Shurangama Mantra with Verses and Commentary
by Venerable Tripitaka Master Hsuan Hua
371. THẬP PHẬT RA THẬP PHẬT RA
什佛囉什佛囉
JVALA JVALA
Phật
bảo phổ phóng vô lượng quang
Chiếu
biến pháp giới hư không tạng
Khai
thị ngộ nhập chánh tri kiến
Vô
thượng bồ đề Đại Giác vương.
佛寶普放無量光
照徧法界虛空藏
開示悟入正知見
無上菩提大覺王
PHẬT A DI ĐÀ PHÓNG VÔ LƯỢNG QUANG
NHIẾP THỌ CHÚNG SANH NIỆM PHẬT.
Niệm Phật
Phải Khắc Kỳ Cầu Chứng Nghiệm
ĐẲNG-GIÁC
Như-lai ngược dòng trở
lại, vị Bồ-tát đó thuận dòng đi tới, giác-ngộ vào chỗ giao-tiếp với nhau; gọi
là Đẳng-giác.
[
ĐẲNG-GIÁC là sự
giác ngộ đồng với CHƯ PHẬT. 12 CHỦNG LOẠI CHÚNG-SANH thì hướng tới QỦA
PHẬT, còn CHƯ PHẬT thì hướng tới chúng sanh để HỘ NIỆM, làm cho chúng sanh PHÁT
BỒ ĐỀ TÂM, tu hành được sự giác ngộ như PHẬT; thì gọi là ĐẲNG-GIÁC BỒ-TÁT.
]
A-nan, từ tâm Càn-huệ
đến Đẳng-giác rồi, giác đó mới bắt-đầu được Sơ-càn-huệ-địa trong tâm
Kim-Cang.
]
“Càn-Huệ-Địa” nghĩa là “ tình dục khô cạn (Càn), chỉ thuần còn Trí-huệ (Huệ).”
ĐÂY LÀ “ĐỊA-VỊ” TU CHỨNG ĐẦU TIÊN CỦA NGƯỜI TU-THIỀN (Địa).
Từ Càn-huệ địa đến
Đẳng-giác rồi, vì còn chấp mình LÀ ĐẲNG-GIÁC BỒ-TÁT, NÊN CÒN CÓ VI-TẾ
SANH-TƯỚNG VÔ-MINH, phải dùng “TÂM KIM-CANG” để phá trừ tất cả
sở đắc, như là SƠ-CÀN-HUỆ-ĐỊA trong TÂM KIM-CANG, THẬP TÍN trong TÂM
KIM-CANG…ĐẲNG-GIÁC trong TÂM KIM-CANG. CHO NÊN, GỌI LÀ SƠ-CÀN-HUỆ-ĐỊA
TRONG TÂM KIM-CANG.
]
DIỆU-GIÁC
Như vậy lớp-lớp tu đơn, tu kép 12
vị mới cùng tột Diệu-giác, thành đạo Vô-thượng.
[
Tu Đơn, tu kép 12 vị :
1. CÀN HUỆ ĐỊA
2. THẬP
TÍN
3. THẬP TRỤ
4. THẬP HẠNH
5. THẬP HỒI HƯỚNG
6. NOÃN
7. ĐẢNH
8. NHẪN
9. THẾ ĐỆ NHỨT
10. THẬP ĐỊA
11. ĐẲNG-GIÁC
12. TÂM KIM CANG
( dùng TÂM KIM CANG phá
trừ từng phần VÔ-MINH cho đến VI-TẾ VÔ-MINH mới cùng tột Diệu-giác,
thành đạo Vô-thượng.)
]
Các thứ địa ấy, đều
lấy trí Kim-cang quán-sát mười thứ ví-dụ như-huyễn sâu-xa, trong
Xa-ma-tha, dùng phép Tỳ-bà-xá-na của các đức Như-lai mà thanh-tịnh tu-chứng,
lần-lượt đi sâu vào.
[
Các địa vị ấy, đều dùng “TÂM KIM-CANG” hay “TRÍ KIM-CANG” QUÁN LÝ “NHƯ-HUYỄN SÂU-XA”, tức là CHỈ và QUÁN KHÔNG HAI, ĐỊNH HUỆ BẤT NHỊ mà thanh tịnh tu chứng, lần lượt đi sâu vào.
