Shurangama Mantra with Verses and Commentary
by Venerable Tripitaka Master Hsuan Hua
320. TÁT BÀ RA THA TA ĐẠT NA
薩婆囉他娑達那
SARVARTHA SĀDHANA
Nhất
thiết lợi hành kiêm phú nhiêu
Độ
hữu tình chúng xuất ngục lao
Kim
Cang thiện thần hộ Tăng bảo
Tự
tại bồ đề lạc tiêu diêu.
一切利行兼富饒
度有情眾出獄牢
金剛善神護僧寶
自在菩提樂逍遙
Tụng câu chú nầy, thì TỰ TẠI làm lợi ích cho tấc cả HỮU
TÌNH.
DỊ
HÀNH ĐẠO
Hỏi:- Chư Phật Bồ
Tát lấy đại bi làm sự nghiệp. Vậy người đã phát tâm Bồ Đề, nếu muốn cứu độ
chúng sanh, chỉ nên nguyện sanh trong ba cõi, ở nơi đời ngũ trược, vào ba đường
ác mà cứu khổ cho các hữu tình. Tại sao chúng ta đã học theo Phật, lại xa rời
chúng sanh, tự sống riêng một cuộc đời yên ổn? Đó có phải là thiếu lòng từ bi,
chuyên lo tự lợi và trái với đạo Bồ Đề chăng?
Đáp:- Bồ Tát có hai
hạng. Thứ nhất, bậc tu Bồ Tát Đạo đã lâu, chứng được Vô Sanh Pháp Nhẫn. Với
những vị nầy, đem lời đó trách thì đúng. Thứ nhì, bậc chưa chứng Vô Sanh và
hàng phàm phu mới phát tâm Bồ Tát. Những vị sau nầy cần phải thường không rời
Phật, mới thành tựu được nhẫn lực và có thể ở trong ba cõi, vào nơi đời ác để
cứu độ chúng sanh. Cho nên Luận Trí Độ nói: 'Hạng phàm phu còn đủ mọi sự ràng
buộc, dù có lòng đại bi, nhưng vội muốn sanh trong đời ác để cứu chúng hữu tình
khổ não, đó là điều không hợp lý.' Tại sao thế? Vì trong cõi đời ác trược,
nghiệp phiền não mạnh mẽ lẫy lừng. Khi ấy, mình đã không có nhẫn lực, tất tâm
sẽ tùy cảnh mà chuyển, rồi bị sắc, thanh danh, lợi trói buộc, sanh ra đủ nghiệp
tham, sân, si. Chừng đó tự cứu đã không rồi, nói chi là cứu chúng sanh? Giả sử
được sanh trong cõi người thì cảnh xấu ác kẻ tà ngoại dẫy đầy, người chánh chơn
khó gặp, cho nên Phật Pháp không dễ gì nghe, Thánh Đạo không dễ gì chứng.
Nếu người nhân bố thí, trì
giới, tu phước được làm bậc quyền quý, mấy ai không mê đắm cảnh giàu sang,
buông lung trong trường dục lạc?
Lúc đó dù có bậc Thiện Tri Thức
khuyên bảo, họ cũng không chịu tin làm theo, lại vì muốn thỏa mãn lòng tham dục
của mình, nương quyền thế sẵn có, gây ra nhiều tội nghiệp. Đến khi chết rồi, bị
đọa vào tam đồ trải qua vô lượng kiếp, khi khỏi tam đồ, sanh được làm người,
phải thọ thân bần tiện; nếu không gặp Thiện Tri Thức lại mê lầm gây tội ác, rồi
bị đọa nữa. Từ trước đến nay chúng sanh luân hồi đều ở trong tình trạng ấy. Đây
gọi là Nan Hành Ðạo vậy. Kinh Duy Ma cũng nói: 'Chính bịnh của mình còn không
tự cứu được, đâu có thể cứu được bịnh cho kẻ khác.'
