KINH THỦ LĂNG NGHIÊM
PHẦN LƯU THÔNG
Tu theo NHĨ CĂN VIÊN THÔNG hay
“NIỆM PHẬT VIÊN THÔNG”… và trì CHÚ THỦ LĂNG NGHIÊM để LƯU THÔNG KINH nầy.
Vì KINH nầy PHẬT dạy chúng ta
phân biệt được VỌNG TÂM, CHƠN TÂM và con đường chơn chánh vào CHƠN TÂM
THƯỜNG TRỤ không sanh không diệt, đó là NHĨ CĂN VIÊN THÔNG của bồ-tát
QUÁN-THẾ-ÂM là đệ nhất.
Tuy biết con đường CHƠN THẬT chứng nhập CHƠN TÂM, nhưng trải qua các địa vị tu
chứng gặp phải 50 loại ma chướng cùng với TẬP KHÍ NHIỀU ĐỜI TRONG 7 LOÀI KHÓ ĐOẠN TRỪ, nếu MÊ MỜ CHƠN TÁNH, tự
nghĩ rằng mình đã CHỨNG THÁNH, THÀNH PHẬT thì sẽ đi vào TÀ MA NGOẠI
ĐẠO, khó CÓ NGÀY quây đầu trở lại theo CON ĐƯỜNG CHƠN THẬT.
Cho nên, PHẬT dạy phải trì CHÚ THỦ LĂNG NGHIÊM, thì không bị
những TẬP KHÍ NHIỀU ĐỜI cùng MA-CHƯỚNG đến phá HOẠI CON ĐƯỜNG CHƠN THẬT THẲNG
đến qủa DIỆU-GIÁC của Phật.
TÂM-CHÚ PHẬT ĐẢNH THỦ LĂNG NGHIÊM
NHÂN TỤNG TÂM-CHÚ NÀY MÀ ĐƯỢC THÀNH PHẬT
2) TỤNG TÂM-CHÚ THỦ LĂNG NGHIÊM,
KHÔNG BAO LÂU CHỨNG ĐƯỢC VÔ-SANH
PHÁP-NHẪN, MẶC Ý LÀM VÔ BIÊN PHẬT SỰ
3) CHƯ VỊ THIỆN -THẦN KHÔNG NHẬP NIẾT-BÀN,
PHÁT-NGUYỆN BẢO-HỘ NGƯỜI TRÌ
CHÚ MAU THÀNH ĐẠO BỒ-ĐỀ
( Phật dạy lời ấy xong,
vô lượng trăm ngàn Kim Cang trong Hội, đồng thời đứng trước Phật, chắp tay đảnh
lễ mà thưa với Phật rằng: “Như lời Phật dạy, chúng con phải thành tâm bảo hộ
những người tu đạo Bồ đề như vậy”...)
LĂNG NGHIÊM THẦN CHÚ có 5 hội:
HỘI THỨ NHẤT
TỲ-LÔ-GIÁ-NA CHÂN PHÁP HỘI
Đây là “TỲ-LÔ-GIÁ-NA
CHÂN PHÁP HỘI”, có nghĩa: Những lời bí mật của 12 pháp môn đoạn dưới đều từ nơi
PHÁP-THÂN hay TỲ LÔ CHÂN TÁNH LƯU LỘ RA.
HỘI THỨ HAI
THÍCH-CA ỨNG-HÓA HỘI
Đây là “THÍCH-CA ỨNG-HÓA
HỘI” hay LĂNG NGHIÊM GIÁO CHỦ HỘI, có nghĩa: Năm bộ Tam-Bảo trong thần chú gồm
chư DƯỢC-XOA, THẦN-VƯƠNG, KIM-CANG MẬT-TÍCH, cho đến tất cả Pháp môn, đều do
đức Phật Thích Ca và chư Phật THỊ HIỆN RA.
HỘI THỨ BA
QUÁN-THẾ-ÂM HIỆP-ĐỒNG-HỘI
Đây là “QUÁN-THẾ-ÂM
HIỆP-ĐỒNG-HỘI”. Bốn môn trong đây đều là do đức Quán-Thế-Âm trên đồng dưới
hiệp, VIÊN-THÔNG TU CHỨNG chẳng thể nghĩ bàn, đức mầu VÔ-TÁC thành tựu một cách
tự-tại.
HỘI THỨ TƯ
KIM-CANG-CHIẾT-NHIẾP-HỘI
Đây là “KIM-CANG-CHIẾT-NHIẾP-HỘI”,
do HỎA-THỦ-KIM-CANG BỒ-TÁT KHAI HIỂN, nên chư Kim-Cang-Tạng-Vương sau khi nghe
niệm chú, đều dùng sắc lịnh để hộ vệ, đối với kẻ ác thì chiết phục, với kẻ
thiện thì nhiếp thâu.
Chư Kim-Cang Mật-Tích
cũng đều hiện phần bản tích ứng hóa của mình.
HỘI THỨ NĂM
VĂN-THÙ-PHÚ-HỘ-HOẰNG-TRUYỀN-HỘI
Đây là
“VĂN-THÙ-PHÚ-HỘ-HOẰNG-TRUYỀN-HỘI”. Đức Văn-Thù hay Mạn-Thù-Thất-Lỵ sau khi lãnh
chú đến che chở hộ trì rồi thay đại chúng thưa hỏi pháp môn tu. Nếu chẳng phải
là bậc đại trí đức thì không thể thông hiểu và hoằng truyền pháp môn nầy.
Năm hội trên tượng trưng
cho NGŨ-TRÍ ĐẢNH của Tỳ Lô Giá Na. Hiệp cả năm hội lại gọi
chung là PHẬT ĐẢNH QUANG TỤ CỨU CÁNH
KIÊN CỐ ĐẠI BẠCH TÁN CÁI THẦN CHÚ.
(Hòa Thượng Thích THIỀN-TÂM)
PHẬT ĐẢNH QUANG TỤ
MA HA TÁT ĐÁT ĐA BÁT ĐÁT RA
THỦ LĂNG NGHIÊM THẦN CHÚ
PHẬT ĐẢNH QUANG TỤ là trên ĐẢNH PHẬT phóng ra 10 đạo hòa QUANG bách bảo và TỤ lại
trên ĐẢNH CHÚNG-SANH trong Pháp Giới, khi tụng Thần Chú Thủ-Lăng Nghiêm.
Đây là Hóa Thân Phật
dùng THẦN CHÚ THỦ LĂNG NGHIÊM để “ẤN-TÂM” cho Qúy-vị sẽ thành Phật trong
vị lai.
CỨU CÁNH KIÊN CỐ là Thủ-Lăng Nghiêm ĐẠI ĐỊNH, định này là VUA trong các
định.
ĐẠI (Lớn) là “THỂ” của Chú Lăng Nghiêm,
không đối đãi phân biệt, biến khắp tận cùng hư không pháp giới, nên gọi
là MA-HA.
BẠCH (Trắng) là “TƯỚNG” của
Chú Lăng-Nghiêm, thanh tịnh không ô nhiễm, nên gọi là TÁT ĐÁT ĐA.
TÁN CÁI (Tàng
Lọng) là “DỤNG” của Chú Lăng Nghiêm, có
khả năng che chở, bảo hộ, TRUỞNG DƯỠNG THIỆN CĂN, TIÊU TRỪ NGHIỆP CHƯỚNG
TRONG VÔ LƯỢNG KIẾP, KHÔNG TRẢI QUA 3 A-TĂNG KỲ, MÀ QÚY VỊ CŨNG CHỨNG
ĐƯỢC PHÁP THÂN, nên gọi là BÁT ĐÁT RA.
THẦN là thần diệu linh thông, khó mà suy lường được.
CHÚ là khi qúy vị TỤNG , thì có công năng PHÁ TÀ LẬP CHÁNH,
tiêu trừ nghiệp ác, phát sanh phước đức căn lành.
TRÊN ĐẢNH
CỦA PHẬT TỲ LÔ GIÁ NA (PHẬT PHÁP-THÂN) LƯU LỘ RA NGŨ-TRÍ. CHO
NÊN, GỌI LÀ “NGŨ-TRÍ” ĐẢNH CỦA TỲ -LÔ-GIÁ-NA.
1) PHÁP GIỚI TRÍ
TRÍ cùng khắp
hư không, vì dùng LƯỚI ĐẠI QUANG MINH chiếu khắp PHÁP GIỚI CHÚNG SANH. CHO
NÊN, GỌI LÀ PHÁP GIỚI TRÍ.
2) ĐẠI VIÊN CẢNH TRÍ
3) BÌNH ĐẲNG TÁNH TRÍ
4) DIỆU QUÁN SÁT TRÍ
5) THÀNH SỞ TÁC TRÍ
KINH VĂN :
TẤT-CẢ CHÚNG-SINH, THẬT VỐN CHƠN-TÁNH THANH-TỊNH
DO TÌNH, TƯỞNG CÙNG VỚI TẬP
KHÍ NHIỀU ĐỜI PHẢI SANH TRONG 7 LOÀI
“TÌNH” là PHIỀN NÃO CHƯỚNG
“TƯỞNG” là SỞ TRI CHƯỚNG
Phật nói lời ấy rồi, liền khi đó, ông A-nan và cả đại-chúng được nhờ đức
Như-lai khai-thị ý-nghĩa mật-ấn Bát-đát-ra, lại nghe được
những tên gọi liễu-nghĩa của kinh nầy, liền ngộ được Diệu-lý
tăng-thượng để tu-tiến vào các Thánh-vị trong Thiền-na; tâm-niệm rỗng-trống
đứng-lặng, ông đoạn-trừ 6 phẩm phiền-não vi-tế trong tư-hoặc tam-giới.
Ông liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đỉnh-lễ nơi chân Phật, chấp tay cung-kính mà
bạch Phật rằng: " Thưa đức Thế-tôn, có uy-đức lớn, phát ra từ-âm không
ngăn-ngại, khéo khai-ngộ những lỗi-lầm sâu-kín nhỏ-nhiệm của chúng-sinh, khiến
cho chúng tôi ngày nay, thân-tâm khoan-khoái, được lợi-ích lớn. Bạch Thế-tôn,
nếu cái chân-tâm diệu-minh trong-sạch nhiệm-mầu, bản-lai cùng khắp viên-mãn,
như thế, cho đến bản-tính chân-như của đất liền, cỏ cây, các loài máy-động, tức
là chân-thể thành Phật của Như-lai. Thể-tính của Phật đã là chân-thật, làm sao,
lại có các đạo địa-ngục, ngạ-quỷ, súc-sinh, tu-la, loài người và
trời. Bạch Thế-tôn, những đạo đó lại là bản-lai tự có, hay là do
tập-khí giả-dối của chúng-sinh sinh-khởi ra?"
"Bạch Thế-tôn, như Tỳ-khưu-ni Bảo-liên-hương giữ Bồ-tát-giới, lén-lút
làm việc dâm-dục, lại nói-càn rằng làm việc dâm-dục không phải giết người,
không phải trộm-cắp, không có nghiệp-báo; phát-ra lời nói ấy rồi, trước hết nơi
nữ-căn sinh ra ngọn lửa-hồng lớn, về sau từng đốt, từng đốt, bị lửa đốt cháy,
sa vào địa ngục Vô-gián.
Như đại-vương Lưu-ly; tỷ-khưu Thiện-tinh; Lưu-ly vì giết họ-hàng Cù-đàm,
Thiện-tinh vì nói-càn tất-cả các pháp đều rỗng-không mà thân sống sa vào
địa-ngục A-tỳ.
Các địa-ngục ấy, lại là có chỗ nhất-định, hay là tự-nhiên khi các người kia
gây nghiệp, thì mỗi người, mỗi người chịu riêng? Xin Phật rủ lòng đại-từ, khai-ngộ
cho kẻ ngây-thơ, khiến cho tất-cả chúng-sinh trì-giới, nghe nghĩa quyết-định,
vui-mừng tôn-trọng kính-cẩn giữ-gìn không phạm".
Phật bảo ông A-nan: "Hay thay lời hỏi đó, khiến cho các chúng-sinh
không mắc tà-kiến. Nay ông hãy nghe cho chín, tôi sẽ vì ông mà nói.
A-nan, tất-cả chúng-sinh, thật vốn chân-tính
thanh-tịnh, nhân những vọng-kiến, mà có tập-khí hư-vọng sinh ra; vì
thế, chia ra có phận-trong và phận ngoài.
"A-nan, phận-trong, tức là ở trong phận của chúng-sinh. Nhân các lòng
ái-nhiễm phát-khởi ra vọng-tình, tình chứa mãi không thôi, có thể sinh ra
ái-thủy; vậy nên chúng-sinh, tâm nhớ thức-ăn ngon, thì trong miệng nước chảy
ra; tâm nhớ người trước, hoặc thương, hoặc giận, thì trong con mắt lệ tràn;
tham-cầu của báu, thì trong tâm phát-ra ái-diên, cả mình đều trơn-sáng; tâm
dính vào việc dâm-dục, thì hai căn nam nữ tự-nhiên dịch-khí chảy ra. A-nan, các
cái ái đó, tuy khác nhau, nhưng kết-quả chảy nước là đồng; thấm-ướt không lên
được, tự-nhiên theo đó mà sa-đọa, ấy gọi là phận-trong.
A-nan, phận-ngoài, tức là ngoài phận của chúng-sinh. Nhân các lòng
phát-ngưỡng, phát-minh ra những lý-tưởng; tưởng chứa mãi không thôi, có thể sinh
ra những thắng-khí; vậy nên chúng-sinh, tâm giữ cấm-giới, cả mình nhẹ-nhàng
trong-sạch; tâm trì chú-ấn, con mắt ngó hùng-dũng nghiêm-nghị; tâm muốn sinh
lên cõi trời, chiêm-bao thấy bay lên; để tâm nơi cỏi Phật, thánh-cảnh thầm-hiện
ra; thờ vị thiện-tri-thức, tự khinh-rẻ thân-mệnh mình. A-nan, các tưởng đó tuy
khác, nhưng nhẹ-nhàng cất lên thì đồng nhau; cất bay không chìm xuống, tự-nhiên
vượt lên, đó là phận-ngoài.
A-nan, tất-cả thế-gian, sống chết nối nhau, sống thuận theo tập-quán, chết
thì đổi sang dòng khác, khi gần mệnh-chung, chưa hết hơi nóng, thiện ác một đời
đồng-thời liền hiện ra; cái nghịch của chết, cái thuận của sống, hai tập-khí
giao-xen lẫn nhau.
Thuần là tưởng, thì liền bay lên, chắc
sinh trên các cõi-trời; nếu trong tâm bay lên, gồm có phúc-đức trí-tuệ cùng với
tịnh-nguyện, thì tự-nhiên tâm được khai-ngộ, thấy tất-cả tịnh-độ thập phương
chư Phật, theo nguyện mà vãng-sinh.
Tình ít, tưởng nhiều, cất lên không xa, thì làm phi-tiên, đại-lực
quỷ-vương, phi-hành dạ-xoa, địa-hành la-sát, đi khắp bốn cõi-trời, không bị
ngăn-ngại. Nếu có nguyện tốt, tâm tốt, hộ-trì Phật-pháp, hoặc hộ-trì cấm-giới,
theo người trì-giới, hoặc hộ-trì thần-chú, theo người trì-chú, hoặc hộ-trì
thiền-định, giữ yên pháp-nhẫn, thì những hạng đó, chính mình được ở dưới
pháp-tọa Như-lai.
Tình và tưởng cân nhau, không bay lên, không đọa xuống, thì sinh nơi
nhân-gian; tưởng sáng-suốt nên thông-minh, tình u-ám nên ngu-độn.
Tình nhiều, tưởng ít, đi vào các loại hoành-sinh, nặng làm giống có lông,
nhẹ làm giống có cánh.
Bảy phần tình, ba phần tưởng, chìm xuống dưới thủy-luân, sinh nơi mé
hỏa-luân chịu khí-phần của lửa-hồng, thân làm ngạ-quỷ, thường bị đốt-cháy, vì
nước có thể hại mình, nên trải trăm nghìn kiếp, không ăn không uống.
Chín phần tình, một phần tưởng, xuống thấu qua hỏa-luân, và giữa giao-giới
phong-luân và hỏa-luân, nhẹ thì sinh vào Hữu-gián, nặng thì mình vào Vô-gián,
hai thứ địa-ngục.
Thuần là tình, thì chìm-sâu vào
ngục A-tỳ; nếu trong tâm chìm-sâu đó, lại có hủy-báng Đại-thừa, phá cấm-giới
của Phật, lừa-dối nói pháp để tham-cầu tín-thí, lạm-nhận cung-kính hoặc phạm
ngũ-nghịch, thập-trọng thì lại còn sinh vào địa-ngục A-tỳ thập phương.
Theo ác-nghiệp gây ra, tuy tự chuốc lấy quả-báo, nhưng trong đồng-phận
chung, vẫn có chỗ sẵn.
1
THÀNH "ĐỊA NGỤC"
DO MƯỜI TẬP-NHÂN VÀ SÁU GIAO-BÁO
"A-nan, những điều như thế, đều do nghiệp-báo các chúng-sinh kia, tự
chiêu-cảm lấy, như gây mười Tập-nhân, thì chịu sáu Giao-báo.
"Thế nào là mười Tập-nhân?
A-nan, một là, tập-quán dâm-dục, giao-tiếp cùng nhau, phát-sinh
cọ-xát lẫn nhau; cọ-xát mãi không thôi, như thế, nên trong ấy có ngọn lửa-hồng
lớn nổi lên; ví-như, có người lấy hai bàn tay cọ-xát lẫn nhau, thì cảm-giác
nóng hiện ra. Hai cái tập-khí đốt nhau, nên có những việc giường sắt, trụ đồng.
Vậy nên, tất-cả các đức Như-lai thập phương nhận-xét việc dâm-dục, đồng gọi là
lửa-dục; Bồ-tát đối với dâm-dục, tránh như hầm-lửa.
Hai, là tập-quán tham-lam, so-đo hơn thiệt, phát-sinh hấp-thụ
lẫn nhau; hấp-thụ ôm-ấp mãi không thôi, như thế, nên chứa hơi-lạnh bên trong
thành giá-cứng, làm cho nẻ-nứt; ví-như, có người hút hơi gió vào, thì có
cảm-xúc lạnh. Hai tập-khí lấn nhau, nên có những sự tra tra, ba ba, la la,
thanh-liên, xích-liên, bạch-liên, hàn-băng, vân vân... Vậy nên, tất-cả các đức
Như-lai thập phương nhận-xét việc tham-cầu quá nhiều, đồng gọi là nước tham;
Bồ-tát đối với lòng tham, tránh như biển-độc.
Ba, là tập-quán ngã-mạn, lấn-lướt lẫn nhau, phát-sinh ỷ-thế với
nhau. Giong-ruổi không thôi, như thế, nên có sự bôn-ba, sôi-nổi, chứa lại thành
nước; ví-như, có người miệng lưỡi tự chép, làm cho nước-bọt chảy ra. Hai
tập-khí chọi nhau, nên có các việc sông huyết, sông tro, cát-nóng, biển-độc,
bắt uống nước đồng-chảy vân vân... Vậy nên, tất-cả các đức Như-lai mười phương
nhận-xét lòng ngã-mạn, đồng gọi là uống nước si-mê; Bồ-tát đối-với ngã-mạn,
tránh như vực-thẳm lớn.
Bốn, là tập-quán nóng-giận, xung-đột cùng nhau, phát-sinh chống-đối
lẫn nhau; chống-đối mãi không thôi, tâm nổi nóng, phát ra lửa, nấu cái khí
thành kim-thuộc, vì thế, nên có núi dao, đòn sắt, cây gươm, bánh xe gươm, những
búa, những vớt, những thương, những cưa; ví-như, có người bị hàm-oan, thì
sát-khí nổi lên. Hai tập-khí đập nhau, nên có các sự thiến, cắt, chém, chặt,
dùi, đâm, đập, đánh. Vậy nên, tất-cả các đức Như-lai thập phương nhận-xét sự
nóng-giận, đồng gọi là dao-gươm bén; Bồ-tát đối với lòng nóng-giận, tránh như
tránh chém-giết.
Năm, là tập-quán giả-dối, dụ-dỗ theo nhau, phát-sinh lôi-kéo
lẫn nhau; dẫn-dắt mãi không thôi, như thế, nên có giây, cây, thòng-lọng,
căng-nọc; ví-như, nước thấm ruộng thì cỏ-cây lớn lên. Hai tập-khí kéo-nhau, nên
có các sự gông, cùm, xiềng, xích, roi, gậy, qua, bổng. Vậy nên, tất-cả các đức
Như-lai thập phương nhận-xét sự giả-dối, đồng gọi là sàm-tặc; Bồ-tát đối với sự
gian-dối, sợ như beo-sói.
