Shurangama Mantra with Verses and Commentary

by Venerable Tripitaka Master Hsuan Hua




402. MA ĐỘ YẾT RA

摩度羯囉

MADHU KARA

 

 

Kim Cang Tạng Vương hộ Phật thành

Trì xử kình sơn hiển uy linh

Thưởng thiện phạt ác hưng chánh giáo

Bàng môn tả đạo tất độn hình.

 

金剛藏王護佛城

持杵擎山顯威靈

賞善罰惡興正教

旁門左道悉遁形



UM! MA ĐỘ YẾT RA.

KIM CANG TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT BẢO HỘ



Kinh văn:

A Nan, nên biết chú này thường có tám mươi bốn nghìn na do tha hằng sa câu chi chủng tộc Kim Cang Tạng vương Bồ tát. Mỗi mỗi đều có các chúng Kim Cang làm quyến thuộc, đêm ngày theo hầu.

 

Giảng giải:

Na do tha là một trong mười bốn số lớn nhất trong ngôn ngữ Sanskrit. Có người nói na do tha bằng một tỉ tỉ, người khác cho là mười tỉ tỉ. Nhìn chung đó là con số rất lớn. Hằng sa câu chi tương đương một tỉ tỉ. Không chỉ Kim Cang Tạng vương Bồ tát hộ trì thần chú, mà các quyến thuộc của Kim Cang cũng đều tham gia bảo hộ. Đêm cũng như ngày luôn theo giúp người tụng chú Lăng Nghiêm.

 

Lời nguyện của các Bồ tát như sau:

 

- Nam mô mười phương Phật

- Nam mô mười phương Pháp

- Nam mô mười phương Tăng

- Nam mô Phật Thích Ca Mâu Ni

- Nam mô Phật đỉnh tối thắng thủ Lăng Nghiêm.

- Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát.

- Nam mô Kim Cang Tạng Bồ tát.


Tám mươi bốn nghìn là chỉ số lượng lớn, có nhiều vô số. Thực sự, không chỉ có Kim Cang Tạng Bồ tát và các quyến thuộc, mà còn rất nhiều Bồ tát khác cũng theo bảo hộ.


Kim-Cang-Xử Thủ Nhãn Ấn Pháp
Thứ Sáu

Hàng phục oán ma kinh quỉ thần
Vũ trụ cát tường chánh khí tồn
Hộ pháp vệ giáo công huân phổ
Tăng già hợp hòa đạo dịch hưng. 


Ta Ra Ta Ra [43]
Án-- phạ nhựt-ra chỉ-nảnh, bát-ra nể bát đa dã, tát-phạ hạ.

UM! MA ĐỘ YẾT RA.



6.      The Vajra Pestle Hand and Eye
         
Kim-Cang-Xử Thủ Nhãn Ấn Pháp



Hỏi: Môn Tịnh Độ là pháp sơ cơ, chỉ để cho kẻ ngu dốt, căn trí thấp kém hành trì. Những người căn tánh cao phải tu Thiền hay Duy Thức mới hợp lý. Vả lại bậc trượng phu phải có chí hùng cường tự lập, nên căn cứ nơi sức mình mà giải thoát; nếu cầu mong tha lực, chẳng tỏ ra hèn yếu lắm ư?

 

- Đáp: Với lời hỏi này, trước tiên xin nói về căn cơ, sau sẽ trả lời đến yếu tố tự lực tha lực.


Pháp môn Tịnh Độ không phải chỉ để cho bậc trung, hạ căn, mà còn thâu nhiếp cả bậc thượng thượng căn. Bậc trung, hạ căn niệm Phật sẽ dứt được phiền não nghiệp chướng, phát sanh phước đức trí huệ, lần lần đi đến định cảnh, tùy công phu thấp cao mà vãng sanh về chín phẩm sen nơi Cực Lạc. Bậc thượng căn vừa đề khởi câu niệm Phật, liền thâm nhập vào cảnh giới Ðịnh Huệ, đi đứng nằm ngồi đều ở trong Niệm Phật Tam Muội, khi lâm chung sanh về thượng thượng phẩm ở Liên Bang. Trong hàng tiên đức đã có vị đi vào cảnh giới này, và trình thuật với câu:

Niết khởi sổ châu thằng sách đoạn
Thể hương phạn thục dĩ đa thời.

