Shurangama Mantra with Verses and Commentary
by Venerable Tripitaka Master Hsuan Hua
422. MA HA YẾT RỊ DUỆ PHẤN
摩訶羯唎曳泮
MAHĀ KĀLĪYE PHAT
Tứ
tý tam nhãn tự tại Tiên
Đại
hắc Thiên nữ thải vân gian
Tiếu
ngạo kiêu cuồng vô kỵ đạn
Thử
Chú năng sử tốc thu hiểm.
四臂三眼自在仙
大黑天女彩雲間
笑傲驕狂無忌憚
此咒能使速收歛
TRỪ NẠN GIÓ BÃO
Tại sao gọi là gió màu đen?
Vì khi nổi nó lên gương mặt biến thành xạm đen. Người ta vì tức giận nên mới có gió đen, nếu không tức giận thì gió đen không nổi lên.
Nếu có trăm ngàn muôn ức chúng sanh vì
tìm vàng, bạc, lưu ly, xa cừ, mã não, san hô, hổ phách, trân châu, các thứ
báu... mà vào biển lớn. Giả sử gió bão thổi giạt thuyền bè của họ trôi tấp nơi
nước quỷ La-sát. Trong ấy nếu có nhẫn đến một người xưng niệm danh hiệu Bồ Tát
Quán Thế Âm, thời các người đó đều thoát khỏi nạn quỷ La-sát. Do nhân duyên đó
mà tên là Quán Thế Âm.
Ðoạn văn này là nói về nạn quỷ La-sát, nạn thứ ba trong bảy nạn, cũng có thể gọi là nạn gió bão. Nếu có trăm ngàn vạn ức chúng sanh vì tìm vàng, bạc, lưu ly, xa cừ, mã não, san hô, hổ phách, trân châu, các thứ báu.
Con người trong thế gian tham muốn
những thứ này vì cho đó là quý báu. Kỳ thật nó là vật ở ngoài thân. Quý vị
không rõ vật báu của Tự-tánh mình mà lại đi tham đắm của báu bên ngoài để được
những thứ không có tác dụng gì cả, không quan hệ gì với Tự-tánh của mình. Nhưng
đa số người lại thích tìm vàng. Quốc gia nào cũng đều thích vàng. Vì mọi người
đều cho nó là một thứ báu vật hy hữu nên ngày đêm nghĩ cách kiếm tìm, thậm chí
các quốc gia giao chiến với nhau cũng là vì thứ vàng này. Tại sao người ta lại
quý vàng như thế? Vì nó rất ít, vì ít cho nên trở thành quý. Nếu như vàng nhiều
như đất thì người ta cũng không coi nó có giá trị là bao.
Ấy là: "Vật do ít thành ra
quý!"
Bởi vì ít cho nên ai cũng thích, thậm
chí nằm mơ cũng thấy vàng, có người đến Phi châu để đào vàng, có người đến Mỹ
châu để đào vàng. Trước đây nghe nói ở Cựu Kim Sơn có ráát nhiều vàng, cho nên
có nhiều người đổ dồn đến nước Mỹ, nhất là người Trung Hoa đến Mỹ cốt để đào
vàng. Ðào vàng ở nước Mỹ xong lại chạy đến nước Úc. Nước Mỹ có Cựu Kim Sơn,
nước Úc có Tân Kim Sơn. Những người chuyên môn đãi vàng, vì muốn đến nước Mỹ để
tìm vàng mà bị chôn thân trong biển không ít. Tôi nghĩ rằng số người chết rất
nhiều, vì trước đây sự giao thông không tiện lợi như bây giờ, tin tức loan
truyền cũng không được thông suốt, cho nên số người chết cũng không biết là bao
nhiêu. Những người ấy muốn đi tìm vàng trên đường thì gặp gió bão, đang đi trên
biển lại bị gió bão thổi mạnh, người và thuyền đều chìm cả. Vàng là vật quý báu
bậc nhất, bạc được kể bậc nhì.
Ngoài ra còn có lưu ly, mà người Trung
Hoa gọi là Thanh sắc bảo, bửu bối màu xanh. Xa cừ là một loại đá quý, ở trên
mặt có lộ ra những đường vân giống như vết xe lăn trên bùn, cứ cách một đường
trắng lại có một đường sáng ánh giống như một đường rãnh, cho nên gọi là Xa cừ.
