Shurangama Mantra with Verses and Commentary
by Venerable Tripitaka Master Hsuan Hua
344. A-LA-HÁN
阿羅漢
ARHANTA
La
Sát Vương chúng mãnh hựu hung
Tung
hoành vũ trụ thiện chiến tranh
Địa
không phi hành đa biến hóa
Hàng
phục oán ma chứng vô sanh.
羅剎王眾猛又兇
縱橫宇宙善戰爭
地空飛行多變化
降伏怨魔證無生
Hàng A LA HÁN tụng câu chú nầy, thì độ được chúng LA SÁT VƯƠNG.
Diệu Pháp Liên Hoa Kinh
Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn Phẩm
Hán dịch: Dao Tần, Tam Tạng Pháp sư Cưu-ma-la-thập.
Giảng Thuật: Hòa
Thượng Tuyên Hóa, Vạn Phật Thánh Thành.
Kinh văn:
"Hoặc cõi nước tam thiên đại thiên đầy dẫy cả Dạ-xoa, La-sát muốn đến hại người, nghe có
người xưng niệm danh hiệu Bồ-tát Quán Thế Âm, thì những ác quỷ ấy còn không dám
lấy mắt dữ tợn để nhìn huống chi là gia hại. Giả sử lại có người, hoặc có tội
hoặc không tội, bị gông cùm xiềng xích trói buộc thân mình, nếu xưng niệm danh
hiệu Bồ-tát Quán Thế Âm thì xiềng xích đứt hết, liền được giải thoát".
Ðoạn kinh này nói về việc giải trừ nạn quỷ Dạ-xoa, La-sát và nạn
gông cùm xiềng xích. "Hoặc cõi nước tam thiên đại thiên". Sao
gọi là cõi nước tam thiên đại thiên ? Nhân vì ba "thiên" (ngàn) nên
gọi là cõi nước tam thiên đại thiên. Thế giới chúng ta ở đây gồm có một mặt
trời, một mặt trăng, một núi Tu Di, một tứ thiên hạ. Một tứ thiên hạ gồm bốn
châu lớn : Nam Thiệm Bộ châu, Bắc Câu Lô châu, Tây Ngưu Hóa châu và Ðông Thắng
Thần châu. Bốn bộ châu lớn này thành một tứ thiên hạ. "Một" đây là
chỉ cho một núi Tu Di, một mặt trời, một mặt trăng và bốn châu. Một ngàn núi Tu
Di, một ngàn mặt trời mặt trăng, một cái tứ thiên hạ, gọi là một tiểu thiên thế
giới; một ngàn tiểu thiên thế giới thành một trung thiên thế giới; một ngàn
trung thiên thế giới mới tính là một đại thiên thế giới. Vì có ba chữ ngàn nên
gọi là Tam thiên đại thiên thế giới.
"Ðầy dẫy cả Dạ-xoa La sát" : Ở trong Tam thiên đại thiên thế giới đầy dẫy cả quỷ Dạ-xoa.
Quỷ Dạ-xoa có những loại : Phi hành dạ-xoa, Ðịa hành dạ-xoa và Không hành
dạ-xoa. Loại quỷ này chạy đi rất nhanh, hỏa tiễn bây giờ cũng chạy không kịp
tốc độ của nó, vì thế nó còn có tên là Tốc tật quỷ hay Tiệp tật quỷ. La-sát là
quỷ ăn tinh khí, nó chuyên môn ăn tinh khí của người. "Muốn đến hại
người": Loại quỷ Dạ-xoa, La-sát này chuyên môn hại
người, đến đâu cũng tìm cách quấy rầy người. Như bạn muốn phát tâm Bồ-đề, chúng
nhất định không bao giờ thích, chúng cố ý gây rắc rối cho bạn,và nghĩ ra mọi
cách ngăn cản khiến bạn không thể tu hành được rồi thối thất đạo tâm. Từ trước
quý vị đã phát tâm Bồ-đề một cách mạnh mẽ, nhưng nó lại lẻn vào thân tâm quý vị
làm cho quý vị tự nhiên khởi lên vọng tưởng: "Tu hành làm chi ! Học Phật
pháp để làm gì ! Thôi đừng nên học Phật pháp nữa ! Ði chỗ khác chơi, mọi việc
đều tự do theo ý mình, thích nhảy đầm thì nhảy, thích nghe âm nhạc thì nghe.
