Shurangama Mantra with Verses and Commentary
by Venerable Tripitaka Master Hsuan Hua
249. TỲ ĐIỀU ĐÁT BÀ DẠ
毗條怛婆夜
VIDYU BHAYA
Phương
quảng thiên thọ thiện điều phục
Tấn
lôi phong liệt mãnh đồ độc
Băng
bạc thiểm điện thành tai hại
Kim
Cang giới thần cứu vô cô.
方廣天授善調伏
迅雷風烈猛荼毒
冰雹閃電成災害
金剛戒神救無辜
Expansive,
sent from the heavens, they skillfully regulate
The
swift thunder and ferocious gales that devastate
And
the hailstorms and lightning that cause disasters.
These vajra precept spirits rescue innocent beings.
ŌM! TỲ ĐIỀU ĐÁT BÀ DẠ
Khải lung chấn quý cảnh ngu mông
Huyền diệu biến hóa BẢO-ĐẠC THỦ
Văn thanh ly khổ giác hoa tông.
Bảo-ĐạcThủ Nhãn Ấn Pháp
LONG THỌ ĐẠI SĨ
Long Thọ Đại sĩ, tiếng Phạn gọi là
Nàgàrjuna, người dòng Phạm chí, ứng thế ở xứ Nam Thiên Trúc, sau Phật diệt độ
700 năm. Tương truyền ngài sanh duới cây A Châu Đà Na, cây nầy có 500 vị Long
thần ở, lại nhờ Long Vương Bồ Tát mà thành đạo, nên lấy hiệu là Long Thọ .
Trong quyển Tam Bảo Cảm Ứng Lục có trích
dẫn: “Theo kinh Kim Cang Chánh Trí, thì thời quá khứ, ngài Mã Minh đã thành Phật,
hiệu là Đại Quang Minh Như Lai. Ngài Long Thọ hiệu là Diệu Vân Tướng Như Lai. Lại
theo kinh Đại Trang Nghiêm Tam Muội, ngài Mã Minh là vị Cổ Phật hiệu Nhật Nguyệt
Tinh Minh. Ngài Long Thọ là Diệu Vân Tự Tại Vương Phật”. Truyện Phú Pháp Tạng
cũng nói về ngài như sau: “Bản vị nguyên là Phật Diệu Vân, ứng tích ở ngôi Hoan
Hỷ Địa”. Truyền ký về ngài có nhiều điểm thần kỳ, như việc mở Thiết tháp ở Nam
Thiên Trúc học về Mật giáo; được Đại Long Bồ Tát đem vào hải cung đọc kinh Hoa
Nghiêm và các kinh điển đại thừa. Vì thế, ngài một thân mà kiêm làm Tổ sư của
tám tông phái Phật giáo.
Sau khi đắc pháp với Tôn giả Ca Tỳ Ma
La, làm vị Tô thứ bốn bên Thiền tông, Long Thọ Đại sĩ đi hoằng hóa các nơi và
có trứ thuật nhiều bộ luận. Trong luận Tỳ Bà Sa của ngài viết, có đoạn khen ngợi
về Tịnh độ như sau:
Nếu người muốn thành
Phật,
Xưng niệm A Di Dà,
Ứng thời vì hiện thân,
Nên nay con quy mạng.
Do sức nguyện Phật kia,
Mười phương chư Bồ Tát,
Đến nghe pháp cúng dường,
Nên con cúi đầu lễ.
Các Bồ Tát cõi ấy,
Đầy đủ những tướng hảo,
Thân đẹp tự trang nghiêm,
Nên con lạy quy y.
Chư Bồ Tát Cực Lạc,
Mỗi ngày trong ba thời,
Cúng dường Phật mười phương,
Nên con cúi đầu lạy.
Nếu người trồng căn lành,
Nghi thì hoa không nở,
Kẻ lòng tin thanh tịnh,
Hoa nở được thấy Phật.
Hiện tại Phật mười phương,
Dùng các thứ nhân duyên,
Khen công đức Di Đà,
Nên con quy mạng lễ.
Cõi Cực Lạc nghiêm đẹp,
Mầu nhiệm hơn thiên cung,
Công đức rất sâu dầy,
Nên con lễ chân Phật.
Ngài lại tạo bộ luận Đại Trí Độ, trong
đoạn khai thị về pháp môn Tịnh độ có dạy:
“Niệm Phật tam muội có thể trừ các thứ
phiền não và những tội đời trước. Các pháp tam muội khác, có môn trừ được nghiệp
dâm không thể trừ được nghiệp sân. Có môn trừ được nghiệp sân không thể trừ
nghiệp dâm. Có môn trừ được nghiệp si, không thể trừ dâm, sân. Có môn trừ được
ba độc tham, sân, si, không thể trừ các tội đời trước. Môn Niệm Phật tam muội
có thể trừ các thứ phiền não và các thứ tội chướng. Lại nữa, Niệm Phật tam muội
có phước đức lớn, hay độ chúng sanh. Chư Bồ Tát muốn mau diệt tội chướng, được
nhiều phước đức, sớm độ chúng sanh, không chi hơn tu môn Niệm Phật tam muội…”
– Hỏi: Bồ
Tát phải thường ở cõi trần lao để giáo hóa chúng sanh, sao lại nguyện sanh về Tịnh
độ?
– Đáp: Nếu
chưa vào Vô sanh nhẫn của Bồ Tát vị, chưa được thọ ký, chưa đến ngôi Bất thối
chuyển, mà xa lìa chư Phật, tất sẽ chìm trong biển phiền não, hư mất hết các
căn lành! Như thế, đã không thể độ mình, làm sao độ chúng sanh được? Ví như kẻ
dùng chiếc thuyền không bền chắc để đưa người, khi gặp sóng to gió lớn, tất
thuyền sẽ bị hư rã, mình và người đều chết đắm. Lại như người đem ấm nước sôi đổ
vào ao băng tuyết, muốn cho ao băng tuyết tiêu tan, ban sơ chỉ tan được chút
ít, kết cuộc chính nước sôi ấy sẽ trở thành băng tuyết. Bồ Tát chưa vào Vô sanh
pháp vị mà xa lìa chư Phật cũng lại như thế! Nếu Bồ Tát chưa đủ nhẫn lực, chưa
đủ phương tiện, muốn dùng chút ít công đức để ra hóa độ chúng sanh, sự lợi ích
tuy có đôi phần, nhưng trái lại chính mình sẽ bị đọa lạc … – Lại nữa, nếu Bồ
Tát mắt thường thấy sắc tướng của Phật, tai thường nghe âm thanh Phật nói, thì
tâm sẽ được thanh tịnh, được pháp lạc, được trí tuệ lớn, kế đó y theo lời dạy
tu hành tất sẽ mau giải thoát. Gặp Phật được vô lượng sự lợi ích như thế, tại
sao không nhất tâm cầu về cõi Phật? Như trẻ thơ không nên rời mẹ, người đi xa
không rời lương thực, lúc nóng bức không rời gió nước trong mát, tiết nghiêm
hàn không rời sưởi ấm, sang sông không rời thuyền câu, đau bệnh không rời thuốc
hay; Bồ Tát không rời chư Phật còn quá hơn các việc như trên. Tại sao thế? Bởi
dù là cha mẹ, hàng thân thuộc, bậc thiện tri thức, ngôi vua chúa, hay các đấng
thiên vương, cũng không thể làm lợi ích cho chúng sanh bằng Phật. Chư Phật có đủ
năng lực đưa loài hữu tình lìa các cảnh khổ, lần lần tiến tới ngôi vị Thế Tôn …
Hỏi: Làm
thế nào để thường được gần gũi chư Phật?
