Shurangama Mantra with Verses and Commentary

by Venerable Tripitaka Master Hsuan Hua




397. TÁT BÀ ĐỊA ĐẾ KÊ TỆ PHẤN

薩婆地帝雞弊泮

SARVA TIRTHIKE BHYAH PHAT

 

 

Phá chư oan hại cứu quần sanh

Thậm dũng vô uý chế độc trùng

Tam muội uy lực năng nghịch chuyển

Nhất thiết tai nạn hóa cát tường.

 

破諸冤害救群生

甚勇無畏制毒蟲

三昧威力能逆轉

 一切災難化吉祥



ÁN! TÁT BÀ ĐỊA ĐẾ KÊ TỆ PHẤN.

TIÊU TRỪ OÁN HẠI



Kinh văn:

Nhân trong thế giới có oán hại luân hồi, điên đảo về sát nên hòa hợp với quái thành ra tám mươi bốn nghìn nghĩ tưởng ăn thịt cha mẹ, vậy nên yết nam, không phải vô tưởng mà vô tưởng, trôi lăn trong cõi nước, như con Thổ kiêu, ấp khối đất làm con, và chim Phá kính ấp quả cây độc làm con, con lớn lên thì cha mẹ đều bị chúng ăn thịt, các loại rất nhiều.

 

Giảng giải:

Đây là loại phi vô tưởng trong mười hai loại chúng sinh. Chúng có tư tưởng nhưng không thường chánh. Nhân trong thế giới có oán hại luân hồi, điên đảo về sát. Ông hại tôi, tôi hại ông. Ông giết tôi, tôi giết ông. Ông ghét tôi, tôi ghét ông, nên hòa hợp với quái thành ra tám mươi bốn nghìn nghĩ tưởng ăn thịt cha mẹ. Khi oán hận đầy dẫy thì kết thành thân nghiệp điên đảo, vậy nên yết nam, không phải vô tưởng mà vô tưởng, trôi lăn trong cõi nước. Chúng xuất hiện như con Thổ kiêu, ấp khối đất làm con. Ở Trung Quốc, chim Thổ kiêu còn gọi là chim Ưng đầu mèo, hoặc chim Bất hiếu. Loại chim này không đẻ trứng, mà nó ôm ấp khối đất làm con. Có điều, khi các con Thổ kiêu đầy lòng oán hận lớn lên, chúng sẽ ăn thịt cha mẹ, và chim Phá kính ấp quả cây độc làm con. Phá kính là tên loài thú ở Trung Quốc, trông giống con sói nhưng nhỏ hơn. Loại thú này không sinh sản, nó chỉ ôm ấp quả độc làm con, con lớn lên thì cha mẹ đều bị chúng ăn thịt, các loại rất nhiều. Phá kính cũng là loài thú bất hiếu. “Chim” có thể là do dịch sai. Các loại ấy có ở nhiều nơi.


Sutra:

Through a continuous process of enmity and harm the upside-down state of killing occurs in this world. It unites with monstrosities to become eighty-four thousand kinds of random thoughts of devouring one's father and mother. From this there come into being those not totally lacking thought, who take ghanas with no thought and multiply throughout the lands, until their kinds abound in such forms as the dirt owl, which hatches its young from clods of dirt, and the Pou Jing bird, which incubates a poisonous fruit to create its young. In each case, the young thereupon eat the parents.

Commentary:

This is the twelfth category of beings, those not totally lacking thought. They have thought, but it is totally warped. Their very spirit is twisted. Through a continuous process of enmity and harm the upside-down state of killing occurs in this world. You injure me, and I'll injure you. You kill me, and I'll kill you. You hate me, and I hate you. It unites with monstrosities to become eighty-four thousand kinds of random thoughts of devouring one's father and mother. When this hate has built to the point that it permeates everything, then weird creatures come into being.

From this there come into being those not totally lacking thought, who take ghanas with no thought and multiply throughout the lands, until their kinds abound. They appear in such forms as the dirt owl, which hatches its young from clods of dirt. The owl is known in China as the "cat-headed hawk" and as "the unfilial bird." This bird lays no eggs, but incubates a clod of dirt and is able to bring its young out of it. The problem is that when these young dirt owls hatch, they devour their mother. That's why the bird is called unfilial.

