Shurangama Mantra with Verses and Commentary

by Venerable Tripitaka Master Hsuan Hua




262. XA DẠ YẾT RA HA

車夜囉訶

CCHĀYĀ GRAHĀ

 

 

 

Ngũ dục chư lạc phú chân tánh

Tam độc sung mãn cái trí minh

Căn trần duyên ảnh đa chướng ngại

Bát Nhã không trung khởi phù vân.

 

五欲諸樂覆真性

三毒充滿蓋智明

根塵影多障礙

般若空中起浮雲



The pleasures of the five desires cover up the true nature.

The three poisons pervade, concealing the clarity of wisdom.

The conditions and impressions of the sense organs and sense objects bring many obstructions.

Drifting clouds arise in the emptiness of prajna.



ŌM! XA DẠ YẾT RA HA.


Nếu qúy vị thường tụng câu chú nầy, thì Ảnh của Ma hay  Quỷ không xuất hiện quấy rối làm hại được.



VĨNH-GIA ÐẠI SƯ

CHỨNG ÐẠO CA THIỂN THÍCH 

HòaThượng Tuyên Hóa

Thuyết Giảng tại Kim Luân Thánh Tự



Ngô tảo niên lai tích học vấn,

Diệc tằng thảo sớ tầm kinh luận.

Phân biệt danh tướng bất tri hưu,

Nhập hải toán sa đồ tụ khốn.

 

Khước bị Như Lai khổ kha trách,

Sổ tha trân bảo hữu hà ích.

Tòng lai thặng đặng giác hư hành,

Ða niên uổng tác phong trần khách.

 

Chủng tánh tà, thố tri giải,

Bất đạt Như Lai viên đốn chế.

Nhị thừa tinh tấn một đạo tâm,

Ngoại đạo thông minh vô trí huệ.

 

Diệc ngu si, diệc tiểu ngãi,

Không quyền chỉ thượng sanh thực giải.

Chấp chỉ vi nguyệt uổng thi công,

Căn cảnh pháp trung hư niết quái.



Ngô tảo niên lai tích học vấn,

Diệc tằng thảo sớ tầm kinh luận.

Phân biệt danh tướng bất tri hưu,

Nhập hải toán sa đồ tự khốn.

Dịch:

Ta sớm bao năm chuyên học vấn,

Từng viết sớ sao tìm kinh luận.

Phân biệt danh tướng mãi không thôi,

Vào biển đếm cát tự chuốc hận.

 

Ngô tảo niên lai tích học vấn: Chỗ này Ðại sư Vĩnh-Gia nói lúc đầu Người đã uổng phí bao nhiêu công vì đi lầm đường. Lúc đó chưa biết cách dụng công bởi chưa hiểu rõ pháp môn này.

Ngài nói: "Khi còn ít tuổi, ta đã từng nghiên cứu giáo lý tông Thiên-thai, muốn thâu nhận thật nhiều học vấn, đọc sách, và học tập văn tự bát-nhã.

 

Diệc tằng thảo sớ tầm kinh luận: "Hồi đó học về giáo lý, chú giải các Phật điển, cũng như phân chia ra nào phán giáo, ngũ phần khoa, thập bát giáo, tìm các kinh luận, và các luật luận, tất cả đều nghiên cứu qua. Thời gian học giáo lý, với bao nhiêu danh từ, thuật ngữ giáo tướng, công phu nghiên cứu quả là lâu dài.

 

Phân biệt danh tướng bất tri hưu: "Ta phân biệt các loại danh tướng, thế nào là ngũ thời bát giáo, thế nào là các tạng, thông, biệt, viên, đốn, tiệm, bí mật, bất định. Kinh giáo nào được nói ra trong thời kỳ Hoa Nghiêm? Kinh giáo nào nói tại thời A-hàm? Kinh giáo nào vào thời Phương-đẳng? Vào thời Bát-nhã? Vào thời Niết-bàn? Ta học các loại danh tướng như vậy, học miệt mài, không ngưng nghỉ chấp trước vào sự học hỏi triền miên cho nên ngày ngày vùi đầu vào các kinh sách. Các danh từ về giáo tướng kể ra vô số, chẳng khác gì số cát ở biển. Quí vị có thể đếm được một cách rõ ràng hết thảy số cát tại biển chăng? Chẳng thể nào đếm được. Học tập các danh từ trong kinh giáo cũng giống như vậy đó. Danh từ trong kinh cũng vô số giống như cát ở biển, vậy thì quí vị dụng công bằng cách học tập như vậy thì có khác gì...

 

Nhập hải toán sa đồ tự khốn: Quí vị đi ra biển, đem hết số cát ra mà đếm, đếm tới khi nào cho nó hết được!"

 

Khước bị Như Lai khổ kha trách,

Sổ tha trân bảo hữu hà ích?

Tòng lai tắng đắng giác hư hành,

Ða niên uổng tác phong trần khách.

Dịch:

Quả đáng bị Như Lai quở trách,

Châu báu của người có ích gì?

Lâu nay đắng đót rõ công suông,

Uổng bấy làm thân phong trần khách!

