Shurangama Mantra with Verses and Commentary
by Venerable Tripitaka Master Hsuan Hua
437. Ô XÀ HA RA
烏闍訶囉
UJĀ HĀRĀ
Phong
lưu tà kiến thực tinh quỷ
Vô
thỷ nhiễm trước tội nghiệp hồn
Điên
đảo hắc bạch mê chân tế
Nhận
tặc tác phụ cố trầm luân.
風流邪見食精鬼
無始染著罪業魂
顛倒黑白迷真際
認賊作父故沉淪
HÀNG PHỤC QUỶ TÀ KIẾN,
PHÁT BỒ-ĐỀ TÂM, TU BỒ-TÁT ĐẠO, THÀNH NHỨT THIẾT CHỦNG
TRÍ.
Nầy Ca-Diếp ! Nay ông phải ghi nhớ như vậy. Nếu có
chúng sanh trọn nên đầy đủ vô lượng công đức, mới có thể tin kinh điển Đại-thừa
nầy, tin rồi thọ trì. Những chúng sanh nào ưa thích pháp Đại-thừa, nên vì họ mà
giảng giải kinh nầy. Họ được nghe kinh nầy, thời bao nhiêu nghiệp ác đã tạo ra
từ vô lượng kiếp trước thảy đều tiêu trừ. Nếu kẻ nào không tin kinh điển nầy,
thời hiện thân sẽ bị vô lượng bịnh khổ não hại, phần nhiều bị người trách mắng,
sau khi chết, sẽ thọ thân hình xấu xí, nghèo thiếu, bị người khinh tiện, đời đời
sanh trong nhà bần cùng hạ tiện tà kiến, thường bị tai nạn đao binh, hình pháp,
giặc cướp, oán thù làm hại, không được gặp gỡ bạn lành, hằng ngày đói khát,
không chịu tin nghe lời chơn chánh, lời hay phải. Những kẻ ấy, không bao giờ được
đến chỗ lành ở cõi trời, cõi người, như chim gãy cánh không bay cao được
Nếu người nào kính tin kinh điển nầy, thời dầu đã
mang thân hình thô kệch xấu xa, do công đức của kinh, sẽ được xinh tốt, sắc lực
oai nhan ngày ngày thêm hơn, thườngđược trời người mến ưa. Người nầy có nói ra
lời chi, ai nghe đến đều kính tin cả. Trong hàng Thanh-Văn đệ tử của Như-Lai, nếu
vị nào muốn thi hành việc hi hữu nhứt, thời nên tuyên rộng kinh điển Đại-thừa
như đây.
Nầy Ca-Diếp ! Như sương mù kia chỉ có thể tồn tại đến
lúc mặt trời mọc. Khi mặt trời đã mọc, sương mù sẽ tiêu tan. Bao nhiêu nghiệp
ác của chúng sanh, thế lực nó sẽ phải tiêu diệt khi được thấy mặt trời Đại-thừa
Đại-Niết-Bàn nầy.
Nầy Ca-Diếp ! Như có người mới xuất gia cạo tóc đắp
ca-sa vẫn chưa thọ mười giới Sa-di, có tín thí trưởng giả đến thỉnh chúng Tăng,
người ấy cùng đại chúng đồng đi thọ trai, dầu chưa thọ giới mà đã vào số chư
Tăng.
Cũng vậy, nếu có chúng sanh nào phát tâm mới học
kinh Đại-thừa Đại-Niết-Bàn biên chép đọc tụng, người nầy dầu chưa đầy đủ công đức
bằng bực Thập-Địa Bồ-tát, nhưng đã được dự trong số các bực Thập-Trụ Bồ-Tát. Nếu
có chúng sanh nào hoặc là đệ tử Phật, hoặc không phải đệ tử Phật, hoặc vì tham
vì sợ, hoặc vì lợi dưỡng mà nghe học thọ trì kinh Đại-thừa Đại-Niết-Bàn nầy nhẫn
đến một bài kệ, kính tin không hủy báng, phải biết người nầy thời là đã được gần
vô-thượng bồ-đề.