Còn học Phật ư ! Cái này không được làm, cái kia không được làm, có biết bao
cái không được làm! Lại không được xem hát, không được uống rượu, không được
hút thuốc nữa, cả khối việc phải kiêng cử ! Phật pháp quả là càng học càng rắc
rối !" Ai có ý nghĩ đó thì là quỷ Dạ-xoa, La-sát đến xúi bẫy đó. Có người
muốn xuất gia làm hòa thượng. Nó xui vị ấy nghĩ : "A, làm hòa thượng cực
lắm ! Cả ngày làm việc quần quật, lại ăn không ngon, mặc không đẹp, cực khổ quá
mức ! Ði tu để làm gì ?" Nghĩ thế rồi thối tâm đi. Lại có vị muốn làm
Tỳ-kheo-ni, quỷ Dạ-xoa, La-sát sẽ đến giục vị ấy nghĩ: "Ối chào ! Nên đi
lấy chồng đi ! Lấy chồng mỗi ngày có chồng bầu bạn, vừa lòng thích ý hơn".
Làm cho quý vị đừng phát tâm Bồ-đề nữa, chính là công việc của quỷ Dạ-xoa
La-sát đấy. Chúng chuyên môn làm tổn hại đạo tâm Bồ-đề, phá hoại việc tu hành
của người. Vì thế nói : "Muốn đến hại người".
"Nghe người xưng niệm danh hiệu của Bồ-tát Quán Thế
Âm". Cho dù có rất nhiều quỷ Dạ-xoa La-sát muốn đến làm hại, gây
phiền phức cho người. Nhưng một khi chúng nghe quý vị niệm "Nam mô Quán
Thế Âm Bồ-tát" thì "những ác quỷ ấy còn không dám lấy mắt dữ tợn để nhìn". Một
khi quý vị niệm Bồ-tát Quán Thế Âm, tự nhiên hào quang tỏa sáng, bọn quỷ ấy
muốn nhìn quý vị cũng không nhìn thấy được. Vì chúng thấy quý vị có ánh sáng
chói lòa như đèn điện, mở mắt không ra. Cho nên nói là : "Còn không thể
lấy mắt dữ tợn để nhìn". - "Huống là gia hại" : Cả đến mắt cũng
không thể mở thì làm sao gia hại được ? Tự nhiên nó phải chạy xa thôi. Vì thế
quý vị phải luôn luôn niệm danh hiệu Bồ-tát Quán Thế Âm thì mới được Ngài bảo
hộ cho.
"Giả sử lại có người", là giả sử còn có một người. "Hoặc có tội hoặc không tội" :
Không luận là có tội hay không. "Bị gông cùm xiềng xích trói buộc thân mình" :
Người có tội tất nhiên bị chính phủ bắt giư,õ bị còng tay, mang gông, đóng
trăn. Người "có tội" là chỉ người phạm tội,; còn người "không
tội" là chỉ người bị oan uổng, bị vu cáo, bản thân không phạm phải tội
lỗi, nhưng bị chính phủ bắt giữ cầm tù trong ngục, tay mang còng, chân mang
gông. Gông cùm xiềng xích là những hình cụ xử phạt mà tội nhân phải mang, nó
dùng để trói buộc người. "Nếu xưng niệm danh hiệu Bồ-tát Quán Thế Âm" :
Nếu ngay lúc đó người ấy có thể xưng niệm "Nam mô Ðại bi Quán Thế Âm
Bồ-tát". "Thì
thảy đều đứt lìa" : Những thứ hình cụ gông cùm xiềng
xích này bèn tự nhiên bị gãy đứt. "Liền được giải thoát" : Tức thời được
giải thoát tự do ngay vì còng tự động đứt, gông tự nhiên mở. Nói tóm lại, bất
cứ hình cụ nào đang ở trên thân đều tự nhiên rơi rụng xuống. Việc này tôi đã
chứng kiến rất nhiều. Có lần đó, tôi ở chùa Nam Hoa, vào thời kỳ Nhật Bản xâm
lược Trung Quốc, tôi gặp một vị Sư bị quân Nhật bắt giam vào ngục, tay chân đều
bị xiềng xích cả. Vị Sư ấy ở trong ngục suốt ngày đều niệm danh hiệu Bồ-tát
Quán Thế Âm liên miên không dứt. Vào một buổi chiều, bỗng nhiên những gông cùm
trên thân Sư đều bị gãy đứt, cửa ngục cũng tự động mở ra nên trốn thoát được.
