Shurangama Mantra with Verses and Commentary
by Venerable Tripitaka Master Hsuan Hua
274. A DU GIÁ HA RỊ NỮ
阿輸遮訶唎女
A'SUCYĀ HĀRINYĀ
Vô
ưu khả ái hoa thọ danh
Ngũ
cốc chủng tử tánh bất sanh
Hựu
phiên vô tỷ sắc quang diệm
Thiên
biến vạn hóa diệu thông linh.
無憂可愛花樹名
五穀種子性不生
又翻無比色光燄
千變萬化妙通靈
No worries' and ‘likeable' are the names of flowers and trees.
The seeds of the five grains cannot grow without their nature.
This line also means ‘incomparable' and ‘colorful bright blaze.'
Thousands of changes, myriads of transformations' wondrous power and efficacy!
Nếu muốn
cho tất cả loài Quỷ ăn NGŨ-CỐC được no đủ, nên thường tụng câu chú nầy.
NGŨ-CỐC
là tất cả NHỮNG CÂY LƯƠNG THỰC mà chúng ta trồng trọt ĐƯỢC DỒI DÀO như ý.
Ngũ cốc
là tên gọi CHUNG của loại thực phẩm được làm từ 5 loại hạt khác nhau được dân
gian khi xưa, cũng như Y-học hiện nay khẳng định là mang đến nhiều giá trị
dinh-dưỡng cho người già cùng trẻ em.
Thông
thường được làm từ 5 loại hạt như là: mè, gạo nếp, gạo tẻ, lúa mì và các loại đậu.
Hướng vinh chi diệp thậm tiên minh
Ngũ cốc phong thu thương doanh túc
Bách ban như ý khánh thăng bình.
Bồ-Đào Thủ Nhãn Ấn Pháp
1.- TỲ KHEO ÐỨC VÂN
Này thiện nam tử ! Ta chỉ được pháp môn
"ỨC NIỆM NHỨT THIẾT CHƯ PHẬT CẢNH GIỚI TRÍ HUỆ QUANG MINH PHỔ KIẾN" này thôi.
Này thiện nam tử ! Cầu thiện tri thức chớ có mỏi lười. Thấy thiện tri thức chớ có nhàm đủ. Thiện tri thức có dạy bảo điều chi phải đều tùy thuận. Nơi thiện xảo phương tiện của thiện tri thức chớ thấy lỗi lầm.
Phương nam này có một nước tên là Thắng Lạc. Trong nước Thắng Lạc có tòa núi tên là Diệu Phong. Trên núi đó có một Tý kheo tên là Ðức Vân. Ngươi nên đến hỏi Tỳ Kheo Ðức Vân : Bồ Tát phải học Bố Tát hạnh thế nào ? Phải tu Bồ Tát hạnh thế nào ? Nhẫn đến phải như thế nào để được mau viên mãn hạnh Phổ Hiền ? Tỳ Kheo Ðức Vân sẽ chỉ bảo cho ngươi.
ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT
HOA NGHIÊM KINH
Phẩm Nhập Pháp Giới
Thứ ba mươi chín
Hán Dịch: Ðại Sư Thật-Xoa-Nan-Ðà
Việt Dịch: Hòa thượng THÍCH TRÍ TỊNH
Diễn Giảng
PHẨM NHẬP PHÁP GIỚI
Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng
Ngày 4 tháng 3 năm 1990
Kính thưa Thượng Tọa trụ trì cùng chư vị đạo hữu…
Hôm nay là buổi thuyết giảng thứ 103 về kinh Hoa Nghiêm tại chùa này…
Vừa rồi, chúng ta có tụng phẩm “Thập Hồi Hướng,” đến chỗ hồi hướng thứ tám tức là Chân Như Tướng Hồi Hướng. Nếu quí vị để ý sẽ thấy văn chương trong phẩm này rất hay, có lẽ không có sách vở thế gian nào sánh kịp. Đồng thời, chúng tôi cũng xin nhắc rằng, tất cả những thiện căn của mình, nếu ta mang tâm vô trước, vô ngại mà hồi hướng, thì những thiện căn đó sẽ đi đến bình diện sâu nhất của tâm thức, tức là bình diện Chân Như. Giống như một làn sóng, thiện căn của mình cũng đi y như vậy, nếu nó đập vào những chỗ dưới, nó dội lại rất ít, nhưng nếu nó đi sâu vào biển chân như, thì sự dội lại liên miên vô cùng tận. Chỗ đó là tất cả bí ẩn của đạo Phật. Nên ở phẩm thập hồi hướng, đức Phật dạy chúng ta làm cách để có thể tăng trưởng thiện căn của mình đến chỗ vô cùng, vô tận.
Lần trước, chúng ta đã gặp ngài Thiện Tài, và đến chỗ ngài Văn Thù Sư Lợi sắp dạy Thiện Tài. Nhưng trước khi trở vào kinh, chúng tôi xin nhắc quí vị mấy điểm về vấn đề thiền quán của Thiền Tài Đồng Tử, những điểm này cần phải lưu tâm đến thì mới có thể hiểu rõ được vị trí của ngài sau này…
Chúng ta thường đọc các sách của những vị Tổ thiền tông để lại, nói về không, trung, giả. Nhiều khi ta thấy những chữ đó rất xa lạ, nhưng cũng chính những chữ đó đem lại cho ta nhiều ý tưởng lạ lùng.
Hằng ngày, tâm thức chúng ta thường qua lại giữa cái không và cái giả mà không bao giờ biết. Tại sao? Ví dụ như khi ta ra vườn tưới cây, ta để ý đến cây cỏ, đó là ta đang đi vào giả, vì lúc đó ta khởi nhiều tâm niệm về pháp giới, khởi tâm yêu, ghét, hoặc không yêu không ghét v.v… Nhưng sau đó, ta thấy mệt, dừng lại, thì lúc đó, ta đang đi vào không (dù chỉ là một cái không nông cạn trên bình diện tưởng ấm). Sau đó đi vào nhà, mở sách đọc mấy trang kinh, suy tư về kinh, thì đó là ta đang đi vào diệu hữu, và nếu suy tư về tánh không thì lúc đó ta đang đi vào không. Nói cho dễ hiểu hơn, trong chúng ta có năm lớp, gọi là năm ấm: sắc ấm, thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm, và thức ấm. Khi những vị thiền sưtu xuyên qua những lớp sương mù đó, họ có thể vào được đến hành ấm hoặc đến thức ấm. Trong khi chúng ta kém hơn, ta suy nghĩ thì chỉ lăng xăng ở tưởng ấm mà thôi, nhưng so với sắc ấm thì cũng sâu hơn nhiều. Một hành động chúng ta làm, như tưới cây chẳng hạn, thì nó ở bình diện của thân, tức là sắc ấm, nhưng ta không làm nữa, ngưng lại để suy nghĩ, thì lúc đó chúng ta vượt sắc ấm đi vào tưởng ấm. Vì vậy, chúng ta cũng luôn luôn làm con thoi, đi ra đi vào hàng ngày từ giả vào không mà chúng ta không hề biết. Vì vậy nên nhớ rằng: chư Phật và Đại Bồ Tát chỉ khác chúng ta ở một điều, khi các ngài làm con thoi từ giả vào không các ngài đi vào không rất sâu và liễu tri rành rẽ. Còn chúng ta cũng làm con thoi từ giả vào không nhưng chỉ lăng xăng từ sắc ấm đến tưởng ấm là cùng, lại không liễu tri được gì mấy, mà còn khởi đầy đủ vọng tình vọng tưởng, nên sinh ra nhiều kiến chấp và tà kiến. Vì vậy, sự chuyển động tâm thức là một sự tự nhiên, đạo Phật chỉ dạy cho chúng ta làm sâu sắc hơn, đến chỗ mầu nhiệm. Tâm thức của chúng ta không thể nào vượt ra khỏi giữa cái không với cái giả được, giống như một ông lái đò chỉ lăng xăng ở giữa dòng mà không vào đến bến. Nói một cách hệ thống hơn, muốn quán đi vào không ta phải quán nhân duyên, lên trên là quán như huyễn.
