Shurangama Mantra with Verses and Commentary
by Venerable Tripitaka Master Hsuan Hua
229.
TA TẤT ĐẾ
娑悉帝
SVASTIR
Thành tựu chư pháp chánh định tụ
Viên mãn tam đức Diệu Giác Tôn
Tự độ độ tha Bồ Tát hạnh
Đăng Niết Bàn sơn Bát Nhã phong.
成就諸法正定聚
圓滿三德妙覺尊
自度度他菩薩行
登涅槃山般若峰
Becoming accomplished in
all Dharmas, we abide in Proper Samadhi.
Those perfecting the
Three Virtues are the honored ones who gain wonderful enlightenment.
Saving ourselves and
saving others is the practice of Bodhisattvas.
Climbing to the top of
Nirvana Mountain, we can reach Prajna Peak.
The Three Virtues are:
1) the virtue of the Dharma Body,
2) the virtue of Prajna,
3) the virtue of liberation.
ŌM! TA TẤT ĐẾ
Tử-Liên-Hoa Thủ Nhãn Ấn Pháp
Phải Tuần Tự Tiến Tu
Người tu Tịnh Độ, muốn niệm Phật được bền lâu, phải tùy theo tinh thần, sức khỏe, và hoàn cảnh của mình mà đặt thời hạn, rồi lần lần tăng tiến, chớ nên bước đầu đã vội hành trì quá nhiều. Như người đi quá gấp, tất dễ bị vấp ngã.
Kẻ chưa lượng sức mình, mà vội hành trì quá mức, sau có thể vì mệt mỏi chán nản rồi bỏ trôi luôn.
Đại để người tu môn Niệm Phật, nên phân làm định thời và không định thời. Định thời là mỗi ngày đều phải có thời khóa nhứt định, lại nên ghi số là bao nhiêu câu. Không định thời là ngoài các thời khóa, đi đứng nằm ngồi đều niệm thầm, nhưng niệm thả không ghi số. Điểm cốt yếu của sự Niệm Phật là dù niệm chậm hay mau, cũng phải rành rẽ rõ ràng, tâm bắt kịp tiếng niệm, tâm và tiếng dung hòa nhau. Cứ như thế niệm lâu thành thuần thục, sức niệm mau dần, có thể tăng từ một ngàn, hai ba ngàn, một muôn, bốn năm muôn, cho đến mười muôn câu trong mỗi ngày đêm.
Có người bảo: "Tôi đã nhiều lần thí nghiệm qua, dù với cách nào cũng không thể mỗi ngày đêm niệm đến mười muôn câu được. Cho nên lời xưa nói: Mỗi ngày đêm lấy mười muôn câu làm định khóa, đại khái nên hiểu một ước số để khuyến tấn mà thôi."
Lời nói trên, chỉ đề cập đến sự "thí nghiệm" nhưng chưa bàn đến cách "tập luyện". Theo Đạo Nguyên pháp sư, nếu tập luyện cho tinh thuần, mỗi ngày đêm hành giả có thể niệm đến mười muôn câu Phật hiệu, nhưng phải y theo mấy điều kiện như sau:
1. Phải ngồi mà niệm. Tuy đi đứng nằm ngồi đều có thể niệm Phật, nhưng muốn niệm cho mau mà vẫn nghe được rành rẽ rõ ràng, thì nên ngồi mới thích hợp.
2. Nên dùng chuỗi nhẹ và lấy mười câu làm một đơn vị. Bởi nếu niệm mau mà mỗi câu đều lần một hạt chuỗi, e tay lần không kịp, dù có kịp cũng dễ bị chứng đau gân tay và mỏi nhức chả vai.
3. Chỉ niệm bốn chữ A Di Đà Phật, không niệm sáu chữ. Bởi niệm sáu chữ một muôn câu, nếu rút ngắn niệm bốn chữ, có thể lên đến một muôn năm ngàn câu.
4. Phải niệm theo lối Kim Cang trì, nghĩa là chỉ sẽ động môi mà thôi. Nếu niệm thầm hoặc ra tiếng, sợ e niệm không được mau, và khi cổ động cho tiếng phát ra khỏi miệng, phải mất một khoảng thời gian. Niệm ra tiếng một muôn câu, đổi lại niệm theo lối Kim Cang trì, có thể lên đến hai ba muôn câu.
Nếu y theo bốn điều kiện trên đây tập luyện cho tinh thuần, lâu ngày lâu tháng sức niệm càng mau chóng, nhưng vẫn không mất sự rành rẽ, rõ ràng. Như thế luyện cho đến khi nào niệm một ngàn câu chỉ mất năm phút làm mục đích. Thế thì trong một giờ niệm một muôn câu cộng lại tốn năm mươi phút, còn mười phút để thay đổi oai nghi cho khỏi mỏi nhọc hoặc đứng lên lễ Phật, hoặc buông chuỗi, chắp tay, vừa đi nhiễu Phật, vừa nhẹ hô hấp để lấy sức. Cách thức vừa niệm vừa nghỉ ngơi như thế, niệm mười muôn câu duy phí có mười giờ. Trong một ngày đêm hai mươi bốn giờ, trừ ngủ nghỉ sáu giờ, ăn uống, đại tiểu tiện ba giờ, mười giờ để khóa niệm mười muôn câu, cộng lại hết mười chín giờ, hãy còn dư ra năm giờ đồng hồ.
Năm giờ ấy, hoặc để làm công chuyện vặt, hoặc tĩnh tọa hay xem kinh vẫn còn thư thả.
Cultivate Step by Step
If the Pure Land practitioner wishes to cultivate in a lasting way, he should establish a timetable and, depending on his inclinations, health and particular situation, grow progressively more diligent. He should not be over-ambitious at the very beginning, reciting too much for too long.