Tuy nhìn thấy hình như có đường rãnh mà dùng tay sờ lên mặt đá lại bằng phẳng
trơn láng, không có dấu vết. Ðá này là một trong bảy loại báu vật. Mã não là
một thứ ngọc đá. Thứ đá này giống như óc ngựa, trên màu đá sắc trắng lộ ra từng
đường từng đường vân li ti màu đỏ giống như gân máu, cho nên gọi là Mã não. San
hô là loại cây san hô dưới biển, có cây cao tới một thước, tôi đã thấy có cây
cao hơn ba tấc. San hô là một loại hóa thạch, do loài trùng ở dưới nước biến
thành thực vật có hình dạng giống như cây. Chất liệu của nó giống như ngọc đá
cho nên thật là quý giá.
Ở Trung Hoa có một người nhà giàu tên
là Thạch Sùng, ông ta rất thích so sánh sự giàu sang với người khác. Một hôm
ông ta đến dự yến tiệc ở nhà một vị Hoàng thân bà con với Vua. Lúc ấy Vua ban
cho vị Hoàng thân một cây san hô cao độ hơn sáu tấc. Vì là của Vua ban nên tự
nhiên phải là quý trọng đặc biệt. Vị Hoàng thân mời Thạch Sùng đến nhà mình,
sau bữa cơm, mới đưa cây san hô ra khoe. Nào ngờ Thạch Sùng lấy tay bẻ vụn cây
ấy, khiến cho vị Hoàng thân lo sợ quá, mới nói: "Cây này là của Hoàng
thượng ban cho, sao ông lại bẻ gẫy đến nỗi không còn giá trị gì nữa thế!"
Thạch Sùng nói: "Ngài đừng lo!
Tôi sẽ đổi cho ngài một cây san hô khác, ngày mai ngài đến nhà tôi tùy ý lựa
chọn, thích cây nào tôi sẽ biếu ngài cây đó."
Hôm sau vị Hoàng thân đến nhà Thạch
Sùng để xem thử, thì thấy lồ lộ ở phòng khách một dãy san hô cao một thước!
Hoàng thân nhìn thấy nghĩ bụng: "A! Mình dù là Hoàng thân, nhưng giàu chưa
bằng một góc anh Thạch Sùng này!" Nghĩ rồi bèn lựa một cây san hô vừa ý
đem về. Về sau, Thạch Sùng rốt cuộc nhân vì quá giàu mà phải chết. Ấy gọi là
"chết vì của." Người ta tại sao mà chết? Chính là vì chữ tài ấy!
"Chim chết vì ăn, người chết vì của." Chim tại sao mà chết? Chính vì
chữ thực mà ra. Chúng sanh điên đảo như vậy đấy!
Hổ phách là một loại khoáng chất màu
vàng thẫm, trong suốt, do nhựa cây tùng biến thành. Trân châu (ngọc trai) là
vật thể hình tròn sản xuất từ con trai, lung linh trong suốt, sáng lấp lánh
thật đáng yêu.
Mà vào biển lớn. Người ta vì muốn tìm
của báu mà vào biển cả để kiếm tìm, vì ở đó có rất nhiều của báu. Giả sử gió
bão, gió bão là hắc phong, vì gió màu đen. Thứ gió màu đen này ai cũng có. Tại
sao gọi là gió màu đen? Vì khi nổi nó lên gương mặt biến thành xạm đen. Người
ta vì tức giận nên mới có gió đen, nếu không tức giận thì gió đen không nổi
lên.
Biển cả này là gì? Là tánh hải - biển
Tự tánh của chúng ta! Gió đen ví như vô minh của chúng sanh. Thứ vô minh này
còn gọi là phiền não. Nếu quý vị sanh phiền não, là có gió đen đấy; nếu không
còn phiền não thì biển cả tự tánh của quý vị sẽ gió lặng sóng êm. Thế nào mới có
thể tìm được của báu? Phải vào ngay trong tự tánh của quý vị đào bới của báu
của chính mình. Ðương khi quý vị đào bới của báu của chính mình ấy thì có thể
gặp phải ma chướng. Tại sao có ma chướng? Do vì đức hạnh của mình không đủ, đức
tánh không đủ, đạo đức không đủ. Vì không có gây tạo công đức nên đức hạnh chưa
tròn, vì đức hạnh không tròn đủ nên mới có gió đen, mới bị ma chướng. Nếu đức
quý vị lớn thì gió đen sẽ hóa ngay. Hóa thành cái gì? Hóa thành mây lành, điềm
lành. Ngạn ngữ có câu: Ðạo cao rồng cọp nể, đức trọng quỷ thần theo là gì? -
Ðạo cao thần cọp nể nghĩa là người có đạo hạnh cao thì rồng gặp cũng phải
khoanh mình lại không nhúc nhích. Rồng xưa nay là một loại rất lợi hại, có thể
làm kinh thiên động địa, dời non lấp biển như không, thế lực rất là to lớn.
