Shurangama Mantra with Verses and Commentary
by Venerable Tripitaka Master Hsuan Hua
441. MA XÀ HA RA
摩闍訶囉
MAJJA HĀRĀ
Thực
sản quỷ túy tánh tàn độc
Âm
thác dương sái tạo huyết hồ
Hải
Thủy Thiên Thần Phật đà da
Phùng
hung hóa cát giai củng phục.
食產鬼祟性殘毒
陰錯陽差造血湖
海水天神佛陀耶
逢凶化吉皆拱服
UM! MA XÀ HA RA.
HÀNG PHỤC QUỶ ĂN SẢN,
PHÁT BỒ-ĐỀ TÂM, TU BỒ-TÁT ĐẠO, THÀNH
NHỨT THIẾT CHỦNG TRÍ.
Đại từ đại bi cứu quần sinh
Đại hỷ đại xả ích hàm manh
Đại nguyện đại nhân bồ tát đạo
Đại hùng đại lực Phật quả thành.
Tích-TrượngThủ Nhãn Ấn Pháp
Kinh văn:
"Bạch Ðức Thế Tôn! Những chúng sanh tập khí xấu ác, bắt đầu
từ mảy mún rồi lần đến nhiều vô lượng.
Ðến khi những chúng sanh có tập khí như thế sắp sửa mạng chung,
thì cha mẹ cùng quyến thuộc nên vì họ mà tạo phước đức, để giúp cho lộ trình
phía trước của họ. Hoặc treo phan lọng và thắp đèn dầu, hoặc chuyển đọc tôn
kinh, hoặc cúng dường tượng Phật cùng tượng của chư Thánh, cho đến niệm danh
hiệu của Phật, Bồ Tát cùng Bích Chi Phật, làm cho mỗi danh mỗi hiệu đều thấu
vào nhĩ căn của người sắp mạng chung, hoặc nơi bổn thức nghe biết.
Các chúng sanh đó, cứ theo nghiệp ác đã gây tạo mà suy lường quả
báo chiêu cảm, tất phải đọa vào ác đạo; song nhờ quyến thuộc vì kẻ lâm chung mà
tu nhân Thánh này, các tội đó thảy đều tiêu sạch.
Như sau khi người ấy đã chết, nếu lại có thể trong bốn mươi chín
ngày vì người ấy mà tu tạo nhiều phước lành, thì có
thể làm cho người chết đó vĩnh viễn xa lìa chốn ác đạo, được sanh vào cõi trời hoặc cõi người, hưởng sự vui thù thắng vi
diệu; quyến thuộc hiện tại cũng được vô lượng lợi ích."
Lược giảng:
Ðịa Tạng Vương Bồ Tát lại bạch cùng Ðức Phật rằng: "Bạch
Ðức Thế Tôn! Những chúng sanh tập khí xấu ác, bắt đầu từ mảy mún rồi lần đến
nhiều vô lượng." Những chúng sanh tập tành theo thói ác đều bắt
đầu từ cái ác nhỏ nhất, ít xấu ác nhất, rồi tích tụ lại dần mà thành ra nhiều
đến vô lượng vô biên.
"Ðến khi những chúng sanh có tập khí như thế sắp sửa mạng
chung, thì cha mẹ cùng quyến thuộc nên vì họ mà tạo phước đức, để giúp cho lộ
trình phía trước của họ." Giả sử những chúng sanh
có thói quen xấu ác này hấp hối sắp chết, thì cha mẹ hay những người thân thuộc
của họ nên làm các việc phước đức để trợ giúp cho họ trên "tiền lộ,"
tức là con đường trước mắt mà họ sắp phải đi theo. Cho dù phải đi theo con
đường dẫn đến địa ngục hoặc thác sanh trở lại làm người, thì họ cũng đều được
hưởng sự lợi ích từ các việc phước đức ấy. Ðó chính là "giúp cho lộ trình
phía trước" của kẻ lâm chung vậy.
"Hoặc treo phan lọng và thắp đèn dầu, hoặc chuyển đọc tôn
kinh, hoặc cúng dường tượng Phật cùng tượng của chư Thánh, cho đến niệm danh
hiệu của Phật, Bồ Tát cùng Bích Chi Phật." Thân nhân của người đang hấp hối có thể tạo phước đức giúp người
ấy bằng cách làm những việc như treo tràng phan bảo cái, thắp đèn ở nơi thờ
Phật; hoặc đọc tụng Kinh Ðịa Tạng, Kinh Kim Cang hay
những kinh điển Ðại Thừa khác; hoặc sắm sửa phẩm vật cúng dường trước tượng
Phật, tượng Bồ Tát hoặc tượng của các vị A La Hán ... đều được cả. Thêm vào đó,
họ cũng có thể trì niệm danh hiệu của chư Phật, danh hiệu của chư Bồ Tát, hoặc
danh hiệu của chư Bích Chi Phật (Bích Chi Phật tức là bậc Duyên Giác).
Khi niệm, cần phải "làm cho mỗi danh mỗi hiệu đều
thấu vào nhĩ căn của người sắp mạng chung, hoặc nơi bổn thức nghe
biết." Lúc gia quyến hoặc bạn bè tụng niệm thì phải niệm sao cho
kẻ đang hấp hối nghe được rành rẽ từng danh hiệu của Phật, Bồ Tát hay Bích Chi
Phật; hoặc là trước khi người ấy chết, lúc thần thức chưa phân tán hết, phải
khiến cho người ấy nghe hiểu được rõ ràng.
"Bổn thức" hay "thần thức," là chỉ cho Thức
Thứ Tám (đệ bát thức). Thức Thứ Tám này thì "khứ hậu lai tiên," đến
trước nhưng lại đi sau; do đó có bài kệ nói rằng:
Tam Tàng mênh mông không cùng tận,
Vực sâu bảy sóng đùa trước gió,
Giữ gìn chủng tử căn thân khí,
"Ðến trước đi sau," làm "ông chủ"!
