.
Cho nên hàng Phật tử chân chánh, về chữ TÍN phải
tin có tội phước nhân quả, có Địa ngục Thiên đường, có mười phương Tịnh độ.
Về chữ NGUYỆN, nên phát tâm cầu sanh
Cực Lạc, để sớm thoát ly nỗi khổ ở Ta Bà, mau chứng ngộ bản tâm, khởi sự luân
hồi sống chết, rồi độ tất cả chúng sanh đồng thành Phật quả.
Về chữ HẠNH, phải hiếu dưỡng cha mẹ,
kính thờ sư trưởng, tu các nghiệp lành, thọ trì tam quy, giữ gìn giới phẩm,
phát lòng Bồ đề, tụng kinh niệm Phật, khuyên người tu hành, đem tất cả công đức
ấy hồi hướng về Tây phương.
Phải nghĩ mạng người vô thường, chỉ mong manh
trong hơi thở, việc thế tục quanh quẩn buộc ràng, móc nối nhau không dứt. Nếu
chẳng phát tâm mạnh mẽ, cắt một dao cho đứt đoạn, nhảy hết sức để vượt qua, thì
biết chừng nào mới được an nhàn giải thoát?
Nay tôi thiết tha đảnh lễ, KÍNH khuyên
các Phật tử, nên một lòng thật ngộ thật tu, nguyện ngày kia đồng làm bạn lành
nơi cõi Liên hoa thế giới…”
Về sau khi lâm chung, đại sư biết ngày giờ
trước, an tường niệm Phật mà vãng sanh.
1 CÂU “CHUYỂN-NGỮ” ĐƯỢC
GIẢI THOÁT KIẾP “CHỒN”
Thuở xưa, có người đến hỏi một vị Thiền sư:
"Bậc tu hành đã ngộ lý Chân
Không, có lạc vào vòng Nhân Quả chăng ?".
Thiền sư đáp:
"Bậc đại tu hành chẳng “LẠC” vào
vòng Nhân Quả".
Vì câu trả lời này mà khiến
cho Thiền Sư phải đọa làm kiếp chồn năm trăm năm, sau gặp
ngài Bá Trượng “TRẢ LỜI CHUYỂN NGỮ” mới được giải thoát.
TRẢ LỜI CHUYỂN NGỮ
HỎI : Bậc tu hành đã ngộ
lý Chân Không, có lạc vào vòng Nhân Quả chăng ?
ĐÁP : Bậc đại tu hành chẳng “HIỂU SAI
LẦM” nhân Quả.
KINH NHÂN
QUẢ BA ĐỜI
Một câu A Di Ðà
Là một đóa bảo liên
Lý duy tâm mầu nhiệm
Pháp hợp lẽ thiên nhiên.
Pháp
Hoa Cương Yếu
HT
Thích Trí Tịnh
26.-
ÐÀ-LA-NI PHẨM
Dầu trước
đả hiển diệu-hạnh, y diệu-hạnh, sẽ thành diệu-quả, ngặt
vì tạng thức kín sâu, nhiễm huân đã nhiều kiếp tập-khí tiềm
phục nhiều đời nếu không nhờ sức da-trì, để da hộ chỉ quán,
chống vững định-huệ, thời khó trừ tận tuyệt, vì thế nên phẩm này cùng hai phẩm
kế để hiển biểu tượng của ba môn da trì. 3 môn da trì là:
1.- Thần
lực da-trì
2.- Pháp
lực da-trì
3.- Hiện
thân diện ngôn thuyết da-trì
Thần-lực
da-trì chính là phẩm này:
Bởi vì
thức-tạng là hang vực của hai loại sanh tử rất sâu rất kín. Tập
khí tiềm phục trong đó, sức chỉ cùng quán khó có thể vào đến, vào còn
không đến được thời thế nào dứt trừ được, dứt trừ
không được thời bị nó làm tổn. Do đó
nên cần phải nhờ sức tổng trì thần chú để công phạt
tập-khí, vì tổng-trì là tâm ấn bí mật của chư Phật vậy.
Kinh Lăng
Nghiêm nói: “Nếu người tu hành tập khí chưa
trừ, nên phải chuyên lòng tụng thần chú của Ta”.
Kinh
Lăng-Già nói: “Nếu không dùng thần-lực kiến-lập đó thời đọa
vào vọng-tưởng ác-tri-kiến ngoại đạo ...”
