Shurangama Mantra with Verses and Commentary

by Venerable Tripitaka Master Hsuan Hua




385. TÁT BÀ ĐỀ BỆ TỆ PHẤN

薩婆提鞞弊泮

SARVA DEVE BHYAH PHAT

 

 

Dục thiền chánh ma phàm ngoại thiên

Thánh nhân quân thần chủ bạn liên

Văn Chú hàng phục giai khâm kính

Hộ trì Tam Bảo phước huệ miên.

 

欲禪正魔凡外天

聖人君臣主伴連

聞咒降伏皆欽敬

護持三寶福慧綿




ŌM! TÁT BÀ ĐỀ BỆ TỆ PHẤN.

GIẢI THOÁT SỰ KHỔ LUÂN HỒI CỦA LOÀI TRỜI  



Kinh văn:

Nếu có chư thiên muốn thóat khỏi loài trời, Con (Quán Thế Âm Bồ-tát) sẽ hiện ra thân chư thiên, nói pháp cho họ nghe để giúp họ được thành tựu.

 

Giảng giải:

Nếu có chư thiên muốn thóat khỏi loài trời. Các vị thiên nam và thiên nữ nầy không muốn lưu lại trong cõi trời nữa, họ muốn toát khỏi Tam giới. Con sẽ hiện ra thân chư thiên, nói pháp cho họ nghe để giúp họ được thành tựu. Vì họ muốn thóat khỏi cõi trời, con liền hiện thân trước họ, dùng mọi phương tiện để giúp họ đạt được điều họ muốn.


KINH LĂNG NGHIÊM



Chúng sanh hết kiếp này sang kiếp khác sống chết luân hồi, xuống lên trong sáu cõi. Đó là: cõi trời, cõi người, cõi A Tu La, cõi bàng sanh, cõi ngạ quỷ, và cõi địa ngục. Bát khổ tuy các loài khác cũng có ít nhiều, nhưng nó là trọng tâm của nỗi khổ ở cõi người. Cõi trời tuy vui vẻ hơn nhơn gian, nhưng cũng còn tướng ngũ suy và những điều bất như ý. Cõi A Tu La bị sự khổ về gây gổ, tranh đua. Cõi bàng sanh như loài trâu, bò, lừa, ngựa bị sự khổ chở kéo nặng nề. Loài dê, lợn, vịt, gà, thì bị sự khổ về banh da xẻ thịt. Các loài khác chịu sự khổ về ngu tối; nhơ nhớp ăn nuốt lẫn nhau. Ở cõi ngạ quỷ chúng sanh thân thể hôi hám xấu xa, bụng lớn như cái trống, cuống họng nhỏ như cây kim, miệng phực ra lửa chịu đói khát trong ngàn muôn kiếp. Còn cõi địa ngục thì vạt dầu, cột lửa, hầm băng giá, non gươm đao, sự thống khổ không thể tả xiết. Bốn cõi rốt sau này, trong kinh gọi là Tứ Ác Thú. Từ cõi A Tu La, theo chiều xuống, nỗi khổ ở mỗi cõi cứ tuần tự gấp bội hơn lên. Trong sáu cõi, chúng sanh sống chết xoay vần hết nơi này đến nơi kia, như bánh xe chuyển lăn không đầu mối. Đại khái sanh lên cõi trời cõi người thì khó và ít, đọa xuống Tứ Ác Thú rất dễ và nhiều. Người xưa đã than:

 

Lục đạo xoay vần không mối hở.

Vô thường xô đến vạn duyên buông!

 

Khi còn tại thế, một hôm đức Phật dùng móng tay vít lên chút đất, rồi hỏi A Nan: “Đất ở móng tay ta sánh với đất ở miền đại địa, cái nào nhiều hơn?”Ngài A Nan đáp: “Bạch Thế Tôn! Đất của miền đại địa nhiều hơn đất của móng tay vô lượng phần không thể thí dụ!” Phật bảo: “Cũng thế, A Nan! Chúng sanh sanh lên cõi trời người, như đất ở móng tay, đọa xuống ác thú, như đất của miền đại địa!” Thí dụ trên là những tiếng chuông mai để cho người tu xét suy tỉnh ngộ.


