Shurangama Mantra with Verses and Commentary
by Venerable Tripitaka Master Hsuan Hua
326. BÀ KỲ NỂ
婆耆你
BHAGINI
Thắng
quân danh cú nhị nghĩa thuyên
Xả
tà quy chánh thủ giới nghiêm
Luật
kỷ hóa nhân cảm vạn vật
Cung
hành thực tiễn diệu thông huyền.
勝軍名句二義詮
捨邪歸正守戒嚴
律己化人感萬物
躬行實踐妙通玄
Tụng câu chú nầy, thì cải TÀ quy CHÁNH, nghiêm trì GIỚI LUẬT.
Phổ
Hiền Bồ Tát bảo: - Thiện nam
tử! Bồ Tát vì điều phục giáo hóa tất cả chúng sanh nên phát Bồ Đề tâm. Vì trừ
diệt khổ tụ cho tất cả chúng sanh, nên phát Bồ Đề tâm. Vì đem cho tất cả chúng
sanh sự an vui đầy đủ, nên phát Bồ Đề tâm. Vì dứt trừ sự ngu tối cho tất cả
chúng sanh, nên phát Bồ Đề tâm. Vì đem lại Phật trí cho tất cả chúng sanh, nên
phát Bồ Đề tâm. Vì cung kính cúng dường tất cả chư Phật, nên phát Bồ Đề tâm. Vì
tùy thuận lời dạy Như Lai khiến chư Phật hoan hỷ, nên phát Bồ Đề tâm. Vì muốn
thấy sắc thân tướng hảo của tất cả chư Phật, nên phát Bồ Đề tâm. Vì muốn vào
trí huệ rộng lớn của tất cả chư Phật, nên phát Bồ Đề tâm. Vì muốn hiển hiện các
đức: lực, vô úy của chư Phật, nên phát Bồ Đề tâm.
Như thế,
trong Kinh Hoa Nghiêm đức Thế Tôn và chư Bồ Tát đã thuyết minh rộng rãi về công đức
của Bồ Đề tâm, trên đây chỉ lược trích một vài yếu điểm. Kinh văn cũng có nói: "Cửa yếu vào đạo, trước phải phát tâm. Việc yếu tu hành, trước
nên lập nguyện."
Nếu không
phát tâm rộng lớn, không lập nguyện bền chắc, thì dù trải qua vô lượng kiếp,
vẫn y nhiên ở trong nẻo luân hồi; dù có tu hành cũng khó tinh tấn và chỉ luống
công khổ nhọc. Do đó nên biết: muốn học Phật đạo, quyết phải phát Bồ Đề tâm
không thể trì huỡn. Bởi thế khi xưa Tỉnh Am đại sư đã soạn ra Phát Bồ Đề Tâm
Văn để khuyến khích tứ chúng. Trong ấy, Ngài theo các tâm nguyện mà trình bày
sự phát tâm thành tám cách: tà, chánh,
chân, ngụy, đại, tiểu, thiên, viên. Xin tóm đại
lược như sau:
1. Có những
người tu không tham cứu tự tâm, chỉ biết theo bên ngoài, hoặc cầu danh lợi, đắm
cảnh vui hiện tại, hay mong quả phước tương lai mà phát lòng Bồ Đề. Phát tâm
như thế gọi là Tà.
2. Như chẳng
cầu danh lợi, không tham cảnh vui cùng mong quả phước, chỉ vì thoát vòng sanh
tử, lợi mình lợi sanh mà cầu đạo Bồ Đề. Phát tâm như thế gọi là Chánh.
3. Mỗi niệm
trên vì cầu Phật đạo, dưới vì độ chúng sanh, nhìn đường Bồ Đề dài xa mà không
khiếp, thấy loài hữu tình khó độ nhưng chẳng sờn. Tâm bền vững như lên núi
quyết đến đảnh, như leo tháp quyết đến chót. Phát tâm như thế gọi là Chân (thật).
