Shurangama Mantra with Verses and Commentary

by Venerable Tripitaka Master Hsuan Hua





272. TỲ ĐA HA RỊ NẨM

多訶唎南

VITA HĀRINYĀ


 

 

Chư hoa hàm bao nhị chánh khai

Bằng hữu quyến thuộc quỷ tề lai

Thực mật ẩm lộ giải cơ khát

Lược chỉ hỏa phần cứu nghiệp tai.

 

諸花含苞蕊正開

朋友眷屬鬼齊來

食蜜飲露解飢

略止火焚救業災



The buds and stamens of flowers become luxurious blossoms.

Hordes of ghosts and their friends gather together.

By eating honey and drinking dew, they relieve their hunger and thirst. 

Briefly stopping the burning fires, they attempt to quell karma's disasters.



ŌM! TỲ ĐA HA RỊ NẨM.


Nếu muốn cho tất cả loài Quỷ ăn mật hoa được no đủ, nên thường tụng câu chú nầy.


Vầng mây sáng Ðại Quy Y. Ðây là biểu thị cho Ngạ Quỷ Ðạo (cõi quỷ đói). Ðức Phật phóng vầng mây sáng này khiến cho tất cả ngạ quỷ đều bỏ ác theo thiện, sửa đổi lại chính mình cho tốt, và cùng nhau phát tâm quy y Tam Bảo. Quỷ cũng có thể được quy y Tam Bảo.


Kinh văn:

Nếu gặp kẻ phá giới phạm trai, thì dạy rõ quả báo làm thân cầm thú đói khát.

Nếu gặp kẻ phá hủy vật dụng một cách phi lý, thì dạy rõ quả báo mọi sở cầu đều thiếu hụt.

Nếu gặp kẻ kiêu mạn cống cao, thì dạy rõ quả báo làm nô dịch hèn hạ.

Nếu gặp kẻ nói hai lưỡi gây xích mích, thì dạy rõ quả báo không lưỡi hoặc trăm lưỡi.

Nếu gặp kẻ tà kiến, thì dạy rõ quả báo thọ sanh ở vùng biên địa.

Lược giảng:

Nếu gặp kẻ phá giới phạm trai, thì dạy rõ quả báo làm thân cầm thú đói khát. Phàm đã thọ giới rồi thì phải giữ giới, tuyệt đối không được phá giới. Thế nào gọi là "phá giới"? Ðó là trường hợp "minh tri cố phạm"—biết rõ là sai mà vẫn cố ý vi phạm. Trước kia quý vị vì không biết nên mới phạm sai lầm, thì còn tha thứ được; nhưng một khi quý vị đã biết rõ như thế là sai mà vẫn cố ý làm, thì tội lỗi lại càng nặng thêm.

Thí dụ, quý vị đã thọ giới Không Sát Sanh rồi mà vẫn còn đi sát sanh, như thế là quý vị đã phạm giới; đã thọ giới Không Trộm Cướp rồi mà lại đi ăn trộm ăn cướp, thì đó là phạm giới; đã thọ giới Không Tà Dâm mà sau đó lại làm điều dâm loạn, thì đó là phạm giới; đã thọ giới Không Vọng Ngữ rồi mà còn nói dối nói vọng, thì đó là phạm giới; đã thọ giới Không Uống Rượu mà còn rượu chè say sưa, thì đó là phạm giới. Những sự vi phạm như vậy thì đều rõ rệt, chỉ nhìn qua sự việc cũng biết được là phạm giới rồi.

Ngoài ra, có những trường hợp phạm giới mà khó thể thấy rõ được—bởi tuy là phạm giới mà vẫn có vẻ như không phạm; thế nhưng, cho dù người ta không thể nào biết được đi nữa thì mình cũng là kẻ phạm giới rồi! Về sự phạm giới thì có loại "hữu hình" (có hình tướng) và cũng có loại "vô hình" (không có hình tướng). Sự phạm giới thuộc loại "hữu hình" thì mọi người đều thấy rõ; riêng loại "vô hình" thì trong Phật Pháp cho là phạm giới, còn đa số người đời thì không hề biết tới.

Có bốn trường hợp phạm giới mà dường như không phạm:

1) Trường hợp thứ nhất, là vị Tỳ Kheo có thể thọ trì cấm giới, có thể giữ gìn Giới Pháp, đồng thời cũng có thể thực hành đầy đủ; nhưng trong sự trì giới của vị ấy còn có sự hiện hữu của "ngã tướng"—vị ấy vẫn còn thấy có một cái "tôi" biết thọ giới, cái "tôi" biết trì giới, cái "tôi" biết giữ giới! Nói tóm lại là vị ấy luôn luôn thấy có một cái "tôi" hiện diện bên trong, và đó chính là lòng chấp trước.