Nhiều kẻ không tin thiên đường, địa ngục, nhưng các cõi ấy xác thật là có, trong kinh đức Phật đã chỉ bày rành rẽ, chỉ vì mắt phàm không thấy biết mà thôi. Gần đây nhật báo có đăng nhiều chuyện thuộc phần siêu linh, chẳng hạn như việc ông Hai Huệ bị bắt xuống âm ty. Lại cô Ba Cháo Gà ở chợ Vòng Nhỏ tại Định Tường cũng tường trình việc hình phạt ở âm phủ trong quyển Địa Ngục Ký. Đây có lẽ là chư Thiện Thần vì thấy người trần thế chìm trong biển tham sân si, nên dùng quyền cơ đưa người xuống địa ngục, để khi trở về nhơn gian thuật lại cho quần chúng biết đường tội phước, mà dứt dữ làm lành.


Tóm lại, ba cõi đều vô thường, các pháp hữu vi không có chi là vui (Tam giới giai vô thường. Chư hữu vô hữu lạc - Kinh Pháp Hoa). Người niệm Phật phải cầu sanh về Tây Phương để thoát vòng sống chết luân hồi; lần lần tu chứng đến cảnh thường, lạc, ngã, tịnh của Niết Bàn, chớ không nên cầu sự phước lạc hư giả ở thế gian. Niệm Phật như thế mới hợp với mục đích giải thoát, với tâm từ bi cứu khổ ban vui của đức Thế Tôn. Và muốn được như vậy hành giả phải thường quán sát suy tư về Bát Khổ của kiếp người cho đến nỗi khổ vô tận vô biên trong sáu cõi. Nếu chẳng quán như thế, thì tâm cầu giải thoát khó sanh, ý nguyện về Tây Phương không thiết, làm sao ngày kia bước lên bờ Giác, dùng con thuyền Bát Nhã độ khắp bến mê? Khi xưa đức Phật đã than: “Trong đời mạt pháp, các đệ tử ta chỉ đeo đuổi theo bên ngoài, ít ai quan niệm đến vấn đề sanh tử!” Không tha thiết đến sự liễu thoát sanh tử là vì thiếu tri giác, do bởi không thiết thật quán xét nỗi khổ trong kiếp luân hồi. Những người này chẳng những phụ ơn Phật, mà cũng phụ cả chính mình, thật đáng tiếc thương đau xót!


 

Ba cõi không an dường hỏa trạch
Đâu miền chân lạc khỏi tang thương?
Người vô thường,
Cảnh vô thường!
Khuyên gọi cùng nhau tỉnh mộng
Quay về bể giác thanh lương.
Khởi lòng bi trí
Nguyện độ mười phương.
Ba tăng kỳ kiếp tu muôn hạnh.
Bền lòng không thối chuyển
Cầu ngôi vị Pháp Vương!


Niệm Phật Thập Yếu

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm





Nguyên Nhân Gì Phát Sinh Tam Tai?

Hòa Thượng Tuyên Hóa

 

 

Tam tai gồm có hai loại là đại tam tai và tiểu tam tai. Đại tam tai là ba tai họa lớn về lửa, nước và gió. Tiểu tam tai là ba tai họa nhỏ về chiến tranh, đói kém và bệnh dịch. Đó cũng tức là tai kiếp. Trong một đại kiếp thì có bốn trung kiếp, gồm thành, trụ, hoại, và không. Mỗi trung kiếp lại có hai mươi tiểu kiếp. Vào cuối thời kỳ giảm kiếp của mỗi trụ kiếp thì phát sanh hiện tượng tiểu tam tai. Còn đại tam tai thì phát sanh trong thời kỳ hoại kiếp của mỗi đại kiếp. Bây giờ chúng ta hãy bàn đến nguyên nhân phát sanh đại tam tai.