Luận Trí Độ cũng nói: 'Ví như
hai người, mỗi kẻ đều có thân nhân bị nước lôi cuốn; một người tánh gấp nhảy
ngay xuống nước để cứu vớt, nhưng vì thiếu phương tiện nên cả hai đều bị đắm
chìm. Một người sáng tỉnh hơn vội chạy đến lấy thuyền bơi ra cứu vớt, nên cả
hai đều không bị nạn trầm nịch.' Bậc Bồ Tát mới phát tâm vì chưa đủ nhẫn lực
nên không thể cứu chúng sanh, cũng như người trước. Những vị Bồ Tát thường gần
gũi Phật chứng được Vô Sanh Nhẫn, mới có thể nhập thế và cứu độ vô lượng chúng
sanh cũng như người sau. Như trẻ thơ không nên rời mẹ, nếu rời mẹ thì hoặc rơi
vào hầm giếng, té xuống sông đầm, hoặc đói khát mà chết. Lại như chim non chưa
đủ lông cánh, chỉ có thể nhảy chuyền theo cành cây; đợi chừng nào lông cánh đầy
đủ, mới có thể bay xa, thong thả vô ngại. Phàm phu không nhẫn lực, chỉ nên
chuyên niệm Phật A Di Đà cho được nhất tâm, đợi khi tịnh nghiệp thành tựu, lúc
lâm chung sẽ được Phật tiếp dẫn vãng sanh, quyết định không nghi. Khi thấy Đức
A Di Đà chứng quả Vô Sanh rồi, chừng ấy sẽ cỡi thuyền Pháp Nhẫn vào biển luân
hồi cứu vớt chúng sanh, mặc ý làm vô biên Phật sự.
Cho nên bậc bi tâm hành giả,
như muốn giáo hóa nơi địa ngục, vào biển trầm luân, nên chú ý đến nhân duyên
cầu sanh Tịnh Độ. Điều nầy Thập Trụ Tỳ Bà Sa Luận gọi là Dị Hành Đạo.
Tịnh
Độ Thập Nghi Luận
Trí Giả Đại Sư
Việt Dịch: HT Thích
Thiền Tâm
Ta Ra Ta Ra [43]
ĐỜI NGŨ TRƯỢC ÁC THẾ
Thiện xảo phương tiện độ ta bà
Thị hiện ngũ trược hóa quần ma
Thường hành vô ngã ba la mật
Ly chư pháp chấp diễn ma ha.
Vũ trụ cát tường chánh khí tồn
Hộ pháp vệ giáo công huân phổ
Tăng già hợp hòa đạo dịch hưng.
Kim-Cang-Xử Thủ Nhãn Ấn Pháp
Kinh Phật Thuyết A Di Ðà
Hán Văn: Dao Tần Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập.
Giảng giải: Vạn Phật Thánh Thành, Tuyên Hóa Thượng Nhân.
Này Xá-lợi-phất, như ta hôm nay khen ngợi công đức không thể nghĩ bàn của chư Phật, các Ðức Phật kia cũng khen ngợi công đức không thể nghĩ bàn của ta và nói như thế này: "Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni đã làm được những việc khó làm và ít có; ở trong cõi nước Ta-bà, trong đời ác năm trược: Kiếp trược, Kiến trược, Phiền não trược, Chúng sanh trược, Mạng trược được quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Ngài giảng cho các chúng sanh nghe pháp tất cả thế gian khó tin này".
Này Xá-lợi-phất, nên biết ta ở đời ác năm trược làm việc khó làm này, được quả A-nậu-đa-la tam-miệu Tam-bồ-đề, nói cho tất cả thế gian pháp khó tin này, thật là rất khó. Phật nói Kinh này rồi, ngài Xá-lợi-phất và các Tỳ-kheo, tất cả người, trời, A-tu-la... ở thế gian nghe Phật nói rồi đều hoan hỷ tin nhận, lễ Phật mà lui ra.
Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni lại bảo thêm ngài Xá-lợi-phất: "Ta lại cho ông biết một tin hay này; như ta hôm nay giống như ta bây giờ đang khen ngợi công đức không thể nghĩ bàn của bộ Kinh này, chư Phật ở sáu phương cũng khen ngợi công đức không thể nghĩ bàn của bộ Kinh này; hơn nữa không phải chỉ riêng ta khen ngợi chư Phật, mà Chư Phật cũng lại khen ngợi công đức không thể nghĩ bàn của ta nữa. Các Ngài nói: "Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni làm được những việc rất khó, ít có." Ngài thật là cao cả, Ngài thật là hiếm có, làm được những việc mà người ta không làm nổi, những việc khó khăn, ít có trên đời Ngài đều có thể làm được. Người đã nghe Kinh đều biết ý nghĩa của Thích Ca Mâu Ni; Thích Ca là Năng nhơn, Mâu Ni là Tịch mặc. Năng nhơn là giáo hóa tất cả chúng sanh. Tịch mặc là hồi quang phản chiếu tu một thứ định. Năng nhơn là động, Tịch mặc là tịnh, thường động thường tịnh, động tịnh không hai, đó gọi là tùy duyên bất biến, bất biến tùy duyên, đã tùy duyên mà lại bất biến, đã bất biến mà lại tùy duyên. Ngài là "Vô vi mà vô bất vi, vô tác mà vô bất tác", vì thế Phật Thích Ca Mâu Ni là không thể nghĩ bàn. Không thể nghĩ bàn ở chỗ nào? - Ngài hay ở cõi Ta-bà, Ta-bà là tiếng Phạn, dịch là Kham nhẫn. Kham năng nhẫn thọ được điều gì? Kham năng nhẫn thọ được những điều đau khổ. Bởi vì ở thế giới Ta-bà chỉ có khổ mà không có vui, nhưng chúng sanh ở thế giới này có tánh nhẫn nại rất to lớn, có thể nhẫn nại được các nỗi khổ ấy, ở cảnh giới khổ mà không biết là khổ, vì thế nên gọi thế giới Ta-bà là đời ác năm trược. Thế giới Ta-bà có năm thứ trược, ác thế thì rất xấu, mà Phật đã thành Phật được, tại sao chúng ta không thể thành Phật được ư? Nhân vì chúng ta bị đời ác ngũ trược này vây hãm. Ngũ trược này giống như bùn vậy, chúng ta rút chân này lên thì chân kia bị lún xuống, rốt cuộc không có cách nào rút chân ra khỏi đời ác ngũ trược được. Nhưng Ðức Phật Thích Ca rất có bản lãnh, rất có thần thông, Ngài có thể bảo ta nhảy một cái là ra khỏi ngay. Do nhảy một cái mà được ra khỏi nên có câu: "Trong một sát-na lìa ngũ trược", trong một sát-na mà lìa được năm trược ác thế.
Sao gọi là ngũ trược?
1. Kiếp trược: Ðó là thời gian ô trược. Sự ô trược thời gian do đâu mà có? Thời gian ấy, bốn trược kia càng ngày càng thêm, càng ngày càng dữ dội và lấy sự gia tăng của bốn trược kia làm bản thể của nó. Phải có sự giúp đỡ của bốn trược: Kiến trược, Phiền não trược, Chúng sanh trược, Mạng trược mới có thể biến thành Kiếp trược được. Cho nên Kiếp trược lấy sự gia tăng của bốn trược kia làm bản thể hừng hực mãi không ngừng làm tướng của nó, như lửa càng cháy càng bùng lên là tướng của nó.
2. Kiến trược: lấy năm lợi sử làm bản thể của nó. Năm lợi sử là: Thân kiến, Biên kiến, Tà kiến, Kiến thủ và Giới cấm thủ. Kiến trược này lấy sự hiểu biết lầm lạc về sáu giác tri làm tướng, xưa nay là đạo lý đúng thật nhưng nó lại tưởng là thiên lệch thành ra tà tri tà kiến, ấy gọi là biết lầm về sáu giác tri.
3. Phiền não trược: lấy năm độn sử làm bản thể của nó. Năm độn sử là: Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi, lấy phiền não bức bách làm tướng.