Nầy Ca-Diếp ! Vì nhơn duyên trên đây, nên Như-lai
nói bốn hạng người trước kia là chỗ nương tựa của thế gian. Bốn hạng người ấy
không bao giờ đem lời Phật dạy, nói là không phải của Phật. Vì thế nên Như-Lai
nói bốn hạng người ấy là chổ nương tựa của thế gian. Ông phải cúng dường bốn hạng
người ấy.”
Ca-Diếp Bồ-Tát thưa : “ Bạch Thế-Tôn ! Con làm thế
nào biết được hạng người ấy để cúng dường ?”
Phật dạy : “ Nếu có người nào kiến lập hộ trì chánh
pháp, thời phải thỉnh hỏi và xả thân cúng dường người ấy. Như ta từng nói nơi
kinh Đại-thừa nầy :
Có ai biết chánh-pháp
Không luận già hay trẻ
Đều nên phải cúng dường
Cung kính và lễ lạy
Như hàng Bà-La-Môn
Chí thành thờ thần lửa
Và như các thiên-thần
Cung kính trời Đế-Thích.
Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật : “ Bạch Thế-Tôn ! Như lời
Phật dạy cúng dường bực Sư-trưởng chính phải như vậy. Nay con có chổ nghi, xin
Như-Lai giảng giải. Nếu có vị trưởng-túc giới-hạnh tinh nghiêm đến học hỏi với
người trẻ tuổi, thời có phải lễ kính chăng ? Nếu lễ kính thời đâu gọi là trì giới.
Hoặc người tuổi trẻ tinh nghiêm giới luật đến học với vị trưởng-túc phá giới,
có nên lễ kính chăng ? Hoặc người xuất gia đến học với người tại gia thời có
nên làm lễ chăng ? Nhưng người xuất gia không nên lễ kính người tại gia. Và
trong giáo pháp của Phật, người trẻ tuổi phải cung kính bực trưởng túc cao
niên, vì bực trưởng túc thọ giới cụ túc trứơc, đã thành tựu oai nghi. Như-Lai từng
bảo rằng người phá giới không được dung thọ ở trong Phật pháp, như đám cỏ ở
trong thửa ruộng tốt. Như-Lai lại nói có ai biết chánh pháp, không luận là già
trẻ, phải cúng dường người ấy như Thiên-thần kính thờ trời Đế-Thích. Các lời dạy
trên có chỗ trái nhau, xin Như-Lai giải thích cho. Như Phật từng nói thầy Tỳ-kheo
trì giới cũng có chỗ sai phạm. Duyên cớ gì mà Như-Lai nói lời ấy. Trong các
kinh khác, Thế-Tôn cũng có nói cho trị tội kẻ phá giới. Những lời dạy ấy chưa
được trọn nghĩa.”
Phật dạy : “ Nầy Ca-Diếp ! Bài kệ vừa rồi là Như-Lai
vì chư Bồ-Tát học Đại-thừa sau nầy mà nói, chớ chẳng phải nói với hàng
Thanh-Văn đệ tử.
Nầy Ca-Diếp ! Như lời của Như-Lai đã nói, lúc chánh pháp diệt, thời kỳ chánh giới bị hủy hoại tăng trưởng sự phá giới, chớ chẳng phải lúc chánh pháp hưng thạnh. Lúc mà tất cả Thánh-nhơn không hiện, lúc mà hạng xuất gia nhận và chứa tôi trai tớ gái cùng vật bất tịnh, trong bốn hạng người trên sẽ có một người hiện ra nơi đời cạo bỏ râu tóc xuất gia học đạo, thấy chư Tỳ-kheo không biết vật tịnh cùng bất tịnh, cũng không hiểu là luật hay phi luật, vì muốn điều phục họ nên cùng họ hòa quang, nhưng không tội lỗi như họ. Người nầy khéo phân biệt chỗ làm của mình cùng chỗ làm của Phật. Dầu thấy các người phạm tội ba-la-di, vẫn im lặng không cử tội.