Ý nói:
Nắm lấy chuỗi tràng trần niệm dứt,
Nghiễm nhiên thành Phật đã từ lâu.

Cho nên, câu niệm Phật thâu nhiếp hết ba căn, với người cao nó thành cao, với người thấp nó thành thấp.

Các bậc đại tri thức trong Phật Giáo thường phê luận: "Pháp môn Niệm Phật gồm nhiếp cả Thiền, Giáo, Luật, Mật." Tại sao pháp Niệm Phật lại gồm nhiếp cả bốn môn này? - Sở dĩ có điều ấy, bởi khi niệm Phật dứt trừ cả vọng tưởng chấp trước, đó là Thiền. Sáu chữ hồng danh bao gồm vô lượng nghĩa mầu, vô lượng nghĩa đều ẩn một và xuất hiện từ nơi đấy, đó là Giáo. Niệm Phật đến cảnh giới sâu, ba nghiệp đều trong sạch vắng lặng, đó là Luật. Câu niệm Phật có công năng như một câu thần chú, hay giải oan, trừ nghiệp, mãn nguyện, hàng ma đó là Mật. Như Liên Trì đại sư, trong một năm nắng hạn lâu ngày, thay vì niệm chú đảo võ, Ngài chỉ đi ngoài đồng gõ mõ niệm Phật, đi đến đâu, trời mưa đến đó. Và Viên Chiếu Bản thiền sư, thay vì tham thiền, Ngài chỉ dùng sáu chữ hồng danh mà được ngộ tánh bản lai, chứng vào Niệm Phật Tam Muội. Cứ như đây suy nghiệm rộng sâu thêm, câu niệm Phật cũng gồm thâu cả năm thời tám giáo, nhiếp luôn sáu pháp Ba La Mật, như Triệt Ngộ đại sư đã trình bày trong thiên Niệm Phật Bách Kệ.

Trong kinh lại nói: "Chí thành xưng niệm danh hiệu Phật A Di Đà, sẽ được tiêu tội nặng trong tám mươi ức kiếp sanh tử." Người niệm Phật nếu hằng giữ định tâm, tất sẽ phát huệ đồng như lối tu của các pháp môn khác. Hơn nữa, trên định tâm mà xưng danh hiệu Phật A Di Đà, thì sự tiêu nghiệp chướng sanh phước huệ càng cao thắng chóng mau. Vì thế, Liên Trì đại sư đã khen pháp Niệm Phật là: đại thiền định, đại trí huệ, đại phước đức, đại thánh hiền. Theo Quán Kinh: người tạo tội ngũ nghịch thập ác khi lâm chung tướng địa ngục hiện, nếu chí thành xưng danh hiệu Phật A Di Đà cho đến mười niệm, thì Ngài liền hiện thân tiếp dẫn sanh về Cực Lạc. Từ một kẻ cực ác, chỉ dùng mười niệm mà được vãng sanh, lên ngay ngôi Bất Thối Chuyển thật là điều rất hy hữu. Ấn Quang đại sư đã khen: "Pháp Niệm Phật bậc cực cao niệm đến một lòng không loạn, chứng vào Tam Muội, kẻ cực thấp chỉ dùng mười niệm thành công, là điểm đặc sắc mà chưa thấy pháp môn nào có."


