Shurangama Mantra with Verses and Commentary

by Venerable Tripitaka Master Hsuan Hua




318. XÀ DẠ YẾT RA

闍夜羯囉

JAYAKARA

 

 

Chấp trì nhân vật đại tướng quân

Nhất thiết thần vương suất lãnh binh

Tối thắng Kinh Chú siêu tam giới

Sinh tánh tự tịnh pháp bảo tâm.

 

執持人物大將軍

 一切神王率領兵

最勝經咒超三界

生性自淨法寶心




ŌM! XÀ DẠ YẾT RA.

Tụng câu chú nầy, thì nhận ra TÁNH THỂ BẤT TĂNG BẤT GIẢM.



 Bồ Đề Đạt Ma

Ngộ Tánh Luận

 

Dịch và Phụ Chú: Hòa thượng THÍCH TRÍ TỊNH



II.- TÁNH THỂ BẤT GIẢM BẤT TĂNG


 

Tam giới giả tham sân si thị. Phản tham sân si vi giới định huệ, tức danh siêu tam giới. Nhiên tham sân si diệc vô thiệt tánh, đản cứ chúng sanh nhi ngôn hỉ. Nhược năng phản chiếu liễu liễu kiến tham sân si tánh tức thị Phật tánh. Tham sân si ngoại cánh vô biệt hữu Phật tánh. Kinh vân: Chư Phật tùng bổn lai thường xử ư tam độc, trưởng dưỡng ư bạch pháp nhi thành ư Thế Tôn.

Tam độc giả tham sân si dã. Ngôn Đại thừa Tối thượng thừa giả, giai thị Bồ tát sở hành chi xứ. Vô sở bất thừa diệc vô sở thừa, chung nhựt thừa vị thường thừa, thử vi Phật thừa. Kinh vân: Vô thừa vi Phật thừa dã.



- Tam giới là tham sân si.

- Trái với tham sân si là giới định huệ.

- Có giới định huệ gọi là vượt khỏi tam giới.

- Thật ra tham sân si cũng không có thể tánh chơn thiệt. Chỉ y cứ nơi chúng sanh mà nói đó thôi.

- Nếu có thể phản chiếu thì thấy rõ tánh của tham sân si là Phật tánh. Ngoài tham sân si không có Phật tánh riêng.

- Kinh dạy rằng: “Chư Phật từ nào vẫn ở tại tam độc mà nuôi lớn các pháp lành, mà thành đấng Thế Tôn”.

- Đại thừa hay Tối thượng thừa là chỗ noi đi của chư Bồ tát: Thừa này là thừa tất cả mà không chỗ thừa, luôn luôn thừa mà chưa bao giờ thừa, đây là Phật thừa.

- Kinh dạy: “Không thừa là Phật thừa”.



PHỤ CHÚ .-

 

Kinh Lăng Già dạy: “Vọng tưởng vô tánh”.

Tánh vô tánh là thiệt tánh, là Phật tánh.


Lại có câu: “Phiền não tức Bồ đề”.

Tánh phiền não là tánh Bồ đề.

 

Vì là một tánh duy nhất nên ở phàm tánh ấy chẳng giảm mặc dầu là vọng tưởng phiền não.

 

Tại Thánh, tánh ấy cũng chẳng tăng dầu là Bồ đề Niết bàn.

 

Tánh của băng là tánh nước. Mười cân băng đông cứng là mười cân nước ấm lỏng.

 

Băng cứng nước lỏng vẫn là một chất ướt duy nhất, không giảm dầu cứng, không tăng dầu lỏng.

 

Vì tâm tánh duy nhất chẳng giảm chẳng tăng, nên tu mà không tu, chứng mà không chứng. Đây là chân tu thiệt chứng, là viên tu viên chứng, cũng là Phật thừa vậy.

 

Kinh Tứ Thập Nhị Chương nói: “Phật pháp là niệm mà vô niệm, hành mà vô hành, ngôn mà vô ngôn, tu mà vô tu”.

 

Kinh Pháp Hoa lại dạy: “Chỉ có một Phật thừa không hai cũng không ba”.

 

Bồ Tát Giới kinh bảo: “Tất cả pháp bổn lai không sanh không diệt, chẳng thường chẳng đoạn, chẳng đồng chẳng khác, không đến không đi, chớ mống tâm phân biệt”.