4. Có tội lỗi
không sám hối chừa cải, ngoài dường trong sạch, trong thật nhớp nhơ, trước tinh
tấn sau biếng lười. Dù có tâm tốt nhưng còn xen lẫn lợi danh, có pháp lành song
bị tội lỗi làm ô nhiễm. Phát tâm mà còn những điều này, gọi là Ngụy (dối).
5. Cõi chúng
sanh hết, nguyện mới hết; đạo Bồ Đề thành, nguyện mới thành. Phát tâm như thế
gọi là Đại.
6. Xem tam
giới như tù ngục, sanh tử như oan gia; chỉ mong mình mau giải thoát, chẳng muốn
độ người. Phát tâm theo quan niệm này, gọi là Tiểu.
7. Thấy chúng
sanh và Phật đạo ở ngoài tự tánh, rồi nguyện độ nguyện thành, đường công hạnh
chẳng quên, sự thấy hiểu không dứt. Phát tâm như thế gọi là Thiên (lệch).
8. Biết chúng
sanh và Phật đạo đều là tự tánh, nên nguyện độ nguyện thành, tu công đức không
thấy mình có tu, độ chúng sanh không thấy có chúng sanh được độ. Phát tâm như
thế gọi là Viên (tròn).
Trong tám
cách như trên, Tà, Ngụy, Thiên, Tiểu nên bỏ, Chân, Chánh,
Viên, Đại nên theo.
Được như thế mới gọi là phát Bồ Đề tâm đúng cách.
Trong văn,
Tỉnh Am đại sư lại khuyên đại chúng nên nghĩ đến mười nhân duyên để phát tâm.
Mười duyên ấy là: vì nghĩ đến ơn Phật, vì công ơn cha mẹ, vì nhớ ơn sư trưởng,
vì tưởng ơn tín thí, vì biết ơn chúng sanh, vì lo khổ sanh tử, tôn trọng tánh
linh, vì sám trừ nghiệp chướng, vì hộ trì chánh pháp, vì cầu sanh Tịnh Độ. Nơi
điều cầu Tịnh Độ, Ngài dẫn một lời Kinh A Di Đà và bảo: "Kinh Văn nói: ‘Không thể dùng chút ít căn lành phước đức nhân duyên được sanh
về nước kia’. Thế thì
biết, phải có nhiều căn lành phước đức mới được vãng sanh Cực Lạc. Nhưng nhiều
căn lành không chi hơn phát Bồ Đề tâm, nhiều phước đức không chi hơn trì danh
hiệu. Nhiếp tâm niệm Phật giây
phút hơn bố thí nhiều năm, chân thật phát lòng Bồ Đề hơn tu hành nhiều kiếp. Giữ chắc hai nhân duyên này, quyết định được sanh Cực Lạc."
Qua những lời
dạy của Phật, Bồ Tát, Tổ Sư ở trên, ta thấy phát Bồ Đề tâm là điều rất quan yếu
trên đường hành đạo.
NIỆM
PHẬT
Phải Phát Lòng Bồ Đề
Ba cõi không
an dường hỏa trạch
Đâu miền chân lạc khỏi tang thương?
Người vô thường,
Cảnh vô thường!
Khuyên gọi cùng nhau tỉnh mộng
Quay về bể giác thanh lương.
Khởi lòng bi trí
Nguyện độ mười phương.
Ba tăng kỳ kiếp tu muôn hạnh.
Bền lòng không thối chuyển
Cầu ngôi vị Pháp Vương!
Ma Ha Phạt Xà Da Đế [29]
NGÀI ĐẠI-LỰC THIÊN-TƯỚNG
Đại khổ đại lạc đại từ bi
Tu chư thiện pháp lực vô úy
Bảo xử hàng ma hộ hành giả
Tam tai bát nạn nhất thời thôi.
Bảo-Kích Thủ Nhãn Ấn Pháp
Thứ Hai Mươi Sáu
Nhân Quý chinh liêu dũng vô địch
Nê hà cứu giá lập công kỳ
Cao ly đầu hàng triều thánh đế
Tha phương nghịch tặc tuyệt tông tích.