Tôi xin lược nói sơ qua cho quí vị dễ hiểu. Đầu tiên ta phải buộc tâm vào một chỗ, như vào chóp mũi hay bạch hào chẳng hạn, và chỉ khởi một niệm là tâm mình trụ ở bạch hào, còn tất cả những tâm niệm khác đều không cho xen vào, không cho khởi lên. chú tâm lâu, lúc đó trong tâm hành giả chỉ còn một làn sóng duy nhất, có thể gọi là định. Sau đó hành giả có thể quán chóp mũi hay hơi thở đều do vô lượng nhân duyên họp lại mà thành, đó là quán về sắc tướng. Quán lâu, tâm thức hành giả sẽ bén nhạy, có thể chia chẻ tiêu dung sắc â’m, rồi tiêu dung cảm giác, tâm tưởng, có thể qua được những lớp sương mù của các ấm để vào đến thức ấm, tức là chớm vào không hải. Vì vậy, trong đạo Phật nếu không giảng kỹ về năm ấm này chính là thức biến thì ta cũng không nắm vững được ý kinh cho lắm. Đại lược là như vậy. Đến khi hành giả vào đến không hải rồi (tức là thức ấm), giống như một con thỏ, chân đã chấm vào nước, thì đây là mức độ của ngài Thiện Tài, đứng ở bờ rồi, thò được chân xuống nước, nhưng chưa thể lặn sâu đến đáy biển, và cần phải lặn sâu xuống đáy biển mới lấy được châu báu. Hành trình đi tìm cầu thiện tri thức của Thiện Tài chính là để lặn sâu vào tàng thức ấy thôi. Khi đã lặn hơi sâu rồi, không được dừng chân. Phải khởi quán giả và Đại Bi Tâm… Nhà Thiền Đông Độ gọi là “thõng tay vào chợ,” tức là sau khi tu trong núi vài ba chục năm, vào được không hải vững rồi, tâm không còn bị lắt lay, lúc đó các ngài cần “thõng tay xuống núi,” đi vào chợ, trải tâm mình trên các nhân duyên, dù là ngang, ngược, dọc, xuôi, lên cao, xuống thấp v.v…, tất cả duyên sự đến, tâm hành giả tiếp ứng mà không được xao động. Trong khi đi vào những nhân duyên đó, hành giả vẫn phải quán nhân duyên, để nhớ rằng những cảnh giới đều là giả cả. Lần lữa qua các kiếp, sẽ thuần thục, đắc ngả không pháp không, được vô sanh nhẫn. Rời bỏ nhục thân, lấy Pháp thân, làm Pháp thân Bồ Tát. Vì trong việc độ sanh, nhục thân không làm được mấy đỗi, nó chỉ có một cái lưỡi, hai bàn tay, hai chân v.v… dù có độ suốt đời cũng không được mấy. Nên cần lên đến bậc “Vô sanh pháp nhẫn,” tức là Bồ Tát đệ bát địa, để có thần thông hóa thân vô lượng để độ sanh. Đó là quán giả của các bậc Bồ Tát. Đến khi vào trung đạo, hành giả phải làm con thoi giữa không và giả, đó là quán như huyễn. Như huyễn tức là không thật, không hư, tức là quán trung đạo để dần trôi vào biển Đại Giác. Nói về quán như huyễn này, theo ý tôi, cần nêu lên những hình ảnh cho quí vị dễ nhớ, dễ làm và còn đem lại sự thích thú nữa. Nghĩa là khi ta gặp bất cứ cảnh giới nào, bệnh hoạn, gặp khó khăn, hay tất cả những chuyện vui buồn khác xin quí vị nghĩ rằng đó là như hoa trong gương, trâng đáy nước, ngay cả người vợ, người chồng, con cái mình cũng chỉ là những chập chùng huyễn hiện, còn duyên thì hiện ra, hết duyên thì ẩn đi, chợt hiện rồi chợt tan. Nếu chịu khó suy nghĩ kỹ ta sẽ thấy đúng như vậy, suy tư lâu dần, sẽ ra khỏi tất cả tình nhiễm.
Một lối quán thứ hai là quán về tia chớp nháng (flash), sát na của nhà Phật. Mọi sự mọi vật chỉ được tạo dựng lên bằng vô lượng vô số tia chớp nháng, phụt lên từ Tàng thức sơ năng biến, kết lại thành ảnh tượng. Khi duyên chín mùi thì nó tới, hiện ra với mình, sau một vài chục năm, duyên hết, nghiệp dứt thì nó lại tắt đi. Những tia chớp nháng ấy phụt lên, rồi tắt đi ngay, sau đó, tia sau lại phụt lên, giống hệt nhưtia trước, kết thành những ảnh tượng tương tợ tương tục mà ta lầm tưởng là có thực và là người thân của mình. Khi hiểu được như vậy, thì tất cả tài, sắc, danh, lợi, thực thùy v.v… nó cũng nhẹ bớt vài phần. Dĩ nhiên không thể nào nhẹ được hết, vì sự quán chiếu của chúng ta còn quá thấp, và vì nghiệp chướng còn sâu dày, nhưng chắc chắn cũng làm cho chúng ta vơi được ưu tư và sầu khổ. Nếu quán chiếu lâu, dần dần ta sẽ được một tâm bình đẳng, người thân, kẻ sơ cũng không khác biệt gì mấy, mà lúc đó ta sẽ khởi được tâm đại từ bi muốn độ hết tất cả chúng sanh.
Đó là những pháp mà tôi cho là dễ quán mà lại thích thú, đồng thời lại thênh thang, vì đi đâu cũng có thể quán chiếu được. Đến khi ta nghĩ được rằng tất cả đều là hoa trong gương, trăng đáy nước, thì tâm ta sẽ nhẹ đi nhiều, và những thiện căn tích tập cũng tăng trưởng rất nhiều.
Đó là sơ lược những điểm về thiền, để quí vị thấy rõ rằng, thiền nó lồng vào trong đời sống chúng ta, lúc nào cũng làm được, lúc nào chúng ta cũng có thể không quán và giả quán, lúc nào cũng có thể thấy hoa trong gương, trăng đáy nước. Ngay cả hơi thở ra vào của ta cũng vậy, nó chính là hơi thở của Bát Nhã và Đại Bi, khi trong tâm ta có những niệm Bát Nhã và Đại Bi tức là lúc đó ta đang thiền, một thứ thiền cao, lần lần có thể đi sâu vào pháp giới.
*
Điểm thứ hai tôi xin nhắc quí vị hôm nay là về điểm a-tăng-kỳ. Trong đạo Phật, nói đến a-tăng-kỳ là chỉ cho kiếp số về thời gian, có khi một a-tăng-kỳ rất nhanh, có khi lại rất chậm. Đó là tùy tâm hành giả. Như nhân vật Long Nữ trong kinh Pháp Hoa đạt tới Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác nhanh chỉ trong khoảng khắc, ngược lại, có khi phải tu 3 a-tăng-tỳ mới chứng đắc. Theo kinh, a-tăng-kỳ tu tập thứ nhất trải từ thập tín, thập trụ cho đến thập hồi hướng, hành giả tu những thứ đó có thể trong một kiếp, hai kiếp, mười kiếp, trăm kiếp, ngàn kiếp nhẫn đến a-tăng-kỳ kiếp. Còn a-tăng-kỳ thứ hai thì bắt đầu từ bậc Bồ Tát sơ địa, đến địa thứ bảy, tức là Viễn Hành địa. ở a-tăng-kỳ này, hành giả dần dần có nhiều thần thông, ở sơ địa, hành giả có thể hóa hiện 100 hóa thân, mỗi một nấc lên cao, thần thông lại càng nhiều, đến địa thứ bảy, Viễn Hành địa các vị Bồ Tát thường hóa hiện vô lượng hóa thân. Song việc hóa hiện vẫn còn hạn hẹp, và gọi là “tam muội nhạo ý sanh thân.” Tức là bậc Bồ Tát muốn hiện hóa thân thì phải nhập tam muội. Vào tam muội thì “nhạo ý,” tùy theo ý niệm của bậc Bồ Tát đó vui thích khởi tâm niệm gì để biến hóa thân mình, còn xuất tam muội thì không hóa hiện được. Kinh có kể nhiều vị thiện tri thức hiện hóa thân bời bời, và đó là con đường tu chứng của a-tăng-kỳ thứ hai… Đến a-tăng- kỳ thứ ba là từ Bất Động địa, địa thứ tám lên đến gần Diệu Giác. Lúc này, các Đại Bồ Tát đã có thần thông vô lượng gọi là “Giác Pháp TựTánh Tánh Ý Sanh Thân.” ở bực này, các ngài không cần phải vào tam muội, vì lúc nào các ngài cũng ở trong tam muội. Cho nên, chuyện vãng sanh Cực Lạc quan trọng kinh khủng, vì nếu được sang bên kia rồi, lúc nào chúng ta cũng ở trong định, và lúc nào cũng có thể hóa thân độ sanh. Kinh dạy rõ rằng, tuy chúng ta còn nghiệp chướng, nhưng khi sang Cực Lạc rồi, lúc nào cũng ở trong định và có ngũ thông. Vì vậy, cầu vãng sanh và tu theo tịnh độ là một pháp môn tối thắng. Tối thắng vì dễ làm, dễ nhớ, chỉ có cái là nhiều người không chịu tin và không chịu hiểu mà thôi. Còn như chúng ta tu thiền thì có khi phải qua nhiều a-tăng-kỳ mới đến được đệ bát địa, tức Bất Động địa.