"Nếu trong cõi nước tam thiên đại thiên đầy cả oán tặc,
có một vị thương chủ dẫn các lái buôn mang theo hàng quý báu đi qua đường hiểm
trở. Trong đó có một người xướng rằng : Này các người, chớ có sợ hãi ! Các
người hãy nhất tâm xưng niệm danh hiệu Bồ-tát Quán Thế Âm đi. Vị Bồ-tát ấy hay
ban cho chúng sanh niềm không lo sợ. Các người nếu xưng danh hiệu Ngài thì sẽ
thoát khỏi các oán tặc này. Mọi người nghe nói đều cất tiếng niệm : ỔNam mô
Quán Thế Âm Bồ-tátỖ. Do nhờ xưng niệm danh hiệu mà được giải thoát".
"Nếu trong cõi nước tam thiên đại thiên" : Giả sử trong cõi nước của tam thiên đại thiên này. "Ðầy cả oán
tặc" : Bất cứ chỗ nào trong cõi nước tam thiên đại
thiên này đều có oán tặc. Oán tặc là ngày xưa họ có oan trái với quý vị nên đời
này làm giặc để cướp của cải quý vị. "Có một vị thương chủ dẫn các lái buôn mang
theo hàng hóa đi qua đường hiểm trở" : Có một người
buôn bán dẫn theo rất nhiều người lái buôn, lại có mang theo rất nhiều bảo vật
giá trị phi thường, đi qua một nơi có nhiều giặc cướp thổ phỉ. "Trong đó có
một người xướng lên rằng: 'Này các người, chớ sợ hãi! Các người hãy nhất tâm
xưng niệm danh hiệu Bồ-tát Quán Thế Âm đi. Vị Bồ-tát ấy hay ban cho chúng sanh
niềm không lo sợ. Các người nếu xưng danh hiệu Ngài thì sẽ thoát khỏi các oán
tặc này'": Nhưng trong số những người lái buôn đó có
một người đề nghị với mọi người như thế này : "Thưa quý ông, quý anh em,
quý bạn ! Các người đừng nên sợ hãi. Mọi người chúng ta nên nhất tâm chuyên
niệm 'Nam mô Quán Thế Âm Bồ-tát' đi, vì vị Bồ-tát này hay dùng tinh thần vô úy
bảo hộ cho tất cả chúng sanh. Hiện tại mọi người chúng ta nếu hay niệm danh
hiệu Ngài thì hiện tại chúng ta gặp bọn oán tặc, chúng ta tự nhiên được thoát
nạn mà không phải bị thổ phỉ cướp giựt hay giết hại". "Mọi người
nghe nói đều cất tiếng niệm : 'Nam mô Quán Thế Âm Bồ-tát'. Do nhờ xưng niệm
danh hiệu mà được giải thoát" : Những người lái buôn
kia nghe nói rồi đều đồng loạt cất tiếng niệm : "Nam mô Quán Thế Âm
Bồ-tát". Nhờ niệm danh hiệu Bồ-tát Quán Thế Âm mà được thoát khỏi nạn oán
tặc, không bị thổ phỉ cướp giựt. Nhơn vì có sự linh cảm không thể nghĩ bàn ấy
nên mỗi người đều phải thành tâm thật ý xưng niệm danh hiệu Ngài, chớ có hoài
nghi.
"Này Vô Tận Ý ! Ðại Bồ-tát Quán Thế Âm có sức oai thần
cao vọi như thế".
Ðức Phật Thích-ca Mâu-ni sau khi giảng giải lý lẽ như trên xong,
lại gọi tiếp : "Này Vô Tận Ý ! Sức oai thần của Bồ-tát Quán Thế Âm thật là
rộng lớn cao cả !" Nói mãi không rồi, giảng hoài không hết.
KINH KIM CANG
BÁT NHÃ BA LA MẬT
Việt Dịch : HT.Trí Tịnh
NHỨT TƯỚNG KHÔNG CÓ
TƯỚNG
"Tu-Bồ-Đề! Vị
Tu-Đà-Hoàn có thể tự nghĩ là mình chứng được quả Tu-Đà-Hoàn chăng?"
Ông Tu-Bồ-Đề bạch
rằng: "Bạch đức Thế-Tôn, không thể được! Bởi vì sao? Vì vị Tu-Đà-Hoàn, gọi
là bực Nhập-Lưu, và chính không nhập vào nơi đâu, chẳng vào sắc, thanh, hương,
vị, xúc, pháp, đó gọi là Tu-Đà-Hoàn".