 

 

Khước bị Như Lai khổ kha trách: Ra biển đếm cát quả là một việc ngu si, bởi dụng công theo lối đó chẳng ăn nhầm gì tới tự tánh của mình cả, cho nên Phật mới quở trách ra sao? Phật bảo:

Sổ tha trân bảo hữu hà ích?: Giống như câu:

 

Chung nhật sổ tha bảo,

Tự vô bán tiền phần,

Ư pháp bất tu hành,

Ký quá diệc như thị.

 

Nghĩa là: Suốt ngày đếm của cải của người, tự mình chẳng được nửa xu; không tu hành theo pháp, lầm lỗi vẫn như vậy.

Quí vị đếm tiền cho người, ngày ngày làm việc ở ngân hàng, đếm tiền chẳng hạn, đếm tới đếm lui, vẫn là tiền của người khác, không phải là tiền của quí vị. Lại tỷ dụ quí vị chạy bàn ở quán ăn, từ sáng đến tối nói món này ngon, món kia ngon, toàn là nói tên các món ăn, rồi đếm tiền cho người, còn bản thân quí vị chẳng được gì.

Phật quở trách như vậy đó. Bây giờ thì đã tỉnh ngộ.

 

Tòng lai tắng đắng giác hư hành: Vì không biết tới pháp môn nói trên nên từ khi xuất gia tu hành đến nay sự dụng công chỉ là hời hợt ở bên ngoài, chẳng khác gì người chuyên đếm tiền, nói tên các thức ăn, hay ra biển đếm cát, chỉ biết miệt mài như vậy, đó là nghĩa của chữ "tắng đắng," làm uổng phí thời gian; "hư hành" nghĩa là chẳng có giá trị gì, để cho sinh mạng trôi qua, thời gian quý báu trôi qua, chẳng ích lợi gì.

 

Ða niên uổng tác phong trần khách: Cũng kể từ hồi đó, oan uổng sống trong cảnh phong trần, lãng phí bao nhiêu thời gian quý giá, thiệt là thương, thiệt là tiếc! Chữ "phong trần" có nghĩa là vất vả mà không làm được chuyện gì hữu ích.

Chúng ta là người tu học Phật pháp, nghe tới đây, nên tự mình nhìn lại mình. Ngài Vĩnh-Gia chuyên tâm nghiên cứu giáo lý như vậy, đặc biệt dụng công, không ra ngoài giao tiếp với ai, cắt đứt liên hệ với xã hội, Ngài nhất tâm nghiên cứu kinh giáo, không phan duyên, vậy mà cuối cùng còn cảm thấy bỏ phí thời gian. Ðây là những lời phát xuất từ trong gan ruột của Ngài, chính là những lời vàng ngọc.

Ðối với Phật pháp, chúng ta có nghiên cứu một cách chuyên nhất như Ngài Vĩnh-Gia nghiên cứu về kinh giáo chăng? Không chuyên nhất!

Ở đây là một đạo tràng ngày ngày giảng kinh chuyển pháp luân, vậy chúng ta có tham gia hàng ngày chăng? Chúng ta có hộ trì cái đạo tràng chuyển pháp luân này chăng? Hay là chúng ta mỗi ngày đi về với công việc, cam tâm làm nô lệ cho kim tiền? Rồi vì chút ít sanh kế mà lăng xăng bận bịu? Lòng chúng ta có phải vì pháp hay vì miếng ăn? Hay vì lợi? Ðó là những điều chúng ta hãy tự vấn tâm. Quí vị là đệ tử đã quy y với tôi, tôi hy vọng quí vị sớm thành Phật, hy vọng quí vị hãy buông bỏ chút ít các chuyện thế gian, lấy ít thời giờ tu học Phật pháp, chớ đừng có chờ tôi đến thì quí vị mới đến, tôi không đến quí vị cũng chẳng đến.

Có người cho hay, nhà ở xa, lái xe cả hai hay ba tiếng đồng hồ mới tới. Vậy nếu phải lái hai tiếng, thì ta hãy ngồi trên xe niệm Phật, tụng kinh điển, coi như có dịp ôn tập những điều đã học hỏi trong Phật pháp. Tới được đây để nghe kinh nghe pháp chính là một cơ hội hy hữu. Hiện nay, quí vị đi cùng khắp nơi trên thế giới thử xem có một đạo tràng thứ hai nào ngày ngày đều có giảng kinh thuyết pháp, có người nghe cũng giảng, không có người nghe cũng giảng, đó là nghĩa làm sao? Bởi vì chúng tôi muốn làm công tác chuyển pháp luân cho thật hữu hiệu, đem hết lòng ra để hoằng dương Phật pháp.

Quí vị muốn học tập Phật pháp hay là không, điều này thuộc quyền lợi của các vị. Tuy nhiên như vậy, quí vị như đã quy y Tam Bảo thì cũng phải bỏ công sức cũng như thời gian ra để nghiên cứu Phật pháp, chớ đừng ngủ nghỉ cho uổng lúc nhàn rỗi. Quí vị học hỏi Phật pháp nhiều, tức thâu nhập món ăn cho Pháp thân quí vị, quí vị sẽ phát triển trí huệ, quí vị sẽ không điên đảo, đó là điều tối khẩn yếu.