Về vấn đề tự lực tha lực, nếu như hiểu môn Tịnh Độ chỉ hoàn toàn nương nơi tha lực là lầm. Người niệm Phật phải đem hết tự lực dứt trừ phiền não, trì niệm cho đến cảnh giới tâm mình, và tâm Phật tương ứng. Từ cảnh giới đó, hiện thời hành giả được Phật phóng quang thầm nhiếp thọ, khi mạng chung sẽ được tiếp dẫn vãng sanh. Sự tiếp dẫn mới là yếu tố chánh của tha lực, vì thế giới Cực Lạc cách xa cõi Ta Bà này đến mười muôn ức Phật độ, còn không phải sức thần thông đạo lực tầm thường có thể đến được, huống nữa là phàm phu! Vì thế cần phải nhờ tha lực tức thần lực của Phật hoặc chư thánh tiếp dẫn. Ví như một học sinh, tự mình biết gắng hết sức chuyên học, dĩ nhiên là điều đáng quý. Nếu trên sự chuyên học ấy, lại được vị giáo sư giỏi kèm theo chỉ dạy, tất mức học vấn càng cao thâm, kết quả thi đỗ sẽ là phần bảo đảm. Trên tự lực của hành giả, thêm tha lực của Phật gia bị tiếp dẫn cũng lại như thế. Vậy sự kiện chính mình đã gắng hết sức để tu, lại cầu thêm tha lực cho được kết quả mau chóng, có phải là một điều hèn yếu lỗi lầm chăng? Sự cao diệu của môn Tịnh Độ, chính các bậc đại Bồ Tát như Văn Thù, Phổ Hiền, Mã Minh, Long Thọ; các vị Tổ Sư như Vĩnh Minh, Trí Giả, Triệt Ngộ, Liên Trì, cho đến nhiều đấng tôn túc ở các tông, đều khuyến nguyện vãng sanh. Chê Niệm Phật là thấp kém chỉ để cho bậc hạ căn tu hành tức là chê chư Bồ Tát, Tổ Sư và các vị cao đức đã nói trên. Bảo niệm Phật là hèn yếu, chỉ nương nơi tha lực, tức là chưa hiểu biết chi về môn Tịnh Độ.



Một câu A Di Đà
Là đường tắt về nguồn.
Những tư lương cần thiết
Tín, Nguyện, Hạnh gọn suông.


Nhứt cú Di Đà
Quy nguyên tiệp kính.
Khẩn yếu tư lương
Duy Tín, Nguyện, Hạnh.


Lược giải:


Câu niệm Phật là con đường thẳng tắt để trở lại nguồn tâm. Như người đi xa cần dự bị cho đủ tư lương là: tiền nong, đồ phục dụng và thức ăn uống. Tư lương cần thiết đi về Tịnh độ cũng thế, chỉ suông gọn trong ba điểm: Tín, Nguyện, Hạnh mà sau đây sẽ nói.



Một câu A Di Đà
Cần ở điểm Tin sâu.
Mầm hoa sen chín phẩm
Từ tâm đây nhô đầu.


Nhứt cú Di Đà
Yếu tại Tín thâm
Liên hoa cửu phẩm
Sưu tại thử tâm.


Lược giải:


Lòng Tin là phần tư lương trước tiên của môn Niệm Phật. Hoa sen chín phẩm ở Tịnh độ cũng từ lòng Tin này mà nẩy mầm nhô đầu lộ mọc lên. Nhưng Tin cần phải sâu chắc, có thể tóm gọn trong ba điểm:

Một là tin cõi Cực lạc trang nghiêm tốt đẹp kia vẫn thật có, không phải chuyện hư huyễn hay thí dụ. Vì đức Phật Thích Ca không bao giờ nói dối, Ngài đã diễn tả rành rẽ từng chi tiết của cảnh ấy trong ba kinh Tịnh độ. Vì đã có rất nhiều người niệm Phật trong đời hiện tại, do tâm thanh tịnh, từng chứng kiến cảnh giới này.

Hai là tin sự vãng sanh về cõi kia cũng hiện thật. Vì đức A Di Đà Thế Tôn không bao giờ nguyện suông, nói mà chẳng thật hành. Vì từ xưa đến nay có rất nhiều người niệm Phật, khi lâm chung hiện ra điềm lành, được Tây phương Tam Thánh hiện thân tiếp dẫn sanh về Cực Lạc.

Ba là tin mình dù còn phiền hoặc, dù nghiệp chướng nặng nề đến đâu, nếu chí tâm niệm Phật cầu nguyện vãng sanh tất sẽ được tiếp dẫn. Vì trong kinh Vô Lượng thọ đã nói, kẻ tạo nghiệp ngũ nghịch thập ác khi lâm chung dùng mười niệm cũng được vãng sanh. Vì trong truyện ký đã có ghi, những kẻ tạo ác nhiều như Hùng tuấn, Duy Cung, nhờ biết hồi tâm niệm Phật đều được sự tiếp dẫn.


Một câu A Di Đà
Cần ở nơi Nguyện thiết
Lòng về tơ lửa nung
Mắt thương khóc ra huyết.