The Pou Jing bird, which incubates a poisonous fruit to create its young. There is an animal in China called the pou jing that looks like a wolf but is smaller. This animal can't reproduce, either, so it takes the fruit from a poisonous tree and can incubate it to create its young. In each case, the young thereupon eat the parents. But the case is the same: the young eat the mother. This unfilial beast is perhaps the one being referred to in the text. "Bird" may be a mistranslation. These kinds of beings can be found in every country.


A Commentary by the Venerable Master Hsuan Hua


 


Ẩn-Tu Ngẫu Vịnh

Như-Ý Giảng giải 

 

 

TRĂNG in NƯỚC bích LÒNG THIỀN rạng,

GIÓ LỘNG non hồng Ý ĐẠO thanh.

 

 

HÒA THƯỢNG TÔN SƯ

Ngài Tam-Tạng Pháp-Sư  Thích Thiền-Tâm, hiệu Vô-Nhất.



BÀI SỐ 9

 

Ẩn tu nhớ đến đức sanh thành

Lắm lúc vì con chẳng tạo lành

Con lớn Mẹ Cha oằn gánh nghiệp

BẢO CHÂU đền đáp cũng mong manh !

 

NHƯ Ý : Vì thương lo cho con, mà lắm khi CHA MẸ sát sanh gian dối, Tạo nhiều nghiệp ác.

 TỬ LÂN pháp sư thở bé vì đầu thường Sinh rẻ, nên bà MẸ thường hay lấy chồng trắng trứng gà hòa với thuốc thoa để chữa trị, sau ngày xuất gia thành bậc cao tăng, được Đông Nhạc thánh đế cho biết vì lý do đó mà mẫu thân của  ngài bị đọa HỎA ngục, pháp sư phải lễ tháp XÁ-LỢI của Phật ở chùa A-DỤC-VƯƠNG đến HÀNG muôn lạy để sám hối, mới độ thoát được mẹ sanh lên CÕI TRỜI, trong trường hợp đó đâu thể đem TỨ-SỰ cúng dường hay BẢO CHÂU mà cứu rỗi đền đáp được.

 

VÌ NHỚ ƠN CHA MẸ

 

Than ôi cha mẹ, sanh ta khó nhọc! Mười tháng mang thai mỏi nặng, ba năm bú sữa mớm cơm. Khi được nên người, chỉ mong ta nối dõi tông đường, tự thừa tiên tổ.

Ngờ đâu ta đã xuất gia, lạm xưng Thích tử, không dâng cơm nước, chẳng đỡ tay chân. Cha mẹ còn, ta không thể nuôi dưỡng thân già. Cha mẹ mất, ta chưa thể dắt dìu thần thức. Chừng hồi tưởng lại thì, nước trời đà cách biệt từ dung, mồ biếc chỉ hắt hiu thu thảo. Như thế với đời là sự tổn lớn, với đạo lại không ích chi, hai đường đã lỗi, khó tránh tội khiên!

Nghĩ thế rồi, làm sao chuộc lại? Chỉ có trăm kiếp ngàn đời, tu Bồ Tát hạnh, mười phương ba cõi, độ khắp chúng sanh. Được như vậy, chẳng những cha mẹ một đời, mà cha mẹ nhiều đời, đều nhờ độ thoát. Chẳng những cha mẹ một người, mà cha mẹ nhiều người cũng được siêu thăng.

 

Đây là nhân duyên thứ hai PHÁT BỒ-ĐỀ TÂM.

 

THẬT HIỀN ĐẠI SƯ
(
Liên Tông Thập Nhất Tổ)

 

Tôn-giả Mục-Kiền-Liên bạch hỏi sao Phật không cứu độ hàng tộc thuộc, thì ngài bảo đó là ĐỊNH NGHIỆP.