 


TAM GIỚI

 

Tam giới là gì?

 

Là Dục-giới, Sắc-giới và Vô-sắc-giới.

 

Dục-giới là chỗ ở của các loại hữu-tình chưa ly dục, còn tạp phiền não và các uẩn sai biệt.

 

Sắc-giới là chỗ ở của các loại hữu-tình đã ly dục, nhưng còn tạp phiền não và các uẩn sai biệt.

 

Vô-sắc-giới là chỗ ở của các loại hữu-tình đã ly dục và sắc, song cũng còn tạp phiền não và các uẩn sai biệt.

 

 

Trong tam giới lại còn có năm thứ sai biệt khác là tướng sai biệt, thô trọng sai biệt, phương xứ sai biệt, thọ dụng sai biệt và nhiệm trì sai biệt.

 

Tướng sai biệt là trong cõi Dục có nhiều sắc tướng, những tướng không trong sạch và các thứ tạp tướng; trong cõi Sắc có ít sắc tướng, những tướng trong sạch và không có tạp tướng; còn cõi Vô-sắc tuy thuộc về không nghiệp nhưng cũng có sắc, mà sắc thuộc về định, về vô kiến, vô đối. Lại nữa, trong cõi Dục có tướng khổ thọ tương ưng, tướng sân nhuế tương ưng và tướng nhiều tùy phiền não tương ưng. Trong cõi Sắc và Vô-sắc có tướng khổ thọ bất tương ưng, tướng sân nhuế bất tương ưng và tướng ít tùy phiền não tương ưng.

 

Thô trọng sai biệt là trong Dục có những sự thô trọng thô mà tổn hại, trong cõi Sắc và Vô-sắc sự thô trọng tế mà không tổn hại.

 

Phương xứ sai biệt là cõi Dục ở phương dưới, cõi Sắc ở phương trên, còn cõi Vô-sắc thì không phương xứ.

 

Thọ dụng sai biệt là chúng-sanh cõi Dục thọ dụng cảnh giới bên ngoài, chúng-sanh cõi Sắc và Vô-sắc thọ dụng cảnh giới bên trong.

 

Nhiệm trì sai biệt là chúng-sanh ở cõi Dục nương nơi bốn sự ăn mà trụ, chúng-sanh cõi Sắc và Vô-sắc nương nơi ba sự ăn mà trụ.

 

(Luận Hiển-Dương-Thánh-Giáo)

 

 

Trong ba cõi, Dục-giới thuộc về xứ sở hạ phương. Được mệnh danh là Dục-giới, vì chúng-sanh ở nơi đây nhiễm năm thứ dục lạc: sắc dục, tiền của, danh vị, ăn mặc, ngủ nghỉ. Dục-giới cũng gọi là chỗ Ngũ-thú-tạp-cư. Ngũ-thú là: Trời, Người, Súc-sanh, Ngạ-quỷ, Địa-ngục. Tạp-cư có hai nghĩa:

 

1. Trong cõi Dục gồm có năm chủng loại ở.

 

2. Trong mỗi chủng loại lại có các chủng loại khác ở lẫn lộn, như nơi cõi trời cũng có Súc-sanh, Quỷ-thần, nơi cõi người có Súc-sanh, Ngạ-quỷ, Địa-ngục. Nếu nói đại khái theo thứ bậc thấp cao, thì trong Dục-giới có ba loại: loại ác thú, loại người, loại trời.

 

Loại ác thú có bốn: A-tu-la, Súc-sanh, Ngạ-quỷ, Địa-ngục.

 

Loại người gồm có nhơn chúng ở bốn nơi: Nam-Thiệm-Bộ-Châu, Tây-Ngưu-Hóa-Châu, Đông-Thắng-Thần-Châu và Bắc-Câu-Lư-Châu.

 

Loại trời có sáu cõi từ thấp đến cao: trời Tứ-Vương, trời Đao-Lợi, trời Dạ-Ma, trời Đâu-Suất, trời Hóa-Lạc và trời Tha-Hóa-Tự-Tại.