Đáp: Chúng
sanh luân hồi từ vô thỉ kiếp, tạo vô lượng tội chướng nhân duyên. Cho nên, dù
có tu phước đức, trí tuệ vẫn kém ít; dù có tu trí tuệ, phước đức cũng không được
bao nhiêu. Bồ Tát khi cầu Phật đạo, cần phải thực hành sanh nhẫn và pháp nhẫn.
Do thực hành sanh nhẫn, đối với tất cả chúng sanh phát tâm từ bi hỷ xả, nên diệt
được tội chướng trong vô lượng kiếp, sanh vô thượng phước đức căn lành. Do thực
hành pháp nhẫn nên phá hết các vô minh về pháp chấp, sanh vô lượng trí tuệ. Nếu
hai hạnh ấy được hòa hiệp, thì đời đời không xa rời chư Phật.
Lại một hạnh: “Ví như chúng sanh tâm dục
nặng: thì đọa làm thân dâm điểu; tâm sân nặng thì thọ sanh trong loài độc
trùng. Nếu kẻ nào thường niệm Phật, ưa thích cõi Phật, không tham phước báo cõi
nhơn thiên, tất sẽ tùy tâm mến trọng của mình, quyết được sanh về Tịnh độ, thường
gần gũi chư Phật…”
Về sau, ngài Long Thọ phú pháp cho tôn
giả Ca Na Đề Bà, rồi nhập định như con ve bỏ xác mà hóa.
Trong kinh Lăng Già, về ngài Long Thọ, đức Phật đã có lời huyền ký với Đại Huệ Bô Tát rằng:
Đại Huệ ông nên biết,
Chứng sơ Hoan hỷ địa,
Đời vị lai sẽ có,
Sau khi ta Niết bàn,
Tôn hiệu là Long Thọ,
Tỳ kheo danh đức lớn,
Duy trì pháp của ta,
Ở nước Nam Thiên Trúc
Trong thế gian hiển ngã,
Phá các tông Hữu, Vô.
Như thế, ngài Long Thọ ứng tích là bậc
Sơ địa Bồ Tát bi trí rộng sâu, một thân làm Tổ sư của tám tông, mà vẫn phát
nguyện cầu sanh Tịnh độ.
ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT
HOA NGHIÊM KINH
Phẩm Nhập Pháp Giới
Thứ ba mươi chín
Hán Dịch: Ðại Sư Thật-Xoa-Nan-Ðà
Việt Dịch: Hòa thượng THÍCH TRÍ TỊNH
Diễn Giảng
PHẨM NHẬP PHÁP GIỚI
Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng
Ngày 18 tháng 2 năm 1990
Lúc đó chư thượng thủ đại Thanh Văn các Trưởng lão : Xá Lợi Phất, Ðại Mục Kiền Liên, Ma Ha Ca Diếp, Ly Bà Ða, Tu Bồ Ðề, A Nâu Lâu Ðà, Na Ðà, Kiếp Tân Na, Ca Chiên Diên, Phú Lâu Na v.v… Chư đại Thanh Văn này ở tại rừng Thệ Ða mà đều chẳng thấy thần lực của Như Lai. Chẳng thấy sự nghiêm hảo của Như Lai. Chẳng thấy cảnh giới của Như Lai. Chẳng thấy sự du hí của Như Lai. Chẳng thấy sự thần biến của Như Lai. Chẳng thấy sự tôn thắng của Như Lai. Chẳng thấy sự diệu hạnh và oai đức của Như Lai. Chẳng thấy sự trụ trì của Như Lai. Chẳng thấy cõi thanh tịnh của Như Lai. Lại cũng chẳng thấy cảnh giới Bồ Tát bất tư nghì, Bồ Tát đại hội, Bồ Tát phổ nhập, Bồ Tát phổ chí, Bồ Tát phổ nghệ, Bồ Tát thần biến, Bồ Tát du hí, Bồ Tát quyến thuộc, Bồ Tát phương sở, Bồ Tát trang nghiêm sư tử tòa, Bồ Tát cung điện, Bồ Tát trụ xứ, Bồ Tát nhập tam muội tự tại, Bồ Tát quán sát, Bồ Tát tần thân, Bồ Tát dũng mãnh, Bồ Tát cúng dường, Bồ Tát thọ ký, Bồ Tát thành thục, Bồ Tát dũng kiện, Bồ Tát pháp thân thanh tịnh, Bồ Tát trí thân viên mãn, Bồ Tát nguyện thân thị hiện, Bồ Tát sắc thân thành tựu, Bồ Tát tướng hảo cụ túc thanh tịnh, Bồ Tát quang minh thường nhiều màu trang nghiêm, Bồ Tát phóng lưới đại quang minh, Bồ Tát khởi mây biến hóa, Bồ Tát thân khắp mười phương, Bồ Tát các hạnh viên mãn. Những sự như vậy, tất cả Thanh Văn đại A La Hán thảy đều không thấy.
Tại sao vậy ?
Vì thiện căn chẳng đồng. Vì vốn không tu tập thiện căn thấy Phật tự tại. Vì vốn chẳng khen nói công đức thanh tịnh của tất cả Phật độ ở mười phương. Vì vốn chẳng ca ngợi những thần biến của chư Phật Thế Tôn. Vì vốn chẳng ở trong sanh tử phát tâm Vô thượng Bồ đề. Vì vốn chẳng làm cho kẻ khác phát tâm Bồ đề. Vì vốn chẳng có thể làm cho chủng tánh Như Lai không đoạn tuyệt. Vì vốn chẳng nhiếp thọ chúng sanh. Vì vốn chẳng khuyên kẻ khác tu hạnh Ba La mật của Bồ Tát. Vì lúc ở trong sanh tử lưu chuyển, vốn chẳng khuyên bảo chúng sanh cầu đại trí nhãn tối thắng. Vì vốn chẳng tu tập thiện căn phát sanh Nhứt thiết trí. Vì vốn chẳng thành tựu thiện căn xuất thế của Như Lai. Vì vốn chẳng được trí thần thông nghiêm tịnh Phật độ. Vì vốn chẳng được cảnh sở tri của Bồ Tát nhãn. Vì vốn chẳng cầu những thiện căn siêu xuất thế gian bất cộng Bồ đề. Vì vốn chẳng phát Bồ Tát đại nguyện. Vì sanh ra vốn chẳng từ sự gia bị của đức Như Lai. Vì vốn chẳng biết tất cả pháp như huyễn, chư Bồ Tát như mộng. Vì vốn chẳng được sự hoan hỷ quảng đại của chư đại Bồ Tát. Những điều trên đây đều là cảnh giới trí nhãn Phổ Hiền Bồ Tát chẳng cùng chung với tất cả hàng Nhị thừa. Do cớ này, nên chư đại Thanh văn không thấy được, chẳng biết được, chẳng nghe được, chẳng nhập được, chẳng chứng được, chẳng niệm được, chẳng quán sát được, chẳng tính lường được, chẳng tư duy được, chẳng phân biệt được. Thế nên dầu cũng ở trong rừng Thệ Ða mà chẳng thấy được những đại thần biến của Như Lai.
