Shurangama Mantra with Verses and Commentary

by Venerable Tripitaka Master Hsuan Hua




398. TÁT BÀ ĐÁT MA ĐÀ KÊ TỆ PHẤN

薩婆怛摩陀繼弊泮

SARVA DHARMA DAKITE BHYAH PHAT

 

 

Phá nhất thiết ách hiểm như di

Ý ngoại hoạnh họa tận tiêu nhị

Vô ngại hành trì chư Phật pháp

Ta Bà khổ hải độ mê chúng.

 

破一切厄險如夷

意外橫禍盡消弭

無礙行持諸佛法

娑婆苦海度迷眾





UM! TÁT BÀ ĐÁT MA ĐÀ KÊ TỆ PHẤN.

TIÊU TRỪ HIỂM NẠN



5. – SỰ LO SỢ BUỒN Bà

(GIAN HIỂM MA)


Kinh Văn: 


Hựu bỉ định trung, chư thiện nam tử, kiến sắc ấm tiêu, thọ ấm  minh bạch. Tân chứng vị hoạch, cố tâm dĩ vong. Lịch lãm nhị tế, tự sanh gian hiểm. Ư tâm hốt nhiên, sanh vô tận  ưu, như tọa thiết sàng, như ẩm độc dược. Tâm bất dục hoạt, thường cầu ư nhân,  linh hại kì mạng, tảo thú giải thoát.


Việt dịch: 


Lại nữa khi hành giả ở trong định ấy, thấy sắc ấm đã tiêu dung, thọ ấm  tỏ rõ, chỗ chứng mới chưa được, còn tâm cũ đã  mất. Xem xét kỹ hai bên,  thấy mình như gặp hiểm nạn. Tâm bỗng nhiên thấy buồn vô hạn, như thể ngồi trên giường sắt, như uống thuốc độc. Không muốn sống nữa, thường mong người khác hủy hoại thân mình để chóng  giải thoát.



Giảng:  


Lại nữa, khi hành giả ở trong định ấy. Bây giờ hành giả đã có chút định lực sâu hơn. 


Thấy sắc ấm đã tiêu dung, thọ ấm  tỏ rõ, chỗ chứng mới chưa được, còn tâm cũ đã  mất. Hành giả thấy không có điều gì để chứng đạt nữa, cảnh giới tâm chứng từ trước đã biến mất. 


Xem xét kỹ hai bên, thấy mình như gặp hiểm nạn. Khi  quán  sát  kỹ hai  bờ mé quá khứ và tương lai, thấy cả hai đều biến mất, cảm thấy mình như đang gặp hiểm nạn lớn. Anh ta nghĩ: “Ồ không! Đây thực là nguy hiểm! khủng khiếp quá!”


Tâm bỗng nhiên thấy buồn vô hạn. Anh ta thấy lòng tràn ngập ưu sầu, phiền não về mọi việc. Chính ưu phiền đã đưa đến phiền não. Phiền não như thế nào? 


Như thể ngồi trên giường sắt. Từ sáng đến tối anh ta tự nghĩ:

“Ồ ta như đang ngồi trên giường sắt trong địa ngục. Ta phải làm gì bây giờ? Có thân này thật là khổ”


Như uống thuốc độc và thấy như sắp chết. 


Không muốn sống nữa. Suốt ngày anh ta tự nghĩ: Ta chết đi thì tốt hơn.

Ở Trung Hoa có ngạn ngữ: “Tốt hơn là nên chết đi, đỡ tốn quần áo.”

Người này có lẽ đã suy nghĩ như thế, nên anh ta nói: “Chết đi thì tốt hơn! Chết đi thì tốt hơn!”


Trong hầu hết những trường hợp tự tử, thường có sự can dự của ma. Ma hướng về nạn nhân khấu đầu đảnh lễ rồi đọc chú. Nhưng nạn nhân không nghe được ma đọc chú gì. Nghĩa của câu chú mà Ma thường đọc là: “Anh nên chết thì tốt hơn, anh nên chết thì hay hơn! Hãy nhanh lên, càng kết thúc sự sống càng sớm càng tốt!”


Vì nạn nhân quá chú tâm vào việc tự sát nên không thể nghe được bằng tai, nhưng qua tiềm thức, lời chú của ma đã chiếm trọn tâm hồn. Vì ma có tha tâm thông nên nó có thể khiến ma lực len vào tâm nạn nhân và xúi dục tự sát. Tâm nạn nhân nghe lời ma dụ dỗ và tin những gì ma nói: Thế là họ uống thuốc độc, tự treo cổ, hoặc trầm mình xuống biển, hay nhảy từ trên cầu Kim Môn (Golden Gate Bridge–Mỹ) xuống sông. Đó là cách mà nạn nhân tự sát. Có rất nhiều ma ở quanh cầu Kim Môn. Nó chẳng dám quấy rầy bạn nếu trong bạn tràn đầy dương khí. Nhưng nếu có ai đi qua chỗ ấy mà dương khí yếu kém, cả tinh, khí, thần của người ấy đều yếu thì ma liền nói: “Ông chết đi là hơn, tốt hơn là ông nên chết đi!…,”  và người ấy nhảy xuống sông. Hầu hết mọi trường hợp tự tử đều do ma kích động.