Cho nên
từ đệ Thất-địa trở
lại mà không da-trì thời lạc ngoại đạo; đệ Bát-địa không
da-trì thời trụ nhị-thừa: đệ Cửu-địa đến Ðẳng-giác không
da-trì thời không thể nhập Diệu-giác. Cho nên cần
phải da-trì vậy.
PHẨM THỨ
BẢY
KHUYẾN
PHÁT NIỆM PHẬT
Và
ĐỌC
TỤNG CHƠN NGÔN
( Chuyên
tụng VÔ LƯỢNG THỌ NHƯ LAI CHƠN
NGÔN hay BẠT NHỨT-THIẾT NGHIỆP-CHƯỚNG CĂN
BỔN ĐẮC SANH TỊNH-ĐỘ ĐÀ-RA-NI cũng được
vãng sanh, nhưng vì câu chân ngôn dài khó nhiếp tâm hơn sáu chữ hồng danh, nên
sau khi trì chú lại tiếp niệm Phật.
Về
cách trì niệm, tệ nhơn lại phối hợp với môn Thiền của Ngài Trí Giả, khiến cho
Thiền, Tịnh được dung hòa. Pháp thức này chia thành bốn giai đoạn đi từ
cạn đến sâu:
1 – Ký
số niệm: Hành giả lấy mười câu làm một đơn vị, niệm xong 10 câu lần một hột
chuỗi. Người hơi dài có thể niệm suốt. Như hơi ngắn thì chia làm hai đoạn, mỗi
đoạn 5 câu. Cần phải niệm rành rẽ rõ ràng, nhiếp tâm lắng nghe, ghi nhớ từ 1
đến 10 câu. Vì còn sự ghi nhớ ấy, nên gọi là ký số.
2 – Chứng
số niệm: Khi niệm đã thuần, thì không cần ghi nhớ từ 1 đến 10. Niệm
đủ mười câu, liền tự biết một cách hồn nhiên. Đó gọi là chứng số. Lúc
này tâm hành giả được tự tại hơn. Ý niệm càng chuyên nhứt.
3 –Chỉ
quán niệm: Lúc mới niệm, dứt tất cả tư tưởng phiền tạp, duy
yên tĩnh lắng nghe, gọi là Chỉ. Khi yên tĩnh đã lâu, tâm muốn hôn
trầm, liền khởi ý niệm Phật tha thiết, tựa như con sa vào vòng tội khổ, gọi cha
mẹ cứu vớt. Sự khởi ý tưởng đến Phật đó, gọi là Quán. Hai cách nầy
cứ thay đổi lẫn nhau, tán loạn dùng phép Chỉ, hôn trầm dùng phép Quán.
4 – Tịch
tĩnh niệm: Khi Chỉ Quán đã thuần, hôn trầm tán loạn tiêu tan, hành giả
liền một niệm buông bỏ tất cả. Lúc ấy trong quên thân tâm, ngoài quên thế giới,
đạo lý diệu huyền cũng xả, cho đến cái không cũng trừ. Bấy giờ tâm niệm vắng
lặng sáng suốt, chỉ còn hồn nhiên một câu niệm Phật mà thôi. Đến
Giai-đoạn nầy Tịnh tức là Thiền, có niệm đồng với không niệm, tạm mệnh danh là
Tịch tĩnh niệm.
Pháp thức
niệm trên đây, sau nhiều năm bị chướng ngại trong lúc hành trì, tệ nhơn đã suy
tư nghiên cứu, vạch ra một đường lối để áp dụng riêng cho mình. Nay cũng mong
nó đem lợi ích lại cho hàng liên hữu.)
Hòa-Thuợng
Thích-Thiền-Tâm
NGHI THỨC
NIỆM-PHẬT
ĐỌC TỤNG CHƠN-NGÔN
(PHÁT NGUYỆN "NIỆM PHẬT BA-LA-MẬT" THEO TRƯỞNG-GIẢ DIỆU-NGUYỆT)
Đức Phật Thế-Tôn, Chánh Biến Tri
Tướng hảo đoan nghiêm đều viên mãn,
Rủ lòng đại từ bi vô hạn,
Mở bày đại pháp cứu quần mê.
NIỆM PHẬT hiện tiền đắc Phật tướng,
Thâm nhập cảnh giới bất tư nghị.
Nhân đây Bồ-Tát Sơ phát tâm,
Quyết định một lòng xưng niệm Phật,
Hồng danh chứa nhóm vô lượng nghĩa,
Lợi lạc muôn ức chúng hữu tình.