Đến đây, cần nhận xét rằng trong phẩm nhập pháp giới, ngài Thiện Tài đi qua 53 vị, không có vị nào dạy ngài quán sổ tức, quán bất tịnh, cũng không có vị nào dạy quán tứ đế hay thập nhị nhân duyên, hoặc quán thoại đầu hoặc quán công án cả. Vì sao? Vì tất cả những thứ đó đều là những chặng đường đi vào không quán, còn Thiện Tài đã thành tựu không quán rồi nên kinh mới nói rằng “thân, ngữ, ý không lỗi lầm, tâm thanh tịnh như hư không, hồi hướng bồ đề không chướng ngại…”
Ta nên đem ngài Thiện Tài so sánh đôi chút với lịch sử nhà Thiền Đông Độ. Trong lịch sử nhà thiền, có ngài Huệ Khả tức là tổ thứ nhì bên Trung Hoa. Ngài đến xin thọ giáo ngài Đạt Ma. Hôm đó là một ngày mưa tuyết, ngài Huệ Khả quì ngoài sân thỉnh đạo nhưng không thấy ngài Đạt Ma nói gì. Ngài Huệ Khả muốn tỏ lòng chí thành của mình, nên chặt một cánh tay. Lúc đó, ngài Đạt Ma mới mở mắt và hỏi rằng: “Ông đến đây có lòng cầu gì?” Huệ Khả thưa “Xin thầy an tâm cho tôi,” “Vậy tâm ông đâu, đưa đây tôi an cho.” Ngài Huệ Khả nghĩ một lúc thưa rằng: Con không thấy tâm đâu cả.” “Vậy thì ta đã an tâm cho ngươi rồi đó.” Ta tạm ngừng câu chuyện thiền ở đây, để xem coi mức độ tu chứng của ngài Huệ Khả so với ngài Thiện Tài như thế nào? (Vì cần tìm xem mức độ thiền định của hai bên để hiểu con đường thiền như thế nào). Sau khi nghe ngài Đạt Ma hối tâm đâu, đưa ta an cho, thì ngài Huệ Khả tìm tâm mình qua sắc ấm, qua thọ ấm, tưởng ấm, rồi đến hành ấm cũng không thấy được tâm, như vậy đủ hiểu rằng ngài Huệ Khả đã sắp vào thức ấm rồi. Ở đây, ngài Huệ Khả còn kém ngài Thiện Tài một chỗ là ngoài cái thành tựu không quán, ngài Thiện Tài còn có rất nhiều phước đức và thánh tài. Riêng về mức độ thiền quán, cả hai đều sấp xỉ, tức là đều mới chớm vào thức ấm… Sau đó, Huệ Khả tu ít lâu, một hôm ngài Đạt Ma hỏi rằng: “Ông đã buông được muôn duyên chưa?” “Con đã buông được rồi.“Tức là buông tất cả giả pháp để vào đến không hải. Nhưng ngài Đạt Ma vội nhắc ngay: “Cẩn thận, chớ rơi vào đoạn diệt, hãy đi vào diệu hữu…”Ý ngài muốn nói rằng: ông nên cẩn thận, đừng dừng ở không hải, phải nhớ đến cái bi nguyện từ nhiều kiếp mà hãy trở ra giả quán…
Vì nếu cứ ngồi lỳ trong không hải, thì rơi vào hôn trầm vô ký. Trong kinh nói rất rõ, có điều chúng ta phải mò mẫm đối chiếu mới hiểu được rành rẽ con đường tu hành và mức độ nông sâu của nó…
Sau cùng, khi ngài Đạt Ma sắp tịch diệt, ngài họp các môn đệ mà hỏi rằng: “Bấy lâu nay, ta dạy các ông, nay các ông trình bày chỗ chứng đắc cho ta nghe.” Đầu tiên, một vị đệ tử tên Đạo Phó bước ra nói rằng: “Theo ý con nghĩ thì không được chấp văn tự, cũng không được lìa văn tự.” “Ông được phần da của ta.”Có nghĩa là sao? Thiền Đông Độ chủ trương bất lập văn tự. Nhưng ông Đạo Phó này đã hiểu được trên cái lý bất nhị, giữa văn tự và Thật Tướng Như Như. Chấp văn tự thì quên mất Thật Tướng. Còn lìa văn tự tức là không hiểu rằng văn tự chính là sự hiện tướng của Như Như. Tuy nhiên, ông chi hiểu trên lý thôi, còn trên sự thì chưa có gì cả, vì vậy ngài Đạt Ma mới bảo rằng: Ông mới được cái phần da của ta… Đạo Phật là đạo bình đẳng vô nhị, không có một pháp nào có thể nói là có, hoặc có thể nói là không. Giống như tôi và quí vị, không thể nói là một, vì tất cả đều khác biệt, song cũng không thể nói là khác, vì những phần vi tế của chúng ta vẫn dung thông với nhau, và chúng ta đều khởi lên từ tàng thức đó… Nói rộng hơn, cõi Ta Bà không thể coi là một và cũng không thể coi là khác với cõi Cực Lạc, vì nó chỉ khác trên phần thô kệch, mà lại thông suốt nhau trong phần vi tế. Nên trong kinh vẫn thường nói, khi đức Phật dùng thần lực thì tất cả các cõi đều thông suốt. Đó là nguyên lý bất nhị, nhưng không phải là nguyên lý đồng nhất của các triết học Tây phương, vì đạo Phật không phải là biện chứng đồng nhất, mà là biện chứng Nhất như… Trở lại câu chuyện thiền Đông Độ, đến vị đệ tử thứ nhì là một vị sư ni, tên Tổng Trì bước ra nói rằng: “Theo như con, con cảm thấy hơi giống như ngài A Nan, vì con chỉ thấy được cõi Phật A Súc một lần thôi, sau đó không nhìn thấy nữa…” “Ngươi được phần thịt của ta.” Nghĩa là sao? ở đây, ta lại phải nương theo năm ấm để giải thích, thì mới thấy rằng năm ấm trong Lăng Nghiêm rất quan trọng. Nếu quí vị đọc Pháp Hoa, Hoa Nghiêm, Lăng Nghiêm v.v,.. mà không hiểu rõ về năm ấm thì không cách gì hiểu rõ được kinh. Trong trường hợp của vị ni cô Tổng Trì này, bà là người tu hành không quán, bà đã đi qua được sắc ấm mà không chấp ở sắc ấm nữa, qua được cảm giác biết được thọ ấm là hư minh, qua được tưởng ấm vì biết thứ đó đều là những dung thông vọng tưởng, qua được một chút cái ngã là hành ấm, nhưng bà dừng ở đó mà chưa vào được thức ấm. Nhưng có một lần, bà đột nhập được vào thức ấm, hoặc do sức gia trì của ngài Đạt Ma, hoặc do một cơ duyên nào đó, nên bà trông thấy cõi Phật A Súc ở phương Đông, tức là bà đã lọt được vào tàng thức sơ năng biến nhìn thấy được như thế. Nhưng sau đó, lại bị mất tam muội ấy, không thể trở lại được nữa, bà chưa làm chủ được tam muội ấy một cách thường trực nên chỉ lọt được vào một lần thôi. Bà đang đứng giữa ranh giới của hành ấm và thức ấm. Vì vậy nên ngài Đạt Ma mới bảo rằng bà được phần thịt của ngài. (Chúng ta cũng nên để ý giữa sự đối đáp của ngài Đạt Ma và các vị đệ tử của ngài thì thấy rõ từng bậc tu chứng đi lên, về sau Thiện Tài trong kinh Hoa Nghiêm cũng vậy). Đến vị đệ tử thứ ba nói rằng: “Con nghĩ rằng, bốn đại vốn không, năm ấm chẳng có nên theo ý con thì không có một pháp nào có thể có được.” “Ông đã được cái phần xương của ta. “Bốn đại là địa, thủy, hỏa, phong, và năm ấm là sắc, thọ, tưởng, hành và thức. Bốn đại là chỉ sắc ấm, nên vị này sau khi quán chiếu bốn đại, năm ấm một cách rốt ráo thì thấy tất cả đều không có thực, vì vậy không thể có một pháp nào có thể có.
Tu hành là gì? Là tới chỗ hành giả giác ngộ, hiểu rõ rằng không có một pháp nào có thể có được, thành Vô Thượng Giác, tức nhập pháp giới trọn vẹn, đồng thời cũng hiểu rằng vì không có pháp nào có thể có được nên mọi pháp chỉ là hoa trong gương, trăng đáy nước mà thôi… Sau cùng, ngài Huệ Khả bước ra, ngài đứng im không nói gì cả, giống như ngài Duy Ma vậy, tức là lúc đó ngài đã buông bỏ nhân duyên, khởi giả quán và đi vào trung quán nhiều rồi. Khi vào trung quán tức là vào đến chỗ im lặng, như như, vô ngôn, nên ngài Đạt Ma mới bảo rằng: “Ông được cái phần tủy của ta.”
Nên vì vậy, ta thấy rõ được trình tự của con đường thiền quán là như thế, sở dĩ tôi phải nói một cách hơi dài dòng, chính là để soi sáng về ngài Thiện Tài, và sau đây, khi đi vào kinh, ta có thể hiểu ngài Thiện Tài đến được mức độ nào rồi.
Trước khi đi vào kinh, tôi cũng xin mở một dấu ngoặc để nói đến chữ “diệu trang nghiêm.” Đó là chữ chỉ cho cái tàng thức sơ năng biến. Cũng như trong kinh, ta hay gặp những chữ như: trang nghiêm, phổ trang nghiêm, thanh tịnh trang nghiêm, và diệu trang nghiêm. Diệu trang nghiêm là -chỉ đến chỗ tột cùng vào cái tàng thức.