Nhứt cú Di Đà
Yếu tại Nguyện thiết.
Thốn tâm dục phần
Song mục lưu huyết.


Lược giải:


Nguyện là phần tư lương thứ hai của môn Niệm Phật. Nhưng Nguyện phải tha thiết, không tham luyến trần cảnh, gia tư, quyến thuộc, không mong cầu hưởng sự vui phước báu nhơn thiên nơi đời sau. Chỉ nguyện mau sanh về Cực Lạc, để thoát khỏi nỗi khổ luân hồi, để sớm thấy Phật và chứng kiến cảnh trang nghiêm của Liên bang, để độ thoát mình, kẻ oan người thân và vô lượng chúng sanh trong vòng chìm đắm. chí nguyện cầu sanh ấy nung nấu như lửa đốt lòng, đôi mắt thương cảm tha thiết trông về hầu như tuôn ra huyết lệ.


Một câu A Di Đà
Cần ở chỗ Hạnh chuyên.
Chỉ nêu cao một niệm
Dứt sạch cả muôn duyên.


Nhứt cú Di Đà
Yếu tại Hạnh chuyên
Đơn đề nhứt niệm
Trảm đoạn vạn duyên.


Lược giải:


Sau rốt, Hạnh là phần tư lương thứ ba của môn Niệm Phật. Song Hạnh cần phải tinh chuyên. Điều này có thể tóm lại trong hai câu: “Rủ sạch muôn duyên. Một lòng niệm Phật”. Muốn rủ sạch muôn duyên, phải thấu đáo cảnh Ta bà là khổ, mọi sự vật đều vô thường, như huyễn mộng, mà không còn niềm tham luyến. Muốn một lòng Niệm Phật, phải hâm mộ cảnh Cực lạc y báo chánh báo vui đẹp trang nghiêm, mong mỏi cầu về như con thơ nhớ mẹ, như lữ khách tưởng nghĩ trở lại quê xưa.

Ba điểm Tín, Nguyện, Hạnh trên tuy giải thích riêng từng phần, song thật ra cả ba đều liên quan hỗ trợ lẫn nhau. Như cái đảnh có ba chân, nếu thiếu một phải sụp đổ tất cả vậy.



TRÍ KHẢI


Trí Khải đại sư, họ Trần, tự Đức An, quê ở Vĩnh Xuyên thuộc Kinh Châu, tinh Hồ Bắc. Đại sư ứng thế vào khoảng các đời Lương, Trần, Tùy. Bà mẹ mộng thấy mây thơm năm sắc hiện ra đoanh vây nơi thân rồi vào bụng, mà cảm mang thai ngài. Đêm đại sư đản sanh, trong nhà hương thơm bát ngát, thần quang chiếu sáng rực rỡ:

Ngài sanh ra đã bẩm tướng lạ: mày thanh tú, mắt dài sáng, mỗi tròng mắt có hai con ngươi nằm ngang. Nơi hai tay, mọi cùi chỏ đều có bốn cục xương gu. Khi nằm tất  nghiêng bên hữu, chắp hai tay. Lúc ngồi thì thường kiết già day mặt về Tây. Vừa hơi lớn, thấy tượng Phật liền lạy; gặp người xuất gia, tỏ dáng cung kính.

Năm lên bảy ngài theo mẹ vào chùa Quả Nguyện. Nghe một vị tăng tụng phẩm Phổ Môn, liền đọc lại thuộc lòng, như đã có học tập từ trước. Lúc mười bảy tuổi, đang khi lễ Phật rồi quì xuống thệ nguyện xuất gia, ngài bỗng như vào mộng, thấy cảnh giới biển rộng mênh mông, nước ngâm trong vắt. Gần mé biện có một tòa non cao chớn chở, mây phủ lưng chừng, mặt trời chiếu sáng. Khi ấy ngài thấy mình đứng dưới núi, trên đảnh có vị tăng cúi xuống đưa cánh tay dài kéo lên, dẫn vào một ngôi già lam, bảo: “ Về sau, ông sẽ trụ nơi đây để hoằng hóa”.