Ðây là những lời chân thật tôi nói với các vị. Nếu quí vị ngày ngày đến nghe kinh thì tôi rất lấy làm hoan hỷ. Quí vị nghe qua băng ghi âm những lời tôi giảng trước đây hơn mười năm, cũng là hồi tôi đặc biệt mang hết công phu để giảng pháp. Quí vị chưa nghe qua thì hãy nghe những cuốn băng đó từ đầu cho đến cuối, chớ đừng coi thường vì đó cũng là một cơ hội hy hữu cho quí vị. Chính là: "Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp, bách niên vạn kiếp nan tao ngộ. Ngã kim kiến văn đắc thọ trì, nguyện giải Như Lai chân thiệt nghĩa." Quí vị chớ để quang âm trôi qua một cách lãng phí, giảm bớt thú chơi mạt-trược đi, bớt xem điện ảnh đi,... hãy dùng thời gian đó mà nghe kinh nghe pháp, không còn gì tốt hơn.

 

Chủng tính tà, thố tri giải,

Bất đạt Như Lai viên đốn chế.

Nhị thừa tinh tấn một đạo tâm,

Ngoại đạo thông minh vô trí huệ.

Dịch:

Tánh tà vạy, giải lạc lầm,

Chẳng được pháp Như Lai đốn chế.

Hai thừa tinh tấn thiếu đạo tâm,

Ngoại đạo thông minh không trí huệ.

 

 

Chủng tính tà: Chỗ này nói người gieo hạt giống tà vạy, chính là do căn tánh bất chánh.

 

Thố tri giải: Ấy cũng bởi tri kiến không chân chánh.

 

Bất đạt Như Lai viên đốn chế: "Viên" nghĩa là viên dung vô ngại; "đốn" là đốn siêu ba giới. Nguyên nhân của tà tri tà kiến là không hiểu thấu lời Phật dạy. Những hạng có tà tri tà kiến không hiểu được đạo lý này, nên mới rơi vào nhị biên, rơi vào không, hay rơi vào có, chẳng chấp vào không thì lại chấp vào có, không biết rằng pháp của Phật là viên dung vô ngại, cho nên nói kiến giải của họ bị lầm lạc (thố tri giải).

 

Nhị thừa tinh tấn một đạo tâm: Nhị thừa là chỉ hàng Thanh-văn và Duyên-giác. Họ có tinh tấn nhưng không phải là tinh tấn theo nghĩa trung đạo, bởi họ không biết phát tâm Ðại thừa, chỉ lo tu cho mình chớ chưa có tư tưởng cầu Phật đạo một cách chân chánh. Họ đi được nửa đường mà đã tự vạch ra lằn ranh, được chút ít đã coi là đủ, tóm lại họ không biết phát tâm bồ-đề của Ðại thừa.

 

Ngoại đạo thông minh vô trí huệ: Hàng ngoại đạo cũng có kẻ thông minh, nhưng đó là kiểu thông minh biện bác theo lối thế gian, bởi họ đã dụng công trong tinh thần hữu lậu. Họ không biết rõ cảnh giới vô lậu.

 

Diệc ngu si, diệc tiểu ngãi,

Không quyền chỉ thượng sinh thực giải.

Chấp chỉ vi nguyệt uổng thi công,

Căn cảnh pháp trung hư niết quái.

Dịch:

Như trẻ dại, như ngu si,

Thấy nắm tay không quyền tưởng thiệt.

Chấp lấy ngón tay làm mặt nguyệt,

Bóng ma căn cảnh uổng công ghi.

 

 

Diệc ngu si: Những hạng người như vậy, có thể gọi họ là ngu si, cũng có thể nói họ có chút ít trí huệ. Bởi họ không có trí huệ chân chánh, trí thông minh chân chánh, chỉ là thế trí biện thông - trí thông minh biện bác của thế gian (một trong bát nạn) - cho nên gọi họ là ngu si.

 

Diệc tiểu ngãi: Trí huệ thế gian thì họ có, trí huệ xuất thế gian thì họ không có, bởi vậy họ không hiểu rõ lẽ trung đạo.

 

Không quyền chỉ thượng sinh thực giải: Như khi đức Phật thấy một đứa nhỏ sắp rớt xuống giếng, Ngài liền bảo: "Quay lại đi! Ta cho em một cục kẹo," trong khi đó Ngài nắm tay lại giống như cầm một vật gì. Sự thực trong tay không có gì hết, nhưng muốn cứu đứa nhỏ nên phải tạm tìm ra một phương cách, một pháp môn khôn khéo có tính cách tạm thời (quyền xảo phương tiện), nhưng kẻ ngu si cho là thiệt, cho là trong tay Phật có thể có kẹo thực sự. Ðó là nghĩa của mấy chữ "sinh thực giải." Hoặc giả, kẻ ngu si biết chắc trong tay Phật chẳng có kẹo, bèn cho là Phật nói dối, đó là trường hợp không hiểu rõ pháp môn phương tiện.