 

Trong cõi Dục, về hữu-tình giới thì kể từ cõi Tha-Hóa đến ngục Vô-Gián; nếu về khí thế-giới, phải kể đến phong luân.

 

Trên Dục-giới là Sắc-giới, gồm nhiếp-hữu-tình và khí-thế-gian. Sở dĩ gọi Sắc-giới, vì chúng-sanh ở cõi nầy lìa sự nhiễm dục, từ thân đến cảnh đều là sắc chất trang nghiêm, thanh tịnh.

 

Cõi nầy chia ra làm 18 thiên vức khác nhau; ba Thiền-thiên trước mỗi nơi có ba, đệ tứ thiền có chín.

 

Ba thiên vức ở Sơ-thiền Ly-sanh-hỷ-lạc-địa là: Phạm-Chúng-Thiên, Phạm-Phụ-Thiên, Đại-Phạm-Thiên.

 

Ba thiên vức ở Nhị-thiền Định-sanh-hỷ-lạc-địa là: Thiểu-Quang-Thiên, Vô-Lượng-Quang-Thiên, Quang-Âm-Thiên.

 

Ba thiên vức ở Tam-thiền Ly-hỷ-lạc-địa là: Thiểu-Tịnh-Thiên, Vô-Lượng-Tịnh-Thiên, Biến-Tịnh-Thiên.

 

Chín thiên vức ở Tứ-thiền Xả-niệm-thanh-tịnh-địa là: Vô-Vân-Thiên, Phước-Sanh-Thiên, Quảng-Quả-Thiên, Vô-Tưởng-Thiên, Vô-Phiền-Thiên, Vô-Nhiệt-Thiên, Thiện-Kiến-Thiên, Thiện-Hiện-Thiên, Sắc-Cứu-Cánh-Thiên. Trong chín thiên vức, năm cõi ở sau cùng tên là Ngũ-Tịnh-Cư-Thiên, cũng gọi là Ngũ-Bất-Hoàn-Thiên, vì là chỗ ở của bậc thánh A-na-hàm.

 

Theo các đại luận-sư ở xứ Ca-Thấp-Di-La thì Sắc-giới chỉ có 16 thiên vức, vì Đại-Phạm-Thiên nguyên là một vùng lâu các rộng lớn ở cõi Phạm-Phụ, chớ không phải biệt trí nơi khác. Còn trời Vô-Tưởng thì nhiếp về Quảng-Quả-Thiên, vì hai thiên chúng nầy đồng một thân lượng và thọ lượng.

 

Trên Sắc-giới là Vô-sắc-giới. Được mệnh danh là Vô-sắc, vì nơi đây không có sắc uẩn chỉ có thọ, tưởng, hành, thức bốn ấm mà thôi. Cõi nầy do không có sắc pháp biểu hiện, nên không có phương sở đời quá khứ vị lai đều như thế, lý đã quyết định. Nhưng về phần dị thục sanh sai khác thì có bốn bậc: Không-Vô-Biên-xứ, Vô-Sở-Hữu-xứ, và Phi-Tưởng-Phi-Phi-Tưởng-xứ. Bốn bậc nầy không phải có riêng xứ sở cao thấp, mà do nghiệp chúng-sanh hơn kém khác nhau.

 

(Luận Câu-Xá, Lục-Đạo-Tập)




Cu-Lô Cu-Lô [27]

BỔN-THÂN NGÀI KHÔNG-THÂN BỒ-TÁT



Không thân không tâm không thế giới

Thiên đại tướng quân lãnh thiên binh

Tuần du chư phương sát thiện ác

Công thưởng quá phạt vô thác phân



 
Bảo-Loa Thủ Nhãn Ấn Pháp
Thứ Hai Mươi Bảy


Pháp âm hưởng triệt chấn chư thiên
Nhất thiết thiện thần y triệu lệnh
Tứ phương kết giới thiên biến hóa
Long vương hộ vệ tại hậu tiền. 


Cu-Lô Cu-Lô [27]

Án-- thương yết-lệ,
                                            mạ hạ thảm mãn diệm, tát-phạ hạ.

ŌM! XÀ DẠ YẾT RA.



27.   The Jeweled Conch Hand and Eye
         
Bảo-LoaThủ Nhãn Ấn Pháp

Comments

Popular posts from this blog