 

ĐỊNH-BÁO

 

 

Là quả báo nhất định phải chịu, không thể chuyển biến được, bởi sức nghiệp đã quá thuần thục, trong mười phần thành tựu cả mười )

Thuở xưa vua Lưu-Ly cử binh đến đánh dòng họ Thích, Ðức Thế-Tôn can ngăn ba lần mà không được. Tôn-giả Mục-Kiền-Liên bạch hỏi sao Phật không cứu độ hàng tộc thuộc, thì ngài bảo đó là định nghiệp.

Tôn-giả không tin, dùng thần thông đem giấu năm trăm người họ Thích trên cung trời. Nhưng khi Lưu-Ly-Vương dẹp xong hàng Thích-Chủng, thì năm trăm người ấy cũng đều thành huyết mà chết. Ðây là một sự kiện chứng minh sức định nghiệp có công năng tuyệt đối mạnh mẽ.

Cho nên, chư Phật có  “Tam năng” (ba việc làm được) và “tam bất năng” (ba việc không làm được).

Có ba việc làm được là :

1)       Chư Phật có thể “KHÔNG” tất cả tướng, thông suốt tất cả pháp.

2)      Chư Phật có thể biết cùng tận nghiệp tánh của chúng-sanh, rõ thấu tất cả việc trong vô biên kiếp quá khứ và vị lai.

3)      Chư Phật có thể độ vô-lượng chúng-sanh.


Ba việc làm không được là :

1.        Chư Phật không thể diệt được định nghiệp của chúng-sanh.

2.       Chư Phật không thể độ những chúng-sanh vô duyên.

3.       Chư Phật không thể độ hết chúng-sanh giới.


Bởi thế, "SỨC NGƯỜI" cố nhiên là hữu hạn, nhưng "SỨC PHẬT" cũng không phải là TOÀN NĂNG.

Nếu chúng-sanh không tín hướng Ðức Như-Lai, không thực hành đúng theo lời Ngài dạy, thì chư Phật, Bồ-Tát cũng không thể hóa độ được.

Nếu chúng-sanh tín hướng Ðức Như-Lai, thực hành đúng theo lời Ngài dạy, thì chư Phật, Bồ-Tát cũng có thể hóa độ được.




NHƯ VUA LƯU-LY, NẾU NGHE THEO LỜI CAN NGĂN CỦA ĐỨC PHẬT, THÌ ĐƯƠNG SỐNG KHÔNG BỊ ĐỌA VÀO ĐỊA-NGỤC A-TỲ (  LÀ SỰ ĐAU KHỔ KHÔNG HỀ ĐƯỢC GIÁN-ĐOẠN). 

 

Cho nên, “NGHIỆP LỰC THÙ HẬN” của vua lưu-ly cũng thật sự  “BẤT KHẢ TƯ NGHÌ”, cho dù “ĐỨC PHẬT” cũng không thể ngăn cản được.


Tóm lại, nếu qúi vị “THỰC HÀNH ĐÚNG THEO LỜI ĐỨC PHẬT DẠY” thì chuyển “ĐỊNH-NGHIỆP” thành “BẤT ĐỊNH NGHIỆP”; chuyển “VÔ DUYÊN” thành “HỮU DUYÊN” ; chuyển “CHÚNG SANH KHÔNG ĐỘ ĐƯỢC”  thành “CHÚNG  SANH ĐỘ ĐƯỢC” phải không ? 


“Quét sạch tất cả nghiệp chướng khó trừ trong vô số kiếp trước 
của qúi vị đã tạo.”

 

 

Tội từ tâm khởi đem tâm sám

Tâm được tịnh rồi tội liền tiêu

Tội tiêu tâm tịnh thảy đều không

Thế mới thật là chân sám hối.

 

LỜI BÀN:

Lại nữa, “Trong tâm chúng ta có cái gì thì bên ngoài có cái đó”. Nếu ta LỄ PHẬT, LỄ THÁP XÁ-LỢI, TỤNG KINH, TRÌ CHÚ, NIỆM PHẬT, LÀM THIỆN CĂN CÔNG ĐỨC…như “CÚNG-DƯỜNG” vào NGÀY RẰM THÁNG 7, rồi  hồi hướng cho“CHA MẸ”...đã mất thì họ hưởng được QỦA LÀNH an vui giải thoát. 