 

Chấp chỉ vi nguyệt uổng thi công: Như có người lấy ngón tay chỉ mặt trăng, kẻ ngu si lại tưởng rằng đầu ngón tay chính là mặt trăng. Như vậy không những kẻ đó chẳng nhận ra mặt trăng thực mà ngay đến đầu ngón tay của mình cũng không nhận ra nữa, thật là uổng công chỉ. Xem như vậy thì dụng công theo lối đó chẳng bao giờ thành tựu được, không thể tương ưng với đạo. Tại sao vậy? Tại vì...

 

Căn cảnh pháp trung hư niết quái: Căn là sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; cảnh là nói về sáu trần cảnh: sắc, thanh, hương, vị, xúc chạm và pháp. Lấy sáu căn và cảnh giới sáu trần để dụng công thì há chẳng quái rở sao?




PHẬT BẢO NGÀI VĂN-THÙ LỰA-CHỌN CĂN VIÊN-THÔNG

 

Khi bấy-giờ, đức Như-lai bảo Ngài Văn-thù-sư-lỵ Pháp-vương-tử rằng: "Ông hãy xét trong 25 vị vô-học Đại-bồ-tát và A-la-hán, mỗi mỗi đều trình-bày phương-tiện hành-đạo lúc đầu, đều nói tu-tập tính viên-thông chân-thật; chỗ tu-hành của các vị kia, thật không có hơn, kém, trước, sau gì khác nhau. Nay tôi muốn khiến cho ông A-nan khai-ngộ, thì trong 25 phép tu, phép nào hợp với căn-cơ của ông ấy; lại, sau khi tôi diệt-độ rồi, chúng-sinh trong cõi nầy vào thừa Bồ-tát, cầu đạo vô-thượng, thì do pháp-môn phương-tiện gì, được dễ thành-tựu hơn?"

 

Tán-thán tính-giác vốn diệu và chỉ rõ mê-vọng vốn không

 

Ngài Văn-thù-sư-lỵ Pháp-vương-tử, vâng từ-chỉ của Phật, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đỉnh-lễ nơi chân Phật, dựa vào uy-thần của Phật, nói bài kệ đáp lại:

 

"Bản-tính biển Giác khắp đứng-lặng,
Tính khắp đứng-lặng  vốn nhiệm-mầu,
Bản-minh chiếu ra hình-như sở,
Lập tướng sở, bỏ mất bản-minh.
Do mê-vọng, mà có hư-không,
Nương hư-không, lập-thành thế-giới;
Tư-tưởng chăm-chú thành cõi-nước,
Hay-biết mọi việc, là chúng-sinh.
Hư-không sinh ra trong đại-giác,
Như một bọt-nước sinh trong bể;
Các nước hữu-lậu, như vi-trần
Đều nương hư-không, mà phát-sinh;
Bọt-nước diệt, vốn không hư-không,
Huống nữa là, hình-tướng ba cõi.

 

(

Giác hải tánh trừng viên
Viên trừng giác nguyên diệu
Nguyên minh chiếu sanh sở
Sở lập chiếu tánh vong.

 

Mê vọng hữu hư không
Y không lập thế giới
Tưởng trừng thành quốc độ
Tri giác nãi chúng sanh.

 

Không sanh đại giác trung
Như hải nhất âu phát
Hữu lậu vi trần quốc
Giai tòng không sở sanh

Âu diệt không bổn vô
Huống phục chư tam hữu.

)

 

Nêu rõ phương-tiện có mau chậm

 

"Bản-tính xoay về, vốn không hai,
Phương-tiện tu-chứng có nhiều cách,
Cách nào cũng thông vào bản-tính,
Nói thuận, nghịch, chỉ là phương-tiện;
Do hàng sơ-tâm vào Tam-muội,
Bên mau, bên chậm không đồng nhau.

 

(

Quy nguyên tánh vô nhị
Phương tiện hữu đa môn

Thánh tánh vô bất thông
Thuận nghịch giai phương tiện
Sơ tâm nhập tam muội
Trì tốc bất đồng luân.

)

 

Lựa ra 6 trần

 

"Vọng-tưởng kết-lại thành sắc-trần,
Hay-biết không thể thông-suốt được;
Làm sao, chính chỗ không thông-suốt,
Tu-hành, lại được tính viên-thông?
Âm-thanh xen-lộn với lời nói,
Chỉ nương theo ý-vị danh-từ;
Nếu một, không trùm được tất-cả,
Thì làm sao, được tính viên-thông?
Hương, chỉ lúc hợp, mới rõ-biết,
Lúc rời-cách, thì vốn không có;
Nếu sở-giác, không được thường-xuyên,
Thì làm sao, được tính viên-thông?
Vị, không phải bản-nhiên tự có,
Cần phải nếm, mới biết có vị;
Nếu giác-quan, không thường duy-nhất,
Thì làm sao, được tính viên-thông?
Xúc, do các vật chạm mà biết,
Không vật chạm, thì không thành xúc;
Khi hợp, khi ly, không nhất-định,
Thì làm sao, được tính viên-thông?
Pháp, cũng có tên là nội-trần,
Nương theo trần, tất phải có sở;
Năng sở, không viên-dung nhập một,
Thì làm sao, được tính viên-thông?