Nhưng nếu quý vị có đạo lực thì tuy rồng có thần thông to lớn cũng không dám
thị uy trước mặt quý vị, mà ngoan ngoãn khoanh tròn lại. Còn loài cọp dù hung
hãn cách mấy, nếu quý vị không có tâm sân hận thì nó lại biến thành một loại
chó mèo thuần dưỡng, khi gặp quý vị sẽ lắc đầu vẫy đuôi mừng rỡ mà không dám ăn
thịt. Nhưng quý vị phải có đạo hạnh mới được cảnh giới như vậy, nếu không thì
rồng không khoanh, cọp không quỳ đâu!
Ðức trọng quỷ thần theo: Một khi đức
hạnh quý vị đã đủ, đã tròn đầy, thì quỷ thần gặp quý vị sẽ cung kính tôn trọng,
cúi đầu đảnh lễ. Cho nên điều quan trọng nhất là đôn phẩm lập đức.
Thổi giạt thuyền bè của họ trôi tấp
nơi nước quỷ La-sát. Quỷ La-sát là loài quỷ ăn tinh khí của người, và đều là
phái nữ, chuyên môn ăn tinh khí người ta. Nếu thuyền bị gió bão trôi giạt vào
nước quỷ La-sát, chỉ cần trên thuyền có một người phát tâm xưng niệm danh hiệu
Bồ Tát Quán Thế Âm thì tất cả người trên thuyền, cho đến trăm ngàn vạn ức chúng
sanh, đều được thoát nạn La-sát. Do nhân duyên đó mà tên vị Bồ-tát này là Quán
Thế Âm.
Ðạo đức là điều mọi người đều nên phải
chú trọng. Con người sở dĩ khác với cầm thú là do có đạo đức. Nếu không trọng
đạo đức, không biết đạo đức, thì có khác chi cầm thú? Hơn nữa, đạo đức cần phải
hành, phải có biểu hiện thực tiển; nếu không thì căn bản còn gì để nói.
Tôi có một người bạn rất thân ở Ðông
Bắc (Mãn Châu). Tại sao anh ấy lại trở thành bạn thân? Vì anh cùng tôi là bạn
đồng tu, đồng hạnh. Lúc tôi còn tại gia từng để tang thủ hiếu bên cạnh mộ mẹ,
anh ta cũng có thủ hiếu bên mộ phần cha mẹ anh. Ðiểm khác biệt là lúc còn tại
gia anh ta là thổ phỉ. Trước khi thủ hiếu để tang mẹ anh từng là đạo tặc, đánh
cướp khắp nơi, tống tiền người khác. Trong một chuyến "ăn hàng" thất
bại, anh bị người đánh trọng thương. Sau đó, về dưỡng thương hơn nửa năm trời
mà vẫn chưa lành, lúc đó anh mới tỉnh ngộ, nghĩ rằng:
-"Lâu nay làm nhiều việc sai quấy
nên vết thương mới lâu lành như thế này."
Anh bèn hạ quyết tâm phát nguyện:
"Nếu vết thương tôi được lành thì từ nay về sau tôi không làm thổ phỉ
nữa."
Anh lại còn nguyện đích thân đến ở bên
phần mộ cha mẹ để thủ hiếu. Sau khi phát nguyện, quả nhiên không đầy mấy ngày
vết thương tự nhiên kéo da non. Dĩ nhiên anh vẫn tiếp tục thủ hiếu bên mộ phần.
Trong thời gian anh để tang có rất nhiều hiện tượng kỳ diệu phát sanh. Ðơn cử
một việc "Cắt thịt tế trời cầu trời tạnh" cho mọi người.
Trong thời gian anh thủ hiếu, liên tục
mấy tháng trời mưa tầm tã, không ngày nào tạnh. Anh ngẫm nghĩ: "Trời mưa
như thế này thì ngũ cốc của mọi người sẽ ngập và chết hết!"
Nghĩ thế, anh quyết tâm cầu tạnh mưa
giúp cho mọi người, mới ngửa mặt lên trời phát thệ: "Nếu nội trong ba ngày
trời tạnh thì tôi sẽ cắt thịt trên người để cúng Phật, cúng trời."
