Shurangama Mantra with Verses and Commentary
by Venerable Tripitaka Master Hsuan Hua
381. BA RA BÀ RA ĐÀ PHẤN
婆囉波囉陀泮
VARA PRADĀYA PHAT
Quang
minh thọ lượng cập diệu âm
Cứu
cánh Cực Lạc Di Đà Tôn
Tây
phương Liên Hoa bộ khai hiện
Cao
đăng thượng phẩm nguyện tùy tâm.
光明壽量及妙音
究竟極樂彌陀尊
西方蓮華部開現
高登上品願隨心
MAU THÀNH TỰU NGUYỆN BA LA MẬT
ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT
HOA NGHIÊM KINH
Nhập Bất-Tư-Nghị Giải-Thoát Cảnh-Giới
Phổ-Hiền Hạnh-Nguyện Phẩm
Thứ Bốn Mươi
(Đời Đường, người nước Kế-Tân,
Tam-tạng SA-MÔN BÁT-NHÃ vưng chiếu dịch ra văn Hán)
của Phẩm PHỔ-HIỀN HẠNH -NGUYỆN
KINH THỦ LĂNG NGHIÊM
Việt Dịch: Cư Sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám
AN-LẬP CÁC THÁNH-VỊ
1. - Càn-tuệ-địa.
"A-nan, thiện-nam tử ấy, lòng dục-ái khô-cạn, căn và cảnh không ngẫu-hợp, thân-tàn hiện-tiền, không còn tiếp-tục sinh nữa, nắm cái tâm rỗng-sáng, thuần là trí-tuệ; tính trí-tuệ sáng-suốt cùng khắp, soi-thấu thập-phương thế-giới; chỉ có cái tuệ khô-khan ấy, nên gọi là Càn-tuệ-địa, tập-khí ngũ-dục mới khô-cạn, chưa tiếp-giáp với dòng nước Pháp của các đức Như-lai.
2. - Thập-tín.
Tức lấy cái tâm ấy, chính giữa chính giữa lần vào, tính viên-diệu mở-mang, từ chỗ chân-diệu-viên lại phát ra chân-diệu. Tính diệu-tín thường-trụ, tất-cả vọng-tưởng diệt hết không còn, trung-đạo được thuần-chân, gọi là Tín-tâm-trụ.
Chân-tín tỏ-rõ, tất-cả đều viên-thông, ba thứ ấm, giới, nhập không thể làm ngăn-ngại; như thế, cho đến trong vô-số kiếp quá-khứ, vị-lai, tất-cả tập-khí xả-thân, thụ-thân đều hiện ra trước mặt, thiện-nam-tử ấy đều có thể nhớ-nghĩ được, không quên mất gì; gọi là Niệm-tâm-trụ.
Tính diệu-viên thuần-chân, chân-tinh phát-hóa ra, các tập-khí vô-thủy đều thông vào một tính tinh-minh, chỉ dùng tinh-minh ấy, tiến đến chỗ chân-tịnh; gọi là Tinh-tiến-tâm.
Tâm-tinh hiện-tiền, thuần-dùng trí-tuệ; gọi là Tuệ-tâm-trụ.
Nắm-giữ trí-tuệ sáng-suốt, lặng-đứng cùng khắp, tính tịch-diệu thường đứng-lại; gọi là Định-tâm-trụ.
Định-quang phát-minh, đi sâu vào tính sáng-suốt, chỉ có tới, chứ không lui; gọi là Bất-thối-tâm.
Tâm an-nhiên đi tới, giữ-gìn không mất, giao-tiếp với khí-phần thập-phương Như-lai; gọi là Hộ-pháp-tâm.
Giữ-gìn tính giác-minh, có thể dùng diệu-lực xoay từ-quang của Phật về nơi mình và hướng về Phật mà an-trụ, cũng như hai gương sáng đối nhau, trong đó các bóng nhiệm-mầu lớp-lớp lồng nhau; gọi là Hồi-hướng-tâm.
Tự-tâm thầm xoay Phật-quang trở về, được vô-thượng diệu-tịnh thường-trụ của Phật, an-trụ nơi vô-vi, được không bỏ mất; gọi là Giới-tâm-trụ.
Tự-tại an-trụ nơi giới, có thể đi khắp mười phương, tùy nguyện mà đi; gọi là Nguyện-tâm-trụ.
3. - Thập-trụ
A-nan, thiện-nam-tử đó, dùng phương-tiện chân-chính phát được mười cái tâm ấy, tâm-tinh đã phát-huy, mười cái dụng ấy xen-lẫn với nhau, viên-thành một tâm; gọi là Phát-tâm-trụ.