 

(

Sắc tưởng kết thành trần.
Tinh liễu bất năng triệt.
Như hà bất minh triệt.
Ư thị hoạch viên thông?

Âm thanh tạp ngữ ngôn.
Đãn y danh cú vị.
Nhất phi hàm nhất thiết.
Vân hà hoạch viên thông?

Hương dĩ hợp trung tri.
Ly tắc nguyên vô hữu.
Bất hằng kỳ sở giác.
Vân hà hoạch viên thông?

Vị tánh phi bản nhiên.
Yếu dĩ vị thời hữu.
Kỳ giác bất hằng nhất.
Vân hà hoạch viên thông?

Xúc dĩ sở xúc minh.
Vô sở bất minh xúc.
Hợp ly tánh phi định.
Vân hà hoạch viên thông?

Pháp xưng vi nội trần.
Bằng trần tất hữu sở.
Năng sở phi biến thiệp.
Vân hà hoạch viên thông?

)

 

Lựa-ra 5 căn

 

"Cái thấy, tuy rỗng-suốt rất xa,
Nhưng thấy trước, mà không thấy sau;
Bốn-bề, còn thiếu mất một nửa,
Thì làm sao, được tính viên-thông!
Mũi, có thở ra và thở vào,
Chặng giữa, hiện không có hơi-thở,
Nếu không viên-dung sự cách-bức,
Thì làm sao, được tính viên-thông?
Ngoài sở-nhập, tính-nếm không thành,
Nhân các vị, mới có hay-biết;
Không có vị, rốt-ráo không có,
Thì làm sao, được tính viên-thông?
Thân biết-xúc với cảnh sở-xúc,
Đều có hạn, không phải cùng khắp;
Nếu không nhận tính không bờ-bến,
Thì làm sao, được tính viên-thông?
Ý-căn xen với các loạn-tưởng,
Đứng-lặng, rốt-cuộc không thấy gì;
Nếu không thoát được các tưởng-niệm,
Thì làm sao, được tính viên-thông?"

 

(

Kiến tánh tuy đỗng nhiên.
Minh tiền bất minh hậu.
Tứ duy khuy nhất bán.
Vân hà hoạch viên thông?

Tỵ tức xuất nhập thông.
Hiện tiền vô giao khí.
Chi ly phỉ thiệp nhập.
Vân hà hoạch viên thông?

Thiệt phi nhập vô đoan.
Nhơn vị sanh giác liễu.
Vị vong liễu vô hữu.
Vân hà hoạch viên thông?

Thân dữ sở xúc đồng.
Các phi viên giác quán.
Nhai lượng bất minh hội.
Vân hà hoạch viên thông?

Ý căn tạp loạn tư.
Trạm liễu chung vô kiến.
Tưởng niệm bất khả thoát.
Vân hà hoạch viên thông?

)

Lựa-ra 6 thức

 

"Nhãn-thức, phát-khởi nhờ căn trần,
Gạn-cùng, vốn không có tự-tướng;
Cả tự-thể, còn không nhất-định,
Thì làm sao, được tính viên-thông?
Tâm nghe rỗng-thấu cả mười phương,
Là do sức hoằng-thệ rộng-lớn;
Sơ-tâm, không thể đến chỗ ấy
Thì làm sao, được tính viên-thông?
Quán đầu-mũi, vốn là duyên-cơ,
Chỉ để nhiếp-tâm được an-trụ;
Nếu cảnh-quán, lại thành sở-trụ,
Thì làm sao, được tính viên-thông?
Thuyết-pháp, diệu-dụng các danh-từ;
Cốt phải đã được khai-ngộ trước;
Nếu lời nói, không phải vô-lậu,
Thì làm sao, được tính viên-thông?
Giữ giới, chỉ câu-thúc cái thân,
Ngoài cái thân, lấy gì câu-thúc;
Vốn không phải cùng khắp tất-cả,
Thì làm sao, được tính viên-thông?
Thần-thông, do túc-tập từ trước,
 Nào dính gì ý-thức phân-biệt;
Tưởng-niệm, không thoát-ly sự-vật,
Thì làm sao, được tính viên-thông?

 

(

Thức kiến tạp tam hoà.
Cật bổn xưng phi tướng.
Tự thể tiên vô định.
Vân hà hoạch viên thông?

Tâm văn đỗng thập phương.
Sanh vu đại nhân lực.
Sơ tâm bất năng nhập.
Vân hà hoạch viên thông?

Tỵ tưởng bổn quyền cơ.
Kỳ linh nhiếp tâm trụ.
Trụ thành tâm sở trụ.
Vân hà hoạch viên thông?

Thuyết pháp lộng âm văn.
Khai ngộ tiên thành giả.
Danh cú phi vô lậu.
Vân hà hoạch viên thông?

Trì phạm đãn thúc thân.
Phi thân vô sở thúc.
Nguyên phi biến nhất thiết.
Vân hà hoạch viên thông?

Thần thông bổn túc nhơn.
Hà quan pháp phân biệt.
Niệm duyên phi ly vật.
Vân hà hoạch viên thông?