Đức Phật Thế-Tôn, đấng Vô-thượng
Tri kiến, giác ngộ đều quang minh,
Rắc rải tuệ nhật khắp mười phương,
Rưới trận mưa pháp như Cam lộ.
NIỆM PHẬT vãng sanh cõi Cực-Lạc,
An nhiên chứng đắc Vô-Sanh-Nhẫn.
Nhân đây Bồ-Tát Sơ phát tâm,
Gìn giữ thân tâm bằng Phật hiệu,
Hồng danh tỏ ngộ Chân Như Tánh,
Dẫn dắt chúng sanh vào Tam-muội.
Đức Phật Như-Lai đấng Bất-động
Chẳng đến, chẳng đi, chẳng đoạn thường,
Xa lìa chấp hữu hoặc chấp vô,
Tự tại chỉ bày phương tiện lực.
NIỆM PHẬT an trụ nơi bản giác,
Tùy nghi hòa hợp với tánh Không.
Nhân đây Bồ-Tát Sơ phát tâm,
Trang nghiêm tự thân bằng niệm Phật,
Hồng danh hiển phát Hư-Không-Tạng,
Tức thời thẳng vào Viên-giác-tánh.
Con nay xưng tán Đại Đạo-Sư,
Khen ngợi hồng danh vô lượng lực.
Nguyện đem hồi hướng khắp chúng sanh,
Mong cầu hết thảy cùng niệm Phật.
Nam-mô
A-DI-ĐÀ Phật
(Tùy ý, hoặc 1 ngàn câu trở lên)
Nam-mô ÐẠI-HẠNH Phổ-hiền Bồ-tát
( 3 lần)
BẠT NHỨT-THIẾT NGHIỆP-CHƯỚNG CĂN BỔN
ĐẮC SANH TỊNH-ĐỘ ĐÀ-RA-NI
Nam-mô a di đa bà dạ, Đa
tha dà đa dạ, Đa điệt dạ tha.
A di rị đô bà tỳ, A di rị đa tất
đam bà tỳ, A di rị đa tỳ ca lan đế, A di rị đa tỳ ca lan
đa, Dà di nị dà dà na, Chỉ đa ca lệ ta bà ha.
( 21 lần)
Nam-mô ÐẠI-BI Quán-Thế-Âm Bồ-tát
( 3 lần)
VÔ
LƯỢNG THỌ NHƯ LAI CHÂN NGÔN
NAM MÔ RÁT NA TRA DẠ DA.
NAM MÔ A RỊ DA. A MI TÁ BÀ DA. TÁT THA GA TÁ DA. A RA HA
TI. SAM DẮT SAM BUÝT ĐÀ DA. TÁT DA THA.
UM ! A MI RỊ TI. A MI RỊ TÔ NA BÀ VÊ. A MI RỊ TÁ SAM BÀ
VÊ. A MI RỊ TÁ GA BÊ. A MI RỊ TÁ SUÝT ĐÊ. A MI RỊ TÁ SI
TÊ. A MI RỊ TÁ VI CA LĂN TÊ.
A MI RỊ TÁ VI CA LĂN TÁ GA MI NỊ. A MI RỊ
TÁ GÀ GA NA KY TI CA LI. A MI RỊ TÁ LÔ ĐÔ VI SA PHẠ LI. SẠT VA RỊ
THÁ SA ĐÀ NI. SẠT VA MA CA LI. SA KHẤT SÁ DU CA LI. SÓA HA.
UM!
BÚT RUM! HÙM!
( 21 lần)
PHÁT NGUYỆN HỒI HƯỚNG
NGUYỆN
A-Di-Ðà Phật, thường lai hộ trì, linh ngã thiện căn, hiện tiền tăng tấn,
bất thất tịnh nhơn, lâm mạng chung thời, thân tâm chánh niệm, thị thinh phân
minh, diện phụng Di-Ðà, dữ chư thánh-chúng, thủ chấp hoa đài, tiếp dẫn ư ngã.
Nhứt sát na khoảnh, sanh tại Phật tiền, cụ Bồ-Tát đạo, quảng độ chúng sanh
đồng thành chủng-trí.
Chí tâm đảnh lễ : Nam-Mô A-Di-Ðà Phật Thế-Tôn.