Năm mười tám tuổi, ngài nương theo Pháp Chữ thượng nhơn ở Quả Nguyên Tự tại Sương Châu xuất gia. Kế đó, lại đến chùa núi Đại Hiền học tập Luật tạng, tụng kinh Vô Lượng Nghĩa, kinh Pháp Hoa, và tu Phổ Hiền Quán. Vào đầu niên hiệu Thiên Gia, nghe danh đức của Huệ Tư thiền sư ở núi Đại Tô tại Quảng Châu, đến tham bái. Huệ Tư vừa nhìn thấy ngài liền bảo: “Ta với ông xưa kia đồng nghe kinh Diệu Pháp Liên Hoa ở Linh Sơn đại hội, túc duyên theo đuổi, nay lại gặp nhau!” Nhân đó thiền sư khai thị về Tứ an lạc hạnh, và dạy cách kiến nhập Phổ Hiền đạo tràng. Đại sư lãnh giáo, nương tại đây nhập quán tu Pháp Hoa tam muội. Vừa được hai thất, khi tụng kinh Pháp Hoa đến phẩm Dược Vương câu: “Thị chân tinh tấn, thị danh chân pháp cúng dường Như Lai …”, thân tâm chợt rỗng không, lặng lẽ vào định. Trong định, ngài thấy hội Linh Sơn vẫn còn hiển hiện đông đảo chưa tan, liền thấu suốt ý chỉ Pháp Hoa và các pháp tướng, túc thông thầm phát. Đại sư đem sở chứng bạch với ngài Huệ Tư. Thiền sư than thở ngợi khen bảo: “Chỉ riêng ông mới chứng, duy có ta mới biết! Định cảnh ấy thuộc về tiền phương tiện và Pháp Hoa tam muội. Chỗ phát túc thông thuộc Sơ Triền Đà Ra Ni môn. Từ đây về sau, dù cho ngàn muôn văn tự pháp sự, cũng không thể làm cạn nguồn biện luận của ông được!”

Niên hiệu Đại Kiến năm đầu đời Trần, ngài đến chùa Ngỏa Quan ờ Kim Lăng khai giảng Pháp Hoa. Vua sắc chỉ đình triều một ngày, bảo quần thần tề tựu lại chùa nghe giảng đề kinh. Năm Đại Kiên thứ bảy, đại sư đến núi Thiên Thai ở miền duyên hải để tránh duyên an dưỡng. Đi tới ngọn núi phía nam, ngài trông thấy cảnh bỗng bồi hồi xúc động. Nơi đây có vị thần tăng hiệu là Định Quang đã cư ngụ từ ba mươi năm trước. Khi gặp nhau, thần tăng bảo: “Ông còn nhớ điềm ta đưa lên núi chăng? Ở sơn lãnh phía bắc có một nơi ngân địa, hãy lên đó kiến lập già lam độ chúng”. Đại sư y lời đến xem thấy cảnh đúng như điềm ứng trước, liền xây dựng chùa, trồng cây thông, dẫn nước suối, khiến cho ngôi tự viện càng thêm u nhã. Từ đó ngài giảng diễn các kinh giáo đại thừa, như Pháp Hoa, Kim Quang Minh, luận Ma Ha Chỉ Quán, rộng mở về thiền pháp, hàng tăng tục nương về ngày càng thêm đông, về phần chư thần quy hướng, như cha con Quan thánh và Võ An Vương đêu hiển linh cầu thọ giới, xin làm đệ tử hộ pháp.

Không bao lâu, đại sư lại nhận lời thỉnh của vua nhà Trần, trở về Kim Lăng giảng kinh Pháp Hoa Văn Cú tại chùa Quang Trạch. Nhà Trần mất, ngài vào Lô Sơn, kế lại châu du cac miền Kinh, Dương hoằng pháp. Năm Khai Hoàng thứ mười bốn đời Tùy, lại trở về núi Thiên Thai.