Lại vì chư đại Thanh Văn không có thiện căn như vậy, không có trí nhãn như vậy, không có tam muội như vậy, không có giải thoát như vậy, không có thần thông như vậy, không có oai đức như vậy, không có thế lực như vậy, không có tự tại như vậy, không có trụ xứ như vậy, không có cảnh giới như vậy, vì thế nên ở nơi đây không biết được không thấy được, không nhập được, không chứng được, không trụ được không hiểu được, không quán sát được, không nhẫn thọ được, không xu hướng được, không noi theo được.
Lại cũng vì chẳng có thể vì người khác mà khai diễn giải thoát, tán thán thị hiện dắt dìu khuyến tấn, cho họ xu hướng, cho họ tu tập, cho họ an trụ, cho họ chứng nhập.
Tại sao vậy ? Vì chư đại đệ tử y theo Thanh Văn thừa mà xuất ly, thành tựu Thanh Văn đạo, đầy đủ Thanh Văn hạnh, an trụ Thanh Văn qủa. Nơi chơn đế vô hữu được quyết định trí, trụ luôn nơi thiệt tế rốt ráo tịch tịnh, lìa xa đại bi, bỏ các chúng sanh an trụ nơi việc của mình. Nơi trí huệ kia chẳng chứa nhóm được, chẳng tu hành được, chẳng an trụ được, chẳng nguyện cầu được, chẳng thành tựu được, chẳng thanh tịnh được, chẳng xu nhập được, chẳng thông đạt được, chẳng thấy biết được, chẳng chứng đắc được. Vì thế nên dầu ở trong rừng Thệ Ða mà chẳng thấy được thần biến quảng đại của đức Như Lai.
Chư Phật tử ! Như ở bờ sông Hằng, có trăm ngàn ức vô lượng ngạ quỷ lõa lồ đói khát, khắp mình lửa cháy. Những quạ, kên kên, chó sói đua nhau rượt bắt. Các ngạ quỷ này vì quá khát muốn tìm nước uống, nhưng dầu ở bên sông mà chẳng thấy nước. Cũng có kẻ thấy sông nhưng lại thấy khô cạn.
Tại sao vậy ? Vì các ngạ quỷ này bị nghiệp chướng sâu nặng che mờ.
Cũng vậy, chư đại Thanh Văn dầu đến ở trong rừng Thệ Ða mà chẳng thấy thần lực quảng đại của đức Như Lai. Vì bỏ Nhứt thiết chủng trí, bị màn vô minh che loà đôi mắt. Vì chẳng từng gieo trồng những thiện căn Nhứt thiết chủng trí.
Ví như có người ở giữa đại hội ngủ say chiêm bao thấy trên đảnh núi Tu Di, Thiên Ðế ngự nơi thành Thiện Kiến, cung điện vườn cây các thứ nghiêm tốt. Ngàn muôn ức Thiên Tử Thiên nữ. Thiên hoa rải khắp mọi nơi. Những y thọ sanh ra y phục đẹp. Những hoa thọ đơm nở hoa đẹp. Những âm nhạc thọ trổi thiên âm nhạc. Những thiên thể nữ ca ngâm tiếng tốt. Vô lượng chư thiên ở trong đó vui chơi. Người nằm mộng này tự thấy mặc thiên y đi dạo khắp Thiên cung.
Ở trong đại hội tất cả mọi người dầu đồng ở một chỗ mà chẳng thấy chẳng biết cảnh giới Thiên cung như vậy.
Cũng vậy, tất cả Bồ Tát vì từ lâu chứa nhóm thiện căn, vì phát nguyện quảng đại cầu Nhứt thiết chủng trí, vì học tập tất cả Phật công đức, vì tu hành đạo trang nhgiêm của Bồ Tát, vì viên mãn pháp Nhứt thiết chủng trí, vì đầy đủ những hạnh nguyện Phổ Hiền, vì xu nhập trí địa của tất cả Bồ Tát, vì du hí những tam muội sở trụ của tất cả Bồ Tát, vì đã có thể quán sát Cảnh giới trí huệ của tất cả Bồ Tát không chướng ngại. Do đây nên đều thấy thần biến tự tại bất tư nghì của Như Lai Thế Tôn.
Tất cả Thanh Văn đều chẳng thấy được, đều chẳng biết được, vì không có thanh tịnh nhãn của Bồ Tát.
Ví như núi Tuyết đủ những dược thảo. Lương y đến đó đều có thể phân biệt biết. Còn những thợ săn, những người chăn súc vật thường ở trên đó mà chẳng thấy biết được thuốc.
Ðây cũng như vậy, bởi chư Bồ Tát nhập trí cảnh giới đủ sức tự tại, có thể thấy thần biến quảng đại của đức Như Lai.
Chư Thanh Văn đại đệ tử chỉ cầu tự lợi chẳng muốn lợi tha, chỉ cầu tự an chẳng muốn an tha, nên dầu ở trong rừng Thệ Ða mà chẳng thấy chẳng biết.
Ví như trong đất có mỏ thất bảo. Nhà bác học trí huệ sáng suốt, có thể khéo phân biệt biết thấy những mõ báu đó. Người này có đại phước đức nên tùy ý lấy dùng tự tại : Phụng dưỡng cha mẹ, cung cấp kẻ nghèo bịnh cơ hàn cô độc.
Những người không trí huệ không phước đức dầu cũng đến chỗ mõ báo mà chẳng biết chẳng thấy chẳng được lợi ích.
Cũng vậy, chư đại Bồ Tát có trí nhãn thanh tịnh có thể nhập cảnh giới thậm thâm bất tư nghì, thấy được thần lực của Phật, nhập được các pháp môn, du hành được tam muội hải, hay cúng dường chư Phật, hay dùng chánh pháp khai ngộ chúng sanh, hay dùng Tứ nhiếp pháp nhiếp thọ chúng sanh.