Sáu, là tập-quán lừa-gạt, lừa-dối với nhau, phát-sinh phỉnh-gạt
lẫn nhau; phỉnh-gạt mãi không thôi, phát-tâm gây điều gian-dối; như thế, nên có
bụi, đất, đại-tiện, tiểu-tiện, các đồ nhơ-nhớp không sạch; như bụi theo gió,
không thấy lẫn nhau. Hai tập-khí dìm nhau, nên có những sự chìm-đắm, nhảy, ném,
bay, rơi, trôi-lăn. Vậy nên, tất-cả các đức Như-lai thập phương nhận-xét sự
lừa-gạt, đồng gọi là cướp-giết; Bồ-tát đối với sự lừa-gạt, như giẫm rắn-độc.
Bảy, là tập-quán thù-oán, hiềm-khích lẫn nhau, phát-sinh ôm-ấp
lòng giận, như thế, nên có quăng đá, ném gạch, hộp nhốt, xe cũi, bình-đựng,
đãy-bọc, như người hiểm-độc ôm-ấp điều dữ. Hai tập-khí nuốt nhau, nên có những
sự ném, quăng, nắm, bắt, đánh, bắn, gieo, ôm. Vậy nên, tất-cả các đức Như-lai
thập phương nhận-xét sự thù-oán, gọi là quỷ Vi-hại; Bồ-tát đối với sự thù-oán,
như uống ruợu-độc.
Tám, là tập-quán ác-kiến, tranh-cãi với nhau, như ngã-kiến,
kiến-thủ, giới-cấm-thủ và các nghiệp tà-ngộ, phát-sinh chống-trái lẫn nhau; như
thế, nên có quan-lại chứng-thực, nắm-giữ giấy-tờ, đông như người đi đường, qua
lại gặp nhau. Hai tập-khí giao nhau, nên có các sự khám-hỏi, mưu-mẹo, khảo-tấn,
đòi-hỏi, gạn-xét, cứu-tra cho rõ và những đồng-tử thiện-ác, tay cầm sổ-sách,
biện-bạch cãi-vã. Vậy nên, tất-cả các đức Như-lai thập phương nhận-xét ác-kiến,
đồng gọi là kiến-khanh; Bồ-tát đối với những thiên-chấp hư-vọng, như đứng bên hố-độc.
Chín, là tập-quán vu-vạ, làm hại cho nhau, phát-sinh sự
vu-báng, như thế, nên có hợp-sơn, hợp-thạch, cối-nghiền, cối-xay; ví-như, kẻ
sàm-tặc, áp-bức vu-oan người lương-thiện. Hai tập-khí bài xích lẫn nhau, nên có
các sự áp-giải, đè-đập, ép-huyết, tuốt-mình. Vậy nên, tất-cả các đức Như-lai
thập phương, nhận-xét sự vu-vạ, đồng gọi là sàm-hổ; Bồ-tát đối với sự vu-vạ,
như bị sấm-sét.
Mười, là tập-quán kiện-thưa, cãi-vã lẫn nhau, phát-sinh sự
che-đậy; như thế, nên có gương soi, đuốc chiếu, như giữa ban ngày, không giấu
bóng được. Hai tập-khí phô-bày lẫn nhau, nên có ác-hữu, nghiệp kính, hỏa-châu
phơi-bày nghiệp xưa đối-nghiệm các việc. Vậy nên, tất-cả các đức Như-lai thập
phương nhận-xét sự che-đậy, gọi là giặc-ngầm; Bồ-tát đối với sự che-đậy, như
đội núi cao, lội trong biển lớn.
"Thế nào là sáu Giao-báo?
A-nan, tất-cả chúng-sinh, sáu thức gây nghiệp, nên ác-báo chuốc-lấy, đều từ
sáu căn mà ra."
"Các ác-báo từ sáu căn ra như thế nào?
Một, là giao-báo về thấy, chiêu-cảm ác-quả. Khi nghiệp-thấy ấy
giao-báo, thì lúc lâm-chung, trước hết thấy lửa-hồng đầy khắp 10 phương;
thần-thức người chết bay rơi theo khói vào ngục Vô-gián, phát ra hai tướng: Một
là thấy sáng, thì khắp thấy nhiều thứ vật-dữ, sinh ra khiếp-sợ vô-cùng; hai là
thấy tối, lặng vậy không thấy gì sinh ra hoảng-hốt vô-hạn. Lửa thấy như thế,
đốt cái nghe, thì có thể làm vạc-dầu sôi, làm nước đồng-chảy; đốt hơi-thở, thì
có thể làm khói-đen, lửa đỏ; đốt cái nếm, thì có thể làm viên tròn nung-đỏ, làm
cơm-sắt; đốt cảm-xúc, thì có thể làm tro-nóng, lò-than; đốt tâm-ý, thì có thể
sinh ra sao-lửa rưới khắp, làm rung-động cả cõi hư-không.
Hai, là giao-báo về nghe, chiêu-cảm ác-quả. Khi nghiệp-nghe ấy
giao-báo, thì lúc lâm-chung, trước hết, thấy sóng cuộn chìm-ngập trời đất;
thần-thức người chết, sa xuống theo dòng vào ngục Vô-gián, phát ra hai tướng:
Một là nghe tỏ, nghe các thứ ồn-ào, tinh-thần rối-loạn; hai là điếc hẳn,
lặng-lẽ, không nghe gì, thức-thần chìm-lịm. Sóng nghe như thế, rót vào cái
nghe, thì có thể làm trách, làm hỏi; rót vào cái thấy, thì có thể làm sấm, làm
thét, làm hơi-độc-dữ; rót vào hơi thở, thì có thể làm mưa, làm mù, rưới các
sâu-độc đầy khắp thân-thể; rót vào các vị, thì có thể làm mủ, làm huyết, các
thứ nhơ-nhớp; rót vào cảm-xúc, thì có thể làm con súc, làm con quỷ, làm phân,
làm nước-tiểu; rót vào ý-nghĩ, thì có thể làm chớp, làm mưa-đá, đập nát
tâm-thức.
Ba, là giao-báo về ngửi, chiêu-cảm ác-quả. Khi nghiệp-ngửi ấy
giao-báo, thì lúc lâm-chung, trước hết, thấy hơi-độc đầy-nhẩy xa gần; thần-thức
người chết, từ dưới đất trổi lên, vào ngục Vô-gián, phát-hiện ra hai tướng: Một
là ngửi thông, bị các hơi dữ xông tột-bực, làm cho tâm rối-loạn; hai là ngạt
mũi, hơi-thở ngạt không thông, nằm chết-giấc dưới đất. Hơi ngửi như thế, xông
vào hơi-thở, thì có thể làm thông, làm ngạt; xông vào cái thấy, thì có thể làm
lửa, làm đuốc; xông vào cái nghe, thì có thể làm chìm-ngập, làm chết-đuối, làm nước-lớn,
làm nước-sôi; xông vào cái vị, thì có thể làm đói, làm ngấy; xông vào cái
cảm-xúc, thì có thể làm xấu, làm nát, làm núi-thịt lớn có trăm ngàn con mắt,
hút-ăn không cùng; xông vào ý-nghĩ, thì có thể làm tro, làm chướng-khí, làm
gạch-đá bay lên đánh-nát thân-thể.
Bốn, là giao-báo về vị, chiêu-cảm ác-quả. Khi nghiệp-vị ấy
giao-báo, thì lúc lâm-chung, trước hết, thấy lưới-sắt nung-đỏ che khắp
thế-giới; thần-thức người chết từ dưới tung lên, mắc lưới treo ngược đầu xuống,
vào ngục Vô-gián, phát ra hai tướng : Một là nuốt vào, thì kết-thành giá-lạnh,
làm nứt-nẻ thân-thể; hai là mửa ra, thì bay lên thành lửa-hồng, đốt-rụi
xương-tủy. Vị-báo như thế, qua cái nếm, thì có thể làm nhận, làm chịu; qua cái
thấy, thì có thể làm các thứ kim-thạch đốt-cháy; qua cái nghe, thì có thể làm
binh-khí sắc-bén; qua hơi-thở, thì có thể làm lồng-sắt lớn che khắp cõi-nước;
qua cảm-xúc, thì có thể làm cung, làm tên, làm mỏ, làm bắn; qua ý-nghĩ, thì có
thể làm sắt-nóng bay, từ trên không rưới xuống.
Năm, là giao-báo về xúc, chiêu-cảm ác-quả. Khi nghiệp-xúc ấy
giao-báo, thì lúc lâm-chung, trước hết, thấy núi lớn bốn mặt hợp lại, không còn
đường ra; thần-thức người chết thấy thành-sắt lớn, rắn-lửa, chó lửa, hùm-sói,
sư-tử, ngục-tốt đầu trâu, la-sát đầu ngựa, tay cầm thương, xóc, lùa vào cửa
thành, hướng về ngục Vô-gián, phát ra hai tướng; Một là hợp-xúc, thì núi kẹp ép
mình, xương-thịt nát ra máu; hai là ly-xúc, thì dao gươm chạm vào mình, tim gan
cắt-xẻ. Xúc-báo như vậy, qua cái xúc, thì có thể làm đạo, làm quán, làm sảnh,
làm án; qua cái thấy, thì có thể làm đốt, làm nung; qua cái nghe, thì có thể
làm đập, làm đánh, làm đâm, làm bắn; qua hơi-thở, thì có thể làm trùm, làm đẫy,
làm tra, làm trói; qua cái nếm, thì có thể làm cày, làm kiềm, làm chém, làm
chặt; qua ý-nghĩ, thì có thể làm rơi, làm bay làm nấu, làm nướng.
Sáu, là giao-báo về ý-nghĩ, chiêu-cảm ác-quả. Khi nghiệp-ý ấy
giao-báo, thì lúc lâm-chung, trước hết thấy gió-dữ thổi-nát cõi nước, thần-thức
người chết bị thổi lên trên không xoay-rơi theo gió, sa vào ngục Vô-gián, phát
ra hai tướng: Một là không biết, tột mê, thì hoang-mang, ruổi-chạy không thôi;
hai là không mê, hay-biết, thì khổ, bị đốt-cháy không cùng, đau-buốt không chịu
nổi. Ý-báo như thế, kết vào ý-nghĩ, thì có thể làm phương, làm sở; kết vào cái
thấy, có thể làm gương-soi, làm chứng-cứ; kết vào cái nghe, thì có thể làm
đại-hợp-thạch, làm giá, làm sương, làm đất, làm mù; kết vào hơi-thở, thì có thể
làm xe-lửa lớn, làm thuyền lửa, cũi-lửa; kết vào cái nếm, thì có thể làm kêu-la
to, làm ăn-năn, làm khóc-lóc; kết vào cái cảm-xúc, thì có thể làm lớn, làm nhỏ,
làm cho một ngày muôn lần sống, muôn lần chết, làm nghiêng, làm ngửa.
"A-nan, thế gọi là 10 nhân và 6 quả của điạ-ngục, nhân-quả ấy đều do
mê-vọng của chúng-sinh tạo ra.
Nếu các chúng-sinh, sáu căn đồng-tạo nghiệp-dữ, thì vào ngục A-tỳ, chịu khổ
vô-cùng trong vô-lượng kiếp; nếu từng mỗi căn tạo ra và nghiệp-dữ đã làm gồm cả
cảnh và căn thì người ấy vào 8 ngục Vô-gián. Nếu cả thân, khẩu, ý làm việc sát,
đạo, dâm, thì người ấy vào Thập-bát-địa-ngục; không đủ cả ba nghiệp thân, khẩu,
ý, làm việc sát, đạo, dâm, thì người ấy vào Thập-bát-địa-ngục; không đủ cả ba
nghiệp thân, khẩu, ý, hoặc trong ấy chỉ làm một việc sát, hoặc một việc đạo,
thì người ấy vào trong Tam-thập-lục-điạ-ngục; chỉ có một căn, riêng làm một việc,
thì người ấy vào Nhất-bách-bát-địa-ngục.
Do những chúng-sinh ấy riêng gây ra nghiệp, nên vào chỗ đồng-phận trong
giới ấy; đó đều do vọng-tưởng phát-sinh ra, không phải bản-lai tự có.
(BẢN LAI TẤT CẢ
CHÚNG SINH, THẬT VỐN CHƠN TÁNH THANH TỊNH, KHI "VỌNG" KHI "CHƠN" CÓ
CÙNG 1 CHƠN TÂM.)
Đời Diêu Tần, ngài Tam-tạng Pháp-sư Cưu-Ma-La-Thập dịch từ Phạn-văn ra
Hán-văn
Hòa-Thuợng Thích-Thiền-Tâm dịch từ Hán-văn ra Việt-văn.
Tin rằng tất cả các pháp
đều do Tâm-thể “CHÂN-TÂM BỔN-GIÁC”của
mình tạo ra. Từ ba đời mười phương
chư Phật nhẫn đến tứ thánh, lục phàm, đều do cái Tâm-thể lưu
xuất và biến hiện.
Tin rằng cõi Cực-Lạc
cũng chỉ do Tâm-thể thanh tịnh của chúng sanh tạo ra,
cùng tương ứng với Bổn Nguyện Vĩ Đại của Phật, Bồ-Tát, Thánh-chúng.
Và tinh rằng đức A-Di-Đà chỉ là do sự niệm tưởng danh hiệu Nam-mô
A-Di-Đà Phật phát khởi lên.
Tin rằng mỗi mỗi chúng
sanh đều có đủ năng lực lãnh thọ giáo pháp Như-Lai,
bất cứ hữu tình nào cũng có năng lực hoàn thành địa
vị Nhứt-thiết Chủng-trí như chư Phật.
Tin rằng bản
nguyện của Phật A-Di-Đà là chân thật, rốt ráo, là tối
thắng. Và Ngài không hề bỏ
sót một chúng sanh nào cả, dù kẻ ấy phạm vào ngũ
nghịch, thập ác ...
Tin rằng pháp niệm
Phật vãng sanh là môn tu duy nhất cho hết thảy mọi người,
vì rời môn tu này thì mọi người, mọi loài không thể giải thoát,
nếu phế bỏ môn tu này thì chư Phật cũng không thể dùng một pháp nào
khác để tế độ hết thảy hữu tình đúng như bản thệ, đúng
như bản nguyện.
Diệu-Nguyệt
phải phát khởi tín tâm như vậy mà niệm Phật.
LUẬN CHỦ TÔNG-MẬT SA MÔN, CHÙA QUÊ PHONG,
XUẤT THÂN ĐỜI ĐƯỜNG, BÊN TÀU.
THIÊN THỨ TƯ
HỘI THÔNG BỔN MẠT
(GOM LẠI SUỐT THÔNG TỪ GỐC TỚI NGỌN)
CHÂN-TÁNH TUY VI THÂN BỔN, SANH KHỞI CÁI HỮU
NHÂN DO, BẤT KHẢ VÔ ĐOAN, HỐT THÀNH THÂN-TƯỚNG.
CHÂN-TÁNH MẶC
DÙ LÀM GỐC CHO THÂN-TƯỚNG, NHƯNG VỀ SỰ SANH KHỞI RA THÂN-TƯỚNG ẮT
CÓ “NGUYÊN-DO”, CHỨ CHẲNG PHẢI KHÔNG MANH MỐI GÌ HẾT, “TỰ
NHIÊN” THÀNH RA “THÂN-TƯỚNG” ĐÂU ?
ĐÃN DUYÊN TIỀN TÔNG VỊ LIỂU, SỞ DĨ TIẾT TIẾT
XÍCH CHI.
SỞ DĨ CÁC “THIÊN” TRƯỚC BỊ QUỞ
TRÁCH, CHỈ VÌ CHƯA RÕ “NGUYÊN-DO” CÓ ĐƯỢC “THÂN” NGƯỜI.
KIM TƯƠNG BỔN-MẠT HỘI THÔNG, NÃI CHÍ NHO-ĐẠO
DIỆC THỊ.
NAY ĐEM GOM LẠI SUỐT THÔNG TỪ GỐC TỚI
NGỌN, CHO ĐẾN ĐẠO-NHO,
ĐẠO-TIÊN CŨNG NHƯ VẬY.
NHỨT THỪA HIỂN-TÁNH-GIÁO
GIÁO-PHÁP DẠY “NHỨT-THỪA” CỦA KINH
HOA-NGHIÊM, LẤY “CHÂN-TÂM BỔN-GIÁC” LÀM NGUỒN-GỐC CHÂN-THẬT CÓ
ĐƯỢC THÂN-NGƯỜI
Chí tâm sám-hối :
Ðệ tử _____ và
chúng-sanh trong pháp-giới, từ đời vô-thỉ nhẫn đến ngày nay, bị vô-minh
che đậy nên điên đảo mê-lầm, lại do sáu căn ba nghiệp quen theo pháp chẳng lành,
rộng phạm mười điều dữ cùng năm tội vô-gián và tất cả các tội khác, nhiều
vô-lượng vô-biên nói không thể hết. Mười phương các đức Phật thường ở trong
đời, tiếng pháp không dứt, hương mầu đầy lấp, pháp vị ngập tràn, phóng ánh sáng
sạch trong chếu soi tất cả. Lý mầu thường trụ đầy dẫy hư-không.
Con từ vô-thỉ đến nay,
sáu căn che mù, ba nghiệp tối-tăm, chẳng thấy chẳng nghe chẳng hay chẳng
biết “CHÂN-TÂM BỔN-GIÁC” , vì nhơn duyên đó trôi mãi trong vòng sanh tử, trải qua các
đường dữ, trăm nghìn muôn kiếp trọn không lúc nào ra khỏi. -- Kinh rằng :
“Ðức Tỳ-Lô-Giá-Na thân
khắp cả chỗ, chỗ của Phật ở gọi là Thường-tịch-quang, cho nên phải biết cả
thảy các pháp đều là Phật-Pháp, mà con không rõ lại theo giòng vô-minh vì
thế trong trí bồ-đề mà thấy không thanh-tịnh, trong cảnh giải-thoát mà sanh
ràng buộc. Nay mới tỏ ngộ nay mới chừa bỏ ăn-năn, phụng đối trước các đức Phật
và A-Di-Ðà Thế-Tôn mà phát lồ sám-hối, làm cho đệ-tử cùng pháp-giới chúng-sanh,
tất cả tội nặng do ba nghiệp sáu căn, gây tạo từ vô-thỉ, hoặc hiện-tại cùng
vị-lai, chính mình tự gây tạo hoặc biểu người, hay là thấy nghe người gây tạo
mà mà vui theo, hoặc nhớ hoặc chẳng nhớ, hoặc biết hoặc chẳng biết, hoặc nghi
hoặc chẳng nghi, hoặc che giấu hoặc chẳng che giấu, thảy đều được rốt-ráo
thanh-tịnh.
Ðệ-tử sám-hối rồi, sáu
căn cùng ba nghiệp trong sạch, không lỗi lầm, căn lành tu-tập cũng trọn
thanh-tịnh, thảy đều hồi-hướng dùng trang-nghiêm Tịnh-độ, khắp với chúng-sanh,
đồng sanh về nước An-Dưỡng.
Nguyện đức A-Di-Ðà Phật
thường đến hộ-trì, làm cho căn lành của đệ-tử hiện-tiền tăng-tấn, chẳng mất
nhơn-duyên Tịnh-độ, đến giờ lâm-chung, thân an-lành niệm chánh vững-vàng, xem
nghe đều rõ-ràng, tận mặt thấy đức A-Di-Ðà cùng các Thánh-chúng, tay cầm đài
hoa tiếp-dẫn đệ-tử, trong khoảng sát-na sanh ra trước Phật, đủ đạo-hạnh Bồ-Tát,
rộng độ khắp chúng-sanh đồng thành Phật đạo.
Ðệ-tử sám-hối
phát-nguyện rồi quy-mạng đảnh-lễ :
Nam-mô Tây-phương
Cực-lạc thế-giới, đại-từ đại-bi, A-Di-Ðà Như-Lai, biến pháp-giới Tam-bảo.
2
THÀNH "QỦY"
"Lại nữa, A-nan, các chúng-sinh đó, nếu không phải gây tội chê-phá
luật-nghi, phạm Bồ-tát-giới, hủy-báng Niết-bàn của Phật, mà chỉ phạm những
nghiệp phức-tạp khác nhau, thì sau khi bị đốt cháy nhiều kiếp, đền tội hết rồi,
thì chịu những hình quỷ.