Trong tâm phát ra sáng-suốt, như ngọc lưu-ly trong-sạch, ở trong hiện ra vàng-ròng; dùng cái diệu-tâm trước kia, sửa-sang thành chỗ nương-đứng; gọi là Trị-địa-trụ.
Tâm-địa biết khắp, đều được rõ-ràng, đi cùng mười phương, được không ngăn-ngại; gọi là Tu-hành-trụ.
Hạnh đồng với Phật, nhận khí-phần của Phật như thân trung-ấm tự cầu cha mẹ, âm-tín thầm-thông vào giống Như-lai; gọi là Sinh-quý-trụ.
Đã vào đạo-thai, chính mình nhờ được sự nuối-nấng của tính-giác, như cái thai đã thành, tướng người không thiếu; gọi là Phương-tiện-cụ-túc-trụ.
Hình-dáng như Phật, tâm-tướng cũng vậy; gọi là Chính-tâm-trụ.
Thân tâm hợp-thành, ngày càng tăng-trưởng; gọi là Bất-thối-trụ.
Linh-tướng mười thân, một thời đầy-đủ; gọi là Đồng-chân-trụ.
Hình đã thành, ra khỏi thai, chính mình làm Phật-tử; gọi là Pháp-vương-tử-trụ.
Nghi-biểu đã thành người lớn, như khi một quốc-vương, phân-công ủy-nhiệm cho thái-tử các việc nước, thì quốc-vương kia, lúc thái-tử trưởng-thành, bày ra lễ quán-đỉnh; gọi là Quán-đỉnh-trụ.
4. - Thập-hạnh
A-nan, thiện-nam-tử đã thành Phật-tử rồi, đầy-đủ diệu-đức vô-lượng của Như-lai và tùy-thuận mười phương; gọi là Hoan-hỉ-hạnh.
Khéo biết làm lợi-ích cho tất-cả chúng-sinh; gọi là Nhiêu-ích-hạnh.
Tự-giác và giác-tha, được không chống trái; gọi là Vô-sân-hận-hạnh.
Theo các chủng-loại mà hiện ra sắc-thân cùng-tột vị-lai, ba đời đều bình-đẳng, mười phương được thông-suốt; gọi là Vô-hận-hạnh.
Tất-cả đều hợp về đồng, nơi các thứ pháp-môn, được không sai-lầm; gọi là Ly-si-loạn-hạnh.
Rồi ở trong đồng, hiện ra các cái khác, nơi mỗi mỗi tướng khác, mỗi mỗi đều thấy là đồng; gọi là Thiện-hiện-hạnh.
Như vậy, cho đến mười phương hư-không, đầy khắp vi-trần và trong mỗi mỗi vi-trẩn hiện ra thập phương thế-giới; hiện vi-trần, hiện thế-giới, không ngăn-ngại nhau; gọi là Vô-trước-hạnh.
Các thứ hiện-tiền, đều là Đệ-nhất-ba-la-mật-đa; gọi là Tôn-trọng-hạnh.
Viên-dung như vậy, có thể thành-tựu quy-tắc của chư Phật mười phương; gọi là Thiện-pháp-hạnh.
Mỗi mỗi đều là Nhất-chân-vô-vi Thanh-tịnh-vô-lậu, vì tính bản-nhiên là như vậy; gọi là Chân-thật-hạnh.
5. - Thập-hồi-hướng
A-nan, thiện-nam-tử đó đầy-đủ thần-thông, thành-tựu Phật-sự rồi, toàn là một tinh-chân thuần-khiết, xa các lỗi-lầm, chính khi hóa-độ chúng-sinh mà diệt tướng năng-độ, sở-độ, xoay tâm vô-vi hướng về đường Niết-bàn; gọi là Cứu-hộ nhất-thiết chúng-sinh, Ly-chúng-sinh-tướng hồi-hướng.
Diệt-hoại tất-cả cái gì có thể diệt-hoại, viễn-ly các sự ly; gọi là Bất-hoại hồi-hướng.
Tính bản-giác đứng-lặng, giác-ngộ bằng Phật; gọi là Đẳng-nhất-thiết-Phật hồi-hướng.
Tinh-chân phát ra sáng-suốt, tâm-địa như Phật-địa, gọi là Chí-nhất-thiết-xứ hồi-hướng.
Thế-giới và Như-lai, dung-hợp vào nhau, được không ngăn-ngại; gọi là Vô-tận-công-đức-tạng hồi-hướng.