Chư đại Thanh Văn chẳng thấy được thần lực của Chư Phật, cùng chẳng thấy được chúng Bồ Tát.
Ví như người mù đến chỗ châu bảo, hoặc đi, hoặc đứng, hoặc ngồi, hoặc nằm vẫn chẳng thấy được châu bảo. Vì không thấy nên không lấy được, chẳng dùng được.
Ðây cũng như vậy, chư đại đệ tử Thanh Văn dầu ở rừng Thệ Ða thân cận đức Thế Tôn mà chẳng thấy thần lực tự tại của đức Thế Tôn, cũng chẳng thấy được đại hội Bồ Tát, vì không có tịnh nhãn vô ngại của đại Bồ Tát, nên chẳng có thể thứ đệ ngộ nhập pháp giới thấy thần lực tự tại của đức Như Lai.
Ví như có người được thanh tịnh nhãn gọi là ly cấu quang minh, tất cả màu tối không làm chướng được. Bấy giờ ở trong đêm tối có vô lượng ức người, hoăc đi, hoặc đứng, hoặc ngồi, hoặc nằm, hình tướng oai nghi. Người này ở trong đại chúng đó đều thấy biết rõ ràng. Còn đại chúng đó lại không thấy biết oai nghi tấn thối của người minh nhãn này.
Cũng vậy, đức Phật thành tựu trí nhãn thanh tịnh vô ngại thấy rõ tất cả thế gian.
Ðức Phật thị hiện thần thông biến hóa, chúng đại Bồ Tát câu hội. Hàng đại đệ tử Thanh Văn đều chẳng thấy được.
Ví như Tỳ Kheo ở giữa đại chúng nhập biến xứ định. Những là địa biến xứ định, thủy biến xứ định, hỏa biến xứ định, phong biến xứ định, thanh biến xứ định, huỳnh biến xứ định, xích biến xứ định, bạch biến xứ định, thiên biến xứ định, chúng sanh thân biến xứ định, ngữ ngôn âm thanh biến xứ định, cảnh duyên biến xứ định. Người nhập định này thấy những cảnh đó. Những người khác không thấy được. Chỉ trừ người trụ trong chánh định này.
Cũng vậy, đức Như Lai hiện Phật cảnh giới bất tư nghì, Bồ Tát thấy cả, Thanh Văn chẳng thấy.
Ví có người dùng thuốc ẩn thân tự thoa lên mắt, ở trong chúng hội tới lui ngồi đứng, không ai thấy được. Người này thời thấy tất cả những sự trong đại chúng.
Cũng vậy, đức Như Lai siêu quá thế gian, thấy khắp thế gian. Chẳng phải hàng Thanh Văn thấy được. Chỉ trừ chư đại Bồ Tát xu hướng cảnh giới Nhứt thiết trí.
Như người khi đã sanh ra thời có hai Thiên thần hằng theo kề. Một Thiên thần hiệu Ðồng Sanh. Một Thiên thần hiệu Ðồng Danh. Thiên thần thường thấy người. Người thời chẳng thấy được Thiên thần.
Cũng vậy đức Như Lai ở trong đại hội Bồ Tát hiện đại thần thông. Chư đại Thanh Văn đều chẳng thấy được.
Ví như Tỳ Kheo được tâm tự tại nhập diệt tận định, sáu căn chẳng hiện hành, chẳng hay chẳng biết tất cả ngữ ngôn. Vì định lực chấp trì nên chẳng nhập diệt.
Cũng vậy, tất cả đại Thanh Văn dầu ở tại rừng Thệ Ða, đủ cả sáu căn mà đối với những sự tự tại của Như Lai cùng chúng hội Bồ Tát, chẳng biết chẳng thấy, chẳng hay chẳng nhập.
Tại sao vậy ? Vì cảnh giới của đức Như Lai thậm thâm quảng đại, khó thấy, khó biết, khó suy, khó lường. Siêu xuất thế gian chẳng thể nghĩ bàn, chẳng gì làm hoại được. Chẳng phải cảnh giới của hàng Nhị thừa. Vì thế nên Như Lai tự tại thần lực và chúng hội Bồ Tát cùng rừng Thệ Ða, cùng khắp tất cả thanh tịnh thế giới. Những sự như vậy, chư đại Thanh Văn đều chẳng thấy biết, vì họ chẳng phải căn khí này.
Lúc đó, Tỳ Lô Giá Na Nguyện Quang Minh Bồ Tát, thừa Phật thần lực, quán sát mười phương rồi nói kệ rằng :
Các ngài nên quán sát
Phật đạo bất tư nghì
Nơi rừng Thệ Ða này
Thị hiện thần thông lực.
Oai thần lực của Phật
Biến hiện vô ương số
Tất cả các thế gian
Mê lầm chẳng rõ được.
Pháp vương pháp thâm diệu
Vô lượng khó nghĩ bàn
Hiện ra những thần thông
Thế gian chẳng lường được.
Vì biết pháp vô tướng
Thế nên gọi là Phật
Mà đủ tướng trang nghiêm
Xưng dương chẳng kể hết.
Nay ở trong rừng này
Thị hiện đại thần lực
Rất sâu vô biên lượng
Ngôn từ không biện được.
Ngài xem đại oai đức
Vô lượng chúng Bồ Tát
Mười Phương những quốc độ.
Mà đến thấy Thế Tôn.
Chỗ nguyên đều đầy đủ
Chỗ làm không chướng ngại
Tất cả các thế gian
Không ai suy lường được.
Tất cả chư Duyên Giác
Và đại Thanh Văn kia.
Thảy đều chẳng biết được
Bồ Tát hạnh cảnh giới.
Bồ Tát đại trí huệ
Các địa đều rốt ráo
Dựng cao tràng dũng mãnh
Khó xô khó động được.
Những bực Ðại Danh xưng
Vô lượng tam muội lực
Hiện ra những thần biến
Pháp giới đều sung mãn.
Bấy giờ, Bất Khả Hoại Tinh Tấn Vương Bồ Tát thừa Phật thần lực, quán sát mười phương rồi nói kệ rằng :
Ngài xem các Phật tử
Trí tuệ tạng công đức
Rốt ráo hạnh Bồ đề
An ổn các thế gian.
Tâm Ngài vốn minh đạt
Khéo nhập những tam muội
Trí huệ vô biên tế
Cảnh giới không lường được.
Nay rừng Thệ Ða này
Mọi sự đều nghiêm sức
Chúng Bồ Tát vân tập
Thân cận bên Như Lai
Ngài xem vô lượng chúng
Những bực vô sở trước
Mười phương đến chỗ này
Ngồi toà bửu liên hoa.