Nếu nơi bản-nhân, do tham vật mà làm ra tội, thì người ấy đền tội hết rồi,
gặp vật thành-hình gọi là Quái-quỷ; do tham sắc mà làm ra tội, thì người ấy đền
tội hết rồi, gặp gió thành-hình, gọi là Bạt-quỷ; do tham dối-trá mà làm ra tội,
thì người ấy đền tội hết rồi, gặp giống súc thành-hình, gọi là Mỵ-quỷ; do tham
nóng-giận mà làm ra tội, thì người ấy đền tội hết rồi, gặp con sâu thành-hình,
gọi là Cổ-độc-quỷ; do tham thù-oán mà làm ra tội, thì người ấy đền tội hết rồi,
gặp vận-suy kẻ-thù mà thành-hình, gọi là Lệ-quỷ; do tham ngã-mạn mà làm ra tội,
thì người ấy đền tội hết rồi, gặp khí thành-hình, gọi là Ngạ-quỷ; do tham
lừa-gạt mà làm ra tội, thì người ấy đền tội hết rồi, gặp u-ẩn thành-hình, gọi
là Áp-quỷ; do tham ác-kiến mà làm ra tội, thì người ấy đền tội hết rồi, gặp
tinh-hoa thành-hình, gọi là Vọng-lượng-quỷ; do tham vu-vạ mà làm ra tội, thì
người ấy đền tội hết rồi, gặp linh-hiển thành-hình, gọi là Dịch-sử-quỷ; do tham
bè-phái che-giấu mà làm ra tội, thì người ấy đền tội hết rồi, gặp con người
thành-hình, gọi là Truyền-tống-quỷ.
A-nan, những người đó đều vì thuần-tình phải đọa-lạc, khi lửa-nghiệp
đốt-sạch rồi, thì lên làm quỷ; như thế đều do cái nghiệp vọng-tưởng tự mình
chuốc lấy; nếu ngộ được tính Bồ-đề, thì nơi tính Diệu-viên-minh, vốn không có
gì.
3
THÀNH "THÚ"
Lại nữa, A-nan, khi nghiệp-quỷ đã hết, tình và tưởng cả hai đều thành
không, thì mới ở nơi thế-gian, cùng với người mắc nợ cũ, oán-đối gặp nhau; thân
làm súc-sinh để trả nợ cũ.
Quái-quỷ theo vật, vật tiêu báo hết, sinh nơi thế-gian, phần nhiều làm loài
chim kiêu. Bạt-quỷ theo gió, gió tiêu báo hết, sinh nơi thế-gian, phần nhiều
làm tất-cả những loài cữu-trưng kỳ-dị. Mỵ quỷ theo súc, súc chết báo hết, sinh
nơi thế-gian, phần nhiều làm loài hồ. Cổ-quỷ theo sâu, sâu diệt báo hết, sinh
nơi thế-gian, phần nhiều làm loài có độc. Lệ-quỷ theo vận suy, suy tột báo hết,
sinh nơi thế-gian, phần nhiều làm loài giun. Ngạ-quỷ theo khí, khí tiêu báo
hết, sinh nơi thế-gian, phần nhiều làm loài cung-cấp thịt ăn. Áp-quỷ theo u-ẩn,
u-ẩn tiêu báo hết, sinh nơi thế-gian, phần nhiều làm loài cung-cấp đồ-mặc.
Vọng-lượng-quỷ theo tinh-hoa, tinh-hoa tiêu báo hết, sinh nơi thế-gian, phần
nhiều làm các loài chim mùa. Dịch-sử-quỷ theo sự linh-hiển, linh-hiển diệt báo
hết, sinh nơi thế-gian, phần nhiều làm tất-cả các loài hưu-trưng.
Truyền-tống-quỷ theo người, người chết báo hết, sinh nơi thế-gian, phần nhiều
làm các loài quấn-quít bên người.
A-nan, bọn ấy đều do lửa-nghiệp đốt xong, sinh ra loài súc, trả hết nợ cũ;
như thế, đều do những nghiệp hư-vọng của tự mình chuốc lấy; nếu ngộ được tính
Bồ-đề, thì các vọng-duyên đó vốn không có gì.
Như lời ông nói, bọn Bảo-liên-hương, Lưu-ly-vương, Thiện-tinh tỷ-khưu đều
vốn tự mình gây ra nghiệp-dữ; nghiệp ấy không phải từ trên trời sa xuống, từ
dưới đất phát ra và cũng không phải do người khác đưa tới, mà chính do
vọng-tưởng của tự mình gây ra, rồi tự mình phải chịu quả-báo; nơi tâm Bồ-đề, đó
chỉ là sự kết-đông của vọng-tưởng giả-dối.
4
THÀNH "NGƯỜI"
Lại nửa, A-nan, các súc-sinh ấy đền-trả nợ trước, nếu trong lúc trả nợ, trả
quá nợ cũ, thì những chúng-sinh ấy, trở lại làm người, đòi lại chỗ thừa. Nếu
bên kia có sức, lại có cả phúc-đức, thì ở trong loài người, không rời-bỏ thân
người, mà hoàn lại chỗ thừa đó; còn nếu không phúc-đức, thì phải làm súc-sinh
đền lại chỗ thừa.
A-nan, nên biết, nếu dùng tiền-của hoặc sức người ta, thì đền đủ là xong;
còn như trong ấy, có giết thân-mạng, hoặc ăn thịt kẻ khác, như thế, thì đi đến
ăn nhau, giết nhau, trải qua nhiều kiếp, số như vi-trần, cũng như bánh xe
xoay-vần, thay-đổi bên cao, bên thấp, không có dừng-nghĩ; trừ khi được phép
Xa-ma-tha, hoặc gặp Phật ra đời, thì không thể thôi được.
Nay ông nên biết loài chim kiêu kia, trả nợ đủ, trở lại hình người, sinh
trong nhân-đạo, tham-hợp hạng ngoan-cố. Giống cữu-trưng kia, trả nợ đủ, trở lại
hình người, sinh trong nhân-đạo, tham-hợp hạng quái-dị. Những loài hồ kia, trả
nợ đủ, trở lại hình người, sinh trong nhân-đạo, tham-hợp hạng ngu-dại. Những
loài có độc kia, trả nợ đủ, trở lại hình người, sinh trong nhân-đạo, tham-hợp
hạng nham-hiểm. Những loài giun kia, trả nợ đủ, trở lại hình người, sinh trong
nhân-đạo, tham-hợp hạng hèn-nhát. Những loài cung-cấp thịt-ăn kia, trả nợ đủ,
trở lại hình người, sinh trong nhân-đạo, tham-hợp hạng nhu-nhược. Những loài
cung-cấp đồ mặc kia, trả nợ đủ, trở lại hình người, sinh trong nhân-đạo,
tham-hợp hạng lao-lụy. Những loài chim mùa kia, trả nợ đủ, trở lại hình người,
sinh trong nhân-đạo, tham-hợp hạng văn-hoa. Những loài hưu-trưng kia, trả nợ
đủ, trở lại hình người, sinh trong nhân-đạo, tham-hợp hạng thông-minh. Những
loài quấn-quít theo người kia, trả nợ đủ, trở lại hình người, sinh trong
nhân-đạo, tham-hợp hạng thông-đạt.
A-nan, bọn ấy trả hết nợ cũ, trở lại hình người, đều do từ vô-thủy đến nay,
điên-đảo gây nghiệp, vay trả thừa thiếu, sinh nhau, giết nhau; nếu không gặp
Như-lai, không nghe Chính-pháp, thì ở trong trần-lao, máy-móc xoay-vần mãi mãi;
bọn ấy gọi là thật đáng thương-xót.
5
THÀNH MƯỜI THỨ "TIÊN"
"A-nan, lại có chúng-sinh từ loài người, không nương theo Chính-giác
tu phép Tam-ma-đề, lại riêng tu theo vọng-niệm, để tâm củng-cố hình-hài, vào
trong rừng núi, những chỗ người ta không đến được, thành mười thứ Tiên.
"A-nan, các chúng-sinh kia, kiên-cố dùng đồ-bổ mà không dừng-nghỉ, khi
đạo-ăn được thành-tựu, thì gọi là Địa-hành-tiên.
Kiên-cố dùng cỏ-cây mà không dừng nghỉ, khi đạo-thuốc được thành-tựu, thì
gọi là Phi-hành-tiên.
Kiên-cố dùng kim-thạch mà không dừng-nghỉ, khi đạo hóa-chất được thành-tựu,
thì gọi là Du-hành-tiên.
Kiên-cố làm những động-tác mà không dừng-nghỉ, khi khí-tinh được thành-tựu,
thì gọi là Không-hành-tiên.
Kiên-cố luyện nước-bọt mà không dừng-nghỉ, khi nhuận-đức được thành-tựu,
thì gọi là Thiên-hành-tiên.
Kiên-cố hấp-thụ tinh-hoa mà không dừng-nghỉ, khi hấp-thụ được thành-tựu,
thì gọi là Thông-hành-tiên.
Kiên-cố làm thuật phù-chú mà không ngừng-nghỉ, khi thuật-pháp được
thành-tựu, thì gọi là Đạo-hành-tiên.
Kiên-cố chuyên-chú tâm-niệm mà không dừng-nghỉ, khi chuyên-niệm được
thành-tựu, thì gọi là Chiếu-hành-tiên.
Kiên-cố về thủy hỏa giao-cấu mà không dừng-nghỉ, khi cảm-ứng được
thành-tựu, thì gọi là Tinh-hành-tiên.
Kiên-cố tập-luyện biến-hóa mà không dừng-nghỉ, khi giác-ngộ được thành-tựu,
thì gọi là Tuyệt-hành-tiên.
"A-nan, bọn ấy đều ở trong loài người mà luyện tâm, tuy không tu
Chính-giác, nhưng riêng được lẽ sống, thọ ngàn vạn tuổi, nghỉ ở trong núi sâu
hoặc trên đảo giữa bể cả, cách-tuyệt chỗ người ở; đó cũng là vọng-tưởng
luân-hồi lưu-chuyển. Nếu không tu phép Tam-muội, thì khi quả-báo hết rồi, trở
lại tản vào trong lục-đạo.
6
THÀNH "CHƯ THIÊN" DỤC-GIỚI
"A-nan, các người thế-gian, không cầu-đạo thường-trụ, chưa có thể
rời-bỏ được sự ân-ái với vợ mình, nhưng tâm không buông-lung trong việc tà-dâm,
do tâm đứng-lặng sinh ra sáng-suốt, sau khi mệnh-chung ở gần với mặt trời, mặt
trăng; một loài như thế, gọi là Tứ-Thiên-Vương-Thiên.
Đối với vợ mình, dâm-ái ít-ỏi, trong lúc tịnh-cư, không được toàn-vị, thì
sau khi mệnh-chung, vượt ánh-sáng mặt trời, mặt trăng, ở trên chóp nhân-gian;
một loài như thế, gọi là Đao-lợi-thiên.
Gặp cảnh-dục tạm theo, bỏ đi không nhớ-nghĩ, ở trong nhân-gian, động ít,
tĩnh nhiều, thì sau khi mệnh-chung, sáng-rỡ ở yên trong cõi hư-không, ánh-sáng
mặt trời, mặt trăng không soi đến được; và những người ấy tự mình có ánh-sáng;
một loài như thế, gọi là Tu-diệm-ma-thiên.
Lúc nào cũng tĩnh, nhưng khi có cảm-xúc đến bên mình, chưa chống-đối được,
thì sau khi mệnh-chung, lên trên chỗ tinh-vi, không tiếp với những cảnh
nhân-thiên cõi dưới, cho đến gặp hoại-kiếp, tam-tai cũng không đến nơi; một
loài như thế, gọi là Đâu-suất-đà-thiên.
Chính mình không có tâm dâm-dục, chỉ đáp-ứng với người khác mà làm, trong
lúc phô-bày, vô-vị như ăn sáp, thì sau khi mệnh-chung, vượt lên sinh vào cảnh
biến-hóa; một loài như thế, gọi là Lạc-biến-hóa-thiên.
Không có tâm thế-gian, chỉ đồng với thế-gian mà làm việc ngũ-dục; trong lúc
làm việc ấy, rõ-ràng là siêu-thoát, thì sau khi mệnh-chung, vượt trên tất-cả
những cảnh biến-hóa và không biến-hóa; một loài như thế, gọi là
Tha-hóa-tự-tại-thiên.
A-nan, sáu cõi-trời như thế, hình-thức tuy khỏi động, nhưng tâm-tính còn
dính-dấp; từ các cõi ấy trở xuống, gọi là Dục-giới.
THÀNH "CHƯ THIÊN" SẮC-GIỚI
"A-nan, tất-cả những người tu tâm trong thế-gian, không nhờ Thiền-na,
thì không có trí-tuệ.
Người nào giữ được cái thân không làm việc dâm-dục, trong lúc đi, lúc ngồi,
đều không nghĩ-nhớ, lòng ái-nhiễm không sinh, không còn ở trong Dục-giới, thì
bản-thân liền được làm phạm-lữ; một loài như thế, gọi là Phạm-chúng-thiên.
Tập-quán ngũ-dục đã trừ rồi, tâm ly-dục hiện ra, vui-vẻ thuận theo các
luật-nghi, thì người đó liền có thể thực-hành những phạm-đức; một loài như thế,
gọi là Phạm-phụ-thiên.
Thân tâm hoàn-toàn thanh-tịnh, uy-nghi không thiếu, cấm-giới trong-sạch,
lại có thêm trí-sáng, thì người đó liền được thống-lĩnh phạm-chúng, làm
đại-phạm-vương; một loài như thế, gọi là Đại-phạm-thiên.
A-nan, ba loài-tốt đó, tất-cả khổ-não không bức-bách được; tuy không phải
chân-chính tu phép Tam-ma-đề của đạo Phật, nhưng trong tâm thanh-tịnh, những
lầm-lạc của Dục-giới không lay-động được, nên gọi là Sơ-thiền.
A-nan, thứ nữa, các hàng phạm-thiên khi thống-lĩnh phạm-chúng, lại tu-tập
phạm-hạnh được viên-mãn, làm cho tâm đứng-lặng không lay-động, và do sự
đứng-lặng ấy, sinh ra sáng-suốt; một loài như thế, gọi là Thiểu-quang-thiên.
Hào-quang sáng-suốt thêm nhiều, chói-sáng không cùng, ánh vào thập phương
thế-giới đều thành trong-sáng như ngọc lưu-ly; một loài như thế, gọi là
Vô-lượng-quang-thiên.
Nắm-giữ hào-quang viên-mãn, tạo thành giáo-thể, phát ra sự giáo-hóa
thanh-tịnh, ứng-dụng không cùng; một loài như thế, gọi là Quang-âm-thiên.
A-nan, ba loài-tốt ấy, tất-cả lo-buồn không bức-bách được; tuy không phải
chân-chính tu-hành phép Tam-ma-đề của đạo Phật, nhưng trong tâm thanh-tịnh,
những lầm-lạc thô-động đã dẹp xuống, nên gọi là Nhị-thiền.
A-nan, những loài trời như thế, khi dùng hào-quang viên-mãn làm việc
giáo-hóa, do sự giáo-hóa càng rõ lẽ nhiệm-mầu, phát ra hạnh tinh-tiến, thông
với cái vui yên-lặng; một loài như thế, gọi là Thiểu-tịnh-thiên.
Cảnh thanh-tịnh hiện-tiền, dẫn-phát không có bờ-bến, thân tâm được
khinh-an, thành cái vui yên-lặng; một loài như thế, gọi là Vô-lượng-tịnh-thiên.
Thế-giới và thân tâm, tất-cả hoàn-toàn thanh-tịnh, đức thanh-tịnh được
thành-tựu, cảnh-giới thù-thắng hiện-tiền, dồn về vui yên-lặng; một loài như
thế, gọi là Biến-tịnh-thiên.
A-nan, ba loài-tốt đó, đầy-đủ công-hạnh đại-tùy-thuận, thân tâm yên-lặng,
được cái vui vô-lượng; tuy không phải chân-chính được phép Tam-ma-đề của đạo
Phật, nhưng trong tâm yên-ẩn, hoan-hỷ được đầy-đủ, nên gọi là Tam-thiền.
A-nan, lại nữa, những loài trời đó, thân tâm không bị bức-bách, nguyên-nhân
của khổ đã hết, lại xét cái vui không phải thường-trụ, lâu rồi cũng phải
tiêu-tan, nên cả hai tâm khổ và vui, đồng-thời đều phóng-xả; những tướng
thô-nặng đã diệt, thì phúc thanh-tịnh sinh ra; một loài như thế, gọi là
Phúc-sinh-thiên.
Tâm phóng-xả được viên-mãn, sự nhận-hiểu cao-xa càng thanh-tịnh; trong cái
phúc không gì trở-ngại đó, được sự tùy-thuận nhiệm-mầu cùng-tột vị-lai; một
loài như vậy, gọi là Phúc-ái-thiên.
A-nan, từ cõi trời đó, có hai đường trẽ : Nếu dùng cái tâm sáng-suốt
thanh-tịnh vô-lượng trước kia, mà tu-chứng an-trụ nơi phúc-đức viên-mãn
sáng-suốt, thì một loài như thế, gọi là Quảng-quả-thiên.
Nếu nơi cái tâm trước kia nhàm-chán cả cái khổ và cái vui, lại nghiền-ngẫm
cái tâm phóng-xả, tiếp-tục không ngừng, đi đến cùng-tột sự phóng-xả, thân tâm
đều diệt hết, ý-nghĩ bặt mất, trải qua năm trăm kiếp; song, người ấy đã lấy cái
sinh-diệt làm nhân, thì không thể phát-minh tính không-sinh-diệt, nên nửa kiếp
đầu thì diệt, nửa kiếp sau lại sinh; một loài như thế, gọi là Vô-tưởng-thiên.
A-nan, bốn loài-tốt ấy, tất-cả những cảnh khổ vui trong thế-gian không
lay-động được; tuy không phải là chỗ bất-động chân-thật của đạo vô-vi; song,
nơi cái tâm hữu-sở-đắc, công-dụng đã thuần-thục, nên gọi là Tứ-thiền.
A-nan, trong đó, lại có năm bậc Bất-hoàn-thiên, các vị này đã diệt hết
tập-khí chín phẩm tư-hoặc trong cõi dưới rồi, khổ vui không còn, bên dưới không
có chỗ ở, nên an-lập chỗ ở nơi chúng-đồng-phận của tâm phóng-xả.
A-nan, khổ vui cả hai đều diệt, không còn tâm-niệm ưa-ghét; một loài như
thế, gọi là Vô-phiền-thiên.
Tự-tại phóng-xả, không còn năng-xả, sở-xả; một loài như thế, gọi là
Vô-nhiệt-thiên.
Khéo thấy thế-giới mười phương thảy đều đứng-lặng, không còn tất-cả những
cấu-nhiễm trầm-trọng của trần-cảnh; một loài như thế, gọi là Thiện-kiến-thiên.
Tri-kiến thanh-tịnh hiện-tiền, sử-dụng được không ngăn-ngại; một loài như
thế, gọi là Thiện-hiện-thiên.
Quán-sát rốt-ráo các cực-vi, cùng-tột tính của sắc-pháp, vào tính không
bờ-bến; một loài như thế, gọi là Sắc-cứu-kính-thiên.
A-nan, những bậc Bất-hoàn-thiên đó, chỉ riêng bốn vị thiên-vương Tứ-thiền
được có kính-nghe, nhưng không thể thấy-biết; cũng như hiện nay, có các
thánh-đạo-trường nơi rừng sâu đồng rộng thế-gian, đều là những nơi trụ-trì của
các vị A-la-hán, nhưng những người thô-thiển thế-gian không thể thấy được.
A-nan, mười tám loài trời đó, tâm thường ở trong định, không dính-dáng với
trần-cảnh, song chưa hết cái lụy của hình-hài; từ đó trở về, gọi là Sắc-giới.
THÀNH "CHƯ THIÊN" VÔ-SẮC-GIỚI
"Lại nữa, A-nan, từ chỗ cao nhất của Sắc-giới, lại có hai đường trẽ.
Nếu nơi tâm phóng-xả, phát-minh được trí-tuệ, trí-tuệ sáng-suốt viên-thông, thì
ra khỏi cõi trần, thành vị A-la-hán, vào Bồ-tát-thừa; một loài như thế, gọi là
Hồi-tâm-đại-a-la-hán.
Nếu nơi tâm phóng-xả, khi thành-tựu được sự phóng-xả rồi, lại cảm-thấy cái
thân làm ngăn-ngại và tiêu cái ngăn-ngại ấy vào hư-không, thì một loài như thế,
gọi là Không-xứ.
Các chất-ngại đã tiêu-trừ rồi, nhưng không diệt được cái vô-ngại, trong đó
chỉ còn thức A-lại-gia và còn nguyên-vẹn phần nửa vi-tế của thứ Mạt-na; một
loài như thế, gọi là Thức-xứ.
Sắc và không đã hết, cái tâm biết là hết ấy cũng diệt-trừ, mười phương
vẳng-lặng, không còn gì nữa; một loài như thế, gọi là Vô-sở-hữu-xứ.
Thức-tính vốn không lay-động, lại dùng cái diệt mà diệt đến cùng; trong chỗ
không thể hết, phát-minh nhận cho là hết, nên hình-như còn, mà không phải còn,
hình-như hết, mà không phải hết; một loài như thế, gọi là
Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ.