Anh vừa phát nguyện xong thì, kỳ lạ
thay, không đầy ba ngày trời tạnh mưa hẳn. Anh giữ lời nguyện bằng cách đứng ở
trước bàn Phật, cầm dao cắt một miếng thịt độ hai lượng trên cánh tay mình. Sau
khi cắt thịt xong, vì đau nhức quá anh ngất đi. Khi vừa tỉnh lại, chợt có quan
huyện đi tới, nhìn thấy máu rơi đầy đất, tự nghĩ:
-"Người này cắt thịt mình để làm
gì kìa? Chắc đang nổi cơn điên." Ông ta bước tới hỏi mới biết anh ta cắt
thịt để cúng Phật cúng trời vì cầu tạnh mưa cho mọi người.
Quan huyện nghe xong hết lời khen
ngợi: "Anh thật là người quá tốt!" Và đối với anh ta có một ấn tượng
thật tốt. Về sau không biết từ đâu bay đến một con chim có tiếng kêu rất đặc
biệt.
Nó kêu: "Làm nhiều phước, làm
nhiều phước, tốt lắm." Suốt ngày nó chỉ kêu như thế, ý bảo hãy làm nhiều
việc lành đi. Làm việc thiện càng nhiều càng tốt.
Cho nên làm việc gì tôi cũng không sợ
khổ, cả ngày làm việc không rảnh để xem kinh mà tối lại còn giảng kinh cho quý
vị nghe nữa sao? Ðó là vì muốn bố thí thêm một ít, đem pháp ra bố thí. Tại Mỹ,
có thể nói là "pháp" quá ít! Nhân đó tôi phát nguyện bố thí Phật-pháp
cho quý vị, dù cực khổ thân tôi cũng không dừng nghỉ hay bỏ cuộc.
[21]
Ngài Lưu-ly-quang Pháp-vương-tử
VIÊN-THÔNG VỀ PHONG-ĐẠI
Ngài Lưu-ly-quang Pháp-vương-tử liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đỉnh-lễ nơi chân Phật mà bạch Phật rằng: "Tôi nhớ hằng-sa kiếp về trước, có đức Phật ra đời, hiệu là Vô-lượng-thanh; ngài khai-thị tính bản-giác diệu-minh cho các hàng Bồ-tát và dạy quán thế-giới và thân chúng-sinh nầy đều do sức lay-động của vọng-duyên chuyển-biến ra. Tôi lúc bấy giờ, quán cái không-gian an-lập, quán cái thời-gian thiên-lưu, quán cái thân-thể khi động, khi yên, quán cái thức-tâm niệm-niệm sinh-diệt, tất-cả đều lay-động như-nhau, bình-đẳng không sai khác. Khi bấy giờ, tôi giác-ngộ cái tính các thứ động ấy, đến không do đâu, đi không tới đâu; tất-cả chúng-sinh điên-đảo, số như vi-trần trong mười phương đều đồng một hư-vọng; như vậy, cho đến tất-cả chúng-sinh trong một tam-thiên đại-thiên thế-giới, cũng như hàng trăm loài muỗi-mạt đựng trong một đồ-đựng, vo-vo kêu-ầm, ở trong gang-tấc, ồn-ào rối-rít. Tôi gặp Phật chưa bao lâu, thì được pháp vô-sinh-nhẫn; khi bấy giờ, tâm đã khai-ngộ, mới thấy cõi Phật Bất-động phương Đông, làm vị Pháp-vương-tử. Tôi thừa-sự thập phương Phật, thân tâm phát ra sáng-suốt, rỗng-thấu không ngăn-ngại. Phật hỏi về viên-thông, tôi do quan-sát sức lay-động không nương vào đâu, ngộ được tâm Bồ-đề, vào được Tam-ma-địa, hợp với nhất-diệu-tâm mà thập phương Phật truyền-dạy, đó là thứ nhất".
42. 呼hô 盧lô 呼hô 盧lô 醯hê 利lỵ
____________________________
四tứ 臂tý 尊tôn 天thiên 現hiện 神thần 威uy
This four-armed deity reveals an awesome spirit.
一nhất 切thiết 邪tà 魔ma 望vọng 風phong 迴hồi
When the deviant demons observe that impressive magnificent air,
歸quy 依y 三tam 寶bảo 觀quán 自tự 在tại
They take refuge with the Triple Jewel and start contemplating self-mastery.
積tích 功công 累lũy 行hạnh 善thiện 德đức 培bồi
Amassing merit and practicing good, they foster their virtue.
Bảo bát cam lộ khả ly thuyên
Bồ đề tát đỏa tự tại quán
Từ bi phổ độ hóa hữu duyên.
Bảo-Bát Thủ Nhãn Ấn Pháp
Comments
Post a Comment