Như vậy, tuy chưa chính thức phạm giới, song vị Tỳ Kheo này cũng đã không giữ giới một cách chân chánh rồi. Trong việc giữ giới, quý vị cần phải không biết mình là người đang giữ giới, và phải không cảm thấy là mình cao siêu hơn người khác mới được!

2) Trường hợp "phạm mà dường như không phạm" thứ hai, là vị Tỳ Kheo có thể tụng trì Kinh, Luật, và có thể thủ hộ Giới Pháp, nhưng đối với "thân kiến" thì lại "chẳng rời, chẳng động"—lúc nào cũng thấy có sự tồn tại của một cái "thân kiến," và cứ luôn nói về cái thân thể này của mình. Vị này thì không nói về cái "ngã" hay cái "tôi," mà lại bám chấp vào cái "thân" của mình!

Chấp trước cái thân này như thế nào? Ðó là không chịu "cải biến thân thể," không chịu sửa đổi các tập khí cũ của mình—như thích giải đãi thì cứ giải đãi, thích lười biếng thì cứ lười biếng. Nói tóm lại là không muốn bắt cái thân này phải chịu cực chịu khổ một chút nào cả, suốt ngày cứ chăm chút, lo toan cho cái thân này mà thôi—và đó gọi là "thân kiến."

Vậy, tuy vị ấy có thể thủ hộ Giới Luật và dường như không vi phạm gì cả, song trên thực tế thì vị ấy đã không tuân thủ, không giữ vững Giới Luật.

3) Trường hợp "phạm mà dường như không phạm" thứ ba, thì có liên quan đến những vị Tỳ Kheo thực hành Mười Hai Hạnh Ðầu Ðà. "Ðầu-đà" là tiếng Phạn, Trung Hoa dịch là "đẩu tẩu tinh thần," có nghĩa là tinh thần phấn chấn, hăng hái chiến đấu với sự lười biếng.

Chẳng hạn, vị Tỳ Kheo tu khổ hạnh có thể nghĩ rằng: "Tôi không thấy buồn ngủ cũng không thấy đói chút nào cả. Thay vì nằm ngủ thì tôi ngồi tham Thiền. Người ta thì cần ăn uống, chứ tôi thì ngay cả nước lã tôi cũng chẳng đụng đến nữa!"

Trong trường hợp này, vị Tỳ Kheo tu hành Mười Hai Hạnh Ðầu Ðà, nhưng lại chưa nhận thức được "nhân không, Pháp không," vẫn còn thấy tất cả các pháp là hiện hữu. Bởi vị đó chưa đạt được cảnh giới "chư pháp không tướng," lại còn cho rằng hết thảy các pháp đều hiện hữu, cho nên, nhìn thì có vẻ như vẫn đang thủ giới, song thực tế thì công phu giữ giới của vị ấy không được viên mãn.

4) Trường hợp "phạm mà dường như không phạm" thứ tư, là vị Tỳ Kheo có tâm từ bi đối với hết thảy chúng sanh, nhưng nếu nghe được rằng "pháp bổn vô sanh tướng," tất cả các pháp đều là không, chẳng có sanh mà cũng chẳng có diệt, thì vị ấy liền sanh lòng hoang mang, sợ hãi. Do đó, giới hạnh của vị đó cũng không được viên mãn.

Trên đây là bốn trường hợp tuy rằng không phạm giới một cách cụ thể, song cũng không phải là thủ giới một cách chân chánh!

Bây giờ chúng ta nói đến vấn đề "phạm trai." "Trai" có nghĩa là chay tịnh, không ăn thịt; vậy, "phạm trai" tức là ăn thịt. Tuy nhiên, không phải chỉ ăn thịt mới gọi là "phạm trai," mà ngay cả "ăn phi thời" (ăn trái giờ) cũng xem là "phạm trai."

Thế nào gọi là "ăn phi thời"? Nếu quý vị đã phát nguyện là quá giờ ngọ hay quá trưa rồi thì không ăn gì nữa (quá ngọ bất thực), nhưng sau giờ ngọ rồi mà quý vị vẫn cứ ăn, thì đó là "ăn phi thời." "Ăn phi thời" còn bị kết vào tội trộm cắp; bởi quý vị đã nguyện là "quá ngọ bất thực," thế mà nói xong lại không giữ lời, quá ngọ rồi mà vẫn cứ lấy thức ăn để ăn, do đó phạm giới trộm cắp. Như thế, quý vị chẳng những phạm giới "không ăn quá ngọ," lại còn phạm luôn cả giới "không trộm cắp" nữa. Rồi đến khi có người hỏi là quý vị đã ăn gì chưa, nếu quý vị tìm cách che đậy: "Ồ, tôi chưa ăn gì cả!"—như thế là quý vị phạm luôn giới "không vọng ngữ." Như vậy, tổng cộng quý vị đã phạm đến ba giới.