Bọn nầy xét cùng cái không, nhưng không tột lý-không; nếu từ thánh-đạo cõi
trời bất-hoàn mà xét-cùng, thì một loài như thế, gọi là
Bất-hồi-tâm-độn-a-la-hán. Nếu từ cõi trời vô-tưởng và ngoại-đạo mà xét-cùng cái
không, không biết trở về, mê-lầm không nghe Chính-pháp, thì sẽ vào trong
luân-hồi.
A-nan, trên các cõi trời đó, mỗi mỗi đều là những phàm-phu hưởng sự báo-đáp
của nghiệp-quả và khi sự báo-đáp ấy hết rồi, thì trở vào trong luân-hồi.
Thiên-vương các cõi kia, thường là Bồ-tát, dùng Tam-ma-đề mà lần-lượt tiến lên,
hồi-hướng về đường tu-hành đạo Phật.
A-nan, những cõi trời tứ-không đó, thân tâm diệt hết, định-tính hiện-tiền,
không có sắc-pháp của nghiệp-quả; từ đó đến cuối-cùng, gọi là Vô-sắc-giới.
Bọn đó, đều do không rõ Diệu-giác-minh-tâm, chứa-nhóm cái vọng, mà giả-dối
phát -sinh ra ba cõi, giả-dối theo bảy loài trong đó, mà chìm-đắm và cá-thể
thụ-sinh cũng theo từng loài.
7
THÀNH BỐN GIỐNG "A-TU-LA"
"Lại nữa, A-nan, trong ba cõi ấy, còn có bốn giống A-tu-la.
Nếu từ loài quỷ, do sức bảo-hộ Chính-pháp, được thần-thông vào hư-không,
thì giống A-tu-la này, từ trứng sinh ra, thuộc về loài quỷ.
Nếu từ cõi trời, đức kém phải sa-đọa, chỗ ở gần với mặt trời, mặt trăng,
thì giống A-tu-la đó, từ thai sinh ra, thuộc về loài người.
Có chúa A-tu-la, nắm-giữ thế-giới, sức-mạnh đến chỗ không phải sợ ai, có
thể tranh-quyền với Phạm-vương, Đế-thích và Tứ-thiên-vương; giống A-tu-la này,
nhân biến-hóa mà có, thuộc về loài trời.
A-nan, riêng có một số A-tu-la thấp-kém, sinh trong lòng biển lớn, lặn
trong thủy-huyệt, ban ngày đi chơi trên hư-không, tối về ngủ dưới nước; giống
A-tu-la này, nhân thấp-khí sinh ra, thuộc về loài súc-sinh.
KHAI-THỊ CHỖ HƯ-VỌNG CỦA BẢY LOÀI
ĐỂ KHUYẾN-KHÍCH TU-HÀNH CHÍNH-PHÁP
"A-nan, xét-rõ bảy loài địa-ngục, ngạ-quỷ, súc-sinh, người và
thần-tiên, trời và A-tu-la như thế, đều là những tướng hữu-vi tối-tăm, giả-dối
tưởng-tượng thụ-sinh, giả-dối tưởng-tượng theo nghiệp; đối với tâm-tính
Diệu-viên-minh, bản-lai không năng-tác, sở-tác, thì đều như hoa-đốm giữa
hư-không, vốn không dính-dáng; chỉ một cái hư-vọng, chứ không có cỗi-gối
manh-mối gì.
"A-nan, những chúng-sinh đó, không nhận được tâm-tính bản-lai, chịu
cái luân-hồi như thế trong vô-lượng kiếp, mà không chứng được chân-tính
thanh-tịnh, đó đều do chúng thuận theo những sát, đạo, dâm, hoặc ngược lại ba
cái đó, thì lại sinh ra không-sát, không-đạo, không-dâm; có, thì gọi là loài
quỷ, không, thì gọi là loài trời; có và không thay nhau, phát-khởi ra tính
luân-hồi.
"Nếu khéo tu-tập phát-huy phép Tam-ma-đề, thì trong bản-tính
thường-diệu, thường-tịch, cả hai cái có, cái không đều không và cái không có,
không không cũng diệt, còn không có gì là bất-sát, bất-đạo, bất-dâm, làm sao
lại còn thuận theo được những việc sát, đạo, dâm.
"A-nan, không đoạn được ba nghiệp, thì mỗi mỗi chúng-sinh đều có phần
riêng, nhân những cái riêng ấy, mà quả-báo đồng-phận-chung của các cái riêng,
không phải là không chỗ nhất-định; đó là do vọng-kiến của tự mình phát-sinh ra;
hư-vọng phát-sinh vốn không có nhân, không thể tìm-xét nguồn-gốc được.
"Ông khuyên người tu-hành, muốn được đạo Bồ-đề, cốt-yếu phải trừ
tam-hoặc; tam-hoặc không hết, thì dầu được thần-thông, cũng đều là những
công-dụng hữu-vi của thế-gian; tập-khí mê-lầm đã không diệt, thì lạc vào đường
ma; tuy muốn trừ cái vọng, nhưng lại càng thêm giả-dối; Như-lai bảo là rất đáng
thương-xót. Như thế, đều do vọng-kiến tự mình tạo ra, không phải là lỗi của
tính Bồ-đề.
Nói như thế ấy, tức là lời nói chân-chính; nếu nói khác thế, tức là lời nói
của Ma-vương".
NGUYÊN-DO
KHỞI RA CÁC MA-SỰ
Khi
bấy-giờ, đức Như-lai gần chấm-dứt thời thuyết-pháp, ở nơi sư-tử-tọa, vin ghế
thất-bảo, xoay về Tử-Kim-Sơn, trở lại dựa nơi ghế, bảo khắp đại-chúng và ông
A-nan rằng:
"Bọn
ông là hàng Duyên-giác, Thanh-văn hữu-học, ngày nay, đã hồi-tâm hướng về
vô-thượng diệu-giác đạo Đại-bồ-đề, và tôi cũng đã chỉ-dạy phép tu chân-chính;
nhưng các ông còn chưa biết những ma-sự nhỏ-nhiệm trong lúc tu-chỉ, tu-quán.
Nếu cảnh ma hiện ra, ông không biết được, thì sẽ tu-tâm không đúng và mắc vào
tà-kiến; hoặc bị ma ngũ-ấm của ông, hoặc bị thiên-ma, hoặc mắc quỷ-thần, hoặc
gặp lỵ-mỵ, mà trong tâm không rõ, nhận giặc làm con. Lại nữa, có khi được một
ít đã cho là đủ, như Vô-văn tỷ-khưu được Đệ-tứ-thiền, nói ma là chứng bậc
thánh; đến khi quả-báo chư-thiên hết rồi, suy-tướng hiện ra, thì phỉ-báng quả
A-la-hán còn phải thụ-sinh, nên đọa vào ngục A-tỳ. Các ông hãy nghe cho kỹ, nay
tôi vì ông mà phân-biệt chín-chắn".
Ông
A-nan đứng dậy, với các hàng hữu-học trong Hội, vui-mừng đỉnh-lễ, kính nghe
Phật từ-bi dạy-bảo.
Phật
bảo ông A-nan và cả đại-chúng: "Các ông nên biết, mười hai loài chúng-sinh
trong thế-giới hữu-lậu, tâm-thể giác-viên bản-giác diệu-minh, cùng thập phương
chư Phật, không hai không khác. Do vọng-tưởng, các ông mê chân-lý thành ra
lỗi-lầm. Si-ái phát-sinh, sinh mê cùng khắp, nên có hư-không; hóa mãi cái mê
không thôi, nên có thế-giới sinh ra; các cõi-nước số như vi-trần ở mười phương,
trừ cõi vô-lậu, đều do vọng-tưởng mê-lầm kiến-lập. Nên biết, hư-không sinh
trong tâm ông, cũng như chút mây điểm trên vùng trời, huống nữa là các thế-giới
ở trong hư-không. Một người các ông phát-minh chân-lý, trở về bản-tính, thì
hư-không thập phương đó thảy đều tiêu-mất, làm sao, các cõi-nước hiện có trong
hư-không ấy, lại không rung-động. Các ông tu thiền-định, trau-dồi phép
Tam-ma-đề, tâm được thông-suốt, ám-hợp với các vị Bồ-tát và các vị vô-lậu
Đại-a-la-hán mười phương, thật sự vắng-lặng, thì tất-cả Ma-vương, quỷ-thần và
loài trời, phàm-phu, đều thấy cung-điện mình không cớ gì đổ vỡ, đất-liền
rung-động, các loài thủy-lục bay-nhảy, thảy đều kinh-sợ. Phàm-phu tối-tăm,
không rõ nên nghĩ-lầm; còn bọn kia đều được năm thứ thần-thông, trừ
lậu-tận-thông, đương luyến-tiếc cảnh trần-lao, làm sao, lại để cho ông phá-hoại
chỗ ở? Vậy nên các loài quỷ-thần, thiên-ma, vọng-lượng, yêu-tinh, trong lúc ông
tu phép Tam-muội, đều đến quấy-phá.
Song
các ma kia, tuy có giận-dữ, nhưng bọn chúng ở trong trần-lao, các ông ở trong
diệu-giác, thì cũng như gió thổi ánh-sáng, như dao chém nước, hẳn không
đụng-chạm nhau được; ông như nước sôi, bọn kia như giá-cứng, tạm gần hơi-ấm,
thì không bao-lâu sẽ tiêu-tan. Chúng nó luống-ỷ thần-lực, nhưng chỉ làm người
khách; nếu chúng có thể phá-rối được, là do người chủ ngũ-ấm trong tâm ông, nếu
người chủ mê-lầm, thì khách được dịp khuấy-phá.
Đương
lúc tu-thiền, giác-ngộ không lầm, thì các ma-sự kia không làm gì ông được. Khi
năm ấm đã tiêu-trừ, vào tính sáng-suốt, thì bọn tà-ma kia là kẻ tối-tăm, sáng
phá được tối, đến gần tự phải tiêu-mất, làm sao còn dám ở lại khuấy-phá
thiền-định. Nếu không tỏ-ngộ, bị ngũ-ấm làm cho mê-lầm, thời chính ông là
A-nan, lại phải làm con của ma và thành người ma. Như nàng Ma-đăng-già, sức còn
hèn-kém, chỉ dùng chú-thuật, bắt ông phá luật-nghi của Phật; trong tám muông
hạnh chỉ phá một giới; nhưng vì tâm ông thanh-tịnh, nên vẫn chưa bị chìm-đắm.
Bọn ma nầy, thì phá-hoại toàn thân bảo-giác của ông, như nhà quan tể-thần,
bỗng-nhiên bị tước hết, tịch hết, linh-đinh quanh-lộn, không thể thương-cứu.
Những
cảnh thuộc Sắc-ấm
"A-nan
nên biết, ông ngồi đạo-trường, tiêu-diệt các niệm, niệm đó nếu hết, thì tâm
ly-niệm sáng-tỏ tất-cả, động-tĩnh không rời, nhớ quên như một. Đương khi an-trụ
nơi chỗ đó mà vào Tam-ma-đề, thì như người tỏ mắt ở chỗ rất tối-tăm, tính-biết
được diệu-tịnh, nhưng tâm chưa phát ra trí sáng-suốt; thế thì gọi là phạm-vi
của Sắc-ấm.
Nếu con
mắt sáng-tỏ, mười phương rộng-mở, không còn tối-tăm nữa, thì gọi là hết Sắc-ấm;
người đó mới có thể vượt khỏi kiếp-trược, xét lại nguyên-do, thì cỗi-gốc là
vọng-tưởng kiên-cố.
A-nan,
chính đương trong lúc chín-xét tính diệu-minh, tứ-đại không kết-hợp, thì trong
một thời-gian ngắn, tâm có thể ra khỏi các ngăn-ngại, ấy gọi là tinh-minh trào
ra tiền-cảnh; đó chỉ do công-dụng tạm được như thế, không phải là chứng bậc
thánh; nếu không nhận là chứng-ngộ, thì cũng gọi là cảnh-giới tốt, nếu nghĩ là
chứng bậc thánh, thì liền mắc các tà-kiến.
A-nan,
lại đem cái tâm ấy chín-xét tính diệu-minh, trong thân trở nên rỗng-suốt, người
đó bỗng-nhiên, ở trong thân mình, nhặt ra các thứ giun-sán mà cái thân vẫn
y-nguyên, không bị tổn-thương; ấy gọi là tinh-minh trào vào hình-thể, chỉ do
tu-hành tinh-tiến, tạm thấy được như vậy, không phải là chứng bậc thánh; nếu
không nhận là chứng-ngộ, thì cũng gọi là cảnh-giới tốt, nếu nghĩ là chứng bậc
thánh, thì liền mắc các tà-kiến.
Lại
dùng cái tâm ấy, chín-xét trong ngoài, khi đó ý-thức tư-tưởng, ngoài bản-thân
ra, còn bén vào các nơi khác, đắp-đổi làm khách, làm chủ; bỗng-dưng ở giữa
hư-không, nghe tiếng thuyết-pháp hoặc nghe mười phương đồng diển-bày nghĩa
thâm-mật; ấy gọi là tinh-thần đắp-đổi khi ly, khi hợp; thành-tựu được thiện-chủng,
thì tạm được như thế, không phải là chứng bậc thánh; không nhận là chứng-ngộ,
thì cũng gọi là cảnh-giới tốt; nếu nghĩ là chứng bậc thánh, thì mắc các
tà-kiến.
Lại
dùng cái tâm ấy, đứng-lặng hiện ra sáng-suốt; tâm-quang phát-minh, khắp cả mười
phương thành sắc Diêm-phù-đàn, tất-cả các loài hóa làm Như-lai; lúc bấy-giờ,
bỗng thấy Phật Tỳ-lô-giá-na ngồi trên đài Thiên-quang, có ngàn đức Phật vây
quanh, trăm ức cõi-nước cùng với hoa sen đồng một thời hiện ra; ấy gọi là
ý-thức tiêm-nhiễm sự linh-ngộ, khi tâm-quang phát-minh, soi các thế-giới, thì
tạm được như thế, không phải là chứng bậc thánh; không nhận là chứng-ngộ, thì
cũng gọi là cảnh-giới tốt, nếu nghĩ là chứng bậc thánh, thì mắc các tà-kiến.
Lại
dùng cái tâm ấy, chín-xét tính diệu-minh, quan-sát không ngừng, đè-nén,
uốn-dẹp, dứt-trừ thái-quá; lúc bấy-giờ, bỗng-nhiên mười phương hư-không thành
sắc thất-bảo, hoặc sắc bách-bảo, đồng-thời cùng khắp, không ngăn-ngại lẫn nhau;
những sắc xanh, vàng, đỏ, trắng, mỗi mỗi thuần-hiện ra, ấy gọi là công-sức
đè-nén quá phần, tạm được như thế, không phải là chứng bậc thánh; không nhận là
chứng-ngộ, thì cũng gọi là cảnh-giới tốt, nếu nghĩ là chứng bậc thánh, thì mắc
các tà-kiến.
Lại
dùng cái tâm ấy, lặng-suốt chín-xét, trong-sáng không tán-loạn; bỗng ở giữa
đêm, thấy các thứ vật trong nhà tối, chẳng khác gì ban ngày, mà những vật trong
nhà tối đó cũng không diệt mất; ấy gọi là định-tâm lặng-đứng cái thấy, nên thấy
suốt chỗ tối-tăm, tạm được như thế, không phải là chứng bậc thánh; không nhận
là chứng-ngộ, thì cũng gọi là cảnh-giới tốt; nếu nghĩ là chứng bậc thánh, thì
mắc các tà-kiến.
Lại
dùng cái tâm ấy, khắp vào tính hư-dung, bốn vóc bỗng đồng như cỏ, như cây, lửa
đốt, dao cắt toàn không hay-biết, khi thì ngọn lửa không thể đốt cháy, dù cắt
thịt cũng như chẻ cây; ấy gọi là năm trần đều tiêu; khi bài-xích tính tứ-đại,
một mặt vào chỗ thuần-nhất, tạm được như thế, không phải là chứng bậc thánh;
không nhận là chứng-ngộ, thì cũng gọi là cảnh-giới tốt; nếu nghĩ là chứng bậc
thánh, thì mắc các tà-kiến.
Lại
dùng cái tâm ấy, thành-tựu tính thanh-tịnh, công-dụng tột bậc, bỗng thấy mười
phương núi sông, đất-liền đều thành cõi Phật, đủ bảy thứ báu chói-sáng cùng
khắp; lại thấy chư Phật Như-Lai, như số cát sông Hằng, đầy khắp cõi hư-không,
lâu-đài hoa-lệ; dưới thấy địa-ngục, trên xem thiên-cung, không còn ngăn-ngại;
ấy gọi là tư-tưởng ưa-chán chứa-nhóm ngày một sâu, lâu lắm hóa-thành như thế,
không phải là chứng bậc thánh; không nhận là chứng-ngộ, thì cũng gọi là
cảnh-giới tốt; nếu nghĩ là chứng bậc thánh, thì mắc các tà-kiến.
Lại
dùng cái tâm ấy, nghiên-cứu sâu-xa, bỗng ở giữa đêm, thấy rõ chợ-búa, làng-mạc,
bà con quyến-thuộc phương xa, hoặc nghe lời nói; ấy gọi là nén-ép cái tâm tột
bậc nên nó bay ra, thấy được chỗ xa-cách, không phải là chứng bậc thánh; không
nhận là chứng-ngộ, thì cũng gọi là cảnh-giới tốt; nếu nghĩ là chứng bậc thánh,
thì mắc các tà-kiến.
Lại
dùng cái tâm ấy, nghiên-cứu cùng-tột, thấy vị thiện-tri-thức, rồi hình-thể
biến-đổi, không duyên-cớ gì, trong giây-lát có nhiều thứ thay-đổi; ấy gọi là
tà-tâm; bị loài lỵ-mỵ hoặc mắc thiên-ma vào trong tâm-thức, không duyên-cớ gì
lại biết thuyết-pháp, thông-suốt các diệu-nghĩa, không phải là chứng bậc thánh;
không nhận là chứng-ngộ thì ma-sự tự tiêu-diệt; nếu nghĩ là chứng bậc
thánh, thì mắc các tà-kiến.
A-nan,
mười thứ cảnh hiện ra trong thiền-định như thế, đều do Sắc-ấm và tâm công-dụng
giao-xen, nên hiện những việc đó; chúng-sinh ngu-mê, không biết suy-xét tự
lượng, gặp nhân-duyên ấy, mê không tự biết, bảo là lên bậc thánh, thành tội
đại-vọng-ngữ, phải đọa vào ngục Vô-gián. Sau khi Như-lai diệt-độ rồi, các ông
nên nương theo lời dạy, khai-thị nghĩa nầy trong đời mạt-pháp, không để
thiên-ma được dịp khuấy-phá; giữ-gìn che-chở cho chúng-sinh thành đạo
vô-thượng.
Những
cảnh thuộc Thụ-ấm
"A-nan,
thiện-nam-tử kia tu phép Tam-ma-đề, trong Xa-ma-tha, khi Sắc-ấm hết rồi, thì
thấy tâm chư Phật như cái bóng hiện ra trong gương sáng, hình-như có được,
nhưng chưa có thể dùng; cũng như người bị bóng-mộc đè, tay chân y-nguyên, thấy
nghe không sai, nhưng tâm bị khách-tà, không cử-động được; thế thì gọi là
phạm-vi của Thụ-ấm.
Nếu
bóng-mộc hết đè, thì cái tâm rời khỏi thân, trở lại xem được cái mặt, đi ở
tự-do, không còn ngăn-ngại; thế gọi là hết Thụ-ấm; người đó mới có thể vượt
khỏi kiến-trược, xét lại nguyên-do, thì cỗi-gốc là vọng-tưởng hư-minh.
A-nan,
thiện-nam-tử kia, đương ở trong đó, được rất sáng-suốt, cái tâm phát-sinh
đè-nén quá phận, bỗng ở nơi đó phát ra lòng bi vô-cùng, như thế cho đến xem
thấy muỗi-mòng như là con đỏ, tâm sinh thương-xót, nước mắt tự chảy ra; ấy gọi
là công-dụng đè-nén quá mức; ngộ thì không có lỗi, không phải là chứng bậc
thánh; giác-ngộ không mê nữa, lâu tự tiêu hết. Nếu nhận là chứng bậc thánh, thì
có giống ma sầu-bi vào trong tim gan, thấy người thì đau-xót, kêu-khóc vô-hạn;
sai mất chính-thụ, sẽ bị chìm-đắm.
