Shurangama Mantra with Verses and Commentary
by Venerable Tripitaka Master Hsuan Hua
433. TÁT ĐỎA BÀ TỎA
薩埵婆寫
SATVA SASYA
Diệu
tai Tam Bảo Phật Pháp Tăng
Ngưỡng
kỳ chứng tri mặc mặc trung
Gia
bị hành nhân ly chướng ngại
Tảo
đăng vô thượng Đẳng Giác tôn.
妙哉三寶佛法僧
仰祈證知默默中
加被行人離障礙
早登無上等覺尊
TAM QUY-Y
Tự quy-y Phật, đương nguyện chúng-sanh, THỂ GIẢI ĐẠI ĐẠO, phát vô-thượng tâm.
THỂ GIẢI ĐẠI ĐẠO là nhận ra mình cùng chư PHẬT có cùng một “CHƠN TÂM THƯỜNG TRỤ, KHÔNG SANH KHÔNG DIỆT”. Cho nên, Qúy-vị mới phát TÂM tu theo lời PHẬT dạy, để thành tựu “QỦA” PHẬT tức là phát TÂM VÔ-THƯỢNG BỒ-ĐỀ.
Tự quy-y Pháp, đương nguyện chúng-sanh, THÂM NHẬP KINH-TẠNG, trí huệ như hải.
THÂM NHẬP KINH-TẠNG là do Y THEO PHÁP của PHẬT mà TU HÀNH như đọc tụng KINH LĂNG NGHIÊM chẳng hạn, thì trí huệ THÂM SÂU NHƯ BIỂN. Cho nên nói “TAM-TẠNG KINH ĐIỂN, LƯU NHẬP A-NAN TÂM” là vậy.
Tự quy-y Tăng, đương nguyện chúng-sanh, THỐNG-LÝ ĐẠI CHÚNG, nhứt thiết vô ngại.
THỐNG-LÝ ĐẠI CHÚNG là do Y THEO lời dạy của BỒ-TÁT TĂNG như ngài QUÁN-THẾ-ÂM, ngài ĐỊA-TẠNG, ngài PHỔ-HIỀN, ngài VĂN-THÙ chẳng hạn. Cho nên, ĐẠI CHÚNG ĐƯỢC HÒA HIỆP VÔ NGẠI không có việc tranh cải nhau. Đó là TỰ QUY-Y TĂNG.
Trong tất cả kinh của Thanh Văn Duyên Giác chẳng
nghe đức Phật có thường, lạc, ngã, tịnh, chẳng rốt ráo nhập diệt, Tam Bảo và Phật
tánh không có tướng sai khác, người phạm bốn trọng tội, hủy báng kinh điển Đại
Thừa, tạo tội ngũ ngịch và nhứt xiển đề, tất cả đều có Phật tánh. Nay ở kinh nầy
mà đặng nghe đó. Đây gọi là chẳng nghe mà được nghe.
Cao Quý Đức Vương Bồ Tát bạch Phật : “ Thế Tôn ! Nếu
nhứt xiển đề v.v… mà có Phật tánh, tại sao bọn họ lại đọa địa ngục ?
Bạch Thế Tôn ! Giả sử bọn họ có Phật tánh, sao lại
nói là không có thường, lạc, ngã, tịnh ?
Nếu dứt căn lành gọi là nhứt xiển đề, lúc dứt căn
lành tại sao Phật tánh lại chẳng dứt ? Phật tánh nếu dứt sao lại nói rằng thường,
lạc, ngã, tịnh ? Như Phật tánh chẳng dứt sao lại gọi là nhứt xiển đề ?
Bạch Thế Tôn ! Phạm bốn tội nặng gọi là bất định, hủy
báng kinh Đại Thừa, tạo tội ngũ nghịch cùng nhứt xiển đề đều gọi là bất định.
Những hạng nầy nếu quyết định làm sao đặng thành Vô Thượng Bồ Đề, Tu Đà Hoàn nhẫn
đến Bích Chi Phật cũng gọi là bất định, vì nếu quyết định lẽ ra Tu Đà Hoàn nhẫn
đến Bích Chi Phật đều chẳng được thành Vô Thượng Bồ Đề.