Không đến cũng không ở
Không dựa không hí luận
Tâm ly cấu vô ngại
Rốt ráo nơi pháp giới
Kiến lập tràng trí huệ
Kiên cố chẳng động lay
Biết pháp không biến hoá
Mà hiện sự biến hoá
Mười phương vô lượng cõi
Tất cả chỗ chư Phật
Ðồng thời đều qua đến
Mà cũng chẳng phân thân
Ngài xem Thích Sư Tử
Sức thần thông tự tại
Hay khiến chúng Bồ Tát
Tất cả đều đến họp
Tất cả những Phật pháp
Pháp giới đều bình đẳng
Ngôn thuyết nên chẳng đồng
Chúng này đều thông đạt.
Chư Phật thường an trụ
Pháp giới bình đẳng tế
Diễn nói pháp sai biệt
Ngôn từ vô cùng tận.
Bấy giờ, Phổ Thắng vô Thượng Oai Ðức Vương Bồ Tát thừa Phật thần lực, quán sát mười phương rồi nói kệ rằng :
Ngài xem vô thượng Sĩ
Trí quảng đại viên mãn
Khéo đạt thời phi thời
Vì chúng diễn thuyết pháp.
Xô dẹp chúng ngoại đạo
Tất cả những dị luận
Khắp tùy tâm chúng sanh
Vì hiện thần thông lực
Chánh Giác chẳng hữu lượng
Cũng lại chẳng vô lượng
Hoặc lượng, hoặc vô lượng
Mâu Ni đều siêu việt.
Như mặt nhựt trên không
Soi đến tất cả xứ
Phật trí cũng như vậy
Rõ thấu tam thế pháp.
Ví như chính đêm rằm
Vầng trăng không thiếu khuyết
Như Lai cũng như vậy
Bạch pháp đều viên mãn.
Như mặt nhựt trên không
Vận hành không tạm ngừng
Như Lai cũng như vậy
Thần biến thường tương tục.
Như mười phương quốc độ
Hư không chẳng chướng ngại
Thế đăng hiện biến hóa
Nơi thế cũng như vậy
Ví như đất thế gian
Chỗ nương của muôn loại
Chiếu thế đăng pháp luân
Làm chỗ nương cũng vậy
Ví như gió lốc mạnh
Thổi đi không chướng ngại
Phật pháp cũng như vậy
Mau khắp ở thế gian.
Ví như đại thủy luân
Thế giới nương trên đó
Trí huệ luân cũng vậy
Chỗ nương của chư Phật.
Bấy giờ, Vô Ngại Thắng Tạng Vương Bồ Tát thừa thần lực của Phật, quán sát mười phương rồi nói kệ rằng :
Ví như đại bửu sơn
Lợi ích các hàm thức
Phật sơn cũng như vậy
Lợi ích khắp thế gian.
Ví như, đại hải thủy
Ðứng sạch không nhơ bợn
Thấy Phật cũng như vậy
Trừ được những khát ái
Ví như, Tu Di sơn
Ở ngay giữa đại hải
Thế Gian Ðăng cũng vậy
Có từ nơi pháp hải.
Như biển đủ châu báu
Người cầu đều đầy đủ
Vô sư trí cũng vậy
Người thấy đều khai ngộ.
Như Lai trí thậm thâm
Vô lượng cũng vô số
Thế nên thần thông lực
Thị hiện khó nghĩ bàn
Ví như, nhà huyễn giỏi
Thị hiện những sự vật
Phật trí cũng như vậy
Hiện những tự tại lực.
Ví như, như ý bửu
Hay thỏa mãn ý muốn
Ðấng tối thắng cũng vậy
Làm mãn nguyện thanh tịnh
Ví như, minh tịnh bửu
Chiếu khắp tất cả vật
Phật trí cũng như vậy
Chiếu khắp tâm quần sanh.
Ví như, bát diện bửu
Soi khắp cả các phương
Vô Ngại Ðăng cũng vậy
Chiếu khắp cả pháp giới
Ví như, thủy thanh châu
Hay làm trong nước đục
Thấy Phật cũng như vậy
Sáu căn đều thanh tịnh.
Bấy giờ, Hóa Hiện Pháp Giới Nguyện Nguyệt Vương Bồ Tát thừa Phật thần lực quán sát mười phương rồi nói kệ rằng :
Ví như đế thanh bửu
Hay làm xanh các màu
Người thấy Phật cũng vậy
Ðều phát hạnh Bồ đề.
Trong mỗi mỗi vi trần
Phật hiện thần thông lực
Khiến vô lượng vô biên
Bồ Tát đều thanh tịnh
Sức thậm thâm vi diệu
Vô biên chẳng thể biết
Cảnh giới của Bồ Tát
Thế gian chẳng lường được.
Ðức Như Lai hiện thân
Tướng thanh tịnh trang nghiêm
Vào khắp những pháp giới
Thành tựu các Bồ Tát
Nan tư Phật quốc độ
Trong đó thành Chánh giác
Tất cả chư Bồ Tát
Thế chủ đều đầy dẫy.
Ðấng Thích Ca vô thượng
Nơi pháp đều tự tại
Thị hiện thần thông lực
Vô biên chẳng lường được.
Bồ Tát những công hạnh
Vô lượng cùng vô tận.
Như Lai tự tại lực
Vì Bồ Tát mà hiện
Phật tử khéo tu học
Những pháp giới thậm thâm
Thành tựu trí vô ngại
Biết rõ tất cả pháp.
Thiện thệ oai thần lực
Vì chúng chuyển pháp luân
Thần biến khắp sung mãn
Khiến thế gian thanh tịnh.
Như Lai trí viên mãn
Cảnh giới cũng thanh tịnh
Ví như đại Long Vương
Giúp khắp các quần sanh.
Bấy giờ, Pháp Huệ Quang Diệm Vương Bồ Tát, thừa thần lực của Ðức Phật, quán sát khắp mười phương rồi nói kệ rằng :
Tam thế chư Như Lai
Thanh Văn đại đệ tử
Ðều chẳng biết được Phật
Sự cất chân hạ chân.
Quá khứ, hiện, vị lai
Tất cả hàng Duyên Giác
Cũng chẵng biết Như Lai
Sự cất chân hạ chân
Huống là các phàm phu
Kiết sử luôn buộc ràng
Vô minh che tâm thức
Mà biết được Ðạo Sư
Chánh Giác trí vô ngại
Siêu quá đường ngữ ngôn
Lượng kia chẳng lường được
Có ai thấy biết được.
Ví như minh nguyệt sáng
Không lường biên tế được
Phật thần thông cũng vậy
Chẳng thấy chung tận được,
Mỗi mỗi những phương tiện
Niệm niệm chỗ biến hoá
Ðều trong vô lượng kiếp
Tư duy chẳng biết được
Suy gẫm nhứt thiết trí
Pháp chẳng thể nghĩ bàn
Mỗi mỗi môn phương tiện
Chẳng biết được biên tế.