Nguyện ngã Tội chưóng tất tiêu diệt (1 lạy)
Nguyện ngã Thiện căn nhựt tăng trưởng (1 lạy)
Nguyện ngã Thân tâm hàm thanh-tịnh (1 lạy)
Nguyện ngã Nhứt tâm tảo thành tựu (1 lạy)
Nguyện ngã Tam muội đắc hiện tiền (1 lạy)
Nguyện ngã Tịnh nhơn tốc viên mãn (1 lạy)
Nguyện ngã Liên đài dự tiêu danh (1 lạy)
Nguyện ngã Kiến Phật ma đảnh ký (1 lạy)
Nguyện ngã Dự tri mạng chung thời (1 lạy)
Nguyện ngã Vãng sanh Cực Lạc Quốc (1 lạy)
Nguyện ngã Viên mãn Bồ tát đạo (1 lạy)
Nguyện ngã Quảng độ chư chúng-sanh (1 lạy)
Chí tâm qui mạng đảnh lễ Nam mô Tây phương cực lạc thế-giới giáo chủ, thọ
quang thể tướng vô-lượng vô-biên, từ thệ hoằng thâm, tứ thập bát nguyện độ hàm
linh, đại từ đại bi tiếp dẫn đạo sư A-Di-Ðà Như-Lai biến pháp giới Tam
bảo (1 lạy)
Tự qui y Phật, đương nguyện chúng-sanh, thể giải đại đạo, phát vô thượng
tâm (1 lạy)
Tự qui y Pháp, đương nguyện chúng-sanh, thâm nhập kinh tạng, trí huệ như
hải (1 lạy)
Tự qui y Tăng, đương nguyện chúng-sanh, thống lý đại chúng, nhứt thiết vô
ngại (1 lạy)
CHUNG
[
CHƠN-NGÔN LÀ LỜI NÓI CỦA PHẬT, BỒ-TÁT hay A-LA-HÁN...
ĐÃ NHIỀU ĐỜI NHIỀU KIẾP KHÔNG NÓI LỜI VỌNG-NGỮ.
Cũng như Bồ-tát QUÁN-THẾ-ÂM trong KINH
ĐẠI-BI TÂM ĐÀ-RA-NI chẳng hạn:
“Nếu trong đời vị lai, TÔI (Bồ-tát
QUÁN-THẾ-ÂM) có thể làm lợi ích an vui cho tất cả chúng sanh với thần CHÚ
NÀY (chú Đại-Bi), thì xin khiến cho thân tôi liền sanh ra ngàn
tay ngàn mắt.
Khi tôi
phát thệ rồi, thì ngàn tay ngàn mắt đều hiện đủ nơi thân...”( ĐÂY LÀ CHƠN NGÔN).
“UM! BÚT
RUM! HÙM!” là "NHỨT-TỰ CHUYỂN-LUÂN VƯƠNG THẦN
CHÚ", được phối-hợp vào CHÚ VÔ-LƯỢNG-THỌ này có công-năng làm cho các
CHƠN-NGÔN này (nói riêng) và các chơn ngôn khác mau KIẾN-HIỆU và CHÓNG thành-tựu.
Lại CHUYÊN NIỆM “ Nam Mô A Di Đà Phật”. Nghĩa là
ngoài thời khóa kể trên, trong một ngày đêm, khi nào có thể liền nhiếp
THÂN TÂM vào danh hiệu “NAM MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT”, lâu ngày sẽ được NIỆM
PHẬT BA-LA-MẬT, mới biết diệu dụng của câu niệm phật “BẤT KHẢ TƯ NGHỊ”, không
thể dùng văn tự ngôn ngữ SUY NGHĨ mà bàn luận biết được. Cho
nên, qúi vị phải hành trì cho thiết thật.
Lặng ngồi chốn tĩnh lâu
Trăng sáng, gió canh thâu!
Bát-Nhã hương lòng nhẹ.
Lăng-Già niệm ý sâu
Phật, Tâm chung một vẻ
Thiền, Tịnh chẳng hai mầu
Ngưng chuỗi, thầm riêng hỏi
Hoa đêm điểm điểm đầu...
( Niệm
Phật Phải Hành Trì Cho Thiết Thật- HT.Thích Thiền Tâm)
Tuy nhiên, nếu qúi vị thích chuyên trì “CHÚ ĐỊA-BI”, chuyên trì “ 1
THỦ-NHÃN”, chuyên “ THAM-THIỀN”, chuyên “TỤNG KINH”… thì cũng phải hành như
“CHUYÊN” NIỆM PHẬT vậy).