Tỷ dụ như khi Thiện Tài đến gặp ngài Di Lặc, ngài Di Lặc hiện ra diệu trang nghiêm lâu các, đó cũng chính là cái pháp giới này, cũng chính là cái tàng thức của ngài vậy. Vì tàng thức ngài đồng nhất hóa với pháp giới, nên ngài muốn hiện cảnh giới nào cũng được. Còn ở vị thiện tri thức thứ năm, ngài này cũng đạt được môn giải thoát gọi là “vô ngại trang nghiêm,” tức là đi vào tàng thức đó một cách vô ngại, nhưng ở mức độ này thì nông hơn, vì chỉ có trang nghiêm mà thôi. Rồi đến vị thiện trí thức Từ Hạnh cũng thế, ngài cho Thiện Tài coi lâu các của ngài, thì cũng là sự biến hiện trong tàng thức và của pháp giới này. Những vị sau, dần dần càng đi sâu vào tàng thức cho đến ngài Di Lặc thì gọi là Diệu Trang Nghiêm Lâu Các. Nên phải hiểu rằng, hành trình tìm cầu thiện tri thức của Thiện Tài là đi trong tàng thức của mình, cũng là đi trong tàng thức của các vị thiện tri thức, đồng thời cũng là đi trong pháp giới, vì tất cả ba mà đồng nhất làm một.
Điểm thứ hai cần nhớ là trong 53 vị thiện tri thức, lời các ngài nói như nước chảy mây trôi, nhiều khi người đọc lạc lung tung trong đó. Nhưng thực ra chỉ có độ 6, 7 vị đầu tiên là chỉ những nét chính về tu hành và chỉ con đường quán giả, sau là quán trung, còn những vị về sau, các ngài thường mở những cảnh giới trong tàng thức của các ngài cho Thiện Tài vào. Song ta nên nhớ rằng, mỗi vị đều tu theo một lối, có vị tu theo bố thí, có vị tu theo tâm từ, hoặc như ngài Tự Tại Đồng Tử Bồ Tát tu theo toán số cùng công xảo ở thế gian này v.v… Nói tóm lại, mỗi vị tu theo một cách, trăm hoa nghìn lá, nhưng nét chính là chỉ có khoảng bảy vị đầu chỉ rõ cho Thiện Tài con đường quán giả và quán trung, còn những vị sau chỉ như hoa, lá, cành, rất đẹp mà thôi, vì đó cũng chính là pháp giới vậy.
Vì vậy, phẩm nhập pháp giới rất khó và chập chùng ở chỗ nó vừa là cảnh giới trong tàng thức, mà đồng thời cũng chính là cảnh giới của pháp giới này, vì sao? Vì trong tàng thức của các ngài đẹp đẽ như thế, và tàng thức ánh ra pháp giới, và nếu tâm của hành giả tương ưng, hoặc được sự gia trì của các ngài thì hành giả sẽ thấy những thứ ấy.
Lành thay tạng công đức
Có thể đến gặp ta
Phát khởi tâm đại bi
Siêng cầu Vô Thượng Giác.
Ðã phát nguyện rộng lớn
Diệt trừ khổ chúng sanh
Vì khắp các chúng sanh
Tu hành Bồ Tát hạnh.
Nếu có các Bồ Tát
Chẳng nhàm khổ sanh tử
Thời đủ đạo Phổ Hiền
Tất cả không hoại được.
Phước quang, phước oai lực
Phước xứ, phước tịnh hải
Ngươi vì khắp chúng sanh
Nguyện tu Phổ Hiền hạnh.
Ngươi thấy vô biên tế
Mười phương tất cả Phật
Khắp nghe Phật thuyết pháp
Thọ trì chẳng quên mất.
Ngươi ở mười phương cõi
Thấy khắp vô lượng Phật
Thành tựu những nguyện hải
Ðầy đủ Bồ Tát hạnh.
Nếu nhập phương tiện hải
An trụ Phật Bồ đề
Hay theo Ðạo Sư học
Sẽ thành Nhứt thiết trí.
Khắp tất cả quốc độ
Số kiếp như vi trần
Ngươi tu hạnh Phổ Hiền
Thành tựu Bồ đề đạo.
Ở vô lượng cõi nước
Trong vô biên kiếp hải
Ngươi tu hạnh Phổ Hiền
Thành mãn những đại nguyện.
Vô lượng chúng sanh đây
Nghe ngươi nguyện đều mừng
Ðều phát tâm Bồ đề
Nguyện học hạnh Phổ Hiền.
Nói kệ xong, ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát bảo Thiện Tài đồng tử rằng :
Lành thay ! Lành thay ! này thiện nam tử ! Ngươi đã phát tâm Vô thượng Bồ đề, cầu hạnh Bồ Tát.
Này thiện nam tử ! nếu có chúng sanh phát tâm Vô thượng Bồ đề, đây là việc rất khó. Ðã có thể phát Bồ đề tâm rồi lại cầu Bồ Tát hạnh, việc này càng khó gấp bội.
Này thiện nam tử ! Nếu muốn thành tựu Nhứt thiết chủng trí thời phải quyết định cầu chân thiện tri thức.
Này thiện nam tử ! Cầu thiện tri thức chớ có mỏi lười. Thấy thiện tri thức chớ có nhàm đủ. Thiện tri thức có dạy bảo điều chi phải đều tùy thuận. Nơi thiện xảo phương tiện của thiện tri thức chớ thấy lỗi lầm.
Phương nam này có một nước tên là Thắng Lạc. Trong nước Thắng Lạc có tòa núi tên là Diệu Phong. Trên núi đó có một Tý kheo tên là Ðức Vân. Ngươi nên đến hỏi Tỳ Kheo Ðức Vân : Bồ Tát phải học Bố Tát hạnh thế nào ? Phải tu Bồ Tát hạnh thế nào ? Nhẫn đến phải như thế nào để được mau viên mãn hạnh Phổ Hiền ? Tỳ Kheo Ðức Vân sẽ chỉ bảo cho ngươi.
Đây, xin đi vào kinh…
Trong kinh, ngài Văn Thù minh định rõ ràng vị trí của Thiện Tài, trong bốn câu kệ đầu tiên:
Kinh:
Lành thay tạng công đức Có thể đến gặp ta Phát khởi tâm đại bi Siêng cầu Vô Thượng Giác.
Giảng:
Ở đây, kinh tả rằng thiện căn và công đức của Thiện Tài rất nhiều, đã vào được đến không hải, bây giờ chỉ muốn khởi tâm đại bi để siêng cầu Vô Thượng Giác, khởi tâm đại bi tức là khởi diệu dụng của Không Hải Bát Nhã để đi vào pháp giới, và độ chúng sanh.
Kinh:
Ngài Văn Thù Sư Lợi Đồng Tử lại biết Thiện Tài đã từng cúng dường quá khứ chư Phật, gieo sâu căn lành, tin hiểu rộng lớn, thường thích gần gũi các thiện tri thức, thân, ngữ, ý đều không lỗi lầm, tu Bồ Tát đạo, cầu nhứt thiết trí thành Phật pháp khí, tâm Đồng Tử này thanh tịnh như hư không, hồi hướng bồ đề không chướng ngại. Ngài Văn Thù Sư Lợi quán sát như vậy rồi liền an ủy chỉ dạy tất cả Phật pháp. Những là nói pháp tích tập của tất cả Phật, pháp tương tục của tất cả Phật, pháp pháp luân hóa đạo của tất cả Phật, pháp sắc thân tướng hảo của tất cả Phật, pháp pháp thân thành tựu của tất cả Phật, pháp ngôn từ biện tài của tất cả Phật…
Giảng:
Ta nên trở lại từng chữ một trong kinh…
“NHỮNG LÀ NÓI PHÁP TÍCH TẬP CỦA TẤT CẢ PHẬT…” Tích tập là chứa nhóm, pháp tích tập là tất cả các pháp mà từ xưa các đức Phật tu ra sao, để nói cho Thiện Tài nghe. “PHÁP TƯƠNG TỤC CỦA TẤT CẲ PHẬT…,” tức là tất cả các hành pháp của chư Phật khởi lên, lúc nào cũng tương tục, từ kiếp này qua kiếp khác. “PHÁP THỨ ĐỆ CỦA TẤT CẢ PHẬT…,” tuy các ngài tu tương tục như thế, nhưng đến khi các ngài xuất hiện nơi đời, các ngài luôn luôn xuất hiện theo thứ đệ mà dạy các chúng sanh. “PHÁP LUÂN HÓA ĐẠO CỦA TẤT CẢ PHẬT..” tức là các ngài chuyển pháp luân để nói pháp, “PHÁP SẮC THÂN TƯỚNG HẢO CỦA TẤT CẢ PHẬT,” tức là chư Phật phải tu ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp để khi xuất hiện ở thế gian, chúng sanh chỉ cần nhìn những tướng hảo tốt đẹp như vậy đã tăng trưởng nhiều thiện căn rồi. Đại khái trong đoạn này, kinh nói rằng lúc nào cũng kết thúc bằng quang minh chiếu diệu đó, chiếu diệu các pháp bình đẳng, vô nhị, đồng thời gần tới chỗ thấy không còn một pháp nào nữa. Vì vậy, ngài Huệ Năng dạy rằng: “Đức Phật chỉ dạy cái pháp vô nhị,” vì sao? Vì khi ta còn chấp có pháp này, tức là tâm ta còn trụ vào pháp đó, nhưng đến khi tâm không chấp trước vào bất cứ pháp nào cả, tức là gần đến chỗ như như vô nhị rồi…
Kinh:
Ngài Văn Thù Sư Lợi Đồng Tử vì Thiện Tài Đồng Tử và đại chúng mà nói những pháp như vậy rồi, lại ân cần khuyên dạy cho họ tăng trưởng đạo lực, cho họ hoan hỷ phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, lại làm cho họ tự ghi nhớ thiện căn thuở quá khứ. Ngài là vì tất cả đại chúng mà tùy nghi thuyết pháp. Sau đó ngài rời rừng mà đi.