 

Nếu ta làm những VIỆC KHÁC VỚI THIỆN CĂN CÔNG ĐỨC hồi hướng cho “CHA MẸ”... đã mất thì họ cũng hưởng được NHỮNG GÌ KHÔNG PHẢI LÀ THIỆN CĂN CÔNG ĐỨC, nên không biết khi nào họ mới được an vui giải thoát đây? 

 

Cho nên nói “Tất cả do tâm tạo” là vậy!

 

 

 

VƯƠNG NHỰT HƯU

 

Cư sĩ Vương Nhựt Hưu, tự Hư Trung, người ở Lư Châu. Triều vua Cao Tôn đời Tống, ông thi đỗ quốc học tiến sĩ, nhưng khước từ quan chức, về ở ẩn nơi quê nhà dạy học trò. Kế đó lại xếp bỏ việc giáo huấn, ăn chay trường, mặc áo vải, chuyên tu tịnh nghiệp.

 

Mỗi ngày cư sĩ khóa lễ Phật một ngàn lạy rồi niệm hồng danh.

 

Ông có trứ tác tập Long Thơ Tịnh Độ Văn, được lưu hành rộng nơi đời. Trong ấy lời lẽ giản dị, bao gồm nhiều thí dụ, khuyến hóa từ bậc vương công, quan liêu, sĩ tử, cho đến hàng thứ dân, đồ tể, nô tỳ, xướng kỷ, đều quy y niệm Phật. Cách lập luận của cư sĩ rất rõ ràng, tâm ý rất thành khẩn, khiến cho nhiều người cảm hóa tuân hành.

Năm Quý Tỵ trong niên hiệu Càn Đạo, ông Lý Ngạn Bậc ở Lư Lăng đau bịnh nguy ngập, mộng thấy một vị tự xưng là Long Thơ cư sĩ, bảo rằng:

 

“Khi thức dậy ngươi nên dùng cháo trắng, sẽ được an lành. Ngươi còn nhớ một thiện hữu là Khuyết Trọng Nhã đã khuyên về lối tu thẳng tắt chăng?”

 

Ngạn Bậc thưa:

“Vãn bối đã tuân hành theo, mỗi ngày đều có niệm Phật!” Sau khi thức giấc, ông bảo nấu cháo trắng ăn, quả nhiên bịnh thuyên giảm.

 

Ngạn Bậc liền dạy các con đến tìm Vương Nhựt Hưu để thọ huấn. Không bao lâu, các con trở về thưa:

 

“Long Thơ cư sĩ đã vãng sanh về Phật quốc. Ba hôm trước khi mãn phần, cư sĩ đi từ biệt khắp các thân hữu, khuyên họ tinh tấn tu hành, bảo mình sắp đi xa, không còn gặp nhau nữa. Tới ngày ông cho họp các môn sanh cũ lại giáo huấn, rồi khóa tụng như lệ thường. Đến canh ba, cư sĩ bỗng to tiếng niệm Phật vài câu, bảo:

 

“Đức Phật A Di Đà đến tiếp dẫn tôi!” Rồi đứng ngay thẳng mà hóa …”

 

Lý Ngạn Bậc thấy bức chơn dung của Vương Nhựt Hưu do các con mượn đem về, giống tạc người mình đã gặp trong giấc mộng, sanh lòng cảm kích, liền rước thợ khắc hình tượng Long Thơ cư sĩ, lại đem việc ấy truyền bá xa gần. Từ đó hàng thiện tín ở vùng Lư Lăng đều phát tâm niệm Phật.

 

Trong năm Hàm Hựu có ông Lư Nguyên Ích khắt lại bản Long Thơ Tịnh Độ Văn. Khi khác đến thiên Chúc Nguyện, nơi bản bộng nổi lên ba viên ngọc Xá lợi. Cha của ông là Lý Sư Thuyết có ghi chép việc ấy ở đầu thiên nầy.