Nầy ca-Diếp ! Người nầy vì hộ trì chánh pháp nên dầu
có chỗ phạm luật mà không gọi là phá giới. Như có vị Quốc-vương phải bịnh chết,
Thái-tử còn thơ ấu chưa có thể nối ngôi. Có người Chiên-đà-la giàu có, quyến
thuộc đông, thừa dịp soán ngôi, tự lên làm vua. Trong nước, các hàng Cư-sĩ,
Bà-la-môn, phần nhiều trốn sang nước khác. Người ở lại cũng ẩn tránh không muốn
thấy mặt vua ấy. Vua Chiên-đà-la hay nhiều người trong nước bỏ sang nước khác,
bèn truyền lịnh rằng nếu có vị Bà-La-Môn nào có thể vì nhà vua mà làm thầy chủ
lễ tôn vương, thời nhà vua sẽ chia đôi cõi nước cho cai trị. Mọi người nói với
nhau bao giờ có người dòng Bà-La-Môn lại đi chủ lễ tôn vương cho một gã
Chiên-đà-la. Vua thấy không có vị Bà-La-Môn nào ra mặt cả, bèn xuống lịnh nếu
trong hàng Bà-La-Môn không một ai chịu ra làm thầy cho nhà vua, thời nhà vua tất
sẽ buộc các người Ba-La-Môn cùng ở chung, làm việc chung với người Chiên-đà-la.
Còn nếu ai chịu chủ lễ tôn vương thời nhà vua quyết
chia đôi cõi nước để phong thưởng, cho đến thuốc cam-lộ bất tử của cõi trời
Đao-Lợi do sức thần chú cầu được, nhà vua cũng sẽ chia đều cho người ấy.
Bấy giờ có một người bà-La-Môn tuổi trẻ, đức hạnh
thanh tịnh, giỏi về chú thuật ra lãnh làm chủ lễ tôn vương cho vua Chiên-đà-la.
Nhà vua y lời hứa chia nước làm đôi, cùng Bà-La-Môn trẻ đồng cai trị. Hàng
Bà-La-Môn đều giận trách người ấy : Người là dòng Bà-La-Môn sao lại đi làm thầy
cho gã Chiên-đà-la ?
Ít lâu sau, Bà-La-Môn trẻ bảo vua rằng : Tôi bỏ phép
của dòng tôi đến làm thầy cho nhà vua, và dạy cho vua chú thuật vi-mật. Nhưng đến
ngày nay, nhà vua vẫn chưa thương tưởng đến tôi.” Vua hỏi cớ. Bà-La-Môn trẻ
đáp : :” Nhà vua chưa cho tôi cùng được uống thuốc cam-lộ bất tử của
Tiên-vương”. Vua bảo : “ Phải lắm quả nhơn thiệt không biết, nếu đại sư cần thời
lấy mà dùng. Bà-La-Môn trẻ đem thuốc cam-lộ về nhà mời các đại thần đến cùng
chia nhau uống. Vua được tin ấy bèn nói với Bà-La-Môn trẻ rằng : “ Sao đại sư
cùng các đại thần uống thuốc cam-lộ mà không chia phần cho quả nhơn. Bà-La-Môn
trẻ dưng thuốc độc cho vua. Nhà vua uống xong say mê như người chết, Bấy giờ
Bà-La-Môn trẻ liền lập Thái-tử con Tiên-vương lên ngôi, mà xướng lên rằng : “
Theo phép ngai vàng không bao giờ hạng người Chiên-đà-la được ngự. Từ xưa đến
nay tôi chưa từng nghe thấy dòng Chiên-đà-la làm vua, phải tôn Thái-tử lên ngôi
để chăn dân trị nước.” Sau khi sắp đặt việc triều chính xong, Bà-La-môn trẻ giải
độc cho Chiên-đà-la rồi đuổi ra khỏi nước Bà-La-Môn trẻ dầu hành động các việc
như trên nhưng vẫn không mất pháp Bà-La-Môn. Bấy giờ người trong nước, hàng cư
sĩ và Bà-la-môn đều khen ngợi việc làm ấy và đều kính trọng Bà-La-Môn trẻ.
Nầy Ca-Diếp ! Sau khi Như-Lai vào Niết-bàn, hàng Bồ-Tát
hộ trì chánh pháp, phương tiện giả đồng sự với các Tỳ-kheo phá giới. Nếu thấy
có người dầu phạm giới nhiều, nhưng có thể trị các ác Tỳ-kheo, Bồ-Tát liền đến
cúng dường kính lễ người ấy, vì việc cúng dường nên phải cầu xin với nhà đàn việt
và cất chứa vật bất tịnh.