A-nan,
lại các thiện-nam-tử trong định kia, thấy Sắc-ấm tiêu rồi, Thụ-ấm tỏ-rõ, cảnh
tốt hiện ra trước, cảm-khích quá phần, bỗng ở trong đó, sinh lòng dũng-mãnh
vô-hạn; cái tâm mạnh-mẽ, chí bằng chư Phật, bảo ba tăng-kỳ, một niệm có thể
vượt khỏi. Ấy gọi là công-dụng lấn-lướt quá mức; ngộ thì không có lỗi, không
phải là chứng bậc thánh; giác-ngộ không mê nữa, thì lâu tự tiêu hết. Nếu nhận
là chứng bậc thánh, thì có giống ma ngông-cuồng vào trong tim gan, thấy người
thì khoe, ngã-mạn không ai sánh được; tâm người ấy, cho đến, trên không thấy
Phật, dưới không thấy người; sai mất chính-thụ, sẽ bị chìm-đắm.
Lại các
thiện-nam-tử trong định kia, thấy Sắc-ấm tiêu rồi, Thụ-ấm tỏ-rõ; trước không có
chỗ chứng mới, lui về thì mất chỗ cũ, trí-lực suy-kém, vào Trung-hủy-địa, hẳn
không thấy gì; trong tâm bỗng sinh lòng rất khô-khát; trong tất-cả thời
thầm-nhớ không thôi, rồi cho như thế là tướng tinh-tiến. Ấy gọi là tu-hành
không trí-tuệ, tự sinh lầm-lạc; ngộ thì không có lỗi, không phải là chứng bậc
thánh. Nếu nhận là chứng bậc thánh, thì có giống ma nhớ vào trong tim gan, ngày
đêm như nắm cái tâm treo vào một nơi; sai mất chính-thụ, sẽ bị chìm-đắm.
Lại các
thiện-nam-tử trong định kia, thấy Sắc-ấm tiêu rồi, Thụ-ấm tỏ-rõ, sức tuệ quá
định, bị cái lỗi quá mạnh-mẽ sắc-bén; đem cái thắng-tính ôm vào trong tâm, tự
ngờ mình là Phật Lô-Xá-Na, được một ít đã cho là đủ. Ấy gọi là chỗ dụng-tâm
quên mất suy-xét, nên đắm vào nơi tri-kiến, ngộ thì không có lỗi, không phải là
chứng bậc thánh. Nếu nhận là chứng bậc thánh, thì có giống ma Hạ-liệt-dị-tri-túc
vào trong tim gan, thấy người thì tự xưng đã được vô-thượng Đệ-nhất-nghĩa-đế,
sai mất chính-thụ, sẽ bị chìm-đắm.
Lại các
thiện-nam-tử trong định kia, thấy Sắc-ấm tiêu rồi, Thụ-ấm tỏ-rõ, chỗ chứng mới
chưa được, còn tâm cũ đã mất, soi cả hai bên, tự cho là nguy-hiểm; trong tâm
bổng-nhiên sinh ra lòng lo vô-tận, như ngồi giường sắt, như uống thuốc độc, tâm
không muốn sống, thường cầu người khác hại thân-mệnh mình để sớm được
giải-thoát. Ấy gọi là tu-hành sai mất phương-tiện; ngộ thì không có lỗi, không
phải là chứng bậc thánh. Nếu nhận chứng bậc thánh, thì có một phần giống ma
thường-lo-rầu vào trong tim gan, tay cầm dao-gươm tự cắt thịt mình, thích được
bỏ mạng, hoặc thường lo-rầu, chạy vào trong rừng núi, không thích thấy người
ta, sai mất chính-thụ, sẽ bị chìm-đắm.
Lại các
thiện-nam-tử trong định kia, thấy Sắc-ấm tiêu rồi, Thụ-ấm tỏ-rõ, trong chỗ
thanh-tịnh, tâm được yên-ổn, bỗng có cái mừng vô-hạn sinh ra, trong tâm
mừng-rỡ, không thể tự ngăn. Ấy gọi là lòng khinh-an, không có trí-tuệ tự ngăn
mình; ngộ thì không có lỗi, không phải là chứng bậc thánh. Nếu nhận là chứng
bậc thánh, thì có một phần giống ma thích-vui-mừng vào trong tim gan, thấy
người thì cười, ở bên đường cái, tự ca tự múa, tự bảo đã được vô-ngại
giải-thoát; sai mất chính-thụ, sẽ bị chìm-đắm.
Lại các
thiện-nam-tử trong định kia, thấy Sắc-ấm tiêu rồi, Thụ-ấm tỏ-rõ, tự bảo là đã
đủ rồi; không căn-cứ gì, bỗng có lòng đại-ngã-mạn phát ra, như thế cho đến lòng
mạn, quá-mạn và mạn-quá-mạn, hoặc lòng tăng-thượng-mạn, hoặc lòng ty-liệt-mạn,
một thời đều phát ra; trong tâm còn khinh thập phương Như-Lai, huống nữa là các
bậc dưới như Thanh-văn, Duyên-giác. Ấy gọi là thắng-giải quá cao, không trí-tuệ
để tự cứu; ngộ thì không có lỗi, không phải là chứng bậc thánh. Nếu nhận là
chứng bậc thánh, thì có một phần giống ma Đại-ngã-mạn vào trong tim gan, không
lễ chùa tháp, phá-hỏng kinh tượng, bảo đàn-việt rằng: Đó là đồ kim-đồng hoặc đồ
thổ-mộc, kinh là lá cây, hoặc là giấy lụa; xác-thịt chân-thường, không tự
cung-kính, lại sùng-bái đồ thổ-mộc, thật là trái-ngược. Những người quá tin,
theo lời-dạy phá-phách, chôn-bỏ trong đất, do gây nghi-ngờ lầm-lạc cho
chúng-sinh, phải đọa vào ngục Vô-gián; sai mất chính-thụ, sẽ bị chìm-đắm.
Lại các
thiện-nam-tử trong định kia, thấy Sắc-ấm tiêu rồi, Thụ-ấm tỏ-rõ; trong chỗ
tinh-minh, viên-ngộ được tinh-lý, được phép đại-tùy-thuận; tâm bỗng sinh ra
lòng khinh-an không-lường, bảo mình đã thành bậc thánh, được đại-tự-tại. Ấy gọi
là nhân trí-tuệ được các sự khinh-thanh; ngộ thì không có lỗi, không phải là
chứng bậc thánh. Nếu nhận là chứng bậc thánh, thì có một phần giống ma
thích-khinh-thanh vào trong tim gan, tự bảo đã đầy-đủ, không cầu-tiến lên nữa;
bọn đó phần nhiều làm như Vô-văn tỷ-khưu, gây nghi-ngờ lầm-lạc cho chúng-sinh,
rồi đọa vào ngục A-tỳ; sai mất chính-thụ, sẽ bị chìm-đắm.
Lại các
thiện-nam-tử trong định kia, thấy Sắc-ấm tiêu rồi, Thụ-ấm tỏ-rõ; trong chỗ
tỏ-ngộ, được tính hư-minh; lúc ấy bỗng xoay lại hướng theo tính đoạn-diệt, bác
không nhân-quả, một mực vào rỗng-không; tâm rỗng-không hiện-tiền, cho đến
phát-sinh nhận-định là đoạn-diệt mãi mãi. Ngộ thì không có lỗi, không phải là
chứng bậc thánh. Nếu nhận là chứng bậc thánh, thì có giống ma rỗng-không vào
trong tim gan, chê-bai người giữ-giới là Tiểu-thừa, chứ Bồ-tát đã ngộ được
tính-không, thì có gì là trì với phạm. Người đó thường ở nhà đàn-việt
thiện-tín, uống rược ăn thịt, làm nhiều điều dâm-uế; nhân có sức ma, nhiếp-phục
người ta không sinh lòng nghi-báng; tâm ma thâm-nhập lâu ngày, hoặc ăn đại-tiện
tiểu-tiện, cũng như ăn thịt uống rượu, vì tất-cả đều không; phá luật-nghi của
Phật, làm cho người khác lầm-lạc mắc tội; sai mất chính-thụ, sẽ bị chìm-đắm.
Lại các
thiện-nam-tữ trong định kia, thấy Sắc-ấm tiêu rồi, Thụ-ấm tỏ-rõ, nghiền-ngẫm
cái hư-minh, ghi-sâu vào tim-cốt, trong tâm bỗng có lòng yêu vô-hạn sinh ra;
yêu quá phát điên, bèn làm việc tham-dục. Ấy gọi là cảnh định an thuận vào tâm,
không trí-tuệ tự giữ mình, lầm vào ngũ-dục; ngộ thì không có lỗi, không phải là
chứng bậc thánh. Nếu nhận là chứng bậc thánh, thì có giống ma ngũ-dục vào trong
tim gan, một mặt bảo sự dâm-dục là đạo Bồ-đề, dạy các bạch-y bình-đẳng làm việc
dâm-dục, những người hành-dâm gọi là trì-pháp-tử; do sức tà-ma nhiếp-phục kẻ
phàm-phu trong đời mạt-pháp, số đến cả trăm, như thế cho đến một trăm, hai
trăm, hoặc năm sáu trăm, nhiều đến ngàn vạn; khi ma sinh chán, rời-bỏ thân-thể,
đã không còn uy-đức, thì sa vào lưới pháp-luật; do gây nghi-ngờ lầm-lạc cho
chúng-sinh, phải đọa vào ngục Vô-gián; sai mất chính-thụ, sẽ bị chìm-đắm.
A-nan,
mười thứ cảnh hiện ra trong thiền-định như thế, đều do Thụ-ấm và tâm công-dụng
giao-xen, nên hiện như vậy; chúng-sinh ngu-mê không biết suy-xét tự lượng, gặp
nhân-duyên ấy, mê không tự biết, bảo là lên bậc thánh, thành tội đại-vọng-ngữ,
phải sa vào ngục Vô-gián. Sau khi tôi diệt-độ rồi, các ông nên đem lời nói nầy
của Như-lai, truyền-dạy trong đời mạt-pháp, khiến cho chúng-sinh đều tỏ-ngộ
nghĩa đó, không để thiên-ma được dịp khuấy-phá; giữ-gìn che-chở cho chúng-sinh
thành đạo vô-thượng.
Những
cảnh thuộc Tưởng-ấm
"A-nan,
thiện-nam-tử kia, tu pháp Tam-ma-đề, khi Thụ-ấm hết rồi, tuy chưa hết mê-lầm,
nhưng tâm đã rời khỏi hình-hài như chim ra khỏi lồng, điều ấy đã thành-tựu được
rồi. Từ phàm-thân đó, tiến lên trải qua sáu mươi thánh-vị Bồ-tát, được
ý-sinh-thân, tùy-ý đi, ở, không còn ngăn-ngại. Ví-như có người ngũ say nói mơ,
người ấy tuy không hay-biết gì, nhưng lời nói đã có âm-vận thứ-tự, khiến người
không ngũ đều hiểu-biết được; ấy thì gọi là phạm-vi của Tưởng-ấm.
Nếu
biết động-niệm, tư-tưởng hư-vọng tiêu-trừ, thì nơi tâm giác-minh, như bỏ hết
bụi-nhơ, một dòng sinh-tử, đầu đuôi soi khắp, gọi là hết Tưởng-ấm; người ấy mới
có thể vượt khỏi phiền-não-trược, xét lại nguyên-do, cỗi-gốc là vọng-tưởng
dung-thông.
A-nan,
thiện-nam-tử kia, Thụ-ấm đã hư-diệu, không còn mắc các tà-lự, tính viên-định
phát-minh, trong Tam-ma-đề, tâm lại ưa được viên-minh, thúc-giục tư-tưởng,
tham-cầu những thiện-xảo. Khi bấy-giờ, Thiên-ma chờ được dịp ấy, cho tinh-thần
gá vào người khác, miệng nói kinh-pháp; người đó thật không biết bị ma gá vào,
cũng tự bảo đã được vô-thượng Niết-bàn; đến chỗ thiện-nam-tử cầu thiện-xảo kia,
trải pháp-tọa thuyết-pháp. Thân-hình người đó giây-lát, hoặc làm tỷ-khưu cho
người kia thấy, hoặc làm Đế-thích, hoặc làm phụ-nữ, hoặc làm tỷ-khưu-ni, hoặc
nằm trong nhà tối, thân có hào-quang chói-sáng. Người tu-hành ngu-mê, lầm là
Bồ-tát, tin lời dạy-bảo, lay-chuyển cái tâm, phá luật-nghi của Phật, lén làm
việc tham-dục. Miệng ma ưa nói những sự may rủi biến-đổi, hoặc nói Như-lai ra
đời ở chỗ Mỗ, hoặc nói có kiếp-hỏa, hoặc nói có đao-binh, khủng-bố người ta,
khiến cho gia-tư không cớ gì phải hao mất. Ấy gọi là giống quái-quỷ, tuổi già
thành ma, khuấy-rối người tu-hành. Khi ma khuấy chán rồi, bỏ thân người, không
gá nữa, thì đệ-tử cùng thầy đều sa vào lưới pháp-luật. Ông nên giác-ngộ trước,
thì không vào luân-hồi; nếu mê-lầm không biết, thì đọa vào ngục Vô-gián.
A-nan,
lại thiện-nam-tử kia, Thụ-ấm đã hư-diệu, không mắc các tà-lự, tính viên-định
phát-minh; trong Tam-ma-đề, tâm lại ưa đi chơi, cho tư-tưởng bay đi, tham-cầu
trải qua nhiều nơi. Khi bấy giờ, Thiên-ma chờ được dịp ấy, cho tinh-thần gá vào
người khác, miệng nói kinh-pháp; người đó thật không biết bị ma gá vào, cũng tự
bảo đã được vô-thượng Niết-bàn, đến chỗ thiện-nam-tử muốn đi chơi kia, trải
pháp-tọa thuyết-pháp. Hình người đó không thay-đổi, song những người nghe pháp,
bỗng tự thấy mình ngồi trên hoa sen báu, thân-thể hóa-thành thân vàng
chói-sáng; cả một thính-chúng, mỗi người đều như thế, được cái chưa từng có.
Người tu-hành ngu-mê, lầm là Bồ-tát, tâm hóa dâm-dật, phá luật-nghi của Phật,
lén làm việc tham-dục. Miệng ma ưa nói các đức Phật ứng-hóa ra đời, người Mỗ,
chỗ Mỗ tức là hóa-thân của đức Phật Mỗ; người Mỗ sẽ đến, tức là vị Bồ-tát Mỗ,
đến giáo-hóa thế-gian. Người tu-hành thấy thế, tâm sinh hâm-mộ, tà-trí
thầm-thầm nổi lên, chủng-trí tiêu-diệt. Ấy gọi là giống bạt-quỷ, tuổi già thành
ma, khuấy-rối người tu-hành. Khi ma khuấy chán rồi, bỏ thân người, không gá
nữa, thì đệ-tử cùng thầy đều sa vào lưới pháp-luật. Ông nên giác-ngộ trước, thì
không vào luân-hồi; nếu mê-lầm không biết, thì đọa vào ngục Vô-gián.
Lại
thiện-nam-tử kia, Thụ-ấm đã hư-diệu, không mắc các tà-lự, tính viên-định
phát-minh; trong Tam-ma-đề, tâm lại ưa thầm-hợp, lặng-đứng cái tư-tưởng,
tham-cầu được khế-hợp. Khi bấy-giờ, Thiên-ma chờ được dịp ấy, cho tinh-thần gá
vào người khác, miệng nói kinh-pháp; người đó thật không biết bị ma gá vào,
cũng tự bảo đã được vô-thượng Niết-bàn, đến chỗ người thiện-nam-tử cầu khế-hợp
kia, trải pháp-tọa thuyết-pháp. Hình người đó và những người nghe pháp, bề
ngoài không có thay-đổi, nhưng lại khiến cho các thính-giả, trước khi nghe
pháp, tâm đã tự khai-ngộ, niệm-niệm dời-đổi, hoặc được túc-mạng-thông, hoặc có
tha-tâm-thông, hoặc thấy địa-ngục, hoặc biết các việc hay, dở trong thế-gian,
hoặc miệng nói bài kệ, hoặc tự tụng-kinh được, mỗi mỗi đều vui-vẻ, được cái
chưa từng có. Người tu-hành ngu-mê, lầm là Bồ-tát, tâm sinh ra dính-dáng
yêu-đương, phá luật-nghi của Phật, lén làm việc tham-dục. Miệng ma thích nói
Phật có lớn, nhỏ, đức Phật Mỗ là đức Phật trước, đức Phật Mỗ là đức Phật sau,
trong đó cũng có Phật thật, Phật giả, Phật trai, Phật gái; Bồ-tát cũng thế.
Người tu-hành thấy như vậy, bỏ sạch bản-tâm, dễ vào các tà-ngộ. Ấy gọi là giống
mỵ-quỷ, tuổi già thành ma, khuấy-rối người tu-hành. Khi ma khuấy chán rồi, bỏ
thân người, không gá nữa, thì đệ-tử cùng thầy đều sa vào lưới pháp-luật. Ông
nên giác-ngộ trước, thì không vào luân-hồi, nếu mê-lầm không biết, thì đọa vào
ngục Vô-gián.
Lại
thiện-nam-tử kia, Thụ-ấm đã hư-diệu, không mắc các tà-lự, tính viên-định
phát-minh; trong Tam-ma-đề, tâm lại ưa biết cỗi-gốc; nơi sự vật chuyển-hóa,
muốn xét biết cùng-tột chung-thủy, thúc cái tâm sáng-suốt thêm, tham-cầu
nhận-biết chia-chẻ. Khi bấy-giờ, Thiên-ma chờ được dịp ấy, cho tinh-thần gá vào
người khác, miệng nói kinh-pháp. Người đó thật không biết bị ma gá vào, cũng tự
bảo đã được vô-thượng Niết-bàn, đến chỗ thiện-nam-tử cầu biết cỗi-gốc kia, trải
pháp-tọa thuyết-pháp. Người đó có uy-thần, làm cho những người cầu-pháp đều
kính-phục; khiến cho thính-chúng dưới pháp-tọa, khi chưa nghe pháp, tự-nhiên
tâm đã phục rồi; tất-cả bọn ấy đều cho rằng Niết-bàn, Bồ-đề, pháp-thân của
Phật, tức là cái xác-thịt hiện-tiền; cha con sinh nhau, đời này đến đời khác,
tức là pháp-thân thường-trụ không mất; đều chỉ hiện-tại, tức là cõi Phật, không
có cõi tịnh-cư và thân kim-sắc nào khác. Người tu-hành tin-lĩnh những điều đó,
bỏ mất bản-tâm, đem thân-mạng mà quy-y, được cái chưa từng có; người đó ngu-mê,
lầm là Bồ-tát, suy-xét cái tâm như thế, phá luật-nghi của Phật, lén làm việc
tham-dục. Miệng ma ưa nói, mắt, tai, mũi, lưởi đều là tịnh-độ, hai căn nam nữ
tức là chỗ thật Bồ-đề Niết-bàn; bọn không biết kia, đều tin lời nhơ-nhớp đó. Ấy
gọi là giống cổ-độc-quỷ và giống áp-thắng-quỷ, tuổi già thành ma, khuấy-rối
người tu-hành. Khi ma khuấy chán rồi, bỏ thân người, không gá nữa, thì đệ-tử
cùng thầy đều sa vào lưới pháp-luật. Ông nên giác-ngộ trước, thì không vào
luân-hồi, nếu mê-lầm không biết, thì đọa vào ngục Vô-gián.
Lại
thiện-nam-tử kia, Thụ-ấm đã hư-diệu, không mắc các tà-lự, tính viên-định
phát-minh; trong Tam-ma-đề, tâm lại ưa biết các việc trước sau, chín-xét cùng
khắp, tham-cầu được thầm-cảm. Khi bấy giờ, Thiên-ma chờ được dịp ấy; cho
tinh-thần gá vào người khác, miệng nói kinh-pháp. Người đó thật không biết bị
ma gá vào, cũng tự bảo đã được vô-thượng Niết-bàn, đến chỗ thiện-nam-tử cầu
cảm-ứng kia, trải pháp-tọa thuyết-pháp, có thể khiến cho thính-chúng tạm-thấy
cái thân như đã trăm ngàn tuổi, tâm sinh ra ái-nhiễm, không thể rời-bỏ, đem
thân làm nô-bộc, cúng-dường tứ-sự, không biết mệt-mõi; lại khiến cho mỗi người
dưới pháp-tọa, tâm biết đó là vị Tiên-sư, là vị Thiện-tri-thức, riêng sinh lòng
pháp-ái, dính như keo-sơn, được cái chưa từng có. Người tu-hành ngu-mê, lầm là
Bồ-tát, gần-gũi tâm ma, phá luật-nghi của Phật, lén làm việc tham-dục. Miệng ma
ưa nói, ta ở kiếp trước, trong đời Mỗ, trước độ người Mỗ, lúc đó là thê thiếp,
anh em của ta, nên nay lại đến độ cho nhau; ta sẽ cùng các người theo nhau về
cảnh-giới Mỗ, cúng-dường đức Phật Mỗ; hoặc nói có cõi trời đại-quang-minh
riêng-biệt, Phật ở trong ấy, và là chỗ nghỉ-ngơi của tất-cả các đức Như-lai.