BÀI SỐ 10

 

Ẩn tu nguyện trả nghĩa SONG  ĐƯỜNG

Hồi hướng công phu mỗi khóa thường

Lại khuyến nghiêm-từ tâm đạo phát

Nương thuyền Phật huệ đến Tây-phương.

 

NHƯ Ý : NGHIÊM TỪ là Nghiêm-phụ Từ-mẫu, LIÊN-TRÌ đại sư bảo, ân nặng như non (Ngũ-Đảnh Tam-Sanh) chẳng đủ đền, Cha mẹ lìa Trần cấu, đạo con mấy thành tựu.

 

Ngũ-đảnh tức là Ngũ Đài hay gọi là núi Thanh Lương.

 

Chẳng vì PHÚ-QÚY lẫn cao-sang,

Cảm-cảnh mẹ hiền bệnh khổ mang.

Quyết-tâm lên tỉnh tìm phương thuốc,

Dứt bệnh MẪU-TỪ dạ mới an.

Việc “thoát trần” kia nay tạm hoãn,

Nghiên tầm y-dược cứu lầm-than.

Chắp tay hướng đấng TỪ-BI lễ,

ĐỘ-TRÌ thân-mẫu sớm an khang.

 

Bốn năm nương bóng chốn AM-THIỀN,

Với mọi duyên đời đã tịch-nhiên.

Kinh-kệ, mõ chuông lòng thấy tịnh,

Cam-lộ rửa sạch mối oan-khiên.

Chắp tay kính bạch lên Hòa-Thượng,

Vĩnh-kiếp lòng con dạ vẫn kiên.

Xuất tự để lo tròn hiếu niệm,

Tạm biệt hồi gia cứu mẹ hiền.

 

 

Khá khen HIẾU-NIỆM chẳng quên lòng,

Mười chín tuổi tròn vẹn ước mong.

PHÙ-TỤC lợi-danh từ đấy lặng,

Sớm đáo THIỀN-MÔN tách bụi hồng.

Ơn-nghĩa mẹ-cha đều báo-bổ,

Thiên-đường, Phật-quốc chép ghi công.

BỆNH mẫu-từ ngươi nay đã dứt,

Đò neo, bến đợi kịp sang sông.

 

Giã-từ cậu má (CHA MẸ) con ra đi,

Ơn-đức sanh-thành dạ khắc-ghi.

Bên gối dập đầu con bái-biệt,

LẠY chào cha-mẹ phút phân-ly.

Phân-ly con biết nói lời chi,

Xuất-gia, xuất-giá cũng đồng đi.

Bước chân chẳng dám quay nhìn lại,

E nổi thâm-tình lệ ướt mi.

 

 

Nhớ xưa Bồ-Tát Tất-Đạt-Đa,

Trốn cha, lìa vợ vượt Tỳ-La.

Sáu năm tu-tập nhiều gian khổ,

Đạo-quả tròn nên Phật Thích-Ca.

Tôi cũng theo gương đức Bạc-già,

Bán dạ độ hà trốn mẹ-cha.

Vì sợ tử-sanh cam lỗi đạo,

Nguyện đấng huyên-đường chẳng xót-xa.

 

 

Nương thuyền bát-nhã lướt sang sông,

Bỏ cả huyên-đường cả ước mong.

Song-thân giờ chắc còn an-giấc,

Xin hiểu cho con một tấm lòng.

Hướng chốn thiền-môn chân bước đến,

Duyên-trần xin tạ, việc đời không.

Đường quê mờ khuất sau ngàn sóng,

Khuất hết người quen chốn bụi hồng.

 

 

Tụ-tán xưa nay lý vẫn thường,

Mất còn, tan-hợp bận chi thương.

Bình tâm nghĩ lại đừng bi-lụy,

Năm tháng lạnh-lùng bạc tóc sương.

Nếu có nhớ con xin niệm PHẬT,

Phát lòng quy hướng chốn Tây-Phương.

Nguyền cho cậu, má tâm thường nhớ,

Cực Lạc là quê chỗ náu nương.