Ngài Thiện Tài được nghe pháp nơi ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, được nghe những công đức của chư Phật như vậy, liền nhứt tâm cần cầu Vô Thượng Bồ Đề, đi theo ngài Ỵăn Thù Sư Lợi Bồ Tát mà nói kệ rằng:
Giảng:
Lúc trước ngài tu tam hiền, Trụ Hạnh và Hồi Hướng, thì Thiện Tài có lẽ chưa hiểu rõ pháp Phật ra sao, tuy rằng tu rất nhiều kiếp, ngài chưa hiểu rõ chính diệu tâm hiện ra chư Phật mười phương, công đức của chư Phật vô lượng, và chính các chư Phật và pháp giới là một, cũng là sự biến hóa không cùng tràn đầy thế gian. Bây giờ, Thiện Tài mới thấy rõ lẽ đó. Nên lúc này, Thiện Tài mới nhất tâm cầu Vô Thượng Giác. Tôi xin đọc mấy câu kệ ngài Thiện Tài nói với ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát.
Kinh:
Thế gian chấp điên đảo Thường thích tưởng ngã tịnh
Giảng:
Ý muốn nói rằng, chúng sanh thường hay có điên đảo tưởng, những pháp vô ngã lại nghĩ là có ngã, những pháp bất tịnh, lại cho là thanh tịnh.
Kinh:
Trí nhãn đều rời được
Dạy tôi môn giải thoát
Khéo biết đường tà, chánh
Biết rõ tâm không khiếp
Đấng quyết rành tất cả
Dạy tôi được Bồ Đề.
Giảng:
Lúc đầu Thiện Tài xin với ngài Văn Thù “dạy tôi môn giải thoát” thôi, sau ngài lại lên dần đến chỗ “dạy tôi được Bồ Đề,” tức là đến chỗ Vô Thượng Giác để có thể nhập pháp giới trọn vẹn. Phẩm này rất dài, vì vậy tôi lược bớt mà chỉ đọc lên những lời kinh chính.
Kinh:
… Lúc đó ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát như tượng vương, xoay nhìn Thiện Tài Đồng Tử mà bảo rằng: Lành thay, lành thay, này thiện nam tử, ngươi đã phát tâm Vô Thượng Bồ Đề lại muốn thân cận các bực thiện tri thức để hỏi Bồ Tát hạnh, tu Bồ Tát đạo. Này thiện nam tử, thân cận cúng dường các bực thiện tri thức là nhơn duyên trước nhứt để được đầy đủ nhứt thiết trí.
Giảng:
Ngài Văn Thù muốn nói rằng từ đây trở lên, con đường đi vào tàng thức mịt mùng không phải người nào cũng có thể đi một mình được, và muốn đi sâu vào biển không hải đó, muốn lặn đến đáy tầng tâm thức ấy thì phải có thầy dạy.
Kinh:
Vì thế nên công việc này ngươi chớ có mỏi nhàm.
Thiện Tài Đồng Tử bạch rằng: Cúi xin đức thánh vì tôi mà dạy Bồ Tát phải học Bồ Tát hạnh thế nào, phải nhập Bồ Tát hạnh thế nào, phải tịnh Bổ Tát hạnh thế nào, phải thành tựu Bồ Tát hạnh thế nào, phải tùy thuận Bồ Tát hạnh thế nào, phải ghi nhớ Bồ Tát hạnh thế nào, phải thêm rộng Bồ Tát hạnh thế nào, phải viên mãn Bồ Tát hạnh thế nào,…
Giảng:
Quý vị cũng nên để ý theo dõi lời bạch của Thiện Tài với ngài Văn Thù Sư Lợi, vì lời bạch này cũng chĩ rõ nấc thang đi lên… Lúc đầu, ngài hỏi về Bồ Tát hạnh, sau đó hỏi về tịnh, rồi tùy thuận, rồi thêm rộng và cuối cùng là làm thế nào để được viên mãn. Đây là Thiện Tài hỏi cả một hành trình đi vào đến đáy biển không hải đó. Ngài Văn Thù Sư Lợi nói một bài kệ dài, xin đọc bốn câu đầu cho quí vị nghe:
Kinh:
Lành thay tạng công đức
Có thể đến gặp ta
Phát khởi tâm đại bi
Siêng cầu Vô Thượng Giác
Nếu có các Bồ Tát
Chẳng nhàm khổ sanh tử
Thời tu đạo Phổ Hiền
Tât cả không hoại được.
Giảng:
Bốn câu đầu quan trọng nhất là ngài minh định rõ vị trí của Thiện Tài là đường tu bây giờ của Thiện Tài là khởi đại bi tâm, sau đó ngài Văn Thù nhắc lại là phải đi cầu thiện tri thức…
Kinh:
Thấy thiện tri thức chớ có mỏi nhàm, thiện tri thức có dạy bảo điều chi phải đều tùy thuận, nơi thiện xảo phương tiện của thiện trí thức chớ tìm cầu lỗi lầm…
Giảng:
Đại khái có nhiều vị tùy theo phương tiện để thị hiện, trông đôi khi kỳ quái, nhưng vẫn cần tùy thuận. Vả lại, ở trong kinh, Thiện Tài được lợi điểm là luôn luôn được các vị thiện tri thức giới thiệu đến một vị khác, thì dĩ nhiên những vị đó không thể là những vị “ngụy thiện tri thức” được.
Kinh:
Phương Nam này có một nước tên là Thắng Lạc. Trong nước Thắng Lạc có tòa núi tên Diệu Phong.
Giảng:
Trong kinh bao giờ cũng có hai nghĩa, nghĩa trong và nghĩa ngoài, ngoài đời có một nước tên Thắng Lạc thật, và cũng có một vị Tỳ Kheo tên Đức Vân thật. Nhưng cũng có một nghĩa bên trong tượng trưng. Vì nếu ta chỉ chấp một nghĩa trong hay chấp nghĩa ngoài một bên đều sai cả. Như ngài Quán Thế Âm, có nhiều người nói rằng ngài là tượng trưng cho luồng lực đại bi. Nhưng nói như vậy chỉ đúng được một nửa, và đó là về phương diện phi thần hóa. Còn về mặt thần hóa thì vẫn có một vị Đại Bồ Tát Quán Thế Âm thật, hiện thân để cứu khổ cứu nạn cho chúng sinh. Đó gọi là phương tiện đại bi thần hóa. Hai ý nghĩa đó luôn luôn đi liền nhau như hai mặt đồng tiền, vì thế pháp giới này luôn phải nhìn theo hai phía, một phía là thần hóa, một phía là phi thần hóa. Cũng như về chuyện động đất, nhiều người dùng con mắt phàm thì đó là do những yếu tố thiên nhiên địa thủy hỏa phong. Song những yếu tố thiên nhiên bao giờ cũng có một vị quỉ thần vương cai quản. Nên vì thế, chúng ta tụng chú, đọc kinh có thể giảm thiểu những chuyện đó. Vì vậy, chúng ta cần nhớ rằng, trong kinh luôn luôn có nghĩa trong và nghĩa ngoài, nghĩa bóng và nghĩa đen, thần hóa và phi thần hóa tương tự như hai mặt của pháp giới.
1.- TỲ KHEO ÐỨC VÂN
Này thiện nam tử ! Ta chỉ được pháp môn
"ỨC NIỆM NHỨT THIẾT CHƯ PHẬT CẢNH GIỚI TRÍ HUỆ QUANG MINH PHỔ KIẾN" này thôi.
Thiện Tài đồng tử nghe xong hớn hở vui mừng, đảnh lễ Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, hữu nhiễu vô số vòng, ân cần chiêm ngưỡng, rơi lệ từ tạ mà đi qua hướng Nam, đến nước Thắng Lạc, lên núi Diệu Phong. Ở trên núi đó xem ngó tìm kiếp khắp bốn phía, lòng khao khát muốn được gặp TỲ KHEO ÐỨC VÂN. Bảy ngày sau mới được thấy Tỳ Kheo Ðức Vân ở trên ngọn núi khác đi kinh hành chậm rãi.