)

Lựa-ra 7 đại

 

"Nếu quán cái tính của địa-đại,
Thì nó ngăn-ngại, không thông-suốt;
Pháp hữu-vi, không phải chân-tính,
Thì làm sao, được tính viên-thông?
Nếu quán cái tính của thủy-đại,
Quán-tưởng, đâu phải là chân-thật,
Nếu không đi đến Diệu-chân-như,
Thì làm sao, được tính viên-thông?
Nếu quán hỏa-đại, trừ dâm-dục,
Chán cái có, không phải thật ly;
Phương-tiện, không hợp với sơ-tâm,
Thì làm sao, được tính viên-thông?
Nếu quán cái tính của phong-đại,
Động, tĩnh, đâu phải không đối-đãi;
Đối-đãi, trái với vô-thượng-giác,
Thì làm sao, được tính viên-thông?
Nếu quán cái tính của không-đại,
Hư-không vô-tri, không hay-biết;
Không biết, khác hẳn với Bồ-đề,
Thì làm sao, được tính viên-thông?
Nếu quán cái tính của thức-đại,
Thức sinh-diệt, đâu phải thường-trụ,
Để tâm trong phân-biệt hư-vọng,
Thì làm sao, được tính viên-thông?
Tất-cả các hành đều vô-thường,
Tưởng-niệm, vốn trong vòng sinh diệt,
Nhân và quả, khác nhau như thế,
Thì làm sao, được tính viên-thông?"

 

)

Nhược dĩ địa tánh quán.
Kiên ngại phi thông đạt.
Hữu vi phi thánh tánh.
Vân hà hoạch viên thông?

Nhược dĩ thủy tánh quán.
Tưởng niệm phi chơn thật.
Như như phi giác quán.
Vân hà hoạch viên thông?

Nhược dĩ hoả tánh quán.
Yếm hữu phi chơn ly.
Phi sơ tâm phương tiện.
Vân hà hoạch viên thông?

Nhược dĩ phong tánh quán.
Động tịch phi vô đối.
Đối phi vô thượng giác.
Vân hà hoạch viên thông?

Nhược dĩ không tánh quán.
Hôn độn tiên phi giác.
Vô giác dị bồ đề.
Vân hà hoạch viên thông?

Nhược dĩ thức tánh quán.
Quán thức phi thường trụ.
Tồn tâm nãi hư vọng.
Vân hà hoạch viên thông?

Chư hành thị vô thường.
Niệm tánh vô sanh diệt.
Nhân quả kim thù cảm.
Vân hà hoạch viên thông?

)

 

 Hợp với giáo-thể cõi Sa-bà

 

"Tôi nay xin bạch đức Thế-tôn,
Phật ra đời trong cõi Sa-bà,
Trong cõi nầy, lối dạy chân-thật,
Thanh-tịnh, do chỗ nói và nghe;
Nay muốn tu-chứngTam-ma-đề,
Thật nên do cái nghe mà vào."

 

(

Ngã kim bạch Thế Tôn
Phật xuất ta-bà giới
Thử phương chơn giáo thể
Thanh tịnh tại âm văn

Dục thủ tam ma đề
Thật dĩ văn trung nhập.

)

 

Xưng-tán ngài Quán-thế-âm

 

"Rời cái khổ và được giải-thoát,
Hay thay cho ngài Quán-thế-âm;
Trong kiếp số như cát sông Hằng,
Vào cõi Phật như số vi-trần,
Được sức tự-tại rất to-lớn,
Bố-thí vô-úy cho chúng-sinh.
Ngài Quán-thế-âm, tiếng nhiệm-mầu,
Tiếng trong-sạch và tiếng hải-trào,
Cứu đời, mọi việc được yên-lành,
Xuất-thế-gian, được quả thường-trụ."

 

(

Ly khổ đắc giải thoát
Lương tai Quán Thế Âm

Ư hằng sa kiếp trung
Nhập vi trần phật quốc
Đắc đại tự tại lực
Vô úy thí chúng sanh

Diệu âm Quán Thế Âm
Phạm âm hải triều âm
Cứu thế tất an ninh
Xuất thế hoạch thường trụ.

)

Xưng-tán nhĩ-căn

 

"Tôi nay kính bạch đức Như-lai,
Như lời ngài Quán-âm vừa nói:
Ví-như, có người trong yên-lặng,
Chung-quanh mười phương đều đánh trống,
Thì đồng-thời nghe khắp mười nơi,
Như thế, mới là viên-chân-thật.
Mắt bị ngăn-che, không thấy được,
Thiệt-căn, tỷ-căn cũng như vậy,
Thân-căn, lúc hợp mới biết-xúc,
Ý-căn, phân-vân không manh-mối;
Cách tường, nhĩ-căn vẫn nghe tiếng,
Dầu xa, dầu gần, đều nghe được;
Năm căn so-sánh thật không bằng,
Như thế, mới là thông-chân-thật.
Tính thanh-trần, có động, có tĩnh,
Trong tính-nghe thành có, thành không;
Khi không tiếng, gọi là không nghe,
Đâu phải thật không còn tính-nghe;
Không tiếng, tính-nghe đã không diệt,
Có tiếng, tính-nghe đâu phải sinh;
Trọn-rời cả hai thứ sinh-diệt,
Như thế, mới là thường-chân-thật.
Dầu cho, trong lúc đương ngủ mê,
Không vì không nghĩ, mà không nghe;
Tính-nghe ra ngoài sự suy-nghĩ,
Thân, ý không thể so bằng được.