Bọn không biết kia, đều tin những lời phỉnh-gạt đó, bỏ mất bản-tâm. Ấy gọi là
giống lệ-quỷ, tuổi già thành ma, khuấy-rối người tu-hành. Khi ma khuấy chán
rồi, bỏ thân người, không gá nữa, thì đệ-tử cùng thầy đều sa vào lưới
pháp-luật. Ông nên giác-ngộ trước, thì không vào luân-hồi, nếu mê-lầm không
biết, thì đọa vào ngục Vô-gián.
Lại
thiện-nam-tử kia, Thụ-ấm đã hư-diệu, không mắc các tà-lự, tính viên-định
phát-minh; trong Tam-ma-đề, tâm lại ưa đi sâu vào, khắc-khổ siêng-năng, thích ở
chỗ thầm-vắng, tham-cầu sự yên-lặng. Khi bấy-giờ, Thiên-ma chờ được dịp ấy, cho
tinh-thần gá vào người khác, miệng nói kinh-pháp. Người đó thật không biết bị
ma gá vào, cũng tự bảo đã được vô-thượng Niết-bàn, đến chỗ thiện-nam-tử cầu
thầm-lặng kia, trải pháp-tọa thuyết-pháp, khiến cho thính-chúng, mỗi người đều
biết nghiệp-cũ của mình; hoặc ở nơi đó, bảo một người rằng: "Ngươi nay
chưa chết đã làm súc-sinh", rồi bảo một người đạp cái đuôi đằng sau, liền
khiến người đó đứng dậy không được; cả trong một chúng đều hết lòng kính-phục,
có người móng tâm lên, thì nó đã biết ý; ngoài luật-nghi của Phật ra, nó lại
càng thêm khắc-khổ, chê-bai tỷ-khưu, mắng-nhiếc đồ-chúng, phơi-lộ việc người
ta, không tránh sự cơ-hiềm. Miệng ma ưa nói những họa phúc chưa đến và khi đã
đến rồi, thì mảy-may không sai. Ấy gọi là giống đại-lực-quỷ, tuổi già thành ma,
khuấy-rối người tu-hành. Khi ma khuấy chán rồi, bỏ thân người, không gá nữa,
thì đệ-tử cùng thầy đều sa vào lưới pháp-luật. Ông nên giác-ngộ trước, thì
không vào luân-hồi, nếu mê-lầm không biết, thì đọa vào ngục Vô-gián.
Lại
thiện-nam-tử kia, Thụ-ấm đã hư-diệu, không mắc các tà-lự, tính viên-định
phát-minh; trong Tam-ma-đề, tâm lại ưa hiểu-biết, siêng-năng xét-tìm, tham-cầu
biết túc-mạng. Khi bấy-giờ, Thiên-ma chờ được dịp ấy, cho tinh-thần gá vào người
khác, miệng nói kinh-pháp. Người đó thật không biết bị ma gá vào, cũng tự bảo
đã được vô-thượng Niết-bàn, đến chỗ thiện-nam-tử cầu hiểu-biết kia, trải
pháp-tọa thuyết-pháp. Người tu-hành bỗng-nhiên, nơi chỗ thuyết-pháp, được
hạt-châu báu lớn; hoặc khi ma hóa làm súc-sinh, miệng ngậm hạt-châu với những
vật kỳ-lạ như đồ trân-bảo, giản-sách, phù-độc, đến trao trước cho người
tu-hành, rồi sau cọ-gá vào thân-thể; hoặc khi ma bảo người nghe pháp, có
hạt-châu minh-nguyệt chôn ở dưới đất, đương soi-sáng chỗ đó, làm cho các
thính-giả được cái chưa từng có. Ma thường ăn cây thuốc, chứ không ăn cơm, hoặc
khi mỗi ngày chỉ ăn một bữa hạt vừng hoặc hạt mạch, do sức ma chấp-trì,
thân-hình vẫn béo-tốt. Ma lại chê-bai tỷ-khưu, mắng-nhiếc đồ-chúng, không tránh
sự cơ-hiềm; trong miệng ưa nói, kho báu phương khác và chỗ ẩn-cư của các bậc
thánh-hiền thập phương; những người đi theo sau, thường thấy có người kỳ-lạ. Ấy
gọi là giống quỷ-thần núi rừng, thổ-địa, thành-hoàng, sông núi, tuổi già thành
ma; hoặc khi kêu gọi làm điều dâm-dục, phá giới-luật Phật, cùng với những kẻ
thừa-sự, lén làm việc ngũ-dục; hoặc khi lại tinh-tiến, ăn toàn cỏ cây; việc làm
không nhất-định, cốt khuấy-rối người tu-hành. Khi ma khuấy chán rồi, bỏ thân
người, không gá nữa, thì đệ-tử cùng thầy phần nhiều sa vào lưới pháp-luật. Ông
nên giác-ngộ trước, thì không vào luân-hồi; nếu mê-lầm không biết, thì đọa vào
ngục Vô-gián.
Lại
thiện-nam-tử kia, Thụ-ấm đã hư-diệu, không mắc các tà-lự, tính viên-định
phát-minh; trong Tam-ma-đề, tâm lại ưa các thứ biến-hóa thần-thông,nghiên-cứu
nguồn-gốc biến-hóa, tham-cầu có thần-lực. Khi bấy-giờ, Thiên-ma chờ được dịp
ấy, cho tinh-thần gá vào người khác, miệng nói kinh-pháp. Người đó thật không
hay-biết bị ma gá vào, cũng tự bảo đã được vô-thượng Niết-bàn, đến chỗ
thiện-nam-tử cầu thần-thông kia, trải pháp-tọa thuyết-pháp. Người đó, hoặc tay
cầm ngọn lửa, nắm chia ngọn lửa trên đầu tứ-chúng nghe pháp; ngọn lửa trên đỉnh
những người nghe pháp đều dài vài thước, mà cũng không đốt cháy, cũng không có
nóng. Người đó, hoặc đi trên nước như đi trên đất bằng, hoặc ở giữa hư-không,
ngồi yên không lay-động; hoặc vào trong bình, hoặc ở trong đãy, hoặc vượt cửa
sổ, hoặc thấu qua tường, không chút ngăn-ngại; chỉ đối với đao-binh thì không
được tự-tại. Người đó tự bảo là Phật, thân mặc bạch-y, chịu tỷ-khưu lễ-bái,
chê-bai Thiền-luật, mắng-nhiếc đồ-chúng, phơi-lộ việc người, không tránh sự
cơ-hiềm; trong miệng thường nói thần-thông tự-tại; hoặc lại cho người thấy cõi
Phật một bên, đó là do sức quỷ mê-hoặc, không có gì là chân-thật. Người đó khen-ngợi
việc hành-dâm, không từ-bỏ những việc làm thô-tục, bảo những sự ôm-ấp lẫn nhau
là truyền-pháp. Ấy gọi là những giống sơn-tinh, hải-tinh, phong-tinh, hà-tinh,
thổ-tinh, và những loài tinh-mỵ của tất-cả cỏ cây đã sống nhiều kiếp, có sức
lớn trong trời đất, hoặc là long-mỵ, hoặc là tiên chết rồi, sống lại làm mỵ;
hoặc quả-báo đạo-tiên đã hết, kể năm thì phải chết, nhưng hình-hài không
hư-nát, nên loài quái khác gá vào. Bọn ấy tuổi già thành ma, khuấy-rối người
tu-hành. Khi khuấy chán rồi, bỏ thân người không gá nữa, thì đệ-tử cùng thầy
phần nhiều sa vào lưới pháp-luật. Ông nên giác-ngộ trước, thì không vào
luân-hồi, nếu mê-lầm không biết, thì đọa vào ngục Vô-gián.
Lại
thiện-nam-tử kia, Thụ-ấm đã hư-diệu, không mắc các tà-lự, tính viên-định
phát-minh; trong Tam-ma-đề, tâm lại ưa vào chỗ diệt hết, nghiên-cứu tính
biến-hóa, tham-cầu cái rỗng-không sâu-nhiệm. Khi bấy-giờ, Thiên-ma chờ được dịp
ấy, cho tinh-thần gá vào người khác, miệng nói kinh-pháp. Người đó thật không
biết bị ma gá vào, cũng tự bảo đã được vô-thượng Niết-bàn, đến chỗ thiện-nam-tử
cầu rỗng-không kia, trải pháp-tọa thuyết-pháp. Ở trong đại-chúng, hình của
người đó bỗng hóa-thành không, cả chúng không thấy gì, rồi lại từ hư-không
bỗng-chốc hiện ra, khi còn, khi mất, được tự-tại; hoặc hiện cái thân rỗng-suốt
như ngọc lưu-ly, hoặc duỗi tay chân xuống, phát ra mùi thơm chiên-đàn, hoặc
đại-tiểu-tiện như đường-phèn cứng-chắc. Người đó chê-bai phá-hoại giới-luật,
khinh-rẻ những người xuất-gia; trong miệng thường nói, không nhân-quả, chết rồi
là diệt-hẳn, không có thân sau; lại các phàm, thánh, tuy được phép không-tịch,
vẫn lén làm việc tham-dục và người thụ-lĩnh cái dâm-dục đó, cũng được tâm
rỗng-không, bác không nhân-quả. Ấy gọi là những giống-tinh-khí nhật-nguyệt
bạc-thực, kim, ngọc, chi-thảo, lân, phụng, quy, hạc, trải qua ngàn vạn năm
không chết, làm tinh-linh sinh ra trong các quốc-độ, tuổi già thành-ma,
khuấy-rối người tu-hành. Khi ma khuấy chán rồi, bỏ thân người, không gá nữa,
thì đệ-tử cùng thầy phần nhiều sa vào lưới pháp-luật. Ông nên giác-ngộ trước,
thì không vào luân-hồi, nếu mê-lầm không biết, thì đọa vào ngục Vô-gián.
Lại
thiện-nam-tử kia, Thụ-ấm đã hư-diệu, không mắc các tà-lự, tính viên-định phát-minh;
trong Tam-ma-đề, tâm lại ưa sống lâu, gian-khổ quan-sát tinh-vi, tham-cầu được
nhiều tuổi; bỏ cái sống phân-đoạn, lại trông-mong cái tướng vi-tế của biến-dịch
sinh-tử được thường-trụ. Khi bấy-giờ, Thiên-ma chờ được dịp ấy, cho tinh-thần
gá vào người khác, miệng nói kinh-pháp. Người đó không hề hay-biết bị ma gá
vào, cũng tự bảo được vô-thượng Niết-bàn, đến chỗ thiện-nam-tử cầu sống lâu
kia, trải pháp-tọa thuyết-pháp. Người đó ưa nói, đi về phương khác, không hề
chậm-trễ, hoặc trải qua muôn dặm, giây-lát đã trở lại và đều lấy được những vật
nơi đó; hoặc ở một chỗ, hay trong một nhà, chỉ trong vài bước, bảo người ta đi
từ vách Đông qua đến vách Tây, nhưng người ta đi mau cả năm không đến; nhân đó,
người tu-hành tin-tưởng, nghi là Phật hiện-tiền. Miệng ma thường nói, thập
phương chúng-sinh đều là con ta, ta sinh ra chư Phật, ta sinh ra thế-giới, ta
là Phật đầu-tiên, tự-nhiên ra đời, không nhân tu-hành mà đắc-đạo. Ấy gọi là ma
trụ-thế-tự-tại-thiên, nó khiến bọn quyến-thuộc chưa phát-tâm như bọn
Giá-văn-trà hay là Tỳ-xá-đồng-tử cõi Tứ-thiên-vương, thích cái hư-minh, đến ăn
tinh-khí người tu-hành. Hoặc không nhân ông thầy, chính người tu-hành tự mình
xem-thấy, bọn đó tự xưng là thần Chấp-kim-cương đến cho trường-thọ. Bọn đó hiện
thân gái đẹp, thịnh-hành việc dâm-dục, làm cho chưa đầy một năm, gan não người
tu-hành đã khô-kiệt, miệng nói lẩm-bẩm một mình, nghe như yêu-mỵ. Người ngoài
chưa rõ nguyên-do, nên phần nhiều người bị như thế, phải sa vào lưới pháp-luật
và chưa kịp hành-hình đã chêt khô trước. Thế là bọn ma khuấy-phá người tu-hành
kia, đến phải ốm chết. Ông nên giác-ngộ trước, thì không vào luân-hồi, nếu
mê-lầm không biết, thì đọa vào ngục Vô-gián.
A-nan,
nên biết mười thứ ma ấy, trong đời mạt-pháp, hoặc xuất-gia tu-hành ở trong đạo
Phật, hoặc gá thân người, hoặc tự hiện-hình, đều tự bảo đã thành
Chính-biến-tri-giác, khen-ngợi dâm-dục, phá luật-nghi của Phật; ma thầy trước
cùng đệ-tử-ma, dâm-dục truyền nhau; tà-ma như thế, mê-hoặc tim gan, ít thì chín
đời, nhiều đến trăm đời, khiến cho người tu-hành chân-chính, đều làm
quyến-thuộc của ma, sau khi mạng-chung, chắc phải làm dân ma, bỏ mất
Chính-biến-tri, đọa vào ngục Vô-gián. Nay ông chưa nên vào Niết-bàn trước, dầu
được quả vô-học, cũng phát-nguyện vào trong đời mạt-pháp kia, phát-lòng
đại-từ-bi, cứu-độ cho chúng-sinh có lòng thâm-tín chân-chính, khiến cho khỏi
mắc tà-ma, được Chính-tri-kiến; nay tôi đã độ ông ra khỏi sống chết, ông
vâng-lời Phật dạy, thì gọi là báo-ơn Phật.
A-nan,
mười thứ cảnh hiện ra trong thiền-định như thế, đều do Tưởng-ấm và tâm công-dụng
giao-xen, nên hiện ra những cảnh ấy; chúng-sinh ngu-mê, không biết suy-xét
tự-lượng, gặp nhân-duyên đó, mê không tự biết, tự bảo là lên bậc thánh, thành
tội đại-vọng-ngữ, phải đọa vào ngục Vô-gián. Bọn ông cần phải, sau khi tôi
diệt-độ rồi, đem những lời-dạy nầy của Như-lai truyền-bày cho đời mạt-pháp,
khiến cho khắp các chúng-sinh tỏ-ngộ nghĩa đó, không để Thiên ma được dịp
khuấy-rối; giữ-gìn che-chở cho chúng-sinh thành đạo vô-thượng.
Những
ma-sự thuộc Hành-ấm
"A-nan,
thiện-nam-tử kia, tu pháp Tam-ma-đề, khi Tưởng-ấm đã hết, thì những mộng-tưởng
bình-thường của người đó đã tiêu-diệt, khi thức, khi ngủ, luôn luôn một thể,
tính giác-minh rỗng-lặng như hư-không trong-sạch, không còn những sự-tướng
tiền-trần thô-trọng; xem những núi sông đất-liền thế-gian, như gương soi-sáng,
khi đến, không dính vào đâu, khi qua, không có dấu-vết, rỗng-chịu chiếu-ứng,
rõ-ràng không còn tập-quán cũ, chỉ một tính tinh-chân.
Căn-nguyên
của sinh-diệt từ đó phơi-lộ ra, thấy được 12 loài chúng-sinh thập phương, rõ
hết các loài; tuy chưa thông-suốt manh-mối của mỗi chúng-sinh, nhưng đã thấy
cơ-sở sinh-diệt chung, giống như bóng dã-mã, lớp-lớp chớp-nhoáng hiện ra, làm
cái then-chốt phát-sinh các phù-căn-trần; ấy thì gọi là phạm-vi Hành-ấm.
Nếu cái
cỗi-gốc của những lăng-xăng chớp-nhoáng u-ẩn đó, vào được tính đứng-lặng
bản-lai, những tập-khí sinh-diệt bản-lai dừng-lại như sóng-mòi diệt hết,
hóa-thành nước đứng, thì gọi là hết Hành-ấm. Người đó, thì vượt khỏi
chúng-sinh-trược; xét lại nguyên-do, cỗi-gốc là u-ẩn vọng-tưởng.
A-nan
nên biết, các thiện-nam-tử được sự nhận-biết đúng-đắn trong Xa-ma-tha đó,
chính-tâm đứng-lặng sáng-suốt, mười loài Thiên-ma không còn được dịp khuấy-phá.
Trong lúc nghiên-cứu tinh-vi cùng-tột cỗi-gốc sinh-loại, khi cỗi-gốc sinh-diệt
bản-loại lộ ra, xét cái cỗi-gốc thường chuyển-động lăng-xăng cùng-khắp u-ẩn
kia, lại móng tâm so-đo chấp là tính viên-nguyên, thì người đó sa vào hai cái
luận vô-nhân:
- Một,
là người đó thấy cái gốc không có nhân. Vì cớ sao? Người đó đã được cơ-sở
sinh-diệt toàn lộ ra, nương theo tám trăm công-đức của nhãn-căn, thấy trong tám
muôn kiếp, tất-cả chúng-sinh đều theo dòng nghiệp-báo mà xoay-vần, chết nơi
nầy, sinh nơi kia; chỉ thấy chúng-sinh luân-hồi trong đó, ngoài tám muông kiếp
thì mờ-mịt không thấy gì, bèn phát ra sự nhận-định rằng, những loại chúng-sinh
thập phương trong thế-gian nầy, trước tám muôn kiếp, không do nhân gì mà tự có.
Do sự chấp-trước so-đo như thế, bỏ mất Chính-biến-tri, sa-lạc vào ngoại-đạo,
lầm-mất tính Bồ-đề.
- Hai,
là người đó thấy cái ngọn không có nhân. Vì cớ sao? Người đó đã thấy cỗi-gốc
sinh-diệt, biết người sinh người, rõ chim sinh chim, thấy chim quạ luôn luôn
đen, chim hộc luôn luôn trắng, loài người, loài trời thân vẫn đứng thẳng, các
loài súc-sinh thân vẫn nằm ngang, sắc trắng không phải do tẩy mà thành, sắc đen
không phải do nhuộm tạp ra, suốt tám muôn kiếp không hề dời-đổi, cho đến hết
đời nầy cũng như vậy; mà từ xưa đến nay, người đó không thấy gì là Bồ-đề, làm
sao lại còn có việc thành đạo Bồ-đề, rồi nhận-định tất-cả các sự vật ngày nay,
đều không có nguyên-nhân gì cả.
Do
những so-đo, chấp-trước như thế, bỏ mất tính Chính-biến-tri, sa-lạc vào
ngoại-đạo, lầm-mất tính Bồ-đề; ấy gọi là ngoại-đạo thứ nhất, lập những luận
vô-nhân.
A-nan,
các thiện-nam-tử đó, trong Tam-ma-đề, chính-tâm đứng-lặng sáng-suốt, Thiên-ma
không còn dịp khuấy-phá; trong lúc xét-cùng cỗi-gốc sinh-loại, xét cái cỗi-gốc
thường chuyển-động u-ẩn kia, lại móng tâm so-đo chấp là tính viên-thường, thì
người ấy sa vào bốn cái luận biến-thường:
- Một,
là người đó xét-cùng bản-tính của tâm và cảnh, cả hai đều không có nhân; tu-tập
biết được trong hai muôn kiếp, thập phương chúng-sinh có những sự sinh-diệt,
đều là xoay-vần, không hề tan mất, nên chấp đó là thường.
- Hai,
là người đó xét-cùng cỗi-gốc tứ-đại, thấy tứ-đại thường-trụ, tu-tập biết được
trong bốn muôn kiếp, thập phương chúng-sinh tuy có sinh-diệt, nhưng đều có
bản-thể thường-hằng, không hề tan-mất, nên chấp đó là thường.
- Ba,
là người đó xét-cùng nguyên-do bản-lai của sáu căn, của sự chấp-thụ thức Mạt-na
và của các tâm, ý, ý-thức, thấy tính vẫn thường-xuyên; tu-tập biết được trong
tám muôn kiếp, tất-cả chúng-sinh xoay-vần không mất, bản-lai là thường-trụ; rồi
xét-tột tính không mất đó, mà chấp là thường.
- Bốn,
là người đó nghĩ rằng đã hết Tưởng-ấm, lẽ ra không còn lưu-chuyển, đứng-lặng
xoay-vần; tư-tưởng sinh-diệt đã diệt hết rồi, thì trong lý tự-nhiên thành
không-sinh-diệt; người đó, nhân tâm-niệm so-đo như thế, mà chấp là thường.
Do
những sự chấp thường ấy, bỏ mất Chính-biến-tri, đọa-lạc vào ngoại-đạo, lầm-mất
tính Bồ-đề, ấy gọi là ngoại-đạo thứ hai, lập những luận viên-thường.