Thấy xong, Thiện Tài đồng tử liền đến đảnh lễ chân Tỳ Kheo Ðức Vân, hữu nhiễu ba vòng cung kính đứng trước Ðức Vân mà bạch rằng :
Bạch Ðức Thánh ! Tôi đã phát tâm Vô thượng Bồ đề, mà chưa biết Bồ Tát phải học Bồ Tát hạnh thế nào ? Phải tu Bồ Tát hạnh thế nào ? Nhẫn đến phải thế nào để được mau viên mãn hạnh Phổ Hiền ? Tôi nghe đức Thánh khéo có thể dạy bảo, mong đức Thánh thương xót dạy cho tôi thế nào Bồ Tát được thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Ðức Vân Tỳ Kheo bảo Thiện Tài đồng tử rằng :
Lành thay ! Lành thay ! Này thiện nam tử ! Ngươi đã phát tâm Vô thượng Bồ đề, lại có thể hỏi hạnh của Bồ Tát. Việc như vậy là sự khó trong những sự khó. Những là cầu Bồ Tát hạnh, cầu Bồ Tất cảnh giới, cầu đạo xuất ly của Bồ Tát, cầu đạo thanh tịnh của Bồ Tát, cầu tâm thanh tịnh quảng đại của Bồ Tát, cầu Bồ Tát thành tựu thần thông, cầu Bồ Tát thị hiện môn giải thoát, cầu Bồ Tát thị hiện việc làm tại thế gian, cầu Bồ Tát tùy thuận tâm của chúng sanh, cầu môn sanh tử Niết bàn của Bồ Tát, cầu Bồ Tát quán sát hữu vi vô vi tâm không chấp trước.
Này thiện nam tử ! Ta được sức thắng giải tự tại quyết định, tín nhãn thanh tịnh, trí quang chói sáng, thấy khắp các cảnh giới khỏi tất cả chướng ngại, quán sát khéo léo, phổ nhãn sáng suốt, đủ hạnh thanh tịnh. Qua đến tất cả cõi nước mười phương cung kính cúng dường tất cả chư Phật. Thường nhớ tất cả chư Phật Như Lai. Tổng trì tất cả chánh pháp của chư Phật. Thường thấy tất cả chư Phật mười phương.
Những là thấy phương đông một đức Phật, hai đức Phật, mười đức Phật, trăm đức Phật, ngàn đức Phật, ức đức Phật, trăm ức đức Phật, ngàn ức đức Phật, trăm ngàn ức đức Phật, na do tha ức đức Phật, trăm na do tha ức đức Phật, ngàn na do tha ức đức Phật, trăm ngàn na do tha ức đức Phật, nhẫn đến thấy vô số, vô lượng, vô biên vô đẳng, bất khả sổ, bất khả xưng, bất khả tư, bất khả lượng, bất khả thuyết, bất khả thuyết bất khả thuyết đức Phật. Nhẫn đến thấy chư Phật bằng số vi trần trong Diêm Phù Ðề, bằng số vi trần trong bốn châu thiên hạ, bằng số vi trần trong Tiểu thiên thế giới, bằng số vi trần trong nhị thiên thế giới bằng số vi trần trong Ðại Thiên thế giới, bằng số Phật sát vi trần nhẫn đến thấy chư Phật bằng số bất khả thuyết bất khả thuyết Phật sát vi trần.
Như phương đông, chín phương kia cũng đều thấy như vậy.
Chư Phật trong mỗi phương, những sắc tướng, những hình mạo, những thần thông, những du hí, những chúng hội trang nghiêm đạo tràng, những quang minh chiếu sáng vô biên, những quốc độ, những thọ mạng. Tùy những tâm sở nghi của chúng sanh mà chư Phật thị hiện những môn thành Ðẳng Chánh Giác, làm sư tử hống trong đại chúng.
Này thiện nam tử ! Ta chỉ được pháp môn "ỨC NIỆM NHỨT THIẾT CHƯ PHẬT CẢNH GIỚI TRÍ HUỆ QUANG MINH PHỔ KIẾN" này thôi. Ðâu biết hết được vô biên trí huệ thanh tịnh hạnh môn của đại Bồ Tát. Những là : Trí quang phổ chiếu niệm Phật môn, vì thường thấy tất cả chư Phật quốc độ những cung điện đều trang nghiêm thanh tịnh. Môn làm cho tất cả chúng sanh niệm Phật, vì tùy sở nghi của tâm chúng sanh đều làm cho họ được thấy Phật, tâm họ được thanh tịnh. Môn làm cho an trụ nơi lực niệm Phật, vì làm cho họ nhập vào thập lực của Như Lai. Môn làm cho an trụ nơi pháp niệm Phật, vì thấy vô lượng Phật được nghe pháp. Môn niệm Phật chói sáng các phương, vì đều thấy trong tất cả thế giới chư Phật bình đẳng không sai biệt. Môn niệm Phật vào chỗ bất khả kiến, vì đều thấy trong tất cả cảnh vi tế những sự thần thông tự tại của chư Phật. Môn niệm Phật an trụ trong các kiếp, vì trong tất cả kiếp thường thấy những việc làm không tạm bỏ của chư Phật. Môn niệm Phật an trụ trong tất cả thời gian, vì trong tất cả thời gian thường thấy đức Như Lai gần gủi đồng ở chẳng rời bỏ. Môn niệm Phật an trụ tất cả cõi, vì tất cả quốc độ đều thấy thân Phật vượt hơn tất cả không gì sánh bằng. Môn niệm Phật an trụ tất cả đời, vì tùy tâm sở thìch thấy khắp tam thế chư Phật. Môn niệm Phật an trụ tất cả cảnh, vì ở khắp trong tất cả cảnh giới thấy chư Như Lai thứ đệ xuất hiện. Môn niệm Phật an trụ tịch diệt, vì trong một niệm thấy tất cả cõi, tất cả chư Phật thị hiện Niết bàn. Môn niệm Phật an trụ viễn ly, vì trong một niệm thấy tất cả Phật từ nơi chỗ ở mà ra đi. Môn niệm Phật an trụ quảng đại, vì tâm thường quán sát mỗi thân Phật đầy khắp tất cả pháp giới. Môn niệm Phật an trụ vi tế, vì trong một chân lông có bất khả thuyết Như Lai xuất hiện, đều đến chỗ Phật mà kính thờ. Môn niệm Phật an trụ trang nghiêm, vì trong một niệm thấy tất cả cõi đều có chư Phật thành Ðẳng Chánh Giác hiện thần biến. Môn niệm Phật an trụ năng sự, vì thấy tất cả Phật xuất hiện thế gian, phóng trí huệ quang chuyển diệu pháp luân. Môn niệm Phật trụ tâm tự tại, vì biết tùy theo sở thích của tự tâm, tất cả chư Phật hiện hình tượng. Môn niệm Phật an trụ nơi tự nghiệp, vì biết tùy nghiệp tích tập của chúng sanh mà hiện hình tượng làm cho họ được giác ngộ. Môn niệm Phật an trụ thần biến, vì thấy liên hoa quảng đại của Phật ngự nở xòe khắp pháp giới. Môn niệm Phật an trụ hư không vì quán sát những thân Như Lai trang nghiêm pháp giới hư không giới. Như vậy ta làm sao biết được nói được những công đức hạnh của đại Bồ Tát.
Này thiện nam tử ! Phương Nam có một nước tên là Hải Môn, nơi đó có Tỳ Kheo tên là Hải Vân. Ngươi đến hỏi Hải Vân rằng Bồ Tát thế nào học Bồ Tát hạnh, tu Bồ Tát đạo ? Hải Vân Tỳ Kheo có thể phân biệt nói nhơn duyên phát khởi thiện căn quảng đại.
Này thiện nam tử ! Hải Vân Tỳ Kheo sẽ làm cho ngươi nhập ngôi trợ đạo quảng đại, sẽ làm cho ngươi sanh sức thiện căn quảng đại, sẽ vì ngươi mà nói nhơn duyên phát tâm Bồ đề, sẽ làm cho ngươi sanh quang minh đại thừa quảng đại, sẽ làm cho ngươi tu ba la mật quảng đại, sẽ làm cho ngươi nhập những hạnh hải quảng đại, sẽ làm cho ngươi viên mãn thệ nguyện quảng đại, sẽ làm cho ngươi tịnh môn trang nghiêm quảng đại, sẽ làm cho ngươi sanh sức từ bi quảng đại.
Lúc đó Thiện Tài đồng tử đảnh lễ chân Ðức Vân Tỳ Kheo, hữu nhiễu quán sát, từ tạ mà đi.
Kinh:
Thiện Tài Đồng Tử nghe xong hớn hở vui mừng, đảnh lễ ngài Văn Thù hữu nhiễu vô số vòng, ân cần chiêm ngưỡng, rồi lễ từ tạ mà đi qua phương Nam. Đến nước Thắng Lạc, lên núi Diệu Phong, ở trên núi đó xem ngó tìm kiếm khắp bốn phương, lòng khao khát muốn gặp Tỳ Kheo Đức Vân qua bảy ngày sau mới được thấy Tì Kheo Đức Vân ở trên ngọn núi khác đi kinh hành chậm rãi…
Giảng:
Có một nước tên là Thắng Lạc, đồng thời hiểu theo nghĩa bóng thì đó là tượng trưng cho thức ấm của mình, hay cái tàng thức sơ năng biến, nên theo nghĩa bóng tức là ngài Văn Thù Sư Lợi bảo Thiện Tài rằng: Ông bây giờ đã được không quán rồi, thì đến nước Thắng Lạc. Tại sao lại Thắng Lạc? Thắng Lạc nghĩa là cực kỳ vui sướng. Ta nên nhớ rằng, những vị tu thiền, từ sơ thiền đến đệ tứ thiền, sơ thiền gọi là ly sanh hỷ lạc địa, nhị thiền là định sanh hỷ lạc địa, tam thiền là ly hỷ diệu lạc địa, ba bậc thang đó là vào trong một sự thọ lạc rất vui, nhất là đệ tam thiền. Thế nhưng thọ lạc ở ba bực thang thiền này không ăn thua gì với cái lạc của thức ấm. Đi vào “Thắng Lạc” của tàng thức này, hành giả cảm thấy sung sướng không tả nổi, lâng lâng không vướng chút bụi trần, chính vì vậy mà các vị Thanh Văn thường dừng chân ở đây, không muốn tu lên nữa, nên kinh nói là rơi vào trầm không thú tịch.