 

 

KHEN HÒA-THƯỢNG

NGƯỜI CON CÓ HIẾU

 

 

Báo-đáp sanh-thành, dưỡng-dục ơn,

THIỀN-TÂM, VÔ-NHẤT mấy ai hơn.

Khuyến-dắt song-đường tâm-đạo phát.

Niệm-Phật A-Di chí chẳng sờn.

Phương-liên rước mẹ về An-dưỡng,

Một sớm chào thầy đáo cõi chơn.

Nén hương kính-lễ khen Hòa-thượng,

Đạt-đạo hiền-tăng hiếu-tử nhơn.

 

 

Vô-Nhất Đại-sư

THÍCH THIỀN-TÂM

Vô-Nhất : Lấy ý câu “ NHẤT SỰ VÔ-THÀNH THÂN TIỆM LÃO)


SƯ TỔ ĐẠI NINH 

(VÔ NHẤT ĐẠI SƯ THÍCH THIỀN-TÂM)



TRI LỄ

 

Tri-Lễ đại sư, tự Ước Ngôn, người đời Tống, con nhà họ Kim ở Minh Châu. Cha mẹ lễ Phật cầu tự, mộng thấy thần tăng bồng một đứa bé trao cho và bảo: “Đây là Phật tử La Hầu La. Nên trân trọng!” Không bao lâu, đại sư đản sanh.

Năm lên bảy tuổi, ngài mất mẹ, THƯƠNG KHÓC MÃI, RỒI THƯA VỚI CHA CẦU XIN XUẤT GIA. Từ đó, ngài đắc độ với Hồng Tuyển thượng nhơn tại chùa Hưng Quốc ở Thái Bình. Được vài năm, đến chùa Bảo Vân nương theo Nghĩa Thông Pháp sư học về Thiên Thai giáo quán, một phen nghe qua, tỏ suốt ý nghĩa viên đốn. Trong niên hiệu Thuần Hóa, Thông Pháp sư quy tịch, ngài được thỉnh làm tọa chủ chùa Càn Phù. Kế đó lại đến viện Bảo Ân, hoằng dương về giáo quán, học chúng các nơi nghe danh hội về đông đảo.

Vùng Minh Châu bị hạn lâu, đại sư cùng ngài Từ Vân họp nhau tu Quang Minh sám pháp, hẹn nếu ba ngày không mưa, sẽ tự đốt một cánh tay. Đúng kỳ hạn, quả nhiên mưa to tiếp tục đổ xuống. Trong ba năm, từ niên hiệu Đại Trung đến Tường Phù, ngài trùng kiến điện Bảo Ân. Khi lạc thành, được vua ban cho hiệu: Sắc Tứ Diên Khánh Tự. Năm Tường Phù thứ sáu, đại sư lập hội Niệm Phật Thí Giới, thân làm sớ văn để khuyên răng:

“Vẫn nghe: Một niệm dung thông, muôn pháp không ngại, nhân gây có khác, quả cảm thành sai.

 Cho nên, thuận tánh tu hành, thì hiện mười phương Tịnh độ.

Theo tình tạo nghiệp, tất trôi sáu nẻo luân hồi!

Xét nghĩ cành duyên ở Ta Bà, phần giải thoát rất kém ít khó khăn, số đọa lạc lại dễ dàng đông đảo. Nên kinh nói:

“Được thân người như đất ở móng tay, đọa đường ác như đất miền đại địa!”

 

Tu đến ba thừa hạnh đủ, mới lìa bốn loại thọ sanh. Bởi trần cảnh mạnh thô, não phiền lừng lẫy, tự lực giải thoát, phỏng được bao người? Nếu sanh về Cực Lạc, thì cõi nước trang nghiêm, thân tâm thanh tịnh, thẳng đường thành Phật, chẳng đọa tam đồ. Kinh nói:

“Danh từ ác đạo còn không, huống chi có thật!”

Lại bảo:

“Chúng hữu tình sanh về nơi đây, đều là bậc A bệ bạt trí.”