Nếu ai ở pháp này
Mà phát nguyện rộng lớn
Ở nơi cảnh giới này
Thấy biết chẳng khó lắm.
Dũng mãnh siêng tu tập
Biển pháp lớn khó nghĩ
Tâm đó không chướng ngại
Vào môn phương tiện này.
Tâm ý đã đều phục
Chí nguyện cũng rộng rãi
Sẽ được đại Bồ đề
Cảnh giới rất tối thắng.
Bấy giờ, phá Nhứt Thiết Ma Quân Trí Tràng Vương Bồ Tát thừa thần lực của đức Phật, quán sát mười phương rồi nói kệ rằng :
Trí thân chẳng phải thân
Vô ngại khó nghĩ bàn,
Dầu có ai nghĩ bàn
Tất cả không đến được.
Từ bất tư nghì nghiệp
Khởi thân thanh tịnh này
Thù đặc diệu trang nghiêm
Chẳng chấp nơi ba cõi
Quang Minh chiếu tất cả
Pháp giới đều thanh tịnh
Nghe Phật Bồ đề môn
Xuất sanh những trí huệ.
Như mặt nhựt thế gian
Phóng ánh sáng trí huệ
Xa rời những trần cấu
Diệt trừ tất cả chướng.
Thanh tịnh khắp ba cõi
Tuyệt hẳn dòng sanh tử
Thành tựu đạo Bồ đề
Xuất sanh Vô Thượng Giác.
Thị hiện vô biên sắc
Sắc này không sở y
Sở hiện dầu vô lượng
Tất cả bất tư nghì.
Bồ đề khoảng một niệm
Hay giác ngộ các pháp
Sao lại muốn nghĩ lường
Như Lai trí biên tế.
Một niệm đều thấu rõ
Tất cả pháp tam thế
Nên nói Phật trí huệ
Vô tận cũng vô hoại.
Người trí phải như vậy
Chuyên gẫm Phật Bồ đề
Gẫm này khó nghĩ bàn
Suy đó chẳng thể được
Bồ đề không thể nói
Siêu quá đường ngữ ngôn
Chư Phật từ đây sanh
Pháp này khó nghĩ bàn.
Bấy giờ Nguyện Trí Quang Minh Tràng Vương Bồ Tát, thừa thần của đức Phật, quán sát mười phương rồi nói kệ rằng :
Nếu khéo quán sát được
Bồ đề vô tận hải
Thời lìa được niệm si
Quyết định thọ trì pháp.
Nếu được tâm quyết định
Thời hay tu diệu hạnh
Thiền tịch tự tư lự
Dứt hẳn những nghi hoặc.
Tâm đó chẳng mỏi mệt
Lại cũng chẳng biến lười
Lần lượt tăng tấn tu
Rốt ráo những Phật pháp
Tín trí đã thành tựu
Niệm niệm khiến tăng trưởng
Thường thích thường quán sát
Pháp vô đắc vô y.
Vô lượng ức ngàn kiếp
Tu những công đức hạnh
Tất cả đều hồi hướng
Ðạo vô thượng của Phật.
Dầu ở nơi sanh tử
Mà tâm không nhiễm trước
An trụ trong Phật pháp
Thường thích Như Lai hạnh.
Những sự có thế gian
Những pháp uẩn, xứ giới
Tất cả đều bỏ lìa
Chuyên cầu Phật công đức.
Phàm phu bị mê lầm
Thường lưu chuyển thế gian
Bồ Tát tâm vô ngại
Cứu họ được giải thoát.
Bồ Tát hạnh khó nói
Thế gian chẳng suy được
Trừ khắp tất cả khổ
Khắp ban quần sanh vui.
Ðã được Bồ đề trí
Lại thương các chúng sanh
Quang Minh chiếu thế gian
Ðộ thoát tất cả chúng.
Bấy giờ, Phá Nhứt Thiết Chướng Dũng Mãnh Trí Vương Bồ Tát, thừa Phật thần lực, quán sát mười phương rồi nói kệ rằng :
Vô lượng ức ngàn kiếp
Phật danh khó được nghe
Huống lại được thân cận
Dứt hẳn những nghi lầm
Như Lai thế Gian Ðăng
Thông đạt tất cả pháp
Khắp sanh phước tam thế
Khiến chúng đều thanh tịnh.
Như Lai diệu sắc thân
Tất cả chúng kính khen
Ức kiếp thường chiêm ngưỡng
Tâm họ không nhàm đủ.
Nếu có càc Phật tử
Quán Phật diệu sắc thân
Tất bỏ luyến thế gian
Hướng về Bồ đề đạo.
Như Lai diệu sắc thân
Hằng diễn quảng đại âm
Biện tài không chướng ngại
Khai Phật Bồ đề môn.
Hiểu ngộ các chúng sanh
Vô lượng chẳng nghĩ bàn
Khiến vào môn trí huệ
Ðược thọ ký Bồ đề.
Như Lai xuất thế gian
Làm phước điền thế gian
Dắt dẫn các hàm thức
Khiến họ tu phước hạnh.
Nếu có cúng dường Phật
Trừ hẳn sợ ác đạo
Diệt trừ tất cả khổ
Thành tựu thân trí huệ.
Nếu thấy Lưỡng Túc Tôn
Hay phát tâm quảng đại
Người này hằng gặp Phật
Tăng trưởng sức trí huệ.
Nếu thấy Nhơn Trung Tôn
Quyết ý hướng Bồ đề
Người này tự biết được
Tất sẽ thành Chánh Giác.
Bấy giờ, Pháp giới Sai Biệt Nguyện Trí Thần Thông Vương Bồ Tát, thừa Phật thần lực, quán sát mười phương rồi nói kệ rằng :
Thích Ca Vô Thượng Tôn
Ðủ tất cả công đức
Người thấy tâm thanh tịnh
Hồi hướng đại trí huệ
Như Lai đại từ bi
Xuất hiện ở thế gian
Khắp vì các quần sanh
Chuyển pháp luân vô thượng.
Như Lai vô số kiếp
Cần khổ vì chúng sanh
Thế nào các thế gian
Báo được ơn đức Phật
Thà trong vô lượng kiếp
Thọ những khổ ác đạo
Trọn chẳng bỏ Như Lai
Mà cầu nơi xuất ly.
Thà thay các chúng sanh
Chịu đủ tất cả khổ
Trọn chẳng bỏ Như Lai
Mà cầu được an lạc.
Thà tại các ác thú
Hằng được nghe Phật danh
Chẳng muốn sanh thiện đạo
Tạm thời chẳng nghe Phật.
Thà sanh các địa ngục
Mỗi mỗi vô số kiếp
Trọn chẳng xa rời Phật
Mà cầu thoát ác thú
Cớ sao nguyện ở lâu
Tất cả các ác đạo ?
Vì được thấy Như Lai
Trí huệ được trăng trưởng.