Thường mong người khác hủy hoại thân mạng mình để sớm được giải thoát.


Anh ta thường hay bảo người khác rằng: Xin hãy giết tôi đi! Nếu anh có cách nào giúp tôi kết liễu mạng sống, thì rất tốt. Tôi sẽ được giải thoát.



KINH THỦ LĂNG NGHIÊM

TUYÊN HÓA THUỢNG NHÂN
giảng thuật



         


Bồ Đề Đạt Ma

Ngộ Tánh Luận

 

Dịch và Phụ Chú: Hòa thượng THÍCH TRÍ TỊNH


 

Phàm phu đương sanh ưu t, bo lâm su cơ, giai danh đi hoc. S dĩ thánh nhơn bt mưu kỳ tin, bt l kỳ hu, vô luyến đương kim, nim nim quy đo. Nhưc v ng th đi lý gi, tc tu to cu nhơn thiên chi thin, vô linh lưng tht.

 

DẠ TỌA KỆ VÂN

 

Nht canh đoan ta kiết già phu

Di thần tịch chiếu dẫn đồng hư

Khoáng kiếp do lai bất sanh diệt

Hà tu sanh diệt diệt vô dư

Nhứt thiết chư pháp giai như huyễn

Bổn tánh tự không na dụng trừ

Nhược thức tâm tánh phi hình tượng

Trạm nhiên bất động tự chơn như.

 

Nh canh ngưng thn chuyn minh tnh

Bất khởi ức tưởng đồng chơn tánh

Sum la vạn tượng tính quy không

Cánh chấp hữu không hườn thị bệnh

Chư pháp bổn tự phi không hữu

Phàm phu vọng tưởng luận tà chánh

Nhược năng bất nhị kỳ cư hoài

Thùy đạo tức phàm phi thị thánh.

 

Tam canh tâm tnh đng hư không

Biến mãn thập phương vô bất thông

Sơn hà thạch bích vô năng chướng

Hằng sa thế giới tại kỳ trung

Thế giới bổn tánh chơn như tánh

Diệc vô vô tánh tức hàm dung

Phi đản chư Phật năng như thử

Hữu tình chi loại tịnh giai đồng.

 

T canh vô dit dic vô sanh

Lượng dữ hư không pháp giới bình

Vô khứ vô lai vô khởi diệt

Phi hữu phi vô phi ám minh

Bất khởi chư kiến Như Lai kiến

Vô danh khả danh chơn Phật danh

Duy hữu ngộ giả ưng năng thức

Vị hội chúng sanh do nhược manh.

 

Ngũ canh Bát nhã chiếu vô biên

Bất khởi nhứt niệm lịch tam thiên

Dục kiến chơn như bình đẳng tánh

Thận vật sanh tâm tức mục tiền

Diệu lý huyền áo phi tâm trắc

Bất dụng tầm trục linh bì cực

Nhược năng vô niệm tức chơn cầu

Cánh nhược hữu cầu hườn bất thức.

 

B Đ ĐT MA ĐI SƯ

NGỘ TÁNH LUẬN

 

CHUNG



32.- ĐINH NINH KHAI THỊ

 

- Người phàm đương sống lo chết, đương no lo đói, đều gọi là rất mê lầm.

- Thế nên thánh nhơn chẳng tính trước, chẳng lo sau, chẳng luyến hiện tại, niệm niệm về nơi đạo.

- Nếu ai chưa ngộ được đại lý thâm diệu này phải sớm xây dựng quả lành nhơn thiên, chớ để mất cả hai vậy.

 

PHỤ CHÚ.-

Chẳng tính chẳng lo chẳng luyến là hiện tượng của sự “Ly niệm vô tâm” vậy.

Luận Khởi Tín nói: “Ly niệm là cốt yếu của sự tu hành. Vô niệm là đạt đến mức chứng nhập chơn như”.

Tổ dùng đây để kết dạy, lại thêm nhắc khuyên người hạ căn gieo giống lành nhơn thiên để làm viễn duyên phát khởi tín căn thượng thừa, thiệt là lời cặn kẽ mà cũng là lời chí thiết vậy.