 

(

Ngã kim khải Như Lai
Như Quán Âm sở thuyết
Thí như nhân tĩnh cư
Thập phương câu kích cổ

Thập xứ nhất thời văn
Thử tắc viên chơn thật
Mục phi quán chướng ngoại
Khẩu tỵ diệc phục nhiên

Thân dĩ hợp phương tri
Tâm niệm phân vô tự
Cách viên thính âm hưởng
Hà nhĩ câu khả văn

Ngũ căn sở bất tề
Thị tắc thông chơn thật
Âm thinh tánh động tĩnh
Văn trung vi hữu vô

Vô thinh hiệu vô văn
Phi thật văn vô tánh
Thinh vô ký vô diệt
Thinh hữu diệc phi sanh

Sanh diệt nhị viên ly
Thị tắc thường chơn thật
Túng linh tại mộng tưởng
Bất vị bất tư vô

Giác quán xuất tư duy
Thân tâm bất năng cập.

)

 

Chuyển mê thành ngộ

 

“Hiện nay, trong cõi Sa-bà nầy,
Các thứ thanh-luận được truyền-bá,
Do chúng-sinh bỏ mất tính-nghe,
Theo thanh-trần, nên bị lưu-chuyển;
A-nan, tuy có tính nhớ dai,
Vẫn không khỏi mắc các tà-niệm;
Há không phải tùy chỗ chìm-đắm,
Xoay ngược dòng, thoát khỏi hư-vọng.
A-nan, ông hãy nghe cho chín,
Nay tôi nương uy-lực của Phật,
Tuyên-nói phép Tam-muội chân-thật,
Chắc như Kim-cương-vương, như-huyễn,
Không nghĩ-bàn, xuất-sinh chư Phật.
Ông nghe tất-cả pháp bí-mật
Của chư Phật, số như vi-trần,
Nếu trước hết, không trừ dục-lậu,
Nghe nhiều, chứa-chấp thành lầm-lỗi;
Dùng cái nghe thụ-trì Phật-pháp,
Sao lại không tự nghe cái nghe?
Tính-nghe không phải tự-nhiên sinh,
Nhân thanh-trần mà có danh-hiệu,
Xoay cái nghe, thoát-ly thanh-trần,
Cái thoát-ly ấy, gọi là gì?
Một căn, đã trở về bản-tính,
Thì cả sáu căn, được giải-thoát,
Thấy, nghe như bệnh lòa huyễn-hóa,
Ba cõi như hoa-đốm hư-không;
Xoay tính-nghe, gốc lòa tiêu-trừ,
Trần-tướng tiêu, giác-tính viên-tịnh.
Tột thanh-tịnh, trí-quang thông-suốt,
Thể tịch-chiếu trùm khắp hư-không,
Trở lại xem các việc thế-gian
Thật giống như chiêm-bao không khác.
Nàng Ma-đăng-già là chiêm-bao
Thì còn ai bắt ông được nữa?
Như các huyễn-sư khéo trong đời,
Làm trò, thành ra các trai, gái;
Tuy thấy các căn đều cử-động,
Cốt-yếu, do cái máy dật dây;
Nghỉ máy, tất-cả đều yên-lặng,
Các trò, trở thành không có tính.
Cả sáu căn cũng giống như thế,
Vốn đều nương một tính tinh-minh
Chia ra thành sáu thứ hòa-hợp;
Một nơi, đã rời-bỏ quay về,
Thì cả sáu, đều không thành-lập;
Trong một niệm, trần-cấu đều tiêu,
Chuyển-thành tính Viên-minh tịnh-diệu,
Còn sót trần-cấu là học-vị,
Sáng-suốt cùng-tột, tức Như-lai.
Hỡi đại-chúng và ông A-nan,
Hãy xoay lại cái nghe điên-đảo,
Xoay cái nghe về, nghe tự-tính,
Nhận tự-tính, thành đạo vô-thượng;
Thật-tính viên-thông là như thế."

 

(

Kim thử ta-bà quốc.
Thanh luận đắc tuyên minh.

Chúng sanh mê bổn văn.
Tuần thinh cố lưu chuyển.
A-nan túng cường ký.
Bất miễn lạc tà tư.

Khởi phi tùy sở luân.
Triền lưu hoạch vô vọng.
A-nan nhữ đế thính:
Ngã thừa Phật oai lực.

Tuyên thuyết Kim cang vương.
Như huyễn bất tư nghị.
Phật mẫu chơn tam muội.
Nhữ văn vi trần Phật.

Nhất thiết bí mật môn.
Dục lậu bất tiên trừ.
Súc văn thành quá ngộ.
Tương văn trì phật phật.

Hà bất tự văn văn?
Văn phi tự nhiên sanh.
Nhơn thinh hữu danh tự.
Triền văn dữ thinh thoát.

Năng thoát dục thùy danh?
Nhất căn ký phản nguyên.
Lục căn thành giải thoát.
Kiến văn như huyễn ế.