Nếu được thấy đức Phật
Diệt trừ tất cả khổ
Vào được cảnh đại trí
Của chư Phật Thế Tôn.
Nếu thấy được đức Phật
Bỏ rời tất cả chướng
Trưởng dưỡng phước vô tận
Thành tựu đạo Bồ đề.
Như Lai dứt hẳn được
Tất cả chúng sanh nghi
Tùy tâm họ sở thích
Ðiều khiến khắp đầy đủ.
Bấy giờ đức Phổ Hiền Bồ Tát quán sát khắp tất cả chúng hội Bồ Tát, dùng phương tiện đồng pháp giới, phương tiện đồng hư không giới, phương tiện đồng chúng sanh giới, đồng tam thế, đồng tất cả kiếp, đồng tất cả chúng sanh nghiệp, đồng tất cả chúng sanh dục, đồng tất cả chúng sanh giải, đồng tất cả chúng sanh căn, đồng lúc tất cả chúng sanh thành thục, phương tiện đồng tất cả pháp quang ảnh, vì chư Bồ Tát, dùng mười thứ pháp cú, khai phát hiển thị, chiếu rõ diễn thuyết sư tử tần thân tâm muội này.
Ðây là mười :
Diễn thuyết pháp cú có thể thị hiện đồng trong pháp giới tất cả Phật sát vi trần, chư Phật thứ đệ xuất thế, các cõi thứ đệ thành hoại.
Diễn thuyết pháp cú có thể thị hiện đồng trong hư không giới tất cả cõi Phật, tận vị lai kiếp âm thanh tán thán công đức của Như Lai.
Diễn thuyết pháp cú có thể thị hiện đồng trong hư không giới tất cả cõi Phật, Như Lai xuất thế vô lượng vô biên thành Chánh Giác môn.
Diễn thuyết pháp cú có thể thị hiện đồng trong hư không giới tất cả cõi Phật, đức Như Lai ngồi đạo tràng giữa chúng hội Bồ Tát.
Diễn thuyết pháp cú nơi tất cả lỗ lông niệm niệm xuất hiện đồng tam thế thân biện hóa của tất cả Chư Phật đầy khắp pháp giới.
Diễn thuyết pháp cú có thể làm cho một thân đầy khắp mười phương sát hải bình đẳng hiển hiện.
Diễn thuyết pháp cú có thể làm cho trong tất cả những cảnh giới hiện kháp tam thế Chư Phật thần biến.
Diễn thuyết pháp cú có thể làm cho trong tất cả Phật sát vi trần hiện khắp tam thế tất cả Phật sát vi trần số Phật, những thần trải qua vô lượng kiếp.
Diễn thuyết pháp cú có thể làm cho tất cả lỗ lông xuất sanh âm tahnh đại nguyện hải của tất cả tam thế Chư Phật, tận vị lai kiếp, khai phát hóa đạo tất cả Bồ Tát.
Diễn thuyết pháp cú có thẩ làm cho tòa sư tử củ Phật lượng đồng pháp giới, chúng hội Bồ Tát, đạo tràng trang nghiêm, tận vị lai kiếp chuyển những pháp luân vi diệu.
Chư Phật tử ! Mười Pháp cú này làm đầu, có bất khả thuyết Phật sát vi trần số pháp cú đều là cảnh giới trí huệ của đức Như Lai.
Lúc đó đức Phổ Hiền muốn tuyên lại nghĩa này, thừa Phật thần lực, quán sát đức Như Lai, quan sát chúng hội, quán sát cảnh giới khó nghĩ bàn của Phật, quán sát vô biên tam muội của Chư Phật, quán sát những thế giới hải bất tư nghì, quán sát pháp trí như huyễn bất tư nghì, quán sát tam thế Chư Phật bất tư nghì thảy đều bình đẳng, quán sát vô lượng vô biên tất cả những pháp ngôn từ, rồi nói kệ rằng :
Trong mỗi mỗi lỗ lông
Vi trần số sát hải
Ðều có đức Phật ngồi
Ðều đủ chúng Bồ Tát.
Trong mỗi mỗi lỗ lông
Vô lượng những sát hải
Phật ngự tòa Bồ đề
Khắp pháp giới như vậy.
Trong mỗi mỗi lỗ lông
Tất cả sát trần Phật
Chúng Bồ Tát vây quanh
Phật nói hạnh Phổ Hiền.
Phật ngồi một cõi nước
Ðầy khắp mười phương cõi
Vô lượng chúng Bồ Tát
Ðều vân tập chỗ Phật.
Ức cõi vi trần số
Bồ Tát công đức hải
Ðều từ trong hội khởi
Ðầy khắp mười phương cõi.
Ðều trụ hạnh Phổ Hiền
Ðều đi biển pháp giới
Hiện khắp tất cả cõi
Ðồng nhập hội chư Phật.
Ngồi an tất cả cõi
Lắng nghe tất cả pháp
Trong mỗi mỗi quốc độ
Ức kiếp tu các hạnh.
Bồ Tát chỗ tu hành
Khắp rõ pháp đại hải hạnh
Vào nơi đại nguyện hải
Trụ cảnh giới của Phật.
Thấu rõ hạnh Phổ Hiền
Xuất sanh các Phật pháp
Ðủ Phật công hải
Rộng hiện sự thần thông.
Thân vân khắp trần số
Ðầy khắp tất cả cõi
Khắp mưa pháp cam lộ
Cho chúng trụ Phật đạo.
Kinh:
Lúc đó chư thượng thủ Đại Thanh Văn như ngài Xá Lợi Phát, Đại Mục Kiền Liên, Ma Ha Ca Diếp v.v… chư Đại Thanh Văn này ở tại rừng Thệ Đa mà đều chẳng thấy thần lực của Như Lai.
Giảng:
Tất cả sự biến hiện đó, cùng chư Đại Bồ Tát vân tập đến mà các vị Thanh Văn, A La Hán là những hàng đệ tử cao của Phật không nhìn thấy gì cả.
Kinh:
Chẳng thấy sự nghiêm hảo của Như Lai. Chẳng thấy cảnh giới của Như Lai. Chẳng thấy sự du hí của Như Lai…
Giảng:
Du hí tức là thần thông du hí, tại sao lại gọi là thần thông du hí? Tức là độ sanh mà vẫn tiêu dao, không chấp chước, chữ “du hí” không có nghĩa là giỡn chơi đâu, mà nghĩa của nó là các vị Đại Bồ Tát làm Phật sự một cách dễ dàng, không chấp, không khởi một tâm thiên lệch nào cả…
Kinh:
Chẳng thấy sự tôn thắng của Như Lai, chẳng thấy diệu hạnh và oai đức của Như Lai… Chư Đại Thanh Văn chẳng thấy được thần lực của chư Phật, cũng chẳng thấy được thân những Bồ Tát. Tại sao vậy? Vì thiện căn chẳng đồng…
Giảng:
Thiện căn tức là tu phước, huệ không đồng, vì sao? Vì các vị Thanh Văn chưa có tâm Đại Bi bình đẳng, thứ nữa, các ngài không có tâm Bát Nhã sâu xa, nên nhãn lực các ngài còn rất hạn hẹp, không có thiên nhãn tuyệt vời như chư Đại Bồ Tát và Phật được…
Kinh:
Vì vốn không tu tập thiện căn thấy Phật tự tại. Vì vốn chẳng khen nói công đức thanh tịnh của tất cả Phật độ ở mười phương. Vì vốn chẳng ca ngợi thần biến của chư Phật Thế Tôn…
Giảng:
Phàm phu chúng ta tuy rằng không có định và huệ gì, nhưng chúng ta có được lòng tin và đôi lúc cũng nói sự tán thán.
