Shurangama Mantra with Verses and Commentary

by Venerable Tripitaka Master Hsuan Hua




435. ÐỘT SẮC TRA CHẤT ĐA

突瑟質多

DRASTA CITTĀ 


 

 

Ác tâm quỷ vương vô minh đa

Phiền não sự chướng nan giải thoát

Lập công tích đức tăng phước huệ

Phụng hành đại giáo diễn Ma Ha.

 

惡心鬼王無明多

煩惱事障難解

立功積德增福慧

奉行大教衍摩訶

 


UM! ÐỘT SẮC TRA CHẤT ĐA.

HÀNG PHỤC QUỶ VƯƠNG ÁC TÂM

PHÁT BỒ-ĐỀ TÂM, TU BỒ-TÁT ĐẠO, THÀNH NHỨT THIẾT CHỦNG TRÍ.



Lại nữa A-nan, những chúng sanh ấy chẳng phải phá hoại luật nghi, phạm giới Bồ-tát, hủy báng Niết-bàn của Phật, mà tạo các tạp nghiệp khác, nhiều kiếp phải bị thiêu đốt. Sau khi đền tội xong rồi, chịu các hình quỷ.

Sau khi đọa địa ngục rồi còn có nghiệp thừa, chiêu cảm quả báo đọa vào loài quỷ. Như vậy không phải ra khỏi địa ngục là trở lại làm người liền, mà còn nghiệp thừa, có khi phải làm quỷ. Ra khỏi loài quỷ còn có nghiệp thừa, phải làm súc sanh. Vậy là khi đi xuống thì đi một hơi từ người thẳng xuống địa ngục, không có thứ bậc, nhưng lúc trở lên phải đi từng chặng, từng bậc một để trả dư báo.

Nếu người kia do nhân trước tham đồ vật mà bị tội, người ấy đền tội xong, gặp vật thành hình, gọi là Quái quỷ.

Ví dụ do tham vàng hay tham ngọc mà thành tội, sau khi đọa địa ngục rồi lên kiếp quỷ, thấy vàng ngọc liền gá vô thành quỷ, gọi là Quái quỷ. Người ta thường nói đồ báu chôn giấu lâu ngày thành yêu, thành quỷ, là do các loài đó ảnh hưởng.

Nếu do tham sắc làm thành tội, người ấy đền tội xong rồi, gặp gió thành hình, gọi là Bạt quỷ. Nếu do tham mê làm thành tội, người ấy sau khi đền tội xong, gặp loài súc sanh thành hình, gọi là Mỵ quỷ.

Bạt quỷ là những con quỷ phiêu bạt. Còn Mỵ quỷ là những con thú sống lâu thành tinh, do thần thức người làm tội khi hết ở địa ngục rồi lên dựa.

Do tham hờn giận làm thành tội, người ấy đền tội xong rồi, gặp loài sâu trùng thành hình, gọi là Cổ độc quỷ. Do tham nhớ lỗi làm thành tội, người ấy đền tội xong rồi, gặp các loại suy thành hình, gọi là Lệ quỷ.

Nhớ đây là giận ai, buồn ai, nhớ đời đời không bỏ. Suy là các thứ sắp hoại, như nhà cũ sắp hoại, bỏ không, thì loài quỷ dựa vào.

Do tham kiêu ngạo làm thành tội, người ấy khi đền tội xong, gặp khí thành hình, gọi là Ngạ quỷ. Do tham lừa dối thành tội, người ấy sau khi đền tội rồi, gặp u tối thành hình, gọi là Yểm quỷ.

Do hơi nóng hơi lửa bị đói khát, thành ra Ngạ quỷ. Khi có người làm hình nhân rồi ếm, quỷ dựa vào đó để phá người, gọi là Yểm quỷ.

Do tham sự sáng (tham vẻ đẹp) làm thành tội, người ấy khi đền tội xong, gặp tinh hoa thành hình, gọi là Võng lượng quỷ. Do tham sự thành tựu mà làm thành tội, người ấy khi đền tội xong, gặp cái sáng thành hình, gọi là Dịch sử quỷ. Do tham bè đảng làm thành tội, người ấy khi đền tội xong, gặp con người thành hình, gọi là Truyền tống quỷ.

Có những người luyện thiên linh cái, lấy sọ người chết để luyện. Quỷ theo mấy người này và làm tay sai, người luyện sai quỷ làm các việc thay cho họ. Ví dụ có ai đến coi tay coi tướng gì đó, người luyện sai quỷ tới nhà người coi lấy tin tức về báo cho họ, nên gọi là Truyền tống quỷ, chuyên dựa vào người.

Này A-nan, những người ấy đều do thuần tình mà rơi xuống. Lửa nghiệp thiêu đốt khô, trở lên làm quỷ.

Như vậy mới thấy thuần tình là gốc rơi vào địa ngục, hết nghiệp dưới địa ngục thì trở lên làm quỷ.