]
Niệm Phật
Phải Khắc Kỳ Cầu Chứng Nghiệm
Thân như bọt
Bể thương tang
Chìm nổi kiếp mênh mang!
Dưới trăng suy cạn khoảng đêm tàn
Chỉ nương Vô-Lượng-Quang.
Trời niệm tâm
Núi kiên quyết
Vọng tình xin cách tuyệt!
Dần-dà khó thể nhập Liên-Bang
Khi nao thật được nhàn?
Thân như bọt
Bể thương tang
Chìm nổi kiếp mênh mang!
Dưới trăng suy cạn khoảng đêm tàn
Chỉ nương Vô-Lượng-Quang.
ĐẲNG-GIÁC
Như-lai
ngược dòng trở lại, vị Bồ-tát đó thuận dòng đi tới, giác-ngộ vào chỗ giao-tiếp
với nhau; gọi là Đẳng-giác.
[
ĐẲNG-GIÁC là sự giác ngộ đồng với CHƯ PHẬT. 12 CHỦNG LOẠI
CHÚNG-SANH thì hướng tới QỦA PHẬT, còn CHƯ PHẬT thì hướng tới chúng sanh để HỘ
NIỆM, làm cho chúng sanh PHÁT BỒ ĐỀ TÂM, tu hành được sự giác ngộ như PHẬT; thì
gọi là ĐẲNG-GIÁC BỒ-TÁT.
]
A-nan, từ
tâm Càn-huệ đến Đẳng-giác rồi, giác đó mới bắt-đầu được Sơ-càn-huệ-địa
trong tâm Kim-Cang.
]
“Càn-Huệ-Địa” nghĩa là “ tình dục khô cạn (Càn), chỉ thuần còn Trí-huệ (Huệ).”
ĐÂY LÀ “ĐỊA-VỊ” TU CHỨNG ĐẦU TIÊN CỦA NGƯỜI TU-THIỀN (Địa).
Từ Càn-huệ địa đến Đẳng-giác rồi, vì còn chấp mình LÀ ĐẲNG-GIÁC BỒ-TÁT, NÊN
CÒN CÓ VI-TẾ SANH-TƯỚNG VÔ-MINH, phải dùng “TÂM KIM-CANG” để
phá trừ tất cả sở đắc, như là SƠ-CÀN-HUỆ-ĐỊA trong TÂM KIM-CANG, THẬP TÍN trong
TÂM KIM-CANG…ĐẲNG-GIÁC trong TÂM KIM-CANG. CHO NÊN, GỌI LÀ SƠ-CÀN-HUỆ-ĐỊA
TRONG TÂM KIM-CANG.
]
DIỆU-GIÁC
Như vậy
lớp-lớp tu đơn, tu kép 12 vị mới cùng tột Diệu-giác,
thành đạo Vô-thượng.
[
Tu Đơn, tu kép 12 vị :
1) CÀN HUỆ ĐỊA
2) THẬP
TÍN
3) THẬP TRỤ
4) THẬP HẠNH
5) THẬP HỒI HƯỚNG
6) NOÃN
7) ĐẢNH
8) NHẪN
9) THẾ ĐỆ NHỨT
10) THẬP ĐỊA
11) ĐẲNG-GIÁC
12) TÂM KIM CANG
( dùng TÂM KIM CANG phá trừ từng phần VÔ-MINH cho đến VI-TẾ VÔ-MINH mới
cùng tột Diệu-giác, thành đạo Vô-thượng.)
]
Các thứ
địa ấy, đều lấy trí Kim-cang quán-sát mười thứ ví-dụ như-huyễn sâu-xa,
trong Xa-ma-tha, dùng phép Tỳ-bà-xá-na của các đức Như-lai mà thanh-tịnh
tu-chứng, lần-lượt đi sâu vào.
[
Các địa vị ấy, đều dùng “TÂM KIM-CANG” hay “TRÍ KIM-CANG” QUÁN LÝ “NHƯ-HUYỄN SÂU-XA”, tức là CHỈ và QUÁN KHÔNG HAI, ĐỊNH HUỆ BẤT NHỊ mà thanh tịnh tu chứng, lần lượt đi sâu vào.