Nhưng trong xứ Thắng Lạc lại có ngọn núi Diệu Phong, theo nghĩa đen thì có ngọn núi đó thật, rất kỳ diệu, còn nghĩa bóng thì ta phải nhớ đến câu nhà thiền vẫn thường dùng: “Trên đầu sào trăm trượng, phải co chân nhảy một bước nữa.” Tức là đi vào đến thức ấm rồi vẫn chưa xong, phải chuyển tàng thức đó, (vì vẫn còn nhiều biến dịch sanh tử), trở thành bạch tịnh thức, hay vô câu thức. Phải gột những sở tri chướng đó đi, lặn sâu tới đáy tàng thức. Nói cách khác, đến xứ Thắng Lạcđừng tưởng là xong, mà còn phải leo ngọn núi Diệu Phong. Thiện Tài đi đến đó, tìm ngó khắp nơi không thấy (vì tâm thức của Thiện Tài chưa vào sâu mấy), phải quán chiếu bảy ngày, khao khát tìm kiếm mới thấy. Phải quán niệm ngài Đức Vân thì ngài mới tới. Cũng như chúng ta muốn gặp đức A Di Đà phải quán thật lâu, thân tâm thanh tịnh, ngài A Di Đà mới đến, mới hiện lên trong hào quang tàng thức của mình, vì ngài cũng ở trong tâm mình. Quán chiếu đến mức thuần thục thì đức A Di Đà bên Cực Lạc hiện tướng và nhập một với đức A Di Đà trong tâm mình. Thiện Tài bèn quán chiếu trong bảy ngày liền thấy ngài Đức Vân. Nhưng ngài Đức Vân lại không hiện trên đỉnh núi của Thiện Tài mà ở một đỉnh núi khác. Tại sao? Vì lúc đó, tâm thức của Thiện Tài chưa thuần thục lắm, trong lòng vẫn âm thầm chấp ngã, nghĩ mình là kẻ đi cầu đạo, vẫn còn ranh giới giữa tự và tha, chưa thể nhập một vì thế ngài Đức Vân vẫn là đối tượng đối với Thiện Tài mà Thiện Tài vẫn là chủ thể, vẫn còn chấp có một vị thầy dạy và một người trò thụ giáo mà chưa đến chỗ nhập một được.
Kinh:
Thấy xong, Thiện Tài Đồng Tử liền đến đảnh lễ chân Tỳ Kheo Đức Vân, hữu nhiễu ba vòng cung kính đứng trước Đức Vân mà bạch rằng: Bạch đức Thánh, tôi đã phát tâm Vô Thượng Bổ Đề, mà chưa biết Bồ Tát phải học Bồ Tát hạnh thế nào? Phải tu Bồ Tát hạnh thế nào, nhẫn đến phải thế nào để được mau viên mãn hạnh Phổ Hiền???
Giảng:
Ngài Đức Vân chỉ nói có mấy câu, và lúc này, Thiện Tài cũng chưa vào được tam muội. Ngài chỉ dạy rằng: Thiện Tài phải cầu môn Sanh Tử Niết Bàn của Bồ Tát, cầu môn Bồ Tát quán sát hữu vi vô vi tâm không chấp trước. Vậy thì, thế nào là môn “Sanh Tử Niết Bàn của Bồ Tát?” Tức là Thiện Tài không được trụ vào sanh tử, cũng không trụ vào Niết Bàn, mà chỉ “thiện thệ” qua lại để độ sinh thôi, Bồ Tát là như vậy, không nhập Niết Bàn mà cũng không bị chìm nổi trong sanh tử. Cũng thế, Bồ Tát quán pháp hữu vi, vô vi cũng như vậy, hữu vi là giả, mà vô vi là không, bao giờ các ngài cũng dạy ta chuyển động tâm thức thiện thệ qua lại mà không bao giờ ngưng ở một bên nào cả.
Kinh:
Này thiện nam tử, ta được sức thắng giải tự tại quyết định, tín nhãn thanh tịnh, trí quang chói sáng, thấy khắp các cảnh giới khỏi tất cả chướng ngại, quan sát khéo léo, phổ nhãn sáng suốt, đủ hạnh thanh tịnh. Qua đến tất cả cõi nước mười phương, cung kính cúng dường tất cả chư Phật, thường nhớ tất cả chư Phật Như Lai…
Giảng:
Đại khái đoạn này nói rằng, ta chỉ tu được một pháp môn là “ức niệm nhát thiết chư Phật mười phương” nghĩa là lúc nào cũng nhớ đến chư Phật mười phương. Nói rõ hơn, ngài Đức Vân đã đắc được môn Niệm Phật tam muội, ngài vào được rất sâu trong tam muội đó, ngài thấy tất cả chư Phật 10 phương. Càng đi sâu vào tam muội càng thấy nhiều phương chư Phật. Nên ngài nói rằng có thể thấy bất khả thuyết, bất khả thuyết chư Phật đông như vi trần, rồi ngài lại bảo rằng có thể có nhiều lối niệm Phật. Nên ngài được môn tam muội Ức niệm nhứt thiết chư Phật, và chỉ dạy Thiện Tài pháp môn ấy.
Tóm lại, ngài Văn Thù đã chỉ vị thiện trí thức đầu tiên, và vị này dạy Thiện Tài môn Niệm Phật tam muội —Môn tam muội này có thể mở cửa tất cả các tam muội. Như vậy, chúng ta phải biết rằng môn niệm Phật tam muội là một môn tối thắng của chư Phật, đó là do lòng đại bi và phương tiện huệ của các ngài. Không biết quí vị nghĩ thế nào chứ riêng tôi, nếu tôi tu độ 10 kiếp thì tôi cũng chưa chắc đi đến đâu cả, may lắm chỉ đến nhị thiền là cùng, vì tâm chúng sinh thường rất buông lung và cái chấp về thân căn lại rất nặng nề, nên muốn xóa những chấp đó rất khó, dù rằng tu từ lúc trẻ. Tu hành càng lên cao càng khó, càng cần đến sức gia trì của chư Phật, bằng cách niệm Phật để có thể vào được Niệm Phật tam muội. Vả lại, ngài Thiện Tài đã được không quán rồi, bây giờ phải tu giả quán, mà giả quán không gì hơn là quán chiếu cái hiện thân tuyệt vời của diệu tâm tức là đức Phật. Hành giả cũng có thể quán núi, cây, sông, nước, v.v…. cũng là quán giả nhưng quán những điều đó không có lợi nhiều, chỉ có lợi làm cho định tâm được mạnh, mà không có sức gia trì nào cả. Thì ở đây, trong kinh không nói rằng ngài Thiện Tài được vào tam muội, không thấy nói rằng ngài nhìn thấy cảnh giới nào cả, chỉ nghe được ngài Đức Vân nói rằng ta nhìn thấy tất cả các cõi mà thôi.
PHỤ CHÚ.-
Tỷ-khưu Đức-Vân dạy Thiện-tài Đồng-tử về môn “ỨC-NIỆM NHỨT-THIẾT CHƯ PHẬT CẢNH-GIỚI TRÍ-HUỆ QUANG-MINH PHỔ-KIẾN”, như thế nào mà gặp được chư Phật ở mười phương tịnh độ?
Lúc đầu, thì Bồ-tát Văn-Thù Sư-lợi dạy cho Thiện-Tài Đồng-Tử “PHÁT BỒ-ĐỀ TÂM”, tức là chỉ dạy cho Thiện-Tài về phần “TÍN-GIẢI”, mà không dạy về phần “HÀNH-CHỨNG”, KHÔNG DẠY làm thế nào để “NHẬP PHÁP GIỚI.”
Rồi THIỆN TÀI được Bồ-tát Văn-thù giới thiệu theo học với “TỶ-KHƯU ĐỨC VÂN”, rồi Tỷ-khưu Đức-vân giới thiệu tới một vị “Thiện Tri Thức” khác… cho đến sau cùng gặp ”PHỔ-HIỀN BỒ-TÁT” dạy THIỆN TÀI “PHÁT NGUYỆN VÃNG SANH” VỀ CÕI CỰC LẠC CỦA ĐỨC PHẬT A-DI-ĐÀ, thì mới mau “NHẬP PHÁP GIỚI” một cách viên mãn.
Tôi nay hồi hướng các căn lành
Ðể được Phổ Hiền hạnh thù thắng.
Nguyện tôi lúc mạng sắp lâm chung
Trừ hết tất cả các chướng ngại
Tận mặt gặp Phật A Di Ðà
Liền được vãng sanh cõi Cực Lạc,
Tôi đã vãng sanh cõi kia rồi
Hiện tiền thành tựu nguyện lớn này
Cả thảy tròn đủ không thừa thiếu
Lợi lạc tất cả các chúng sanh.