Nơi đồng với Phật-địa, trong ấy phát-sinh ra các nhân thanh-tịnh, nương nhân ấy mà phát-huy, đi đến đạo Niết-bàn; gọi là Tùy-thuận-bình-đẳng-thiện-căn hồi-hướng.
Chân-căn đã thành-tựu, thập phương chúng-sinh đều là bản-tính của mình, bản-tính viên-mãn thành-tựu, không bỏ mất chúng-sinh; gọi là Tùy-thuận-đẳng-quán-nhất-thiết chúng-sinh hồi-hướng.
Tức tất-cả pháp, ly tất-cả tướng, cả tức và ly, hai cái đều không dính; gọi là Chân-như-tướng hồi-hướng.
Thật được như-như, mười phương không ngăn-ngại; gọi là Vô-phược-giải-thoát hồi-hướng.
Tính-đức viên-mãn thành-tựu, lượng của pháp-giới diệt; gọi là Pháp-giới-vô-lượng hồi-hướng.
6. - Tứ-gia-hạnh.
A-nan, thiện-nam-tử đó, tu hết 41 tâm thanh-tịnh ấy rồi, thì lại thành-tựu bốn thứ gia-hạnh diệu-viên:
Tức lấy Phật-giác, dùng làm tâm mình, như ra nhưng chưa ra, ví-như dùi cây để cho ra lửa mà đốt cái cây; gọi là Noãn-địa.
Lại lấy tâm mình, thành chỗ đứng của Phật, hình-như nương, nhưng không phải nương, ví-như người lên chóp núi cao, thân đã vào hư-không, nhưng ở dưới còn chút ngăn-ngại; gọi là Đỉnh-địa.
Tâm và Phật là đồng, khéo được trung-đạo, ví-như người biết nhịn, không phải ôm vào, nhưng cũng không phải phát ra; gọi là Nhẫn-địa.
Số-lượng đều tiêu-diệt, mê, giác và trung-đạo, cả hai đều không có gì; gọi là Thế-đệ-nhất-địa.
7. - Thập-địa
A-nan, thiện-nam-tử đó thông-suốt đúng-đắn đạo Đại-bồ-đề, chỗ giác-ngộ thông với Như-lai, cùng-tột cảnh-giới của Phật; gọi là Hoan-hỉ-địa.
Tính khác nhập với đồng, tính đồng cũng diệt; gọi là Ly-cấu-địa.
Thanh-tịnh cùng-tột, sáng-suốt sinh ra; gọi là Phát-quang-địa.
Sáng-suốt tột, giác viên-mãn; gọi là Diệm-tuệ-địa.
Tất-cả cái đồng, cái khác, không thể đến được; gọi là Nan-thắng-địa.
Bản-tính thanh-tịnh vô-vi, chân-như tỏ-lộ; gọi là Hiện-tiền-địa.
Tột bờ-bến chân-như; gọi là Viễn-hành-địa.
Một tâm chân-như; gọi là Bất-động-địa.
Phát cái dụng chân-như; gọi là Thiện-tuệ-địa.
A-nan, các Bồ-tát đó, từ đây về trước, công-hạnh tu-tập đã xong, công-đức được viên-mãn, cũng gọi địa nầy là Tu-tập-vị; bóng từ, mây diệu, trùm bể Niết-bàn; gọi là Pháp-vân-địa.
8. - Kết-thúc bằng hai quả-vị Đẳng-giác và Diệu-giác.
Như-lai ngược dòng trở lại, vị Bồ-tát đó thuận dòng đi tới, giác-ngộ vào chỗ giao-tiếp với nhau; gọi là Đẳng-giác.
A-nan, từ tâm Càn-tuệ đến Đẳng-giác rồi, giác đó mới bắt-đầu được Sơ-càn-tuệ-địa trong tâm Kim-Cương; như vậy lớp-lớp tu đơn, tu kép 12 vị mới cùng tột Diệu-giác, thành đạo Vô-thượng.
Các thứ địa ấy, đều lấy trí Kim-cương quán-sát mười thứ ví-dụ như-huyễn sâu-xa, trong Xa-ma-tha, dùng phép Tỳ-bà-xá-na của các đức Như-lai mà thanh-tịnh tu-chứng, lần-lượt đi sâu vào.
A-nan, như thế, đều dùng ba tiệm-thứ tăng-tiến, nên khéo thành-tựu 55 vị trong đường Bồ-đề chân-thật. Làm cái quán như vậy, gọi là chính-quán; nếu quán cách khác, gọi là tà-quán".
Comments
Post a Comment