Lại các
thiện-nam-tử đó, trong Tam-ma-đề, chính-tâm đứng-lặng vững-chắc, Thiên-ma không
còn dịp khuấy-phá; trong lúc xét-cùng cỗi-gốc sinh-loại, xét cái cỗi-gốc thường
chuyển-động u-ẩn kia, lại móng tâm so-đo chấp-trước giữa mình và cái khác, thì
người đó mắc vào bốn kiến-chấp điên-đảo, là những luận "một phần
vô-thường, một phần thường" :
- Một
là người đó quán cái tâm diệu-minh lặng vậy cùng khắp thập phương thế-giới, cho
là cái thần-ngã rốt-ráo; do đó, chấp có cái ta cùng khắp mười phương đứng-lặng
sáng-suốt không lay-động, còn tất-cả chúng-sinh, thì ở trong tâm ta tự sinh, tự
chết; vậy tâm-tính của ta, thì gọi là thường, còn những bọn sinh-diệt kia, thì
thật là vô-thường.
- Hai,
là người đó không xét cái tâm, lại xét khắp hằng-sa quốc-độ trong mười phương,
thấy có chỗ bị kiếp-tai phá-hoại, thì cho là có tính rốt-ráo vô-thường, còn
những chỗ không bị kiếp-tai phá-hoại, thì gọi là rốt-ráo thường.
- Ba,
là người đó quán-sát riêng cái tâm mình là tinh-tế nhỏ-nhiệm giống như vi-trần,
là tinh-tế nhỏ-nhiệm giống như vi-trần, lưu-chuyển trong mười phương mà tính
không dời-đổi, lại có thể khiến cái thân nầy, sinh rồi lại diệt; rồi chấp cái
tính không mất đó, là tính thường của mình, còn tất-cả sự sống chết, từ tính ấy
sinh ra, thì gọi là vô-thường.
- Bốn,
là người đó biết Tưởng-ấm hết rồi, thấy được dòng Hành-ấm, chấp cái lưu-chuyển
thường-xuyên của Hành-ấm là tính thường, còn những Sắc-ấm, Thụ-ấm, Tưởng-ấm
hiện đã diệt hết, thì gọi là vô-thường.
Do
những chấp-trước so-đo "một phần vô-thường, một phần thường" như thế,
mà sa-lạc vào ngoại-đạo, lầm mất tính Bồ-đề; ấy gọi là ngoại-đạo thứ ba, lập
những luận "một phần thường".
Lại các
Thiện-nam-tử, trong Tam-ma-đề, chính-tâm đứng-lặng vững-chắc, Thiên-ma không
còn dịp khuấy-phá; khi xét-cùng cỗi-gốc sinh-loại, xét cỗi-gốc thường
chuyển-động u-ẩn kia, lại sinh tâm so-đo chấp-trước về phận-vị, thì người đó sa
vào bốn cái luận hữu-biên:
- Một,
là người đó so-đo cái cỗi-gốc sinh-diệt lưu-chuyển không ngừng, rồi chấp
quá-khứ, vị-lai, là hữu-biên và chấp cái tâm tương-tục, là vô-biên.
- Hai,
là người đó xét trong tám muôn kiếp thì thấy chúng-sinh, còn trước tám muôn
kiếp thì bặt không nghe-thấy gì, rồi gọi chỗ không nghe-thấy, là vô-biên, còn
chỗ có chúng-sinh, là hữu-biên.
- Ba,
là người đó chấp rằng mình biết cùng khắp, là được tính vô-biên, còn tất-cả các
người kia, hiện ra trong cái biết của mình, mà mình không hề biết họ nhận được
tính-biết, thì những người kia không được cái tâm vô-biên và chỉ có tính
hữu-biên.
- Bốn,
là người dó khi xét-cùng diệt-trừ Hành-ấm, dùng tri-kiến của mình, mà so-đo
chấp tất-cả chúng-sinh trong mỗi cái thân, đều là phần nửa sinh, phần nửa diệt
và chấp tất-cả sự-vật có ra trong thế-giới, đều một nửa là hữu-biên, một nửa là
vô-biên.
Do
những so-đo, chấp-trước hữu-biên, vô-biên như thế, sa-lạc vào ngoại-đạo,
lầm-mất tính Bồ-đề, ấy gọi là ngoại-đạo thứ tư, lập những luận hữu-biên.
Lại các
Thiện-nam-tử, trong Tam-ma-đề, chính-tâm đứng-lặng vững-chắc, Thiên-ma không
còn dịp khuấy-phá; trong lúc xét-cùng cỗi-gốc sinh-loại, xét cái cỗi-gốc thường
chuyển-động u-ẩn kia, sinh lòng so-đo chấp-trước về tri-kiến, thì người đó mắc
vào bốn thứ luận hư-vọng "điên-đảo biến-kế, càn-loạn bất-tử" :
-Một,
là người đó quán-sát cỗi-gốc biến-hóa, thấy chỗ dời-đổi, thì gọi là biến, thấy
chỗ tương-tục, thì gọi là thường, thấy chỗ thấy được, thì gọi là sinh, chỗ
không thấy được, thì gọi là diệt; chỗ các nhân tương-tục, không có đứt-đoạn,
thì gọi là thêm; chính trong tương-tục, chỗ rời nhau ở giữa, thì gọi là giảm;
chỗ mỗi mỗi cái sinh ra, thì gọi là có, chỗ tương-đối không có, thì gọi là
không, dùng lý quán-sát tất-cả và dụng tâm thành những kiến-chấp riêng-biệt; có
người đến cầu Pháp hỏi nghĩa, thì đáp rằng "Ta nay cũng sinh, cũng
diệt, cũng có, cũng không, cũng thêm, cũng bớt", trong tất-cả thời đều nói
lộn-xộn, khiến cho người nghe không thể hiểu được.
- Hai,
là người đó chín-xét cái tâm về chỗ tương-đối là không, nhân cái không mà được
chứng; có người đến hỏi, chỉ đáp một chữ, chỉ nói là không; ngoài chữ không ra,
không nói gì cả.
- Ba,
là người đó chín-xét cái tâm về chỗ mỗi mỗi đều có, nhân cái đó mà được chứng;
có người đến hỏi, chỉ đáp một chữ, chỉ nói là phải; trừ chữ phải ra, không nói
gì cả.
- Bốn,
là người đó chấp cả có, cả không; do cái cảnh rời-rạc mà tâm cũng rối-loạn; có
người đến hỏi thì đáp rằng: "Cũng có, tức là cũng không, trong cái cũng
không, không phải là cũng có"; tất-cả đều càn-loạn, không thể nói hết
được.
Do
những so-đo, chấp-trước càn-loạn, rỗng-trống như thế, mà sa-lạc vào ngoại-đạo,
lầm-mất tính Bồ-đề; ấy gọi là ngoại-đạo thứ năm, lập bốn thứ luận hư-vọng,
"điên-đảo biến-kế, càn-loạn bất-tử".
Lại các
Thiện-nam-tử, trong Tam-ma-đề, chính-tâm đứng-lặng vững-chắc, Thiên-ma không
còn dịp khuấy-phá; trong lúc xét-cùng cỗi-gốc sinh-loại, xét cái cỗi-gốc thường
chuyển-động u-ẩn kia, sinh-tâm so-đo chấp-trước nơi dòng sinh-diệt vô-tận, thì
người ấy sa vào tư-tưởng điên-đảo, chấp sau khi chết có tướng.
Hoặc
khi tự củng-cố cái thân mình, bảo Sắc là ta; hoặc khi thấy cái ta bao-trùm khắp
các cõi-nước, rồi bảo rằng ta có Sắc; hoặc thấy các tiền-trần kia, theo ta mà
xoay trở về, rồi bảo rằng Sắc thuộc về ta; hoặc thấy cái ta, nương theo
lưu-chuyển mà tương-tục, rồi bảo rằng ta ở nơi Sắc; những người đó, đều so-đo
chấp rằng sau khi chết có tướng; xoay-vần như thế có đến 16 tướng.
Từ đó,
hoặc còn chấp rằng rốt-ráo phiền-nãp và rốt-ráo Bồ-đề, hai tính ấy đi song song
với nhau, không đụng-chạm gì nhau.
Do
những so-đo, chấp sau khi chết có tướng như vậy, sa-lạc vào ngoại-đạo, lầm-mất
tính Bồ-đề; ấy gọi là ngoại-đạo thứ sáu, lập những luận điên-đảo, nhận trong
Ngũ-ấm, sau khi chết có tướng.
Lại các
Thiện-nam-tử, trong Tam-ma-đề, chính-tâm đứng-lặng vững-chắc, Thiên-ma không
còn dịp khuấy-phá; khi xét-cùng cỗi-gốc sinh-loại, xét cái cỗi-gốc thường
lay-động u-ẩn kia, lại sinh tâm so-đo chấp-trước nơi ba ấm Sắc, Thụ, Tưởng, đã
trừ-diệt rồi thì người đó sa vào những tư-tưởng điên-đảo, chấp sau khi chết
không có tướng.
Người
đó thấy Sắc-ấm diệt, thân-hình không nhân vào đâu; xét Tưởng-ấm diệt, tâm không
ràng-buộc vào đâu; biết Thụ-ấm diệt, không còn dính-dáng vào đâu; tính các ấm
đó đã tiêu-tan, dầu có sinh-lý mà không thụ, không tưởng, thì cũng đồng như cỏ
cây; rồi nghĩ rằng hình-chất nầy, hiện-tiền còn không thể nắm được, làm sao,
sau khi chết lại còn có các tướng; nhân đó, xét-nhận sau khi chết, không có
tướng; xoay-vần như thế có đến tám cái luận vô-tướng.
Từ đó,
hoặc chấp Niết-bàn, nhân-quả, tất-cả đều không, luống có danh-tự, nhưng rốt-ráo
đều đoạn-diệt.
Do
những so-đo, chấp sau khi chết không có tướng như vậy, sa-lạc vào ngoại-đạo,
lầm-mất tính Bồ-đề, ấy gọi là ngoại-đạo thứ bảy, lập những luận điên-đảo, chấp
trong Ngũ-ấm, sau khi chết không có tướng.
Lại các
Thiện-nam-tử, trong Tam-ma-đề, chính-tâm đứng-lặng vững-chắc, Thiên-ma không
còn dịp khuấy-phá; khi xét-cùng cỗi-gốc sinh-loại, xét cái cỗi-gốc thường
chuyển-động u-ẩn kia, nơi Hành-ấm còn và thụ, tưởng đã diệt, chấp cả cái có và
cái không, tự-thể phá nhau, thì người đó mắc vào những luận điên-đảo, chấp sau
khi chết, không phải có, không phải không.
Người
đó, thấy những ấm Sắc, Thụ, Tưởng, có mà không phải có; xét Hành-ấm
chuyển-biến, không mà không phải không; xoay-vần như thế cùng-tột các ấm, thành
tám cái tướng "không phải có, không phải không", tùy gặp duyên gì,
đều nói sau khi chết có tướng, không tướng.
Lại xét
tính Hành-ấm sinh-diệt thay-đổi liên-tục, phát-tâm thông-suốt, chấp tất-cả đều
không phải có, không phải không, lộn-lạo hư-thật.
Do
những so-đo, chấp sau khi chết "không phải có, không phải không" như
thế, mà đường sau mờ-mịt, không còn lối đi, sa-lạc vào ngoại-đạo, lầm-mất tính
Bồ-đề; ấy gọi là ngoại-đạo thứ tám, lập những luận điên-đảo, chấp trong Ngũ-ấm,
sau khi chết, không phải có, không phải không.
Lại các
Thiện-nam-tử, trong Tam-ma-đề, chính-tâm đứng-lặng vững-chắc, Thiên-ma không
còn dịp khuấy-phá; trong lúc xét-cùng cỗi-gốc sinh-loại, xét cái cỗi-gốc thường
chuyển-động u-ẩn kia, sinh tâm so-đo, chấp sau nầy là không, thì người đó mắc
vào bảy cái luận đoạn-diệt.
Hoặc
chấp hết thân nầy là diệt, hoặc chấp hết Ngũ-dục là diệt, hoặc chấp hết khổ là
diệt, hoặc chấp tột-vui là diệt, hoặc chấp xả hết là diệt; xoay-vần như thế
cùng-tột đến bảy cách chấp hiện-tiền là tiêu-diệt, diệt rồi không trở lại nữa.
Do những so-đo, chấp sau khi chết là đoạn-diệt như thế, sa-lạc vào ngoại-đạo,
lầm-mất tính Bồ-đề; ấy gọi là ngoại-đạo thứ chín, lập những luận điên-đảo, chấp
trong Ngũ-ấm, sau khi chết là đoạn-diệt.
Lại các
Thiện-nam-tử, trong Tam-ma-đề, chính-tâm đứng-lặng vững-chắc, Thiên-ma không
còn dịp khuấy-phá; trong lúc xét-cùng cỗi-gốc sinh-loại, xét cái cỗi-gốc thường
chuyển-động u-ẩn kia, sinh tâm so-đo, chấp sau nầy là có, thì người đó mắc vào
năm luận Niết-bàn.
Hoặc
nhận những định Dục-giới là chuyển-y chân-chính, do xem-thấy sáng-suốt cùng
khắp, mà sinh lòng yêu-mến vậy. Hoặc nhận Sơ-thiền là chuyển-y chân-chính, vì
không còn ưu-thụ vậy. Hoặc nhận Nhị-thiền, vì không khổ-thụ vậy. Hoặc nhận
Tam-thiền, vì rất vui-đẹp vậy. Hoặc nhận Tứ-thiền, khổ vui đã hết, chấp không
còn chịu sinh-diệt trong luân-hồi vậy. Người đó, lầm những cõi trời hữu-lậu là
quả vô-vi, lầm sự an-ẩn 5 chỗ ấy là quả-báo thù-thắng thanh-tịnh của các bậc
Thánh-hiền; xoay-vần như thế rốt-ráo có năm chỗ.
Do
những so-đo, chấp-trước năm thứ Niết-bàn hiện có như thế, sa-lạc vào ngoại-đạo,
lầm-mất tính Bồ-đề; ấy gọi là ngoại-đạo thứ mười, lập những luận điên-đảo, chấp
trong Ngũ-ấm, có năm thứ Niết-bàn hiện có.
A-nan,
mười thứ nhận-hiểu điên-rồ trong Thiền-na như thế, đều do Hành-ấm và tâm
công-dụng giao-xen, nên hiện ra những nhận-thức đó. Chúnh-sinh ngu-mê, không tự
lượng-xét, gặp cái đó hiện ra, lại nhận mê làm ngộ, tự bảo là chứng bậc thánh,
thành tội đại-vọng-ngữ và sẽ đọa vào ngục Vô-gián. Bọn ông, quyết phải đem lời
nầy của Như-lai, sau khi tôi diệt-độ rồi, truyền lại trong đời mạt-pháp, khiến
cho tất-cả chúng-sinh hiểu rõ nghĩa nầy, không để cho tâm-ma tự gây nên những
tội-lỗi sâu-nặng, giữ-gìn che-chở cho chúng-sinh tiêu-diệt các tà-kiến, dạy cho
giác-ngộ đạo-nghĩa chân-thật, không mắc vào các đường trẽ nơi đạo vô-thượng,
chớ để chúng-sinh được một ít đã cho là đủ và nêu ra lời chỉ-dạy thanh-tịnh của
vị Đại-Giác.
Những
ma-sự thuộc Thức-ấm
"A-nan,
thiện-nam-tử kia, tu phép Tam-ma-đề, khi Hành-ấm hết rồi, thì cái then-chốt
lay-động u-ẩn chung, sinh ra các loài thế-gian, bỗng được xóa-bỏ; giềng-mối
vi-tế, quan-hệ sâu-xa gây-nghiệp chịu-báo của ngã-thể chúng-sinh, cảm-ứng đều
bặt-dứt. Người đó, hầu được đại-giác-ngộ nơi bản-tính Niết-bàn, như khi gà
gáy-tan, xem qua phương Đông, đã có ánh-sáng.
Sáu căn
rỗng-lặng, không còn rong-ruổi nữa; trong và ngoài đều lặng-sáng, vào được tính
Vô-sở-nhập, thấu-suốt nguyên-do thụ-sinh của 12 loài mười phương; xét-rõ
nguyên-nhân do chấp-trước gây nên, các loài không thể hấp-dẫn được; nơi thập
phương thế-giới, đã nhận được tính-đồng; tính tinh-vi ấy còn tồn-tại, phát-hiện
ra một cách bí-ẩn, ấy thì gọi là phạm-vi của Thức-ấm.
Nếu
trong tính-đồng đã chứng được của các loài, huân-tập tiêu-hóa sáu căn, làm cho
khi hợp, khi chia được tự-tại, cái thấy, cái nghe thông nhau, tác-dụng
thanh-tịnh thay-thế lẫn nhau, thì thập phương thế-giới với lại thân-tâm đều như
ngọc lưu-ly, trong ngoài sáng-suốt; thế gọi là hết Thức-ấm. Người đó, mới vượt
khỏi mạng-trược; xét lại nguyên-do, cỗi-gốc là vọng-tưởng điên-đảo, huyễn-hóa
rỗng-không.
A-nan
nên biết Thiện-nam-tử đó, đã xét-cùng tính-không của các hành, trở về bản-tính
của thức, đã diệt được sinh-diệt, nhưng chưa viên-mãn chỗ tinh-diệu của
tịch-diệt. Người đó, có thể khiến nơi thân mình, các căn khác nhau khi hợp, khi
chia và thông-suốt với sự hay-biết các loài thập phương; cái hay-biết đó
thông-suốt vẳng-lặng, có thể vào tính bản-viên. Nếu nơi chỗ quay về, lại lập ra
cái nhân chân-thường, và quyết-định như thế là đúng, thì người đó, sa vào cái
chấp "nhân-sở-nhân", trở thành bạn-bè với bọn Sa-tỳ-ca-la chấp có
Minh-đế, mê-muội Bồ-đề của Phật, bỏ mất Chính-tri-kiến; ấy gọi là bọn thứ nhất,
lập cái tâm sở-đắc, thành cái quả sở-quy, trái xa tính viên-thông, đi ngược đạo
Niết-bàn, sinh ra giống ngoại-đạo.
A-nan,
lại Thiện-nam-tử kia, xét-cùng tính-không của các hành, đã diệt sinh-diệt,
nhưng chưa viên-mãn chỗ tinh-diệu của tịch-diệt; nếu nơi tính đã nhập được, lại
ôm làm tự-thể của mình, cho rằng tất-cả chúng-sinh trong mười hai loài,
cùng-tột hư-không, đều từ trong thân mình phát-sinh ra và quyết-định như thế là
đúng, thì người đó, sa vào cái chấp "năng-phi-năng", thành bạn-bè với
bọn Ma-hê-thủ-la, hiện ra thân vô-biên, mê-muội Bồ-đề của Phật, bỏ mất
Chính-tri-kiến; ấy gọi là bọn thứ hai, lập cái tâm năng-vi, thành cái quả
năng-sự, trái xa tính viên-thông, đi ngược đạo Niết-bàn, sinh ra giống
Đại-mạn-thiên, chấp cái ta cùng khắp viên-mãn.
Lại
Thiện-nam-tử kia, xét-cùng tính-không các hành, đã diệt sinh-diệt, nhưng chưa
viên-mãn chỗ tinh-diệu của tịch-diệt. Nếu trong lúc quay về, thấy có chỗ
sở-quy, lại tự nghĩ thân-tâm mình từ chỗ kia sinh ra và cả thập phương hư-không
cũng đều do chỗ kia sinh ra, rồi tức nơi cái chỗ sinh ra tất-cả đó, nhận là cái
thể chân-thường không sinh-diệt. Như thế, là ở trong sinh-diệt sớm-chấp là
thường-trụ, chẳng những lầm tính bất-sinh, mà cũng mê tính sinh-diệt; an-trụ
trong mê-lầm, trầm-trọng, mà quyết-định là đúng, thì người ấy, sa vào cái chấp
"Thường-phi-thường", thành bè-bạn của những kẻ chấp có Tự-tại-thiên,
mê-muội Bồ-đề của Phật, bỏ mất Chính-tri-kiến; ấy gọi là bọn thứ ba, lập cái
tâm nhân-y, thành cái quả vọng-kế, trái xa tính viên-thông, đi ngược đạo Niết-bàn,
sinh ra giống đảo-viên.
Lại
Thiện-nam-tử kia, xét-cùng tính-không của các hành, đã diệt sinh-diệt, nhưng
chưa viên-mãn chỗ tinh-diệu của tịch-diệt. Nếu nơi chỗ hay-biết, nhân sự
hay-biết cùng khắp mà lập ra cái nhận-thức rằng cỏ cây thập phương đều gọi là
hữu-tình, cùng người không khác; rằng cỏ cây làm người, người chết rồi trở lại
thành cỏ cây thập phương; nơi cái hay-biết cùng khắp, không có lựa-chọn và
quyết-định như thế là đúng, thì người ấy, sa vào cái chấp
"Tri-vô-tri" thành bạn-bè của bọn Bà-tra, Tiển-ni, chấp tất-cả đều có
hay-biết, mê-muội Bồ-đề của Phật, bỏ mất Chính-tri-kiến; ấy gọi là bọn thứ tư,
chấp cái tâm viên-tri, thành cái quả sai-lầm, trái xa tính viên-thông, đi ngược
đạo Niết-bàn, sinh ra giống đảo-tri.