Những loài này đều do nghiệp vọng tưởng chiêu cảm mà dẫn đến. Nếu ngộ được đạo Bồ-đề thì nơi tánh diệu viên minh vốn không có việc ấy.

Nếu giác ngộ được Bồ-đề rồi, thì nơi tánh mầu tròn sáng không có những cảnh địa ngục ngạ quỷ.

Như vậy, quả báo thừa là sau khi trả báo địa ngục xong, không phải ngang đó hết, mà còn trở lên làm quỷ. Hết làm quỷ, vẫn còn chút ít những nghiệp thừa thì làm súc sanh để đền trả, vì loài súc sanh đời sống ngắn, nên chỉ chịu khổ thời gian ngắn. Như thế, địa ngục tuổi thọ rất dài, tỷ dụ là một muôn năm, trả xong lên làm loài ngạ quỷ vài ngàn năm, làm súc sanh chừng ít năm. Vậy là từ nghiệp báo rất khổ thì tuổi thọ thật dài, tới nghiệp thừa chút ít, khổ kém hơn thì tuổi thọ cũng kém chút ít, sau đó nghiệp thừa còn rất ít, khổ ít hơn thì tuổi thọ cũng ít hơn. Nghiệp báo còn thừa nhiều thì khổ đậm, còn thừa ít thì nhẹ hơn.


KINH THỦ-LĂNG-NGHIÊM GIẢNG GIẢI 

HT THANH TỪ


 
  Độc-Lâu-Trượng Thủ Nhãn Ấn Pháp
    Thứ Hai Mươi Tám

   Y Hê Di Hê [36]

   Án-- độ nẳng, phạ nhựt-ra xá.

UM! ÐỘT SẮC TRA CHẤT ĐA.




28.  The Skull Bone Staff Hand and Eye
        
Độc-Lâu-Trượng Thủ Nhãn Ấn Pháp



Nầy Thiện nam tử ! Ta vì phàm phu mà nói Ma Ha Câu Si La bốn trí vô ngại đệ nhất. Ý nghĩa lời hỏi của ông là như vậy.

 

Nầy Thiện nam tử ! Hàng Thanh Văn hoặc có vị đặng một trí vô ngại , hoặc có vị đặng hai, không có vị nào có đủ được bốn.

 

Ca Diếp Bồ Tát bạch Phật : “ Thế Tôn ! Như trong phẩm Phạm Hạnh, đức Phật đã nói sự tri kiến của Bồ tát đặng bốn trí vô ngại. Tri kiến của Bồ Tát thời là vô sở đắc cũng không có tâm niệm cho rằng Vô Sở Đắc. Thế Tôn ! Đại Bồ Tát nầy thật vô sở đắc. Nếu giả sử tâm niệm Bồ Tát có sở đắc thời chẳng phải là Bồ Tát, nên gọi là phàm phu. Đức Như Lai sao lại nói Bồ Tát mà có sở đắc ?

 

_ Nầy Thiện nam tử ! Lành thay ! Lành thay ! Ta sắp sửa nói mà ông lại hỏi. Đại Bồ Tát thật vô sở đắc, vô sở đắc gọi là bốn trí vô ngại.

 

Nầy Thiện nam tử ! Do nghĩa gì vô sở đắc gọi là bốn trí vô ngại. Nếu có sở đắc thời gọi là ngại. Có chướng ngại gọi là bốn thứ điên đảo.

 

Nầy Thiện nam tử ! Đại Bồ tát vì không bốn thứ điên đảo nên đặng vô ngại. Thế nên Bồ Tát gọi là vô sở đắc.

 

Lại nầy Thiện nam tử ! Vô sở đắc thời gọi là huệ. Đại Bồ Tát đặng huệ nầy nên gọi là vô sở đắc. Có sở đắc gọi là vô minh. Bồ Tát dứt hẳn vô minh tối tăm nên vô sở đắc. Vì thế nên Bồ Tát gọi là vô sở đắc.

 

Lại nầy Thiện nam tử ! Vô Sở Đắc gọi là Đại Niết bàn. Bồ Tát an trụ trong Đại Niết Bàn như vậy, chẳng thấy tánh tướng của tất cả pháp vì thế nên Bồ Tát gọi là vô sở đắc. Có sở đắc gọi là hai mươi lăm cõi, Bồ Tát dứt hẳn hai mươi lăm cõi đặng Đại Niết Bàn. Vì thế nên Bồ Tát gọi là vô sở đắc.

 

Lại nầy Thiện nam tử !Vô sở đắc gọi là Đại Thừa, Đại Bồ Tát chẳng trụ nơi các pháp nên đặng Đại Thừa. Vì thế nên Bồ Tát gọi là vô sở đắc.

 

Có sở đắc gọi là đạo Thanh Văn, Bích Chi Phật. Bồ Tát dứt hẳn đạo Nhị Thừa nên đặng Phật đạo. Vì thế nên Bồ Tát gọi là vô sở đắc.