Nhưng xét lại ở cõi người cõi trời, ngoài thì ngũ dục trần cảnh quyến rũ gạt gẫm, trong thì dục vọng phiền não nhen nhúm phừng phựt dễ gây ác chướng đạo, một thuở lỡ lầm nhiều đời sa đọa thì thiên căn khó phát. Đâu bằng hồi hướng cầu về Cực Lạc thế giới, hầu Phật A Di Đà, gần gũi Quán Thế Âm Bồ tát và Đại Thế Chí Bồ tát, cùng chư Thượng Thiện Nhân làm bạn, an trụ bậc Bất thối, chứng nhập Vô sanh nhẫn, một đời bổ xứ làm Phật.

Luận Khởi Tín nói: “Phải biết rằng đức Như Lai có phương tiện thù thắng để nhiếp hộ tín tâm”. Đó là chuyên tâm niệm Phật phát nguyện vãng sanh Tịnh độ thường được thấy Phật xa hẳn ác đạo, như trong Khế Kinh có dạy: “Nếu người chuyên niệm Tây Phương Cực Lạc thế giới A DI ĐÀ PHẬT, có bao nhiêu căn lành đều hồi hướng nguyện cầu sanh về cõi Cực Lạc ấy, thì được vãng sanh. Vì thường thấy Phật A DI ĐÀ nên không còn thối chuyển Vô thượng Bồ đề”.

 

Lời chỉ dạy này rất đáng được chú ý ngẫm kỹ vậy.

 

 

BAN ĐÊM NĂM CANH KIẾT GIÀ PHU TỌA

 

KỆ RẰNG:

 

CANH MỘT

 

Canh một ngồi ngay xếp tréo chân

Thơ thới lặng soi bặt rỗng không

Nhiều kiếp đến nay chẳng sanh diệt

Nào chờ sanh diệt diệt mới không

Tất cả các pháp đều như huyễn

Bổn tánh tự không đâu chờ trừ

Nếu rõ tâm tánh không hình tượng

Lặng yên bất động tự chơn như.

 

PHỤ CHÚ.-

Nhàn cư tịnh xử là “duyên tốt”. Già phu đoan tọa điều hòa khí tức là “thân an”. Không tâm lóng thần ngưng niệm là “tâm chánh”.

Chơn tâm lồ lộ “như thật không cảnh” vậy.

 

 

CANH HAI

 

Canh hai ngưng thần càng sáng sạch

Chẳng khởi tưởng nhớ đồng chơn tánh

Sum la vạn tượng đều về không

Nếu thấy có không thành bịnh thánh

Các pháp vốn tự phi hữu không

Người phàm mê vọng luận tà chánh

Nếu được trong lòng luôn bất nhị

Ai bảo phàm phu mà chẳng thánh.

 

PHỤ CHÚ.-

Chẳng nhớ tất cả pháp đó là chơn thật thiền định.

Không nhớ không niệm thời tất cả pháp đều không: không ngã, không nhơn, không phàm, không thánh, không chúng sanh, không Phật, không cảnh cũng không tâm.

Đức Như Lai tuyên bố: “Đêm rồi vì Văn Thù Sư Lợi quan niệm có Phật có chúng sanh nên bị ta đày vào núi Thiết Vi”.

 

 

CANH BA

 

Canh ba lòng sạch đồng hư không

Cùng khắp mười phương đâu chẳng thông

Núi sông đá vách không ngăn được

Hằng sa thế giới ở tại trong

Thế giới bổn tánh là chơn tánh

Cũng không vô tánh mà gồm trùm

Chẳng riêng chư Phật được dường ấy

Tất cả hữu tình cũng đều đồng.

 

PHỤ CHÚ.-

“Như thật bất không cảnh”, tự tánh sẵn đủ hằng sa tánh đức, nơi thánh không tăng, ở phàm không giảm. Chúng sanh với Phật vẫn đồng.

 

 

CANH TƯ

 

Canh tư chẳng diệt cũng chẳng sanh

Lượng sánh không gian pháp giới bằng

Không khứ không lai không sanh diệt

Chẳng có chẳng không chẳng ám minh

Chẳng khởi kiến chấp là Phật trí

Vô danh khả danh thiệt Phật danh

Chỉ có người ngộ đây biết được

Chúng sanh chưa tỏ đâu thể rành.

 

PHỤ CHÚ.-

Cảnh trí tương ưng không trí cảnh

Không năng không sở tuyệt tướng danh

Đạt giả tự rành như uống nước

Tâm pháp song vong viên cảnh thành.

 

CANH NĂM

 

Canh năm trí huệ chiếu vô biên

Chẳng móng một niệm suốt đại thiên

Muốn thấy chơn như bình đẳng tánh

Dè chớ sanh tâm tức mục tiền

Lý mầu huyền ảo chẳng thể lường

Cần chi tìm cầu thêm luống nhọc

Lóng thần vô niệm tức thiệt cầu

Sanh tâm tìm cầu đâu thấy được.