Lại
Thiện-nam-tử kia, xét-cùng tính-không của các hành, đã diệt sinh-diệt, nhưng
chưa viên-mãn chỗ tinh-diệu của tịch-diệt. Nếu trong lúc, đã được tùy-thuận
tính viên-dung của các căn dùng thay lẫn nhau, lại nơi tính viên-dung biến-hóa
phát-sinh, cầu cái ánh-sáng của Hỏa-đại, ưa cái thanh-tịnh của Thủy-đại, yêu
cái chu-lưu của Phong-đại, xét cái thành-tựu của Địa-đại, rồi sùng-phụng, mỗi
mỗi cái, nhận những Tứ-đại kia là bản-nhân và lập nó làm tính thường-trụ, thì
người đó, sa vào cái chấp “Sinh-vô-sinh”, thành bè-bạn của bọn Ca-diếp-ba và
bọn Bà-la-môn, đem hết thân-tâm thờ lửa, thờ nước để cầu ra khỏi sống chết;
mê-muội Bồ-đề của Phật, bỏ mất Chính-tri-kiến; ấy gọi là bọn thứ năm,
chấp-trước phụng-thờ, mê-tâm theo vật, lập cái nhân hư-vọng, để mong-cầu cái
quả giả-dối, trái xa tính viên-thông, đi ngược đạo Niết-bàn, sinh ra giống
điên-hóa.
Lại
Thiện-nam-tử kia, xét-cùng tính-không của các hành, đã diệt sinh-diệt, nhưng
chưa viên-mãn chỗ tinh-diệu của tịch-diệt. Nếu nơi cảnh viên-minh, chấp cái
rỗng-trống trong viên-minh, bác-bỏ tiêu-diệt các sự-vật biến-hóa, lấy cái tính
diệt-hẳn, làm chỗ quy-y của mình và quyết-định như thế là đúng, thì người đó,
sa vào cái chấp “Quy-vô-quy”, thành bạn-bè của bọn chấp-không trong
Vô-tưởng-thiên, mê muội Bồ-đề của Phật, bỏ mất Chính-tri-kiến; ấy gọi là bọn
thứ sáu, viên-thành cái tâm hư-vô, lập ra cái quả không-vong, trái xa tính
viên-thông, đi ngược đạo Niết-bàn, sinh ra giống đoạn-diệt.
Lại
Thiện-nam-tử kia, xét-cùng tính-không của các hành, đã diệt sinh-diệt, nhưng
chưa viên-mãn chỗ tinh-diệu của tịch-diệt. Nếu nơi tính viên-thường, củng-cố
cái thân cho thường-trụ như tính ấy, mãi không suy-mất và quyết-định như thế là
đúng, thì người ấy, sa vào cái chấp “Tham-phi-tham”, thành bè-bạn của bọn
A-tư-đà, cầu được trường-sinh, mê-muội Bồ-đề của Phật, bỏ mất Chính-tri-kiến;
ấy gọi là bọn thứ bảy, chấp-trước cái mạng-căn, lập cái nhân củng-cố vọng-thân,
đi đến cái quả kéo dài sự nhọc-nhằn, trái xa tính viên-thông, đi ngược đạo
Niết-bàn, sinh ra giống vọng-điên.
Lại
Thiện-nam-tử kia, xét-cùng tính-không của các hành, đã diệt sinh-diệt, nhưng
chưa viên-mãn chỗ tinh-diệu của tịch-diệt, xét chỗ các mạng thông lẫn với nhau,
lại muốn giữ lại trần-lao, sợ nó tiêu hết; khi ấy bèn ngồi cung hoa-sen, hóa ra
rất nhiều bảy thứ trân-bảo và những gái đẹp, buông-lung tâm mình và quyết-định
như thế là đúng, thì người ấy sa vào cái chấp “Chân-vô-chân”, thành bè-bạn của
bọn Cha-chỉ-ca-la, mê-muội Bồ-đề của Phật, bỏ mất Chính-tri-kiến; ấy gọi là bọn
thứ tám, lập cái nhân tà-tư, thành cái quả xí-trần, trái xa tính viên-thông, đi
ngược đạo Niết-bàn, sinh ra giống Thiên-ma.
Lại
Thiện-nam-tử kia, xét-cùng tính-không của các hành, đã diệt sinh-diệt, nhưng
chưa viên-mãn chỗ tinh-diệu của tịch-diệt. Nơi thức-thể viên-minh, cỗi-gốc của
sinh-mạng, phân-biệt chỗ tinh, chỗ thô, quyết-đoán chỗ chân, chỗ ngụy; nơi
nhân-quả đền-đáp, chỉ cầu cảm-ứng, trái với đạo thanh-tịnh; nghĩa là, chỉ thấy
Khổ-đế, đoạn Tập-đế, chứng Diệt-đế, tu Đạo-đế; ở nơi Diệt-đế đã yên rồi, lại
không cầu-tiến thêm nữa và quyết-định như thế là đúng, thì người ấy, sa vào
hàng định-tính Thanh-văn, thành bè-bạn của hàng Vô-văn-tăng, bị
tăng-thượng-mạn, mê-muội Bồ-đề của Phật, bỏ mất Chính-tri-kiến; ấy gọi là bọn
thứ chín, viên-mản tâm tinh-ứng, thành cái quả thú-tịch; trái xa tính
viên-thông, đi ngược đạo Niết-bàn, sinh ra giống triền-không.
Lại
Thiện-nam-tử kia, xét-cùng tính-không của các hành, đã diệt sinh-diệt, nhưng
chưa viên-mãn chỗ tinh-diệu của tịch-diệt. Nếu ở nơi tính Giác-minh thanh-tịnh
viên-dung, phát-minh tính thâm-diệu, liền nhận là Niết-bàn mà không tiến lên và
quyết-định như thế là đúng, thì người ấy, sa vào hàng định-tính Bích-chi, thành
bè-bạn của các vị Duyên-giác, Độc-giác, không biết hồi-tâm hướng về Đại-thừa,
mê-muội Bồ-đề của Phật, bỏ mất Chính-tri-kiến; ấy gọi là bọn thứ mười,
viên-thành giác-tâm vẳng-lặng, lập ra cái quả trạm-minh, trái xa tính
viên-thông, đi ngược đạo Niết-bàn, sinh ra giống giác-ngộ viên-minh, nhưng
không hóa được tính-viên.
A-nan,
mười thứ Thiền-na như thế, giữa đường hóa điên, nhân nương theo sự mê-lầm,
trong chỗ chưa đủ, lại nhận là đã chứng đầy-đủ; đều do Thức-ấm và tâm công-dụng
giao-xen, nên sinh những vị như thế. Chúng-sinh mê-mờ, không biết tự xét, gặp
cái đó hiện-tiền, mỗi mỗi đều dùng cái tâm mê-lầm, còn ưa-thích những tập-quán
cũ, mà tự dừng-nghỉ, cho đó là chỗ quay về rốt-ráo, tự bảo đã đầy-đủ đạo
vô-thượng Bồ-đề, thành tội đại-vọng-ngữ. Bọn ngoại-đạo tà-ma, khi nghiệp-báo
chiêu-cảm hết rồi, thì sa vào ngục Vô-gián; hàng Thanh-văn, Duyên-giác thì
không tiến thêm được nữa. Bọn ông để tâm giữ đạo Như-Lai, sau khi tôi diệt-độ
rồi, đem pháp-môn nầy truyền-bày trong đời mạt-pháp, khiến cho tất-cả
chúng-sinh đều rõ-biết nghĩa nầy, không để cho những ma tà-kiến tự gây ra nạn
lớn cho mình, giữ-gìn thương-cứu, tiêu-dứt các tà-duyên, khiến cho thân-tâm vào
được tri-kiến của Phật, từ lúc ban-đầu đến khi thành-tựu, không mắc các đường
trẽ.
Pháp-môn
như thế, các đức Như-Lai như số vi-trần, trong hằng-sa kiếp quá-khứ, đều
vận-dụng nó mà khai-ngộ đạo Vô-thượng. Khi Thức-ấm hết rồi, thì hiện-tiền các
căn của ông đều được dùng thay lẫn nhau. Từ chỗ các căn dùng thay lẫn nhau, ông
sẽ lên bậc Kim-cương càn-tuệ Bồ-tát; cái tâm tinh-diệu viên-minh phát-hóa trong
ấy, như mặt trăng báu ở trong ngọc lưu-ly trong-sạch. Rồi, cứ thế vượt lên các
vị Thập-tín, Thập-trụ, Thập-hành, Thập-hồi-hướng, Tứ Gia-hạnh-tâm và Thập-địa
Kim-cương Bồ-tát; tính Đẳng-giác được viên-minh vào bể Diệu-trang-nghiêm của
Như-Lai, viên-mãn đạo Bồ-đề, về chỗ Vô-sở-đắc.
Kết-luận
về tu-tâm trừ tà, tuân theo lời Phật dạy
“Ðó là
những ma-sự vi-tế, mà các đức Phật Thế-tôn, đời quá-khứ trước, đã giác-ngộ,
nghiệm-xét và phân-tích trong lúc tu-chỉ và tu-quán. Nếu khi cảnh ma hiện-tiền,
ông nhận-biết được, thì rửa-trừ được cấu-nhiễm, không mắc các tà-kiến; ấm-ma
đều tiêu-diệt, thiên-ma bị đánh tan, đại-lực quỷ-thần hoảng-hốt chạy trốn,
lỵ-mỵ vọng-lượng không sinh ra được, thì đi thẳng đến Bồ- đề, không có các điều
thiếu-sót. Những căn hạ-liệt cũng được tăng-tiến, đối với Ðại-Niết-bàn, tâm
không mê-lầm. Nếu các chúng-sinh ngu-độn trong đời mạt-pháp, chưa hiểu
Thiền-na, không biết Phật-pháp, mà ưa tu Tam-muội, ông e họ mắc vào tà-kiến,
thì nên một tâm khuyên-bảo họ thụ-trì chú Phật-đỉnh-đà-la-ni của tôi; nếu chưa
tụng được, thì viết nơi thiền-đường, hoặc đeo trong thân; như thế, tất-cả các
ma không thể động đến được. Ông nên kính vâng-lời dạy-bảo cuối-cùng về đường
tu-tiến rốt-ráo của thập phương Như-lai”.
THỈNH-HỎI
CẦU KHAI-THỊ
Ông
A-nan liền từ chỗ ngồi đứng dậy, nghe Phật dạy-bảo, đỉnh-lễ kính vâng, ghi-nhớ
không sót, ở trong đại-chúng lại bạch Phật rằng : “Như lời Phật dạy, trong
tướng Ngũ-ấm, có năm thứ hư-vọng làm cái tưởng cỗi-gốc, chúng tôi bình-thường
chưa được nhờ đức Như-Lai khai-thị tỷ-mỷ như thế. Lại Năm-ấm ấy, là
tiêu-trừ một lần hay theo thứ lớp mà hết? Năm lớp như thế, đến đâu làm
giới-hạn? Xin nguyện đức Như-Lai phát lòng đại-từ, làm cho tâm và con mắt
đại-chúng nầy được trong sáng, để làm đạo-nhãn tương-lai cho tất-cả chúng-sinh
trong đời mạt-pháp”.
ĐỨC
NHƯ-LAI ĐÁP THẲNG
Phật
bảo ông A-nan: “Tính tinh-chân là diệu-minh, tính bản-giác là viên-tịnh, không
còn để lại những sự sống chết và các trần-cấu; cho đến cả cái hư-không, cũng
đều nhân vọng-tưởng mà sinh-khởi ra. Tất-cả cái ấy, gốc nơi bản-giác diệu-minh
chân-tính, vọng phát-sinh ra các khí-thế-gian, như anh Diễn-nhã-đa mê cái đầu,
mà nhận cái bóng. Vọng vốn không có nhân; ở trong vọng-tưởng lập ra tính
nhân-duyên, khi mê tính nhân-duyên, thì gọi là tự-nhiên. Cả tính hư-không kia,
còn thật là huyễn-hóa sinh ra và nhân-duyên, tự-nhiên đều là những sự so-đo của
vọng-tâm chúng-sinh. A-nan, biết do vọng sinh-khởi ra, mà nói nhân-duyên vọng;
nếu cái vọng vốn không, thì nhân-duyên vọng đó, vốn không có gì, huống nữa,
không biết mà cho là tự-nhiên; vậy nên Như-Lai phát-minh cho các ông rằng
bản-nhân của Ngũ-ấm, đồng là vọng-tưởng.
Thân-thể
của ông trước kia, nhân cái tưởng của cha mẹ mà sinh, tâm của ông, nếu không
phải là tưởng, thì không thể đến gá cái mạng vào trong tưởng. Như trước tôi đã
nói: Tâm tưởng vị chua, trong miệng nước-bọt sinh ra; tâm tưởng lên cao, trong
lòng bàn chân nghe ghê-rợn; dốc cao không có, vật chua chưa đến, cái thân-thể
của ông nếu không phải cùng loài hư-vọng, thì làm sao nhân nghe nói chua, trong
miệng nước bọt lại chảy ra; vậy ông nên biết, sắc-thân hiện-tiền của ông, gọi
là vọng-tưởng kiên-cố thứ nhất.
Tức nơi
tâm tưởng-tượng việc lên cao, vừa nói trước kia, nó có thể khiến thân ông thật
chịu ghê-rợn; nhân các thụ sinh ra, có thể xúc-động đến sắc-thân. Vậy hiện nay,
hai thứ thụ thuận-ích và vi-tổn đang rong-ruổi nơi ông, thì gọi là vọng-tưởng
hư-minh thứ hai.
Do
những ý-nghĩ sai-khiến sắc-thân của ông; nếu sắc-thân không phải cùng loài, thì
làm sao thân ông lại theo ý-nghĩ sai-khiến, nhận các thứ hình-tượng, sinh tâm
chấp-nhận các hình, phù-hợp với ý-nghĩ; lúc thức là tưởng-tâm, lúc ngủ làm
chiêm-bao. Vậy những vọng-tính lay-động tưởng-nghĩ của ông gọi là vọng-tưởng
dung-thông thứ ba.
Sự
chuyển-hoá không dừng, xoay-vần thầm-thầm dời-đổi; móng tay dài, tóc sinh ra,
khí-lực tiêu, da mặt nhăn, ngày đêm thay-đổi, mà không hề hay-biết. A-nan, nếu
cái đó không phải là ông, thì làm sao thân ông, lại dời-đổi; nhưng, nếu nó thật
là ông, thì sao ông lại không hay-biết. Vậy, các hành niệm-niệm không dừng của
ông, gọi là vọng-tưởng u-ẩn thứ tư.
Lại chỗ
tinh-minh đứng-lặng, không lay-động của ông, gọi là thường-còn, thì nơi thân
ông, không ra ngoài những sự thấy, nghe, hay, biết. Nếu nó thật là tính tinh-chân,
thì không thể huân-tập được điều vọng; vì thế nhân gì bọn ông, trong mấy năm
trước, đã từng xem một vật lạ; trải qua nhiều năm không hề nghĩ đến; về sau
bỗng-nhiên thấy vật lạ đó, thì nhớ lại rõ-ràng, không có thiếu-sót; vậy trong
tính tinh-minh đứng-lặng, không lay-động ấy, từng niệm từng niệm chịu huân-tập,
không thể tính-toán hết được; A-nan, nên biết cái đứng-lặng đó, không phải
thật, như nước chảy gấp, trông như đứng-lặng, vì chảy gấp mà không thấy, chứ
không phải không chảy. Nếu cỗi-gốc cái đó, không phải vọng-tưởng, thì đâu lại
chịu để hư-vọng huân-tập. Nếu sáu căn của ông chưa được tự-tại chia-hợp, dùng
thay lẫn nhau, thì cái vọng-tưởng đó không lúc nào diệt được. Vậy nên hiện nay,
cái tập-khí quán-xuyến tập-trung những điều thấy, nghe, hay, biết của ông, là
cái vọng-tưởng điên-đảo vi-tế, huyễn-hóa, rỗng-trống thứ năm, trong tính
trạm-liễu của ông.
A-nan,
năm cái ấm đó, do năm vọng-tưởng tạo-thành. Nay ông muốn biết giới-hạn sâu-cạn,
thì chỉ sắc và không là biên-giới của Sắc-ấm, chỉ xúc và ly là biên-giới
của Thụ-ấm; chỉ nhớ và quên là biên-giới của Tưởng-ấm; chỉ diệt và sinh là
biên-giới của Hành-ấm; đứng-lặng vào hợp với đứng-lặng là biên-giới của
Thức-ấm.
Năm ấm
ấy vốn trùng-điệp sinh-khởi; sinh, nhân Thức-ấm mà có, diệt, từ Sắc-ấm mà trừ;
lý, thì ngộ liền, nhân cái ngộ đều tiêu; sự, không phải trừ liền, theo thứ lớp
mà diệt hết.
Tôi đã
chỉ cho ông về cái nút khăn Kiếp-ba-la, có chỗ nào không rõ mà ông phải hỏi
lại. Tâm ông cần phải thông-suốt về cỗi-gốc vọng-tưởng đó, rồi đem truyền-bày cho
những người tu-hành trong đời mạt-pháp sau nầy, khiến cho họ biết hư-vọng, tự
sinh nhàm-chán và biết có Niết-bàn, không luyến-tiếc ba cõi.
LƯU THÔNG KINH
ĐƯỢC PHÚC HƠN CẢ
“A-nan,
ví-như có người đem các thứ thất-bảo đầy-nhẩy hư-không cùng khắp mười phương,
dâng lên chư Phật như số vi-trần, vâng-thờ cúng-dường, tâm không lúc nào
xao-lãng; ý ông nghĩ thế nào, người đó, do nhân-duyên cúng-dường Phật như thế,
được phúc có nhiều chăng?”
Ông
A-nan đáp rằng : “Hư-không không hết, trân-bảo không cùng; ngày xưa, có
chúng-sinh cúng Phật bảy đồng tiền, đến khi xả thân, còn được vị
Chuyển-Luân-Vương; huống nữa, hiện-tiền hư-không đã cùng hết, cõi Phật đã đầy
khắp và đều cúng đồ trân-bảo, thì dầu suy-nghĩ cùng-tột các kiếp, cũng không
thể thấu được; phúc ấy làm sao còn có bờ-bến”.
LƯU THÔNG KINH
TIÊU TỘI HƠN CẢ
Phật
bảo ông A-Nan: "Chư Phật Như-Lai, lời nói không hư-vọng. Ví-như có người
gây đủ các tội tứ-trọng, thập ba-la-di, giây-lát phải trải qua địa-ngục A-tỳ
phương nầy phương khác, cho đến cùng-tột các địa-ngục Vô-gián thập phương,
không nơi nào, không phải trải qua; nếu người đó, dùng một niệm đem pháp-môn
nầy, khai-thị cho người chưa học trong đời mạt-pháp thì tội-chướng người đó
liền được tiêu-diệt, biến cái nhân phải chịu khổ địa-ngục, thành cái nhân sinh
về An-lạc-quốc, được phúc vượt hơn người thí-cúng trước kia, trăm lần, ngàn
lần, ngàn vạn ức lần, như thế, cho đến toán-số thí-dụ không thể nói hết được.
LƯU THÔNG KINH
TRỪ MA HƠN CẢ
"A-Nan,
nếu có chúng-sinh, biết tụng-kinh nầy, biết trì-chú nầy, như tôi nói rộng ra,
thì cùng-tột các kiếp cũng không hết; nếu nương theo lời-dạy của tôi, y như
lời-dạy mà tu-hành, thì thẳng đến đạo Bồ-đề, không còn có các ma-sự".
CHÚNG HỘI VUI MỪNG
Tu theo NHĨ CĂN VIÊN THÔNG hay “NIỆM PHẬT VIÊN THÔNG”… và trì
CHÚ THỦ LĂNG NGHIÊM để LƯU THÔNG KINH nầy.
Phật
nói kinh nầy rồi, các vị tỷ-khưu, tỷ-khưu-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di, tất-cả loài
trời, loài, nguời, loài a-tu-la thế-gian, các vị Bồ-tát, Nhị-thừa, Thánh-tiên,
Đồng-tử cõi khác và các Đại-lực quỷ-thần mới phát-tâm, đều rất vui-mừng, làm-lễ
mà lui.
ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHƠN TU CHỨNG LIỄU NGHĨA
CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH THỦ LĂNG
NGHIÊM KINH
Comments
Post a Comment