Bởi con người có tâm tham nên mới phát sanh ra thủy tai; con người có tâm sân hận mới sanh ra hỏa tai; con người có tâm ngu si mới sanh ra phong tai. Cho nên tam tai đều là do tam độc mà sanh khởi. Trong tâm chúng ta, ai ai cũng có đầy đủ cả ba độc - tham, sân, si. Ba thứ độc trong tâm này mỗi ngày một lớn rộng ra và khi đến một mức độ nhất định, sẽ hình thành đại tai kiếp.


Tam tai phát sanh cũng có thứ lớp, bởi con người có thất tình - hỷ, nộ, ai, cụ, ái, ố, dục (tức là vui, giận, buồn, sợ, thương, ghét, muốn). Bảy loại tình cảm này dần dần phát triển rộng ra. Và mỗi một loại tình sẽ phát sanh một lần tai họa, cho nên mới hình thành bảy lần hỏa tai. Sau bảy lần hỏa tai thì sẽ phát sanh một lần thủy tai. Trong bảy loại tình cảm, mỗi loại lại chia ra làm bảy, cho nên mỗi cái “thất hỏa nhất thủy” (bảy trận lửa cháy, một trận nước lụt) này sẽ theo thứ tự mà xảy ra bảy lần. Rồi lại xảy ra bảy lần hỏa tai khác. Đến lúc sau cùng thì phong tai phát sanh và hủy diệt toàn cả thế giới.


Khi hỏa tai phát sanh, ngọn lửa có thể thiêu đốt đến tầng trời Sơ thiền của Sắc giới (tức gồm các cõi Phạm Chúng Thiên, Phạm Phụ Thiên và Đại Phạm Thiên).


Lúc thủy tai phát sanh thì nước có thể ngập đến tầng trời Nhị thiền của Sắc giới (tức gồm các cõi Trời Thiểu Quang, Trời Vô Lượng Quang và Trời Quang Âm). Khi phong tai phát sanh thì gió có thể thổi đến các tầng trời Tam thiền của Sắc giới (tức là các cõi Thiểu Tịnh Thiên, Vô Lượng Tịnh Thiên và Biến Tịnh Thiên). Cho nên nói:


Sáu cõi trời Dục có năm suy,
Cõi Trời Tam Thiền có phong tai,
Dẫu như tu đến Phi Phi Tưởng,
Không bằng về Tây rồi trở lại.


Phong tai từ đâu tới? Nó đến từ sự tổng kết của bảy thứ tình cảm - hỷ, nộ, ai, cụ, ái, ố, dục. Phong tai thì tượng trưng cho si độc. Khi con người còn ngu si, thì cái gì cũng quên bẵng. Do đó, khi đại phong phát khởi, mọi thứ từ cõi trời Tam Thiền đến tận dưới địa ngục đều không còn, tất cả đều bị quét sạch. Tuy nhiên, dù cho hỏa tai, thủy tai hoặc phong tai có phát sanh đi nữa, thì nội viện ở trên cõi trời Đâu Suất của Dục giới cũng vẫn tồn tại, chẳng bị ảnh hưởng mảy may nào. Tại sao vậy? Bởi đó là cõi Tịnh độ của chư Phật và Bồ Tát. Hiện nay, Bồ Tát Di Lặc đang ngự tại nội viện trên cung trời Đâu Suất, chờ đến trụ kiếp thứ mười trong thời kỳ Hiền Kiếp, Ngài mới giáng lâm thế giới Ta Bà để giáo hóa chúng sanh (hiện tại chúng ta đang ở vào thời Giảm Kiếp của Trụ Kiếp thứ chín).


Tham sân si hình thành biết bao loại ác khí, giống như những hạt nguyên tử trong bom nguyên tử; nguyên tử là thứ vật chất đáng sợ, nhưng thứ nguyên tử phát sanh từ lửa Tam muội của chúng ta thì lại càng đáng sợ hơn nữa. Loại nguyên tử này không phải đến từ bên ngoài, mà vốn đã có sẵn trong tự tánh của chúng ta. Chân hỏa Tam muội trong tự tánh của chúng ta vốn là thuần dương, nhưng vì bị chúng ta lạm dụng nên biến thành lửa dục vọng.