Mặc dầu Bồ-Tát cung kính lễ bái cúng dường người ấy
và chứa vật bất tịnh, nhưng vẫn không có tội lỗi, vì là phương tiện để tẩn trị
các ác Tỳ-kheo cho Tăng chúng thanh tịnh được an ổn và lưu bố kinh điển Đại-thừa,
làm lợi ích cho trời cho người.
Nầy Ca-Diếp ! Vì duyên do ấy, nên Như-lai nói hai
bài kệ trước kia để bảo các Bồ-Tát khen ngợi người hộ pháp. Như hàng Cư-sĩ và
Bà-La-Môn ngợi khen Bà-La-Môn trẻ. Nếu có ai thấy người vì hộ pháp mà cùng đồng
sự với các Tỳ-kheo phá giới, rồi nói là có tội, thời phải biết kẻ ấy tự chác lấy
họa hại. Người hộ pháp kia thiệt không có tội.
Nầy Ca-Diếp ! Nếu có tỳ-kheo phạm cấm giới rồi tự
kiêu mạn không sám hối, phải biết đó chính là người thiệt phá giới. Bồ-Tát vì hộ
pháp nên mặc dầu có chỗ sai phạm, nhưng không kiêu mạn chịu sám hối, nên không
gọi là phá giới. Vì cớ ấy nên Như-Lai nói trong kinh :
Có ai biết chánh pháp
Không luận già hay trẻ
Đều nên phải cúng dường
Cung kính và lễ lạy
Như hàng Bà-La-Môn
Chí thành thờ thần lửa
Và như các Thiên-Thần
Cung kính trời Đế-Thích.
Lời kệ trên đây là Như-Lai vì các Bồ-Tát học Đại-Thừa mà nói, chớ chẳng phải nói với hạng người học pháp Thanh-Văn.”
KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN
Dịch Từ Hán Sang Việt: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
Phật bảo A-nan:
- Ông thường nghe
ta ở trong giới luật tuyên nói tu hành có ba nghĩa quyết định, đó là: nhiếp tâm
là giới, nhân giới sanh định, nhân định phát tuệ. Đây gọi là ba Vô lậu học.
Tỳ-nại-da là tiếng Phạn, dịch
là luật nghi, cũng dịch là điều phục. Ba Vô lậu học này là ba nghĩa quyết định
mà trong giới luật đức Phật thường nói tới. Người tu Phật nếu thiếu một trong
ba thì quyết định không thể tiến tới chỗ viên mãn đạo quả được. Vì vậy mà nói
ba nghĩa quyết định:
- Thứ nhất là Giới.
- Thứ hai là Định.
- Thứ ba là Tuệ.
NGHĨA QUYẾT ĐỊNH VỀ ĐOẠN TÂM DÂM
Này A-nan, thế nào
là nhiếp tâm, ta gọi là Giới?
Đây nói về giới ở
tâm chứ không phải giới nơi thân nữa. Các phần trước dạy giữ giới nơi thân, đó
là phần thô thuộc giới tướng, đến đây là phần tế thuộc giới tánh, tức đi tới
chỗ giải thoát nên nói giới ở tâm. Nếu tâm niệm không thanh tịnh thì mầm ô
nhiễm trầm luân vẫn còn, có cơ hội thuận tiện liền nảy mầm, sanh khởi. Do vậy
muốn được giải thoát hoàn toàn thì mầm nhân phải dứt sạch.
Nếu chúng sanh
trong sáu đường ở các thế giới, tâm họ chẳng khởi dâm dục thì không theo đó mà
sanh tử tiếp nối.
Tâm thật không có
dâm. Niệm khởi về ái dục gọi là tâm dâm. Nếu tâm đó dứt thì nhất định không còn
tiếp tục sanh tử.
Ông tu chánh định,
vốn để ra khỏi trần lao, nếu tâm dâm dục không trừ thì không thể ra khỏi được.
Phật dạy phải dứt
tâm dâm, vì dâm gốc từ ái, mà ái là trói buộc. Chúng ta muốn thoát ra mà lại
buộc thì làm sao ra! Cho nên Phật chỉ rõ: nếu muốn ra khỏi trần lao thì phải
dứt tâm dâm.