Cộng nghiệp lợi sanh của đại sư rất nhiều, nơi đây chỉ thuật phần đại khái. Trước sau, ngài tạo 36 ngôi chùa lớn, tổ chức cho biên chép 15 pho đại tạng kinh, độ hơn 14.000 vị xuất gia, trong đó có 32 bậc cao đồ đắc pháp, tạo 800.000 tượng Phật, Bồ Tát bằng vàng, đồng, cây chiên đàn, hoặc những thứ gỗ khác, khai 63 ao phóng sanh ở các vùng Hộ, Khê, Lương dài khoảng ba trăm dặm, soạn thuật các tập như Pháp Hoa Huyền Nghĩa, Tịnh Độ Thập Nghi Luận, Ma Ha Chỉ Quán, Kim Quang Minh Văn Cú, Quán Kinh Sớ cùng nhiều kinh luận khác, mở những đàn truyền giới và các khóa diễn giảng khuyến hóa ngư dân miền duyên hải bỏ nghề chài lưới, cùng viết biểu tấu với vua nhà Trần xin xuống chỉ cấm việc sát sanh quanh vùng bờ biển núi Thiên Thai. Tóm lại, trong hai đời Trần và Tùy, ngài là bậc đại pháp vương hội trì chánh giáo. Thái tử Tấn Vương Quảng (Dạng để), từng thỉnh ngài đến hoàng cung cầu xin thọ giới Bồ Tát và tôn hiệu là Trí Giả đại sư. Sau ngài lại về quê cũ ở Kinh Châu, kiến thiết chùa Ngọc Tuyền, giảng dạy kinh pháp để báo ân người hương lữ.

Về ý nghĩa pháp môn Tịnh độ, trong Thập Nghi Luận, đại sư đã khai thị yếu lược như sau:

– “Muốn quyết định được sanh về Cực Lạc, phải có đủ hai hạnh: Yếm ly, Hân nguyện, nghĩa là chán bỏ và vui cầu.


– Yếm ly là thế nào? Nên xét nghĩ: hàng phàm phu chúng ta từ kiếp vô thỉ đến nay, vì đắm say tự ràng buộc theo năm điều dục lạc là: sắc đẹp, tiền của, danh vị, ăn uống và ngủ nghỉ, mà bị luân hồi trong sáu đường, chịu đủ không ngằn sự khổ não. Nếu chẳng khởi tâm chán bỏ, thì biết chừng nào mới được thoát ly? Phải quán xét tâm giả tạm nầy, bề ngoài chỉ một lớp da mỏng manh che phủ, bên trong chứa đầy các thứ tanh hôi như: ruột, gan, óc, phổi, xương, thịt, máu, mủ, đàm, dãi, nước tiểu, phẩn uế. Cửu khiếu lại thường tiết ra các thứ không sạch, các lỗ chân lông hằng ra mồ hôi bợn nhơ. Kinh Niết Bàn nói: “Thân nầy như vòng thành nhơ uế, loài quỉ La Sát ngu si hằng tham trước nương ở trong đó. Người có trí ai lại đắm luyến huyễn thân?” Lại trong kinh bảo: “Thân nầy không bền lâu, là chỗ nhóm họp của các thứ khổ, các thứ nhơ nhớp; là nơi sanh khởi các thứ ung nhọt ghẻ lác, các bịnh trong và ngoài. Thân nầy do phiền não dâm dục gây ra, là nghiệp chủng không sạch: Do tinh cha huyết mẹ hòa hợp, là mầm giống không sạch. Ở trong thai mẹ chật hẹp tối tăm nhơ nhớp, là chỗ trụ không sạch. Khi còn trong thai dùng chất máu huyết để sống, là sự ăn uống không sạch. Do sản môn sanh ra, là chỗ sanh không sạch. Từ bé đến già bề ngoài bao lớp da mỏng, bên trong đầy thứ tanh nhơ, lại đủ các sự suy yếu bịnh khổ, là cả thân không sạch. Lúc chết rồi lại sình thối nát rã, vòi tửa lúc nhúc, là kết cuộc không sạch. Thường quán sát bảy điều không sạch như thế, tất sẽ sanh niệm chán lìa. Dù chưa thể liền dứt được nghiệp vợ chồng, thì phiền não ái dục cũng lần lần nhẹ bớt. Lại phát nguyện mong sớm bỏ thân nhơ nhớp khổ não, cầu sanh Cực Lạc, được thân bằng chất báu ngọc kim cương đủ 32 tướng tốt, lần lần tiến chứng vào thân pháp tánh sáng suốt lặng trong.