Ngoài ra, kẻ nào cung cấp thức ăn cho người phạm giới, thì chính bản thân kẻ ấy cũng phạm cùng những giới như vậy, và cũng bị kết vào những tội giống như phạm nhân vậy.

Ðức Phật có dạy rằng: "Những kẻ phạm giới đều không phải là đệ tử của Phật!"

Những kẻ phạm giới thì như thế nào? Họ ví như loài chim ó vậy. Loài chim này có tiếng kêu rất kỳ quái, những người nghe thấy tiếng kêu của chúng đều lấy làm lạ. Những kẻ phạm giới lại ví như loài quỷ đói chuyên ăn phẩn vậy; bởi đói khát mà không có gì ăn, chúng đành phải ăn những đồ dơ dáy như thế.

Những kẻ "phá giới phạm trai" là hạng người hạ cấp, bần tiện nhất trong xã hội loài người, và đời sau họ chắc chắn phải chịu quả báo làm thân cầm thú, súc sanh. Do đó, nếu gặp những người phá giới phạm trai thì Ðịa Tạng Vương Bồ Tát dạy cho họ biết rằng đời sau họ sẽ phải làm loài cầm thú và luôn bị đói khát, thiếu thốn thức ăn.

 

Nếu gặp kẻ phá hủy vật dụng một cách phi lý, thì dạy rõ quả báo mọi sở cầu đều thiếu hụt.

"Phi lý" tức là không hợp lý. Tất cả mọi thứ đồ đạc như cái ly, cái chén..., toàn là những đồ còn dùng được, mà quý vị lại cầm lên rồi vô duyên vô cớ ném một cái "xoảng" cho vỡ đi, thì đó gọi là "phá hủy một cách phi lý"—không có lý do chánh đáng để đập bể đồ đạc. Không riêng gì một cái ly, cái chén, mà hết thảy mọi vật dụng thuộc về Thường Trụ, tài sản của nhà chùa, chúng ta đều không được phung phí phá hoại; và ngay cả những đồ đạc của tư nhân, chúng ta cũng không nên phá hủy. Bằng không, nếu quý vị hủy hoại một cách bừa bãi, thì đời sau phải chịu quả báo mong cầu cái gì cũng không được toại ý, và thường phải chịu đựng nỗi khổ "cầu mà không được" (cầu bất đắc khổ).

 

Nếu gặp kẻ kiêu mạn cống cao, thì dạy rõ quả báo làm nô dịch hèn hạ. "Cống cao" tức là thấy mình là tài giỏi hơn người, tự đánh giá mình quá cao.

Những kẻ mà đời này có "ngã kiến" nặng nề, cái gì cũng "tôi" cả, coi cái "tôi" này còn to lớn hơn cả núi Tu Di, ngông nghênh ngạo mạn, thì đời sau phải làm kẻ tôi đòi hèn hạ, nô lệ cho người khác.

 

Nếu gặp kẻ nói hai lưỡi gây xích mích, thì dạy rõ quả báo không lưỡi hoặc trăm lưỡi. "Nói hai lưỡi" (lưỡng thiệt) tức là xúi xiểm, gây xích mích để ly gián. Những kẻ ưa nói lời đâm thọc, khích bác, khiến cho xảy ra chuyện thi phi gây gỗ, thì đời sau sẽ bị quả báo không có lưỡi, không thốt ra tiếng được, hoặc phải làm thân chim se sẻ.

 

Nếu gặp kẻ tà kiến, thì dạy rõ quả báo thọ sanh ở vùng biên địa. "Tà kiến" tức là không tuân giữ quy củ phép tắc. Những người không tuân theo quy củ, chẳng giữ gìn phép tắc đều là hạng người có tà kiến, có kiến giải sai lầm. Ðối với hạng người này, Bồ Tát Ðịa Tạng bảo cho họ biết rằng đời sau họ sẽ chịu quả báo thác sanh vào vùng biên địa hạ tiện, nơi bần cùng nghèo khổ nhất.


Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích

Tuyên Hóa Thượng Nhân giảng thuật

Comments

Popular posts from this blog