Bạch Thế Tôn ! Nếu phạm bốn tội nặng là chẳng quyết
định, thời Tu Đà Hoàn nhẫn đến Bích Chi Phật cũng là chẳng quyết địnyh, chư Phật
Như Lai cũng lại chẳng quyết định như thế thể tánh Niết Bàn cũng lại chẳng quyết
định, tất cả pháp cũng chẳng quyết định. Tại sao chẳng quyết định gọi là nhứt
xiển đề. Trừ nhứt xiển đề thời thành Phật đạo. Chư Phật Như Lai lẽ ra cũng như
vậy, nhập Niết Bàn rồi đáng lẽ cũng lại trở ra chẳng nhập Niết Bàn. Nếu như vầy
thời tánh Niết Bàn cũng là chẳng nhứt định. Vì chẳng nhứt định nên biết chẳng
có thường, lạc, ngã, tịnh. Sao lại nói rằng : Nhứt xiển đề v.v… sẽ đặng Niết
Bàn ?”
Đức Phật nói : “ Lành thay ! Lành thay ! Ông vì muốn
lợi ích an lạc chúng sanh, vì lòng từ bi xót thương thế gian, vì muốn sách tấn
các Bồ Tát phát Bồ Đề tâm, nên hỏi Phật những điều như vậy
Ông đã gần gũi vô lượng chư Phật quá khứ trồng những
căn lành, từ lâu đã thành tựu công đức Bồ Đề hàng phục các loài ma, đã giáo hóa
vô lượng vô biên chúng sanh đưa họ đến vô thượng chánh giác, từ lâu đã thông đạt
tạng thâm mật của Như Lai, đã từng đem những nghĩa thâm mật như trên thưa hỏi hằng
hà sa chư Phật thuở quá khứ. Tất cả thế gian hoặc người hoặc trời hoặc Sa Môn
hoặc Bà La Môn hoặc Ma Vương, Phạm Vương, ta đều không thấy ai có thể hỏi được
như vậy. Ông nên thành tâm lóng nghe.
Nầy Thiện nam tử ! Nhứt xiển đề cũng chẳng nhứt định.
Vì nếu nhứt định thời nhứt xiển đề trọn không thể đặng thành vô thượng chánh
giác. Vì chẳng nhứt định nên có thể đặng thành.
Như ông hỏi :
Phật tánh chẳng dứt, sao nhứt xiển đề lại dứt căn lành ?
Nầy Thiện nam tử ! Căn lành có hai thứ : Trong và
ngoài. Phật tánh chẳng phải trong chẳng phải ngoài, nên chẳng dứt.
Căn lành lại có hai thứ : Hữu lậu và vô lậu. Phật
tánh chẳng phải hữu lậu vô lậu nên chẳng dứt.
Lại có hai thứ căn lành : Thường và vô thường. Phật
tánh chẳng phải thường , chẳng phải vô thường nên chẳng dứt.
Nếu là những thứ bị dứt, thời trở lại đặng. Nếu chẳng
trở lại đặng thời gọi là chẳng dứt. Nếu dứt rồi trở lại đặng thời gọi là nhứt
xiển đề. Phạm bốn tội nặng, hủy báng đại thừa, tạo tội ngũ nghịch cũng chẳng nhứt
định như vậy. Vì nếu nhứt định thời những hạng nầy trọn chẳng thể đặng vô thượng
Bồ Đề.
Sắc cùng tướng của sắc, hương, vị, xúc, sanh đến vô
minh, ấm, nhập , giới, hai mươi lăm cõi, bốn loài sanh, tất cả pháp cũng đều
không có tướng nhứt định.
Ví như nhà ảo thuật ở trong đại chúng biến hóa làm
quân lính, chuỗi ngọc đồ trang sức, xóm làng, thành ấp, rừng cây, suối, ao,
sông, giếng. Trong đại chúng có bọn trẻ thơ vì không đủ trí, nên lúc xem coi
cho đó là thiệt. Người trí biết đó là hư dối , do sức ảo thuật làm lầm mắt người.
Tất cả phàm phu nhẫn đến Thanh Văn Bích Chi Phật, đối
với tất cả pháp thấy có tướng nhứt định. Chư Phật Bồ Tát đối với tất cả pháp chẳng
thấy tướng nhứt định.
KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN
PHẨM QUANG MINH BIẾN CHIẾU CAO QUÝ ĐỨC VƯƠNG BỒ TÁT
THỨ HAI MƯƠI HAI
Việt Dịch HT. Trí Tịnh
CHỖ PHI QUY Y
Như Kinh nói, người đã quy-y
Phật rồi, dù cho thiên thần còn không nên nương theo, huống chi là tà-ma
ngoại-đạo. Nhưng tại sao chư thiên cũng tôn quý, lại không phải là những bậc
đáng quy-y? Ta hãy xem một đoạn trong luận tạng như sau:
Do năm nhân duyên, nên biết chư thiên không phải là chỗ quy-y? Năm nhân duyên ấy là:
1- Do hình tướng.