(Hạo hạo Tam Tàng bất khả cùng,
Uyên thâm thất lãng cảnh tiền phong,
Thọ huân trì chủng căn thân khí,
Khứ hậu lai tiên tác chủ ông.)
“Tam Tàng mênh mông không cùng tận”,(Hạo hạo Tam Tàng bất khả
cùng.) "Hạo hạo" có nghĩa là rộng lớn,
mênh mông. "Tam Tàng" là chỉ cho Thức Thứ Tám—tức là A-lại-da thức,
hay còn gọi là "tàng thức" (thức chứa). Vì sao gọi là "Tam
Tàng"? "Tam Tàng" ngụ ý rằng các chủng tử của ba đời —quá khứ, hiện tại và vị lai—đều được tàng trữ, giữ lại
trong Thức Thứ Tám này. Các chủng tử ấy—niệm tâm của chúng ta—ví như những đợt
sóng trên biển cả vậy, vô cùng vô tận, nên nói là "bất khả cùng."
“Vực sâu bảy sóng đùa trước gió " (Uyên thâm thất lãng cảnh
tiền phong) " bảy sóng” (thất lãng) là chỉ cho Thức Thứ
Bảy. Thức Thứ Bảy còn được gọi là "truyền tống thức," vì thức này có
chức năng chuyển đạt ý tứ của sáu thức trước tới cho Thức Thứ Tám. "cảnh
trước gió” (cảnh tiền phong)—tức là giống như ngọn gió từ phía trước thổi tới.
“Giữ gìn chủng tử căn thân khí " (Thọ huân trì chủng căn
thân khí") Do vì Thức Thứ Tám nhận sự "truyền
tống," chuyển giao ý tứ từ Thức Thứ Bảy, nên gọi là "giữ “ (thọ
huân.) "gìn chủng tử” (trì chủng) có nghĩa là gìn giữ các chủng tử ở bên
trong. "Căn thân khí" tức là "căn thân khí giới" đều ở
trong các chủng tử đó. Thức Thứ Tám có công năng duy trì chủng tử của tất cả
các pháp, thân căn, thế giới.
"Ðến trước đi sau," làm "ông chủ"! (Khứ hậu
lai tiên tác chủ ông). Con người, khi sanh ra thì Thức Thứ Tám đến trước nhất,
và lúc chết thì Thức Thứ Tám là thức đi sau cùng. Quý vị khởi vọng tưởng muốn
làm điều gì thì đều do Thức Thứ Tám làm chủ tể ủng hộ, trợ giúp; cho nên nói
thức này là "Ðến trước đi sau," làm "ông chủ"!
Trong phần kinh văn này, "bổn thức" là chỉ cho Thức
Thứ Tám. Khi vừa mới chết, tuy các thức đã phân tán, đã rời khỏi xác thân
rồi—nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức đều không
còn—song Thức Thứ Tám thì vẫn còn nán lại, chưa đi hẳn. Ngay
lúc này, nếu quý vị vì người chết mà tụng Kinh niệm Phật hoặc làm việc công
đức, thì phải lớn tiếng tụng niệm và kể ra để cho Thức Thứ Tám của người ấy
nghe biết—đó gọi là "nơi bổn thức nghe biết" (văn tại bổn thức) vậy.
Ðịa Tạng Vương Bồ Tát nói tiếp: "Các chúng sanh đó,
cứ theo nghiệp ác đã gây tạo mà suy lường quả báo chiêu cảm, tất phải đọa vào
ác đạo. Nếu căn cứ theo nghiệp ác đã tạo tác lúc còn sống mà suy xét,
thì những chúng sanh đó đáng lẽ phải chịu quả báo đọa lạc trong ba đường
ác; song nhờ quyến thuộc vì kẻ lâm chung mà tu nhân Thánh này, gieo
trồng nhân duyên Thánh Ðạo, chăm làm các thiện sự, cho nên các
tội đó thảy đều tiêu sạch, chẳng còn thừa sót."
"Như sau khi người ấy đã chết, nếu lại có thể trong bốn
mươi chín ngày vì người ấy mà tu tạo nhiều phước lành ..." Giả sử nội trong bốn mươi chín ngày sau khi chết, nếu thân quyến
lại có thể vì người mới qua đời mà làm nhiều thiện sự, "thì có thể
làm cho người chết đó vĩnh viễn xa lìa chốn ác đạo, thoát khỏi cái khổ
trong địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, và được sanh vào cõi trời hoặc cõi
người, hưởng sự vui thù thắng vi diệu."
Trong vòng bốn mươi chín ngày—bảy thất—sau khi chết, thì tại địa
ngục vẫn còn đang thẩm xét, chưa quyết định tội trạng của người mới qua đời;
cho nên trong suốt kỳ hạn đó, nếu thân nhân có thể làm nhiều việc thiện để hồi
hướng cho, thì người ấy sẽ được rất nhiều lợi ích.
"Quyến thuộc hiện tại cũng được vô lượng lợi
ích." Nếu thân nhân quyến thuộc có thể vì kẻ lâm chung mà niệm
danh hiệu Phật, danh hiệu Bồ Tát—Nam mô Ðịa Tạng Vương Bồ Tát—danh hiệu của bậc
A La Hán hoặc Bích Chi Phật, hoặc tụng đọc các kinh điển, thì không những người
ấy được hưởng sự an vui đặc biệt vô cùng vi diệu, mà đồng thời, các quyến thuộc
còn sống cũng được vô lượng vô biên sự lợi ích!
Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích
Comments
Post a Comment