4. Chúng sanh trược: Thứ trược này lấy ba duyên hòa hợp làm tự thể. Ba duyên là duyên cha, duyên mẹ và nghiệp duyên của chính mình. Lấy sự luân hồi không dứt làm tướng, có ba duyên hòa hợp rồi mới luân hồi không dứt, lặn đầu này trồi đầu kia, đời này họ Trương, đời sau họ Lý, hoặc đời này làm Tỳ-kheo-ni, đời sau làm Tỳ-kheo, rồi đời sau nữa làm Tỳ-kheo-ni nữa. Sau Tỳ-kheo-ni lại làm Tỳ-kheo nữa, thật là kỳ diệu biết bao! Như thế chuyển tới chuyển lui luân hồi không dứt.
5. Mạng trược: Mạng là sức nóng, hơi thở và thức. Lại có thuyết là tuổi thọ, sức nóng và thức làm thể, lấy sự rút mất tuổi thọ làm tướng. Từ nhỏ tới lớn, từ lớn tới già, từ già tới chết, đó là tướng của mạng.
Trên đây là Kiếp trược, Kiến trược, Phiền não trược, Chúng sanh trược, Mạng trược mà Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni đã ở trong đời ác ngũ trược chứng được quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, được quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, nói cho các chúng sanh nghe pháp tất cả thế gian khó tin này. Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni chính mình đã biết rõ, nói thứ pháp này là pháp rất ít người có thể tin được. Này Xá-lợi-phất, nên biết rằng; Này Xá-lợi-phất! Ông nên biết rằng: Ta ở đời ác năm trược làm việc khó làm này, được quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, nói cho tất cả thế gian pháp khó tin này, thật là rất khó. Ta ở trong đời ác ngũ trược chứng quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, nói cho tất cả thế gian nghe thứ Phật pháp rất khó tin này. Thật là việc hết sức khó khăn. Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni nói như thế, nhưng tôi (lời của Hòa Thượng) lại nói là rất dễ dàng. Tại sao thế? Chỉ cần niệm một câu Nam mô A Di Ðà Phật, cho nên rất là dễ dàng, đã không tốn tiền lại không tốn sức, tốn thời gian, vì thế tôi nói pháp môn này là một pháp môn dễ dàng quá sức.
Phật nói Kinh này rồi. Phật Thích Ca Mâu Ni nói bộ Kinh A Di Ðà này rồi, ngài Ðại trí Xá-lợi-phất và các Tỳ-kheo, cùng tất cả người, trời, A-tu-la... A-tu-la này bao gồm các trời rồng tám bộ: Khẩn-na-la, Càn-thát-bà, Ca-lâu-la v.v... nghe Phật nói, nghe những lời Phật nói, đều hoan hỷ tin nhận, lễ Phật mà lui ra. Những người ấy đều vui sướng vô cùng, cúi đầu đảnh lễ tạ ơn Phật đã nói Kinh này để cứu độ chúng sanh. Quý vị xem! Các vị A-la-hán ấy đến cúi đầu đảnh lễ Phật để tạ ơn. Quý vị bây giờ nghe được giáo pháp này, đều là do ngày xưa có căn lành lớn, có nhơn duyên lớn với Phật A Di Ðà nên mới có thể nghe được Kinh A Di Ðà và niệm Phật A Di Ðà vậy.
NIỆM PHẬT
Phải An Nhẫn Các Chướng Duyên
Cửa rồng tăm
cá vượt
Đỉnh nhạn bóng chim qua
Khách đi nghìn dặm biệt sơn hà
Đường tu gian khổ
Chướng ngại trải hằng sa
Nghịch thuận duyên ma khảo
Thương ghét nợ oan gia
Khá thương kham nhẫn cõi Ta Bà
Khổ vui bao quản
Vinh nhục tợ sương hoa
Nhẫn nại bền lòng tinh tiến mãi
Ác vàng thỏ bạc
Năm tháng sẽ dần dà...
Comments
Post a Comment