Cho nên, muốn về An Dưỡng, phải niệm Di Đà, tu hạnh tinh tấn từ bi, tất được Phật nguyện nhiếp thọ. Đến khi xả báo thân, quyết sanh về Cực Lạc, đúng như lời KINH dạy, chẳng dám tự đặt bày.

Nay kết muôn người, để làm một xã, lòng lòng khẩn niệm, buổi buổi hạn kỳ. Mỗi tiết trọng xuân, họp về một chỗ, đồng nghe Phật pháp, đồng tu cúng dường, hiệp muôn lòng làm một chí, thành tịnh nghiệp thệ vãng sanh. Huống nữa mạng người trong kiếp trược, như ngọn đuốc giữa phong sương, một hơi thở chẳng vào, ba nẻo đường hiện trước.

Đâu nên tự buông lung, không nghĩ điều nghiệp báo. Phải gắng theo lời Phật, chớ thuận với tình đời. Duyên trần nguyện dứt kể từ nay, hiệu Phật chuyên trì đừng thối chuyển”.

Từ đó, mỗi năm vào ngày rằm tháng hai, chúng liên hữu đều câu hội lại chùa đồng tu tịnh nghiệp. Đại sư từng họp mười vị tăng, cùng tu Pháp Hoa sám pháp ba năm, hẹn ngày hoàn mãn, sẽ tự thiêu để cúng dường kinh và cầu sanh Tịnh độ.

Đến kỳ bị chúng cực lực ngăn trở, nên chí nguyện không thành. Sau ngài lại họp mười vị tăng, đồng tu ĐẠI BI SÁM ba năm, đốt ba ngón tay cúng dường Phật. Niên hiệu Thiên Hy thứ tư, Phò mã Lý Tuân Học DÂNG sớ tâu trình về cao hạnh của ngài, vua sắc phong cho hiệu là Pháp Trí đại sư, dạy nên trụ thế để hoằng dương chánh giác.

Đại sư nghĩ chư Tổ đời trước, khi xiển dương Tịnh độ, phần nhiều nói về sự tướng, ít chỉ dạy quán môn, nên duy tạm ứng thời cơ, chưa tỏ cùng tột lý viên đốn. Nhân đó, ngài soạn ra bộ Diệu Tông Sao gồm vài muôn lời, giải nói cùng cực lý u ẩn nhiệm mầu của QUÁN KINH, theo tông chỉ Thiên Thai giáo quán.

Đến năm Thiên Thánh, đại sư dựng ngôi Nhật Quán Âm, thường đến đó quán tưởng để cầu sanh Tây phương.

Về sau, khi khóa giảng kinh Duy Ma Cật hoàn mãn, ngài quyết biệt đại chúng, giao giảng tòa lại cho hàng cao đệ là Tổ Thiều, làm thi tạ duyên hẹn kỳ quy tịch. Năm sau, vào đầu niên hiệu Đạo Nguyên, ngày mùng tám tháng mười, đại sư nhiễm bịnh, khước từ thuốc thang, họp chúng lại nói lược về pháp yếu.

Kế đó ngài dạy thỉnh tượng Tây phương TAM THÁNH đến đảnh lễ, rồi đốt hương quỳ chúc nguyện với Đại Bồ Tát rằng:

“Con xét thấy Quán Thế Âm Bồ Tát, ngàn trước không từ đâu đến, muôn sau cũng chẳng về đâu, cùng mười phương chư Phật, đồng trụ nơi thật tế. Nguyện xin cùng Phật và Đại Thế Chí Bồ Tát, chứng minh một nén hương của con, trước khi con về Cực Lạc!”

Đến chiều tối, đại sư sửa oai nghi ngồi nghiêm hướng về Tây. Chúng hỏi: “Tôn đức sẽ sanh nơi nào?” Đáp: “THƯỜNG TỊCH QUANG tịnh độ!” Rồi im lặng thoát hóa, thọ 69 tuổi. Lúc ấy nhiều người thấy ngôi sao to rơi xuống đỉnh Linh Thứu Phong, ánh hồng quang rực rỡ.

Comments

Popular posts from this blog