Dùng “TRÍ KIM-CANG” QUÁN LÝ “NHƯ-HUYỄN SÂU-XA” LÀ:
1. Quán NGƯỜI như huyễn
2. Quán ÁNH NẮNG (DƯƠNG
DIỆM) như huyễn
3. Quán TRĂNG DƯỚI NƯỚC
như huyễn
4. Quán HOA ĐỐM TRONG HƯ
KHÔNG như huyễn
5. Quán TIẾNG VANG TRONG
HANG ĐỘNG như huyễn
6. Quán THÀNH CÀN THÁT
BÀ ( LÀM BẰNG HƠI SƯƠNG TRONG BIỂN) như huyễn
7. Quán MỘNG như huyễn
8. Quán BÓNG như huyễn
9. Quán TƯỢNG TRONG
GƯƠNG như huyễn
10. Quán ẢO HÓA như
huyễn.
]
A-nan, như thế, đều dùng
ba tiệm-thứ tăng-tiến, nên khéo thành-tựu 55 vị trong đường Bồ-đề chân-thật. Làm cái quán như vậy, gọi là chính-quán;
nếu quán cách khác, gọi là tà-quán".
]
Muốn thành tựu 55 vị trong đường Bồ-đề
chân thật, trước phải tu 3 TIỆM THỨ TĂNG TIẾN là:
1. Không ăn NGŨ VỊ TÂN
2. PHẢI NGHIÊM TRÌ GIỚI LUẬT
3. PHẢI NGĂN CHẶN VỌNG KHỞI CỦA HIỆN
NGHIỆP PHÁT SANH
KẾ TIẾP dùng TÂM KIM CANG quán LÝ NHƯ HUYỄN, để thành tựu 55 địa vị tu chứng.
Năm mươi lăm vị trong đường Bồ đề ( vì
Càn-huệ-địa là con đường mà chẳng CHÂN-THẬT, còn DIỆU-GIÁC thì
CHƠN THẬT mà chẳng phải là con đường, ĐÂY LÀ QỦA PHẬT. cho nên, chỉ
có 55 vị trong đường Bồ-đề chân-thật mà thôi.)
1. Thập tín [10]
2. Thập trụ [10]
3. Thập hạnh [10]
4. Thập hồi hướng [10]
5. Tứ gia hạnh [4]
6. Thập địa [10]
7. Đẳng giác [1]
Tuy biết con đường CHƠN THẬT chứng nhập CHƠN TÂM, nhưng trải qua các địa vị tu chứng gặp phải 50 loại ma chướng cùng với tập khí nhiều đời khó đoạn trừ, nếu MÊ MỜ CHƠN TÁNH, tự nghĩ rằng mình đã CHỨNG THÁNH, THÀNH PHẬT thì sẽ đi vào TÀ MA NGOẠI ĐẠO, khó CÓ NGÀY quây đầu trở lại theo CON ĐƯỜNG CHƠN THẬT.
Cho nên, PHẬT dạy phải trì “CHÚ THỦ LĂNG NGHIÊM”, thì không bị những TẬP KHÍ NHIỀU ĐỜI cùng MA-CHƯỚNG đến phá HOẠI CON ĐƯỜNG CHƠN THẬT THẲNG đến qủa DIỆU-GIÁC của CHƯ PHẬT.
Sức tu của người thời nay, phần nhiều bị Phiền Não ma hoặc Ngoại ma phá
hoại, chưa đủ để cho Thiên ma phải ra tay. Loại ma này chỉ đến
với những vị tu cao. Nếu Thiên ma quyết phá, những vị sức tu tầm thường khó có
hy vọng thoát khỏi.
Trong Kinh Lăng Nghiêm, vì thương đường tu nhiều hiểm nạn, đức Phật khuyên
các hành giả tham thiền nên kiêm trì mật chú, để được nhờ thần lực
gia hộ, thoát khỏi nạn ma thành tựu chánh định.
Ấn Quang đại sư đã bảo: "Mới xem qua, dường
như Kinh Lăng Nghiêm khác quan điểm với Tịnh Độ, nhưng xét nghĩ sâu
mới thấy kinh này trong vô hình đã khen ngợi tuyên dương Tịnh Độ. Tại sao thế?
Bởi bậc đã chứng đệ tam thánh quả A Na Hàm, còn có thể bị ma cảnh làm cho thối
đọa; thì sự niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ càng nổi bật thêm tánh cách trọng yếu, trong
ánh sáng nhiếp hộ của đức A Di Đà không còn nạn ma."
Comments
Post a Comment