 

Lại nầy Thiện nam tử ! Vô sở đắc gọi là kinh Phương Đẳng. Bồ Tát đọc tụng kinh như vậy nên đặng Niết Bàn. Vì thế nên Bồ Tát gọi là vô sở đắc.

 

Có sở đắc gọi là mười một bộ kinh. Bồ Tát tu tập kinh điển thuần giảng thuyết Phương đẳng Đại Thừa. Vì thế nên gọi là Bồ Tát Vô Sở Đắc.

 

Lại nầy Thiện nam tử ! Vô Sở Đắc gọi là hư không. Trong thế gian không có vật gọi là hư không. Bồ Tát đặng hư không tam muội nầy thời không chổ thấy. Vì thế nên Bồ Tát gọi là Vô Sở Đắc.

 

Có Sở Đắc gọi là luân hồi sanh tử. Tất cả phàm phu luân hồi sanh tử nên có chổ thấy. Bồ Tát dứt hẳn tất cả sanh tử nên gọi Bồ Tát là Vô Sở Đắc. Lại nầy Thiện nam tử !Vô Sở Đắc của Đại Bồ Tát gọi là thường, lạc, ngã, tịnh, vì Đại Bồ Tát thấy Phật tánh nên đặng thường, lạc, ngã, tịnh. Do đó nên gọi Bồ Tát là Vô Sở Đắc.

 

Có Sở Đắc gọi là vô thường, vô lạc, vô ngã, vô tịnh. Đại Bồ Tát dứt bốn thứ nầy nên gọi Bồ Tát là Vô Sở Đắc.

 

Lại nầy Thiện nam tử ! Vô Sở Đắc gọi là Đệ Nhất Nghĩa Không. Đại Bồ Tát quán Đệ Nhất Nghĩa Không đều không chỗ thấy nên gọi Bồ Tát là Vô Sở Đắc.

Có Sở Đắc gọi là năm sự thấy. Bồ Tát dứt hẳn năm sự thấy nầy nên chứng đặng đệ nhất nghĩa không, vì thế nên gọi Bồ Tát là Vô Sở Đắc.

 

Lại nầy Thiện nam tử !Vô Sở Đắc gọi là vô thượng chánh đẳng chánh giác. Đại Bồ Tát lúc đặng vô thượng chánh giác đều không chỗ thấy nên gọi Bồ Tát là Vô Sở Đắc.

Có Sở Đắc gọi là Thanh Văn Bồ Đề, Duyên Giác Bồ Đề, Bồ Tát dứt hẳn Bồ Đề của Nhị thừa nên gọi Bồ Tát là Vô Sở Đắc.

 

Nầy Thiện nam tử ! Lời hỏi của ông cũng Vô Sở Đắc. Lời nói của ta cũng Vô Sở Đắc. Nếu có Sở Đắc là quyến thuộc của ma, chẳng phải đệ tử của Phật.

 

Ca Diếp Bồ Tát bạch Phật : “ Thế Tôn ! Vì tôi lúc nói Bồ Tát Vô Sở Đắc nầy, có vô lượng chúng sanh dứt tâm chấp có tướng. Do việc nầy tôi dám thưa hỏi Vô Sở Đắc, làm cho vô lượng chúng sanh như vậy rời quyến thuộc ma làm đệ tử Phật.”

 

Ca Diếp Bồ Tát lại bạch Phật : “ Thế Tôn ! Đức Như Lai vừa rồi ở rừng Ta La Song Thọ nầy vì Thuần Đà nói bài kệ :

 

Trước có nay không.

Trước không nay có.

Ba đời có pháp,

Không có lẽ ấy.

 

_ Nầy Thiện nam tử ! Đức Phật vì hoá độ chúng sanh mà nói lời ấy, cũng vì hàng Thanh Văn Duyên Giác mà nói lời ấy, cũng vì Văn Thù Sư Lợi mà nói lời ấy, chẳng phải chỉ vì một mình Thuần Đà mà nói kệ ấy. Lúc đó Văn Thù Sư Lợi toan muốn hỏi Phật. Phật biết tâm niệm của Văn Thù mà nói kệ ấy. Phật nói bài kệ ấy rồi thời Văn Thù Sư Lợi liền hiểu rõ. 




KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN

PHẨM PHẠM HẠNH THỨ HAI MƯƠI

Việt Dịch HT. Trí Tịnh


Như khi xưa có một Phật tử căn tánh ngu tối, song thường kính niệm đức Quán Thế Âm. Một đêm nằm mơ thấy Bồ Tát đến bảo nên thường tham cứu bài kệ sau đây, lâu ngày sẽ được khai ngộ:


Đại trí phát nơi tâm

Nơi tâm chỗ nào tìm?

Thành tựu tất cả nghĩa

Không cổ cũng không kim!



Niệm Phật Thập Yếu

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm

Comments

Popular posts from this blog