– Còn Hân nguyện là thế nào? Nên nghĩ, nay ta cầu sanh Tịnh độ, trước là để được sống trong cảnh lầu các, cây hoa, ao hồ, âm nhạc, chim lạ, đủ vô lượng thứ báu, vô lượng sự trang nghiêm vui đẹp ở Liên bang. Sau đó, tiến tu để độ mình, thân bằng quyến thuộc, cùng tất cả chúng sanh trong vòng mê khổ. Nay ta nghiệp chướng nặng đầy, đạo lực yếu kém, nếu không biết tự lượng, mê ở cõi đời nhơ ác, cảnh duyên phiền não mạnh, tất sẽ bị sóng nghiệp cuốn lôi chìm đắm, sự độ mình không rồi, nói chi độ chúng? Như thế biết chừng nào mới thoát ly khỏi kiếp sa đọa luân hồi? Nếu được về Cực Lạc, tất ở cõi nghiêm sạch trang nghiêm, sống lâu vô lượng kiếp, gần gũi chư Phật, Bồ Tát, đủ các thuận duyên tiến tu, không còn lo thối chuyển. Khi đã chứng quả vô sanh, phân vô lượng thân vào các cõi trược, độ vô biên loài hàm thức, nào có muộn gì? Cho nên phát nguyện cầu sanh Tịnh độ, tức là phát tâm bồ đề, tức là phát tâm cầu Phật qụả, tức là phát tâm độ chúng sanh, tức là phát tâm nhiếp hóa chúng sanh về cõi Phật vậy”.

Năm Khai Hoàng thứ bảy đời Tùy, khi hóa duyên đã mãn, sắp nhập diệt, đại sư tập họp chúng bảo tụng các kinh Pháp Hoa, Vô Lượng Thọ, rồi khen ngợi rằng: “Lành thay Diệu Pháp Liên Hoa kinh, cha mẹ của pháp môn, bản tích rộng lớn, nhiệm mầu khó lường! Lành thay Vô Lượng Thọ kinh, bốn mươi tám nguyện trang nghiêm Tịnh độ, ao sen cây báu, dễ vãng sanh mà ít kẻ nguyện cầu! Người tạo ngũ nghịch thập ác tướng địa ngục hiện, một niệm cải hối còn được sanh về, huống là bậc giữ giới chuyên tu, tất công phu không luống uổng vậy!” Hàng đệ tử là Trí Lặng Pháp sư thưa thỉnh rằng: “Xin mở lượng từ bi, giải tỏ niềm nghi hoặc. Chưa rõ tôn đức chứng đến ngôi vị nào và khi mạng chung sẽ sanh về đâu?” Đại sư đáp: “Nếu ta không lãnh chúng, tất chứng vị Thanh tịnh lục căn. Vì tổn mình lợi người, nên chỉ đến ngôi Ngũ phẩm. Hiện thời các hàng thầy bạn theo hầu Phật và đức Quán Âm, Thế Chí đến rước ta vãng sanh!” Nói xong, hướng về Tây chắp tay xưng niệm A Di Đà Phật, Bát Nhã, Quán Âm rồi lặng lẽ như vào tam muội mà tịch.

Lúc ấy, nhằm ngày 24 tháng 11, đại sư thọ đựợc 67 tuổi. Khi sắp đưa linh quan về ngọn Phật Lũng để nhập tháp, mưa to xối xả không dứt. Các đệ tử cầu nguyện, mưa liền tạnh ráo, bầu trời trở nên trong sáng, gió thông vi vút tợ kêu thương, nước suối tràn reo như bi cảm. Lúc đưa linh quan đến tháp, trời mưa hương hoa lạ rơi lác đác, mọi người cầu nguyện đều được cảm ứng. Đại khái như Thích Huệ Diên ở chùa Thiên Hương, tả kinh Pháp Hoa cầu đại sư xác nhận đã sanh về cõi nào? Đêm lại, năm mộng thấy ngài theo đức Quán Âm từ phương Tây đi đến bảo: “Ta về cõi Cực Lạc ở Hoa Tạng thể giới, ông đã dứt hết lòng nghi chưa?” Đại sư là Sơ tổ tông Thiên Thai, lịch đại truyền thừa, đến nay môn phong hãy còn thạnh.

Comments

Popular posts from this blog