Chúng hội Di Ðà đều thanh tịnh
Tôi từ hoa sen nở sinh ra
Thân thấy đức Phật Vô Lượng Quang
Liền thọ ký tôi đạo Bồ Ðề.
Nhờ đức Phật kia thọ ký rồi
Tôi hóa vô số vạn ức thân
Trí huệ rộng lớn khắp mười phương
Khắp lợi tất cả chúng sanh giới.
Nhẫn đến hư không thế giới tận
Chúng sanh, nghiệp và phiền não tận
Nhưng bốn pháp ấy không cùng tận
Nguyện tôi rốt ráo hằng vô tận
Tại sao “Bồ-tát Văn-thù” không dạy, mà giới thiệu tới “Tỷ-khưu Đức-vân” học Đạo ? Vì bấy giờ, Thiện-tài không thấy rằng gặp Bồ-tát Văn-thù là một chuyện hy-hữu, trong trăm ngàn muôn ức kiếp khó gặp được một lần, nên dù Bồ-tát Văn-thù có dạy, thì Thiện-tài cũng không chứng nhập được.
Cho nên, trước khi lên đường tìm cầu “THIỆN TRI THỨC”, Bồ-tát Văn-thù dặn dò THIỆN-TÀI rằng:
“Thiện tri thức có dạy bảo điều chi phải đều tùy thuận. Nơi thiện xảo phương tiện của thiện tri thức chớ thấy lỗi lầm. (Y theo PHÁP không Y theo NGƯỜI)
Lời dạy của “BỒ-TÁT VĂN-THÙ” cũng giống như Phẩm “TỨ-Y” trong “Kinh Đại-Bát Niết-Bàn”:
1) Y theo PHÁP không Y theo NGƯỜI
2) Y theo NGHĨA không Y theo LỜI
3) Y theo TRÍ không Y theo THỨC
4) Y theo KINH LIỄU-NGHĨA không Y theo KINH CHẲNG LIỄU NGHĨA
Phương nam này có một nước tên là Thắng Lạc. Trong nước Thắng Lạc có tòa núi tên là Diệu Phong. Trên núi đó có một Tỳ kheo tên là Ðức Vân. Ngươi nên đến hỏi Tỳ Kheo Ðức Vân : Bồ Tát phải học Bồ Tát hạnh thế nào ? Phải tu Bồ Tát hạnh thế nào ? Nhẫn đến phải như thế nào để được mau viên mãn hạnh Phổ Hiền ? Tỳ Kheo Ðức Vân sẽ chỉ bảo cho ngươi.”
Thiện Tài đồng tử nghe xong hớn hở vui mừng, đảnh lễ Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, hữu nhiễu vô số vòng, ân cần chiêm ngưỡng, rơi lệ từ tạ mà đi qua hướng Nam, đến nước Thắng Lạc, lên núi Diệu Phong. Ở trên núi đó xem ngó tìm kiếm khắp bốn phía, lòng khao khát muốn được gặp Tỳ-Kheo Ðức-Vân. Bảy ngày sau mới được thấy T ỳ Kheo Ðức Vân ở trên ngọn núi khác đi kinh hành chậm rãi.
Tỷ-khưu Đức-vân dạy Thiện-tài về môn “NHỚ NIỆM THIỆN TRI THỨC”, cũng giống như pháp “TRÌ DANH HIỆU PHẬT”, trong KINH A-DI-ĐÀ , làm cho Thiện-tài có “TÂM” mong cầu muốn gặp được Thiện-Tri-Thức, nên trong 7 ngày nhớ niệm, khát ngưỡng mong gặp Tỷ-khưu Đức-vân, nên được nhất Tâm, như chỉ được sự nhất tâm mà thôi, vì còn thấy mình ở núi bên nầy, Tỷ-khưu Đức-vân ở núi bên kia (còn năng niệm sở niệm)
Thấy xong, Thiện Tài đồng tử liền đến đảnh lễ chân Tỳ Kheo Ðức Vân, hữu nhiễu ba vòng cung kính đứng trước Ðức Vân mà bạch rằng :
Bạch Ðức Thánh ! Tôi đã phát tâm Vô thượng Bồ đề, mà chưa biết Bồ Tát phải học Bồ Tát hạnh thế nào ? Phải tu Bồ Tát hạnh thế nào ? Nhẫn đến phải thế nào để được mau viên mãn hạnh Phổ Hiền ? Tôi nghe đức Thánh khéo có thể dạy bảo, mong đức Thánh thương xót dạy cho tôi thế nào Bồ Tát được thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Ðức Vân Tỳ Kheo bảo Thiện Tài đồng tử rằng :
Lành thay ! Lành thay ! Này thiện nam tử ! Ngươi đã phát tâm Vô thượng Bồ đề, lại có thể hỏi hạnh của Bồ Tát. Việc như vậy là sự khó trong những sự khó. Những là cầu Bồ Tát hạnh, cầu Bồ Tát cảnh giới, cầu đạo xuất ly của Bồ Tát, cầu đạo thanh tịnh của Bồ Tát, cầu tâm thanh tịnh quảng đại của Bồ Tát, cầu Bồ Tát thành tựu thần thông, cầu Bồ Tát thị hiện môn giải thoát, cầu Bồ Tát thị hiện việc làm tại thế gian, cầu Bồ Tát tùy thuận tâm của chúng sanh, cầu môn sanh tử Niết bàn của Bồ Tát, cầu Bồ Tát quán sát hữu vi vô vi tâm không chấp trước.
Này thiện nam tử ! Ta được sức thắng giải tự tại quyết định, tín nhãn thanh tịnh, trí quang chói sáng, thấy khắp các cảnh giới khỏi tất cả chướng ngại, quán sát khéo léo, phổ nhãn sáng suốt, đủ hạnh thanh tịnh. Qua đến tất cả cõi nước mười phương cung kính cúng dường tất cả chư Phật. Thường nhớ tất cả chư Phật Như Lai. Tổng trì tất cả chánh pháp của chư Phật. Thường thấy tất cả chư Phật mười phương.
Những là thấy phương đông một đức Phật, hai đức Phật, mười đức Phật, trăm đức Phật, ngàn đức Phật, ức đức Phật, trăm ức đức Phật, ngàn ức đức Phật, trăm ngàn ức đức Phật, na do tha ức đức Phật, trăm na do tha ức đức Phật, ngàn na do tha ức đức Phật, trăm ngàn na do tha ức đức Phật, nhẫn đến thấy vô số, vô lượng, vô biên vô đẳng, bất khả sổ, bất khả xưng, bất khả tư, bất khả lượng, bất khả thuyết, bất khả thuyết bất khả thuyết đức Phật.
Nhẫn đến thấy chư Phật bằng số vi trần trong Diêm Phù Ðề, bằng số vi trần trong bốn châu thiên hạ, bằng số vi trần trong Tiểu thiên thế giới, bằng số vi trần trong nhị thiên thế giới bằng số vi trần trong Ðại Thiên thế giới, bằng số Phật sát vi trần nhẫn đến thấy chư Phật bằng số bất khả thuyết bất khả thuyết Phật sát vi trần.
Như phương đông, chín phương kia cũng đều thấy như vậy.
Chư Phật trong mỗi phương, những sắc tướng, những hình mạo, những thần thông, những du hí, những chúng hội trang nghiêm đạo tràng, những quang minh chiếu sáng vô biên, những quốc độ, những thọ mạng. Tùy những tâm sở nghi của chúng sanh mà chư Phật thị hiện những môn thành Ðẳng Chánh Giác, làm sư tử hống trong đại chúng.
Này thiện nam tử ! Ta chỉ được pháp môn "ức niệm Nhứt thiết chư Phật cảnh giới trí huệ quang minh phổ kiến" này thôi.
Khi niệm một vị Phật nào đó tới “không còn năng niệm sở niệm”, thì thấy được TẤT CẢ CHƯ PHẬT HIỆN Ở TRONG “PHỔ-QUANG MINH TRÍ” SÁT-NA TẾ TAM MUỘI , rồi “Qúy-vị” có khả năng hóa hiện vô-lượng thân, ở trước vô-lượng chư Phật ở 10 phương đồng thời niệm Phật. Vì Thường niệm tất cả chư Phật Như Lai, nên Thường thấy tất cả chư Phật ở mười phương Tịnh-độ.
Đây gọi là “ỨC-NIỆM NHỨT-THIẾT CHƯ PHẬT CẢNH-GIỚI TRÍ-HUỆ QUANG-MINH PHỔ-KIẾN”. Còn gọi là: “PHỔ-QUANG MINH TRÍ” SÁT-NA TẾ TAM MUỘI.”
Cảnh giới nầy, cũng giống như LỄ PHẬT “không còn năng lễ sở lễ”.
Năng lễ, sở lễ tánh không tịch,
Cảm ứng đạo-giao nan tư nghì,
Ngã thử đạo-tràng như Ðế-châu,
Thập phương chư Phật ảnh hiện trung,
Ngã thân ảnh hiện chư Phật tiền,
Ðầu diện tiếp túc quy mạng lễ.
Comments
Post a Comment