Kinh:
Vì vốn chẳng ở trong sanh tử phát tâm Vô Thượng Bồ Đề, vì vốn chẳng làm cho kẻ khác phát tâm Bồ Đề, vì vốn chẳng có thể làm cho chủng tánh Như Lai không đoạn tuyệt, vì vốn chẳng biết tất cả pháp như huyễn, chư Bồ Tát như mộng…, vì cớ này nên chư Đại Thanh Văn không thấy được, chẳng chứng được, chẳng niệm được, chẳng quán sát được, chẳng tính lượng được, chẳng tư duy được, chẳng phân biệt được. Thế nên dầu cũng ở trong rừng Thệ Đa mà chẳng thấy được những đại thần biến của Như Lai.
Giảng:
Vì thân các vị Bồ Tát quá vi diệu, trụ xứ của các ngài quá sâu, diệu sắc thân của các ngài dệt bằng những hào quang vi tế quá, mà các hàng Thanh Văn chưa đủ nhãn lực để nhìn thấy. Tất cả vi diệu của đạo Phật là ở chỗ đó, mở nhãn lực ra, đó là tâm nhãn, trong kinh có rất nhiều thí dụ để giảng về việc này, tôi xin đọc đại lược một số…
Kinh:
Ví như có ngươi ở giữa đại hội ngủ say, chiêm bao thấy trên đảnh núi Tu Di thiên đế ngự nơi thành thiện kiến, cung điện vườn cây các thứ nghiêm tốt, ngàn muôn ức thiên tử, thiên nữ, thiên hoa rải khắp mọi nơi. Những y thọ sanh ra y phục đẹp. Nhưng hoa thọ đơm nở hoa đẹp. Những âm nhạc thọ trỗi thiên âm nhạc. Những thiên thể nữ ca ngâm tiếng nói. Vô lượng chư thiên ở trong đó vui chơi. Người nằm mộng này tự thấy mặc thiên y đi dạo khắp thiên cung… ở trong đại hội tất cả mọi người dầu đổng ở một chỗ mà chẳng thấy, chẳng biết cảnh giới thiên cung như vậy…
Giảng:
Ở đấy, tôi xin nhắc lại chữ “thọ,” như là những y thọ, những hoa thọ, những âm nhạc thọ v.v… đó chính là những loại cây trên trời, mọc ra những cái áo gọi là y thọ, phát ra những thứ âm nhạc gọi là âm nhạc thọ v.v… chứ chữ thọ đây không phải để chỉ cho thọ ấm đâu. Trong khi người nằm mộng nhìn thấy tất cả những cảnh giới đó, thì những người ở chung quanh không ai nhìn thấy cả, vì thiện căn không đồng. Cũng vậy, tuy các vị Thanh Văn cũng có mặt trong rừng Thệ Đa, nhưng thiện căn của các ngài không đồng nên chẳng nhìn thấy gì cả…
Kinh:
Ví như núi tuyết có đủ các dược thảo, lương y đến đó đều có thể phân biệt hết, còn những thợ săn, những người chăn súc vật thường ở trên đó mà chẳng thấy biết được thuốc hay.
Giảng:
Cũng như ví dụ trên, đức Phật lại cho một tỷ dụ khác về dược thảo, chỉ có lương y mới nhận rõ từng loại thuốc mà thôi, còn người thường thì chẳng biết gì hết. Hoặc người không có phước, nhiều khi nhìn thấy một cây rất quí, nhưng cũng chẳng biết gì hơn.
Kinh:
Đây cũng như vậy, chư Đại Đệ Tử Thanh Văn, dầu ở trong rừng Thệ Đa, thân cận đức Thế Tôn mà chẳng thây thần lực tự tại của Như Lai, vì không có tịnh nhãn vô ngại của Đại Bồ Tát nên chẳng có thể thứ đệ ngộ nhập pháp giới…
Giảng:
Vì không có tịnh nhãn nên chẳng thể nhìn được hết thứ tự lớp lang của pháp giới này. Tùy theo tịnh nhãn của mình càng rộng bao nhiêu thì ta càng nhập pháp giới nhiều bấy nhiêu. Phàm phu chúng ta chỉ nhìn thấy được một khúc rất hạn hẹp, thấy được cây cối, nhà cửa, vợ con, của cải v.v… vì tâm chúng ta chỉ mở được đến đó mà thôi, không thể nhìn thấy sâu, rộng hơn được. Còn chư Đại Bồ Tát lại khác, các ngài nhìn thấy được tất cả từ thai sanh, noãn sanh, hóa sanh, ma quỉ, chư thiên v.v…
Kinh:
Ví như Tỳ Kheo ở giữa đại chúng nhập biến xứ định, như là địa biến xứ định, thủy biến xứ định, hỏa biến xứ định, phong biến xứ định, thanh biến xứ định, huỳnh biến xứ định, xích biến xứ định (tức là tùy theo tâm mà có thể nhìn thấy được các màu khác nhau). Người nhập định này thấy những cảnh đó nhưng người khác không thấy được chỉ trừ người trụ trong chánh định này…
Giảng:
Xin nói đến thái độ của các vị Thanh Văn không nhìn thấy gì cả, các ngài ngồi như đui, như điếc vậy thôi. Sau đó, trong pháp hội, các vị Đại Bồ Tát đứng lên, người nào cũng nói kệ, mỗi vị đại diện cho một số Đại Bồ Tát nói kệ tán thán đức Phật, rồi sau mới vào ngồi trong pháp hội. Sau cùng, ngài Phổ Hiền mới đứng lên, ngài giảng giải qua về những tam muội của đức Phật, tu pháp môn gì thì được tam muội này. Trong khi đức Phật nhập tam muội để dắt những vị thính chúng (Bồ Tát) cùng vào tam muội đó, cũng như sau này, quí vị thấy rằng Thiện Tài đi gặp một vị thiện tri thức là ngài Tỳ Mục Cù Sa cũng đưa Thiện Tài vào tam muội của ngài vậy.
Comments
Post a Comment