 

PHỤ CHÚ.-

Tức tâm tức Phật không thủ xả

Tức phàm tức thánh chẳng gần xa

Nếu còn thủ xả là tự xả

Nếu thấy xa gần ấy tự xa.

 

Phiên dịch và phụ chú xong, kinh hồi hướng

 

Một hồi hướng chơn như thiệt tế: tâm tâm khế hiệp

Hai hồi hướng vô thượng Bồ đề: niệm niệm viên mãn

Ba hồi hướng pháp giới chúng sanh: đồng thành Phật đạo.

 

Phật lịch 2515

Ngày giải hạ tiền an cư năm Tân Hợi (1971)

Bồ tát giới Tỳ Kheo

THÍCH TRÍ TỊNH

 

 

LƯƠNG DUY CHÂU


Lương Duy Châu, quê ở Thiệu Hưng, làm người chấp sự tại am Long Đàm. Đến bốn mươi tuổi, ông mù cả đôi mắt, không còn làm việc để sanh sống được, muốn tự tử.

Có vị tăng trong am khuyên ngăn rằng: “Buồn phiền mà chết như thế, chỉ thêm nghiệp chứ không giải thoát, ở thế giới Cực Lạc phương Tây có đức Phật hiệu A Di Đà. Nếu ông chí tâm thường trì niệm hồng danh, thì sẽ vĩnh viễn thoát khổ, sanh về cõi an vui. Vậy sự đui mù có chi mà đáng ngại? Như ông chịu làm y theo lời, tôi nguyên xin khất thực để giúp đỡ! Duy Châu cảm tạ, nguyện xin tuân hành.

Ông chí thiết niệm Phật được ba năm, đôi mắt bỗng nhiên sáng lại. Hơn nửa tháng sau, ông bảo chúng rằng: “Tôi sắp đi xa!’’ Qua ba hôm, vào giờ Ngọ, Duy Châu ngồi chắp tay day mặt về Tây niệm Phật mà thoát hóa. Lúc ấy nhằm năm Càn Long thứ ba mươi tám.


LỜI BÌNH:


Từ truyện Trương Chung Quỳ đến đây, hoặc bởi những người không quy y Tam bảo, hoặc do sự hiện tích có vẻ ly kỳ, nên soạn giả không sắp vào hàng tứ chúng, mà liệt vào hạng tạp lưu vãng sanh.

Cảnh Luân nghiệp quả đáng bi thương, kiếp phù sanh vẫn như mộng huyễn. Bao nhiêu nỗi khổ vui, vinh nhục, đắc thất đã trải qua: việc lo toan về bản thân, gia đình, xã hội chưa thấy ổn, mà cái chết đã kề cận một bên rồi! Môn Niệm Phật đối với người tại gia rất cần thiết. Bởi thân đắm vào lò lửa trược trần, tâm chìm trong ngục tù phiền não, khi một hơi thở chẳng vào thì nghiệp tam đồ kế tiếp. Nếu không nhờ sức Phật, làm sao đối địch nổi với cảnh nầy? Với những kẻ tạo nghiệp chẳng lành đang bị ác báo, thì công đức của Phật hiệu, sự hộ trì của tha lực lại càng khẩn yếu. Đại khái như Chung Quỳ và Duy Châu, nếu chẳng nhờ một câu hồng danh thì làm sao được giải thoát? Thế mới biết bi nguyện của Phật thật vô cùng rộng sâu, chẳng bỏ sót một chúng sanh nào cả?


Na Ra Cẩn Trì Bàn Đà Ra Dạ [72]

BỔN-THÂN NGÀI PHÚ-LÂU-NA BỒ-TÁT



Tiểu trung hiện đại vô ngại thân

Đông tây nam bắc nhậm tung hoành

Tam thiên thế giới duy nhất niệm

Nhĩ ngã tha tâm bất khả phân.


 

Thí Vô Úy Thủ Nhãn Ấn Pháp
Thứ Bảy


Thu tận thiên ma pháp bảo kỳ
Nghiệp chướng tiêu trừ thú Bồ đề
Vạn bệnh hồi xuân tăng phước  thọ
Thí vô úy thủ độ quần mê.


Na Ra Cẩn Trì Bàn Đà Ra Dạ [72]
Án-- phạ nhựt-ra nẳng dã, hồng phấn tra.

UM! TÁT BÀ ĐÁT MA ĐÀ KÊ TỆ PHẤN.



Bản Hán-văn thiếu chữ “phạ”.



7.      The Bestowing Fearlessness Hand and Eye
         
Thí-Vô-Úy Thủ Nhãn Ấn Pháp

Comments

Popular posts from this blog