Tam giới nhược không hoa.
Văn phục ế căn trừ.
Trần tiêu giác viên tịnh.
Tịnh cực quang thông đạt.

Tịch chiếu hàm hư không.
Khước lai quán thế gian.
Du như mộng trung sự.
Ma-đăng-già tại mộng.

Thùy năng lưu nhữ hình?
Như thế xảo huyễn sư.
Huyễn tác chư nam nữ.
Tuy kiến chư căn động.

Yếu dĩ nhất cơ trừu.
Tức cơ quy tịch nhiên.
Chư huyễn thành vô tánh.
Lục căn diệc như thị.

Nguyên y nhất tinh minh.
Phân thành lục hoà hợp.
Nhất xứ thành hưu phục.
Lục dụng giai bất thành.

Trần cấu ứng niệm tiêu.
Thành viên minh tịnh diệu.
Dư trần thượng chư học.
Minh cực tức Như Lai.

Đại chúng cập A-nan.
Triền nhữ đảo văn cơ.
Phản văn văn tự tánh.
Tánh thành vô thượng đạo.

Viên thông thật như thị.
Thử thị vi trần Phật.

)

Chọn lấy nhĩ-căn làm phương-tiện thích-hợp

 

"Đây thật là một đường thẳng tiến
Vào Niết-bàn của vi-trần Phật;
Các đức Như-lai trong quá-khứ
Đều đã thành-tựu pháp-môn nầy;
Các vị Bồ-tát trong hiện-tại
Điều viên-minh vào pháp-môn ấy;
Những người tu-học đời vị-lai
Đều nên nương theo pháp-môn đó;
Tôi cũng do pháp ấy mà chứng,
Không phải chỉ ngài Quán-thế-âm.
Thật như lời đức Phật Thế-tôn
Đã hỏi tôi về các phương-tiện
Để cứu-giúp, trong đời mạt-pháp,
Những người cầu pháp xuất-thế-gian
Thành-tựu được tâm-tính Niết-bàn
Thì ngài Quán-âm là hơn cả.
Còn tất-cả các phương-tiện khác
Đều là nhờ uy-thần của Phật,
Tức nơi sự, rời-bỏ trần-lao,
Không phải phép tu-học thường-xuyên,
Nông hay sâu cũng đồng nghe được.

 

)

Nhất lộ niết-bàn môn.
Quá khứ chư Như Lai.

Tư môn dĩ thành tựu.
Hiện tại chư bồ tát.
Kim các nhập viên minh.
Vị lai tu học nhơn.

Đương y như thị pháp.
Ngã diệc tòng trung chứng.
Phi duy Quán Thế Âm.
Thành như Phật Thế Tôn.

Tuân ngã chư phương tiện.
Dĩ cứu chư mạt kiếp.
Cầu xuất thế gian nhơn.
Thành tựu niết-bàn tâm.

Quán Thế Âm vi tối.
Tự dư chư phương tiện.
Giai thị Phật oai thần.
Tức sự xả trần lao.

Phi thị trường tu học.
Thiển thâm đồng thuyết pháp.

)

 

Đỉnh-lễ cầu gia-bị

 

"Xin đỉnh-lễ tính Như-lai-tạng,
Vô-lậu, không còn sự nghĩ-bàn,
Nguyện gia-bị cho đời vị-lai,
Nơi pháp-môn nầy, không lầm-lẫn.
Đây là phương-tiện dễ thành-tựu,
Nên đem dạy cho ông A-nan
Cùng những kẻ trầm-luân mạt-kiếp,
Chỉ dùng nhĩ-căn mà tu-tập,
Thì viên-thông chóng hơn pháp khác;
Tâm-tính chân-thật là như thế."

 

(

Đảnh lễ Như Lai tạng.
Vô lậu bất tư nghị.

Nguyện gia bị vị lai.
Ư thử môn vô hoặc.
Phương tiện dị thành tựu.
Kham dĩ giáo A-nan.

Cập mạt kiếp trầm luân.
Đãn dĩ thử căn tu.
Viên thông siêu dư giả.
Chơn thật tâm như thị.

 )

 

 

NGHE PHÁP ĐƯỢC CHỨNG

 

Lúc ấy, ông A-nan cùng cả đại-chúng, thân tâm tỏ-rõ, nhận được sự khai-thị to-lớn, xem quả Bồ-đề và Đại-niết-bàn của Phật, cũng như có người nhân có việc phải đi xa, chưa trở về được, song đã biết rõ con đường về nhà. Trong Pháp-hội, cả đại-chúng, thiên-long bát-bộ, hàng Nhị-thừa hữu-học và tất-cả các Bồ-tát mới phát-tâm, số-lượng bằng mười số cát sông Hằng, đều được bản-tâm xa trần-tướng, rời cấu-nhiễm, được pháp-nhãn thanh-tịnh. Bà Tính-tỷ-khưu-ni nghe nói bài kệ xong, thành quả A-la-hán; vô-lượng chúng-sinh đều phát-tâm Vô-đẳng-đẳng-vô-thượng Chính-đẳng-chính-giác.


Comments

Popular posts from this blog