Ma Ha Phạt Xà Da Đế [29]
Án-- thẳm muội dã, chỉ nảnh hạ rị,
hồng phấn tra.
26. The Jeweled Halberd Hand and Eye
Bảo-KíchThủ Nhãn Ấn Pháp
GIỚI SÁT
"A-nan, lại các chúng-sinh lục-đạo trong các thế-giới, nếu cái tâm không sát, thì không theo dòng sinh-tử tiếp-tục. Ông tu phép Tam-muội, cốt ra khỏi trần-lao, nếu không trừ lòng sát, thì không thể ra khỏi trần-lao được. Dầu có nhiều trí thiền-định hiện-tiền, nếu không đoạn lòng sát, thì chắc phải lạc vào thần-đạo; người bậc trên thì thành đại-lực-quỷ, người bậc giữa thì thành phi-hành-dạ-xoa và các loài quỷ-soái, người bậc dưới thì thành địa-hành la-sát, các loài quỷ-thần kia cũng có đồ-chúng, mỗi mỗi tự xưng là thành đạo vô-thượng. Sau khi tôi diệt-độ rồi, trong đời mạt-pháp, có nhiều quỷ-thần nầy sôi-nổi trong thế-gian, tự nói rằng ăn thịt, được đạo Bồ-đề. A-nan, tôi khiến hàng tỷ-khưu ăn năm thứ tịnh-nhục, thịt kia đều do thần-lực tôi hóa-sinh ra, vốn không có mạng-căn. Xứ Bà-la-môn các ông, đất-đai phần nhiều nóng-ướt, lại thêm cát đá, rau-cỏ không sinh được; tôi dùng sức đại-bi gia-bị, nhân sức đại-từ-bi, giả gọi là thịt và các ông cũng nhận được cái vị như thịt; làm sao, sau khi Như-lai diệt-độ, người ăn thịt chúng-sinh, lại gọi là Phật-tử! Các ông nên biết những người ăn thịt đó, dầu cho tâm được khai-ngộ, giống như Tam-ma-đề, đều là loài la-sát, quả-báo hết rồi, phải chìm-đắm trong bể khổ, không phải đệ-tử Phật. Những người như vậy, giết nhau, nuốt nhau, ăn nhau chưa thôi, làm sao, lại được ra khỏi ba cõi. Ông dạy người đời tu phép Tam-ma-đề, thứ nữa, phải đoạn lòng sát. Ấy gọi là lời dạy rõ-ràng thanh-tịnh, quyết-định thứ hai của các đức Như-lai Tiên-Phật Thế-tôn.
Vậy nên A-nan, nếu không đoạn lòng sát mà tu thiền-định, thì cũng ví-như có người tự bịt lỗ tai, cất tiếng kêu to mà trông-mong người khác không nghe; bọn này gọi là muốn giấu thì càng lộ. Hàng tỷ-khưu thanh-tịnh và các vị Bồ-tát đi trong đường rẽ, không dẫm cỏ non, huống nữa là lấy tay nhổ cỏ; làm sao đức Đại-bi, lại lấy máu thịt của các chúng-sinh, mà làm đồ-ăn?
Nếu các hàng tỷ-khưu không mặc những đồ tơ-lụa, là-lượt phương Đông và không dùng những giày-dép, áo-cừu, áo-len hay các thứ sữa, phó-mát, đề-hồ, thì những tỷ-khưu như thế, đối với thế-gian, thật là giải-thoát, trả hết nợ cũ xong, thì không vào trong ba cõi nữa, vì cớ sao? Dùng những bộ-phận thân-thể chúng-sinh, thì đều bị ảnh-hưởng chúng-sinh, cũng như con người ăn giống bách-cốc trong đất, thì chân không rời khỏi đất. Quyết phải khiến cho thân tâm, đối với thân-thể hay bộ-phận thân-thể của chúng-sinh, đều không mặc, không ăn, thì những người như thế, tôi mới gọi thật là giải-thoát. Như lời tôi nói đây, gọi là lời nói của Phật; không như lời nói đó, tức là lời nói của ma Ba-tuần."
Comments
Post a Comment