Dùng “TRÍ KIM-CANG” QUÁN LÝ “NHƯ-HUYỄN SÂU-XA” LÀ:
1. Quán NGƯỜI như huyễn
2. Quán ÁNH NẮNG (DƯƠNG DIỆM) như huyễn
3. Quán TRĂNG DƯỚI NƯỚC như huyễn
4. Quán HOA ĐỐM TRONG HƯ KHÔNG như huyễn
5. Quán TIẾNG VANG TRONG HANG ĐỘNG như huyễn
6. Quán THÀNH CÀN THÁT BÀ ( LÀM BẰNG HƠI SƯƠNG
TRONG BIỂN) như huyễn
7. Quán MỘNG như huyễn
8. Quán BÓNG như huyễn
9. Quán TƯỢNG TRONG GƯƠNG như huyễn
10. Quán ẢO HÓA như huyễn.
]
A-nan,
như thế, đều dùng ba tiệm-thứ tăng-tiến, nên khéo thành-tựu 55
vị trong đường Bồ-đề chân-thật. Làm
cái quán như vậy, gọi là chính-quán; nếu quán cách khác, gọi là
tà-quán".
]
Muốn thành tựu 55 vị trong đường Bồ-đề chân
thật, trước phải tu 3 TIỆM THỨ TĂNG TIẾN là:
1) Không ăn NGŨ VỊ TÂN
2) PHẢI NGHIÊM TRÌ GIỚI LUẬT
3) PHẢI NGĂN CHẶN VỌNG KHỞI CỦA HIỆN NGHIỆP PHÁT
SANH
KẾ TIẾP dùng TÂM KIM
CANG quán LÝ NHƯ HUYỄN, để thành tựu 55 địa vị tu chứng.
Năm mươi lăm vị trong đường Bồ đề ( vì
Càn-huệ-địa là con đường mà chẳng CHÂN-THẬT, còn DIỆU-GIÁC thì
CHƠN THẬT mà chẳng phải là con đường, ĐÂY LÀ QỦA PHẬT. cho nên, chỉ
có 55 vị trong đường Bồ-đề chân-thật mà thôi.)
1. Thập tín [10]
2. Thập trụ [10]
3. Thập hạnh [10]
4. Thập hồi hướng [10]
5. Tứ gia hạnh [4]
6. Thập địa [10]
7. Đẳng giác [1]
Tuy biết con đường CHƠN THẬT chứng nhập CHƠN TÂM, nhưng trải qua các địa vị tu chứng gặp phải 50 loại ma chướng cùng với tập khí nhiều đời khó đoạn trừ, nếu MÊ MỜ CHƠN TÁNH, tự nghĩ rằng mình đã CHỨNG THÁNH, THÀNH PHẬT thì sẽ đi vào TÀ MA NGOẠI ĐẠO, khó CÓ NGÀY quây đầu trở lại theo CON ĐƯỜNG CHƠN THẬT.
Cho nên, PHẬT dạy phải trì “CHÚ THỦ LĂNG NGHIÊM”, thì không bị những TẬP KHÍ NHIỀU ĐỜI cùng MA-CHƯỚNG đến phá HOẠI CON ĐƯỜNG CHƠN THẬT THẲNG đến qủa DIỆU-GIÁC của CHƯ PHẬT.
Sức tu của người thời nay, phần nhiều bị Phiền Não ma hoặc Ngoại ma phá
hoại, chưa đủ để cho Thiên ma phải ra tay. Loại ma này chỉ đến
với những vị tu cao. Nếu Thiên ma quyết phá, những vị sức tu tầm thường khó có
hy vọng thoát khỏi.
Trong Kinh Lăng Nghiêm, vì thương đường tu nhiều hiểm nạn, đức Phật khuyên
các hành giả tham thiền nên kiêm trì mật chú, để được nhờ thần lực
gia hộ, thoát khỏi nạn ma thành tựu chánh định.
Ấn Quang đại sư đã bảo: "Mới xem qua, dường
như Kinh Lăng Nghiêm khác quan điểm với Tịnh Độ, nhưng xét nghĩ sâu
mới thấy kinh này trong vô hình đã khen ngợi tuyên dương Tịnh Độ. Tại sao thế?
Bởi bậc đã chứng đệ tam thánh quả A Na Hàm, còn có thể bị ma cảnh làm cho thối
đọa; thì sự niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ càng nổi bật thêm tánh cách trọng
yếu, trong ánh sáng nhiếp hộ của đức A Di Đà không còn
nạn ma."
Dưới trăng suy cạn khoảng đêm tàn
Chỉ nương Vô-Lượng-Quang.
Nhật-Tinh Ma-Ni Thủ Nhãn Ấn Pháp
Comments
Post a Comment