Dù có nhiều trí
tuệ, thiền định hiện tiền, nếu như chẳng đoạn tâm dâm thì chắc hẳn rơi vào
đường ma. Hạng trên là ma vương, hạng giữa là ma dân, hạng thấp là ma nữ.
Tôi nhớ lại những
năm dạy học ở Trà Vinh 1958 - 1959, chùa Lưỡng Xuyên cũng có một số chúng tăng
ở. Ma nữ nhập vào một thầy, nó tuyên bố dứt khoát rằng: Ở chỗ nào nhiều chư
tăng thì ma nữ tới phá, còn chỗ nào có chư ni thì ma nam tới phá, bởi vậy, nay
ma nữ theo phá mấy thầy. Nó nói rõ ràng như vậy. Do đây, chúng ta thấy trong kinh
nói ma nữ không phải là không có.
Có hai kiểu ma nữ:
ma vô hình và ma hữu hình. Về ma hữu hình, nhiều thanh niên ở thế gian có dáng
vẻ tốt đẹp mà ít ai theo đuổi, trái lại có nhiều thầy, dầu xấu xí vẫn bị người
theo. Tại sao? Đó là do ma nữ dựa vào những cô gái kia, xúi giục họ. Vậy nên
khi thấy người ta theo đuổi đừng vội mừng, tưởng người ta thương mình, phải
biết đó là ma phá.
Vì vậy rất khó cho
người tu, nhất là mấy ông thầy trẻ. Nếu bị ma nữ phá, nó dựa vào người này
người kia nói ra thì mình còn biết để sợ. Còn ma dựa mà không nói, cứ xúi người
đó thương, đó mới thật là khó lường. Nhiều khi mình hãnh diện, tưởng đâu mình
có duyên được người thương, không ngờ chính đó là họa. Ma nó muốn lôi mình đi,
làm chướng con đường Bồ-đề của mình. Hiểu vậy rồi phải cẩn thận dè dặt.
Như vậy có những
loài ma phá phách ngăn trở con đường Bồ-đề, khiến cho người tu khó thành đạo
quả.
Những loại ma kia
cũng có đồ chúng. Mỗi mỗi loại ma đều tự cho là thành đạo Vô thượng rồi.
Ma cũng có đồ đệ.
Hiện nay vẫn có những con ma đang kiếm mấy ông thầy trẻ dụ dỗ phá phách. Nó nói
đạo rất hay, mình khó bẻ nổi. Nó thương mấy ông thầy, thường nói "Thầy tu
còn trẻ sợ gặp khó khăn nên đi theo ủng hộ mọi mặt". Đó là loại ma nữ hiện
tại vẫn có. Loại ma này đẹp đẽ, dễ coi chứ không xấu xí. Vì vậy quý vị muốn đi
đến nơi đến chốn trên đường Bồ-đề phải ráng dè dặt, đừng xem thường mà có khi
bị ma lẫn vào trong đó lôi kéo, rồi nguyện lớn của mình không thành.
Sau khi ta diệt độ,
trong thời mạt pháp có nhiều loại ma dâm này hưng thịnh ở thế gian. Phần nhiều
làm việc tham dâm mà cho là thiện tri thức, khiến các chúng sanh rơi vào hầm ái
kiến, mất con đường Bồ-đề.
Những loại ma này
đầy tràn ở thế gian chứ không phải ít. Nó khen những người làm việc tham dâm,
cho đó là thiện tri thức, khiến cho những chúng sanh phát tâm tu hành rơi vào
ái kiến, mất con đường Bồ-đề.
Ông dạy người đời
tu về chánh định, trước phải đoạn tâm dâm. Đây gọi là lời dạy sáng suốt thanh
tịnh, quyết định đệ nhất của Như Lai, Phật Thế Tôn trước.
Nêu ba danh hiệu để
nói lên sự quan trọng: Phật, Thế Tôn, Như Lai đều dạy như vậy. Chư Phật đời này
đời trước đều chỉ dạy như vậy.