Trong thân người có tam tiêu hỏa (ba tầng hỏa khí) là thượng tiêu hỏa, trung tiêu hỏa và hạ tiêu hỏa. Tam tiêu hỏa này có thể hình thành hỏa tai, hoặc biến thành bom nguyên tử để hủy diệt tất cả mọi thứ. Bởi bên trong chúng ta có bom nguyên tử, cho nên bên ngoài mới có bom nguyên tử. Chúng được hình thành bởi có sự tương ứng và tương tục với nhau. Hiện nay trên thế giới xảy ra nhiều vấn đề cũng đều là từ điểm này.


Trong tâm chúng ta có cái gì thì bên ngoài có cái đó. Nếu trong tâm chúng ta không có chiến tranh thì bên ngoài cũng sẽ không có chiến tranh. Cho nên nói “Tất cả do tâm tạo” là vậy!


Giảng ngày 29 tháng 7 năm 1985


Chú thích: Tam tiêu: Ba tầng hỏa khí, tức là ba ngăn trống trong thân mình: Thượng tiêu (ngăn trên - nơi chứa phổi, tim, gan); Trung tiêu (ngăn giữa - nơi chứa bao tử, lá lách, ruột non); Hạ tiêu (ngăn dưới - nơi chứa bang quang, ruột già).

 


KHAI-THỊ CHỖ HƯ-VỌNG CỦA BẢY LOÀI 

ĐỂ KHUYẾN-KHÍCH TU-HÀNH CHÍNH-PHÁP

 

 

"A-nan, xét-rõ bảy loài địa-ngục, ngạ-quỷ, súc-sinh, người và thần-tiên, trời và A-tu-la như thế, đều là những tướng hữu-vi tối-tăm, giả-dối tưởng-tượng thụ-sinh, giả-dối tưởng-tượng theo nghiệp; đối với tâm-tính Diệu-viên-minh, bản-lai không năng-tác, sở-tác, thì đều như hoa-đốm giữa hư-không, vốn không dính-dáng; chỉ một cái hư-vọng, chứ không có cỗi-gối manh-mối gì.

 

"A-nan, những chúng-sinh đó, không nhận được tâm-tính bản-lai, chịu cái luân-hồi như thế trong vô-lượng kiếp, mà không chứng được chân-tính thanh-tịnh, đó đều do chúng thuận theo những sát, đạo, dâm, hoặc ngược lại ba cái đó, thì lại sinh ra không-sát, không-đạo, không-dâm; có, thì gọi là loài quỷ, không, thì gọi là loài trời; có và không thay nhau, phát-khởi ra tính luân-hồi.

 

"Nếu khéo tu-tập phát-huy phép Tam-ma-đề, thì trong bản-tính thường-diệu, thường-tịch, cả hai cái có, cái không đều không và cái không có, không không cũng diệt, còn không có gì là bất-sát, bất-đạo, bất-dâm, làm sao lại còn thuận theo được những việc sát, đạo, dâm.

 

"A-nan, không đoạn được ba nghiệp, thì mỗi mỗi chúng-sinh đều có phần riêng, nhân những cái riêng ấy, mà quả-báo đồng-phận-chung của các cái riêng, không phải là không chỗ nhất-định; đó là do vọng-kiến của tự mình phát-sinh ra; hư-vọng phát-sinh vốn không có nhân, không thể tìm-xét nguồn-gốc được.

 

"Ông khuyên người tu-hành, muốn được đạo Bồ-đề, cốt-yếu phải trừ tam-hoặc; tam-hoặc không hết, thì dầu được thần-thông, cũng đều là những công-dụng hữu-vi của thế-gian; tập-khí mê-lầm đã không diệt, thì lạc vào đường ma; tuy muốn trừ cái vọng, nhưng lại càng thêm giả-dối; Như-lai bảo là rất đáng thương-xót. Như thế, đều do vọng-kiến tự mình tạo ra, không phải là lỗi của tính Bồ-đề.

Nói như thế ấy, tức là lời nói chân-chính; nếu nói khác thế, tức là lời nói của Ma-vương".


KINH THỦ LĂNG NGHIÊM

Comments

Popular posts from this blog