Like a pedestrian who should not walk too fast lest he stumble and trip, those who do not know their limits and go overboard in practice can be discouraged by fatigue and stress and abandon all cultivation.
In general, the Buddha Recitation practitioner should have two periods of practice: fixed and unfixed.
"Fixed period of practice" means that each day we should have a predetermined period of recitation during which we record the number of utterances.
"Unfixed period of practice" means that outside the fixed period, we should always silently recite the Buddha's name whether walking, standing, reclining or sitting, but no recording is necessary.
The main point to remember about Buddha Recitation is that whether reciting slowly or fast, we should do so distinctly and deliberately, the mind closely paralleling the utterances, mind and utterances in unison. Reciting in that way over a long period of time makes recitation second nature, and the practitioner can go from one thousand to over one hundred thousand utterances per day.
BÀI SỐ 98
Ẩn tu phương tiện mượn thi
ngâm
Thức ngộ mình người khởi
đạo tâm
Đâu nghỉ hoa đào ra động
bích
Mà mong Lưu Nguyễn ghé vào
thăm?
NHƯ Ý : Nếu
Hoa-đào có rơi nhẹ trôi theo vòng suối ra ngoài ĐỘNG BÍCH, đó cũng là một
sự Ngẫu-nhiên, không phải do ý Chư-tiên mượn nó để dời chân LƯU NGUYỄN , cũng
như thế Bút-giả không có ý mượn những lời Thi trong đây để Thả cánh Hoa-đào, mà
chỉ muốn ngõ riêng với một ít vì Thông Cảm, Hữu Duyên.
Bởi Mình
đã có DUYÊN để đáng tỏ BÀY công bố.
Niệm Phật
Phải Bền
Lâu Không Gián Ðoạn
Nắng lại
mưa qua
Chìm nổi vui buồn
Phù-thế thương lưu lạc !
Nhớ thuở còn thơ
Cổ-thụ bên nhà
Cùng trẻ nô đùa hát.
Rồi hỏi Hoàng-Mai
Tìm lối Liên-Hoa
Tóc xanh vừa điểm bạc.
Một nén tâm-hương
Một chí Tây-Phương
Chờ lắng bên trời nghe tiếng nhạc !
Thân người dễ mất
Pháp Phật khó nghe
Tinh-tấn khuyên lên đường giải-thoát.
Niệm không phải khó
Khó tại bền lâu
Khẩn nguyện cùng sanh về Cực-Lạc.
Bền lâu không khó
Khó ở nhứt tâm
Sẽ thấy hoa sen lầu các !
Vào khoảng cuối đời nhà
Thanh bên Trung Hoa, ở Hàng Châu có một bà Phật tử đến am Hiếu Từ hỏi Đạo
Nguyên hòa thượng:
"Con niệm Phật đã
lâu, nhưng chưa thấy có chi tiến bộ, không biết tại sao?"
Hòa thượng bảo:
"Niệm Phật không
khó, mà khó ở giữ cho được bền lâu. Chắc có lẽ bà niệm không được đều và bền
nên mới như thế."
Bà thưa:
"Quả đúng như vậy.
Con vì mắc gia duyên bận buộc, nên niệm Phật thường hay gián đoạn không được
bền. Từ đây xin gát hết mọi duyên, nguyện giữ đúng như lời thầy dạy."
Cách ít lâu sau, bà lại
đến hỏi:
"Từ khi nghe lời
chỉ giáo đến nay, con dẹp hết mọi việc ngoài, mỗi ngày niệm Phật đều đều, sao
vẫn chưa thấy có hiệu lực?"
Hòa thượng dạy tiếp:
"Niệm Phật không
khó, khó ở bền lâu. Niệm bền lâu không khó, mà khó ở nơi nhứt tâm. Bên ngoài tuy bà gác hết mọi duyên, nhưng trong tâm còn lo đến
việc nhà cửa, ruộng vườn, luyến tưởng đến cháu con quyến thuộc. Ý lo lắng chưa
dứt, gốc tình ái vẫn còn, làm sao mà được nhứt tâm thấy Phật?"
Bà nghe nói liền than:
"Thật quả có như
vậy! Con duyên ngoài tuy bỏ, nhưng tâm tưởng vẫn còn vấn vương. Từ đây xin trăm
việc không quản đến, để nhứt tâm niệm Phật."
Sau khi lãnh giáo về
nhà, con cháu hoặc người ngoài có bày tỏ hỏi han điều chi, bà đều bảo:
"Tôi muốn yên tâm,
trăm việc xin không quản đến."
Do duyên cớ này, mọi
người đều gọi là bà lão Bá Bất Quản. Vài năm sau, bà đến am Hiếu Từ
lạy ngài Đạo Nguyên thưa:
"Nhờ ơn chỉ dạy,
nay con niệm được nhứt tâm và đã thấy Phật. Xin đến lễ tạ giã từ hòa thượng, vì
con sắp sẽ vãng sanh."
Bà Bá Bất Quản trên đây,
do lãnh ngộ hai nguyên tắc: BỀN LÂU và NHỨT TÂM mà
được kết quả giải thoát.
Cho nên người niệm Phật
muốn đi đến mức tinh thuần, phải xem từ nhà cửa, ruộng vườn đến thân tình quyến
thuộc như cảnh duyên giả tạm, hợp rồi lại tan. Nếu có lòng thương quyến thuộc,
trước tiên phải làm sao cho mình được vãng sanh giải thoát, rồi sau sẽ độ người
thân, mới là tình thương chân thật. Cho nên muốn niệm Phật, suy ra chẳng những
trăm việc không quản, mà ngàn việc, muôn việc đều không quản đến mới được.
Comments
Post a Comment