2- Do tự tánh.
3- Do tác nghiệp.
4- Do pháp nhĩ.
5- Do nhân-quả.
1. Tại sao do hình
tướng, nên chư thiên không phải là chỗ quy-y?
Ấy bởi chư thiên không phải là
những vị mà người đời thường trông thấy, hoặc tiếp xúc nói chuyện. Có khi chư
thiên thần hình dáng oai mãnh, khác lạ, đáng khiếp sợ. Hơn nữa, chư thiên
thường buông lung theo sự tham ái vui chơi, bỏ việc lợi tha, không có lòng bi
mẫn, đối với nghĩa chân thật không thông đạt, chẳng biết những điều đáng làm
cùng không đáng làm.
Còn Đức Phật là bậc mà người
đời được trông thấy, thường tiếp xúc nói chuyện, hình tướng tươi đẹp, điềm
tĩnh, trang nghiêm. Như-Lai xa lìa sự tham ái, phóng dật, thương xót loài
hữu-tình, hằng có tâm lợi tha, biết việc đáng làm cùng không đáng làm, thông
đạt nghĩa chân thật.
Lại nữa, Như-Lai là bậc chân
quy-y, do bởi năm sự kiện: 1- Vì lợi ích tất cả hữu-tình mà tu chứng bồ-đề. 2-
Khéo xoay chuyển bánh xe chánh-pháp. 3- Tâm lợi tha bình đẳng, không phân biệt
ân, oán, thân, sơ cùng dị loại. 4- Bỏ tất cả cung điện, quyến thuộc, sự tôn
vinh, nhiếp trừ tham ái, các căn tịch tịnh. 5- Hay giải quyết tất cả mối nghi
cho chúng-sanh.
2- Tại sao do tự
tánh nên chư thiên không phải là chỗ quy-y?
Ấy bởi chư thiên còn tùy theo
phiền não, còn nghiệp hoặc, tánh chưa thuần thiện, không thể điều ngự kẻ khác
đúng theo đạo lý. Trái lại, Như-Lai lìa tất cả phiền não, tâm tánh thuần thiện,
khéo điều ngự tất cả loài hữu-tình.
3- Tại sao do tác
nghiệp, nên chư Thiên không phải là chỗ quy-y?
Ấy bởi chư thiên còn an trụ nơi
sự thọ hưởng dục lạc, có thể gây ra ác nghiệp và làm tổn hại cho loài hữu-tình.
Còn Đức Phật thì tâm quảng đại sáng suốt trong sạch, thường an trụ nơi chánh
định hay làm những việc lợi ích cho chúng-sanh.
4- Tại sao do pháp
nhĩ, nên chư thiên không phải là chỗ quy-y?
Ấy bởi tất cả kết quả tốt đẹp
an vui của thế gian và xuất thế gian đều do công lực của mình. Nếu tự mình
không gắng sức ra công làm lành tu tập, thì dù có hết sức thờ kính chư thiên,
cũng không thể được. Trái lại, tuy không kính thờ chư thiên mà gắng sức làm
lành tu tập cũng được kết quả tốt đẹp an vui.
5- Tại sao do
nhân-quả, nên chư thiên không phải là chỗ quy-y?
Nên suy gẫm: Kết quả của thân trời là do nghiệp trời, do cúng dường chư thiên, hay do vô nhân mà được? Nếu do tạo phước trời thì nên nương theo nghiệp lành của mình, không cần quy-y chư thiên kia. Nếu do vô nhân, thì cũng không cần quy-y chư thiên. Nếu do cúng dường, thì bởi dùng tâm nguyện được sanh cõi trời, hay dùng đồ cúng mà được sanh cõi trời? Nếu chỉ dùng đồ cúng thì tùy ý cúng dường bất cứ vị nào cũng được thân trời, cần chi phải quy kỉnh chư thiên? Nếu chỉ dùng tâm nguyện thì không cúng dường cũng được sanh cõi trời, cần chi dùng đồ cúng? Nếu nói dùng cả tâm nguyện và đồ cúng, thì người làm ác chỉ cần quy kỉnh cúng dường chư thiên cũng được làm thân trời hưởng phước lạc, chẳng lẽ trái với lẽ phải, với nhân-quả hay sao? Cho nên ngoại-đạo bảo chỉ quy kính cúng dường thiên thần, sẽ được sanh lên cõi trời hưởng phước an vui là không đúng với đạo lý.
(Luận
Du-Già-Sư-Ðịa)
Phật Học Tinh Yếu
Hòa Thượng Thích Thiền Tâm
Comments
Post a Comment