Thế nên A-nan, nếu
người không đoạn dâm mà tu thiền định thì giống như nấu cát đá mà muốn thành
cơm. Dù trải qua trăm ngàn kiếp cũng chỉ gọi là cát đá nóng thôi. Vì sao? Vì đó
là cát đá, không phải là bản nhân của cơm. Ông dùng thân dâm để cầu diệu quả
Phật thì dù được diệu ngộ cũng đều là gốc dâm mà thôi. Cội gốc đã thành dâm thì
phải luân chuyển trong ba đường ắt không thể ra khỏi, vậy quả Niết-bàn của Như Lai
do con đường nào mà tu chứng?
Nếu đã đi trong ba
đường địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh thì không còn có con đường nào để tiến đến
được Niết-bàn của Như Lai.
Hẳn phải khiến thân
tâm đều đoạn hết gốc dâm, tánh đoạn cũng không thì đối với Bồ-đề Phật, người
này có thể hy vọng được.
Đoạn đây nói không
chỉ đoạn ở thân mà cả nơi tâm. Muốn trừ sạch tâm dâm phải dùng trí quán, luôn
nỗ lực chiếu soi thấy thân mình, thân người đều là huyễn ảo, thân nam thân nữ
cũng chỉ là cái máy thôi. Cái máy còn động thì còn sinh hoạt, hết động thành
thây chết không nghĩa lý gì, có gì mà gọi là nam là nữ để sanh ra ái. Do quán
sát như vậy, có thể dứt được niệm tham ái.
Thân và tâm đều
đoạn dứt, rồi ý nghĩ đoạn đó cũng không còn nữa. Ví dụ như có người do tham
tiền tham của nên nghĩ đến trộm cắp. Khi tay lấy của người, đó là thân phạm
giới trộm. Do còn lòng tham nên thân hoặc tâm có phạm giới ăn trộm. Nhưng nếu
người kia biết tu, nghĩ phải dứt tâm tham đó, nên vừa dấy niệm khởi tham là rầy
nó chặn nó. Khởi niệm dứt đó để chặn đứng tâm tham, khi tâm tham hết rồi thì ý
nghĩ chặn đứng đó cũng không còn. Nếu còn nghĩ chặn đứng là vẫn còn tâm tham.
Cho nên khi tâm tham hoàn toàn không khởi nữa thì ý nghĩ chặn đứng cũng dứt
không còn, gọi là tánh đoạn
cũng không.
Như vậy để thấy,
ban đầu là bỏ lỗi lầm, xa lìa được lỗi lầm rồi thì niệm xa lìa cũng phải hết.
Khi chúng ta còn dấy niệm răn nhắc mình, tức là còn có cái dở nhỏ nhiệm ở
trong, đến khi thật sạch rồi thì không còn có niệm nào gọi là xa lìa nữa, vì
tới chỗ đó đã hoàn toàn tự tại. Được như vậy người đó mới hy vọng có phần đối
với Bồ-đề Phật.
Như lời ta nói đây
gọi là Phật nói, không như lời nói này tức là ma Ba-tuần nói.
Chúng ta tu phải
lấy lời Phật dạy làm gương soi. Điều nào đúng như Phật dạy thì tin, không đúng
thì không tin. Người học Phật phải lấy kinh luật làm dây mực, không thể làm sai
rồi ngụy biện cho việc làm của mình là ngoại lệ. Trong kinh luật Phật không có
những trường hợp ngoại lệ đó. Dù người nói Phật pháp hay thế nào mà phạm những
lỗi này thì cũng không thể gọi là thuần chất Phật pháp được.
Trong giới của cư sĩ, giới thứ nhất là giới sát, còn trong giới của người xuất gia, thứ nhất là giới dâm. Do vì xuất gia là để giải thoát sanh tử, muốn dứt mầm sanh tử luân hồi thì đừng gieo nhân sanh tử nên trước cần dứt tâm dâm.
KINH THỦ-LĂNG-NGHIÊM GIẢNG GIẢI
HT THANH TỪ
Chư Phật Bồ tát quyến thuộc thân
Giác hải trừng thanh tâm nguyệt hiện
Đại viên kính trí cổ kim minh.
35. The Transformation Buddha on the Palm Hand and Eye
Chưởng-Thượng Hóa-Phật Thủ Nhãn Ấn Pháp
Comments
Post a Comment