"Tu-Bồ-Đề! Ý
của ông nghĩ thế nào? Vị Tư-Đà-Hàm có thể tự nghĩ rằng mình được quả Tư-Đà-Hàm
chăng?"
Ông Tu-Bồ-Đề bạch
rằng: "Bạch đức Thế-Tôn không thể được! Bởi vì sao? Vì vị Tư-Đà-Hàm gọi là
bực Nhất-Vãng-Lai, mà thiệt không có vãng-lai, đó gọi là Tư-Đà-Hàm".
"Tu-Bồ-Đề! Ý
của ông nghĩ thế nào? Vị A-Na-Hàm có thể tự nghĩ rằng, mình được quả A-Na-Hàm
chăng?"
Ông Tu-Bồ-Đề bạch
rằng: "Bạch đức Thế-Tôn không thể được! Bởi vì sao? Vì vị A-Na-Hàm gọi là
bực Bất-Lai, mà thiệt không có tướng bất-lai, cho nên gọi là A-Na-Hàm".
"Tu-Bồ-Đề! Ý
của ông nghĩ thế nào? Vị A-La-Hán có thể tự nghĩ rằng, mình chứng được quả vị A-La-Hán
chăng?"
Ông Tu-Bồ-Đề bạch
rằng: "Bạch đức Thế-Tôn không thể được! Bởi vì sao? Vì thiệt không có pháp
chi gọi là A-La-Hán. Bạch đức Thế-Tôn! Nếu như vị A-La-Hán nghĩ thế nầy: Ta
chứng được quả vị A-La-Hán, thời chính là còn chấp-trước tướng ngã, nhân,
chúng-sanh, thọ-giả.
Bạch đức Thế-Tôn!
Đức Phật dạy rằng con được môn "vô-tranh tam-muội", là bực nhứt trong
mọi người, là bực A-La-Hán ly-dục thứ nhứt.
Bạch đức Thế-Tôn!
Nếu con tự nghĩ rằng mình được quả-vị A-La-Hán, thời chắc đức Thế-Tôn chẳng
nói: Tu-Bồ-Đề là người ưa hạnh tịch-tịnh. Bởi Tu-Bồ-Đề thiệt không khởi một
niệm, mới gọi Tu-Bồ-Đề là ưa hạnh tịch tịnh".
Bồ Đề Đạt Ma
NGỘ TÁNH LUẬN
Việt Dịch : HT.Trí Tịnh
IV.- TÂM BẤT KHẢ ĐẮC
- Biết tâm là không gọi đó là thấy Phật.
- Vì chư Phật đều vô tâm, nên chẳng thấy tâm gọi là thấy Phật.
Tri tâm thị không danh vi kiến Phật.
Hà dĩ cố? Thập phương chư Phật giai dĩ vô tâm. Bất kiến ư tâm danh vi kiến Phật.
PHỤ CHÚ:-
Tổ Huệ Khả
trình bày: “Tìm tâm trọn không thể được”.
Kinh Kim Cang dạy:
“Tâm quá khứ chẳng thể được. Tâm hiện tại
chẳng thể được. Tâm vị lai chẳng thể được”.
Luận Khởi Tín
nói: “Đại Bồ tát thấy tâm không sanh, hết
vô minh thành cứu cánh giác”.
Ngược lại, hàng
phàm phu luôn có tâm, dùng tâm duyên lấy tâm, tâm tâm diệt sanh nối nhau mãi
thành vọng hoặc.
Nếu niệm trước
không sanh, niệm sau không diệt; đây là chơn tâm hiển hiện, chơn Phật viên
thành, há lại chỉ có thấy Phật ư!
Đàn Kinh nói: “Niệm trước chẳng sanh là tâm, niệm sau
không diệt là Phật”.
BỔN-THÂN NGÀI KIẾU-HÁM THẦN-TƯỚNG
Giả Kiết Ra A Tất Đà Dạ [68]
Sắc thân tam muội hiện tam thiên
Kiến tướng văn danh thoát vô gián
Liễu sanh đại pháp đăng bỉ ngạn
Hàm mông nhiếp thọ giác vương tiền.
Pháp cổ phủ xao chấn quý lung
Pháp vân phổ âm lợi vạn vật
Pháp vũ biến sái nhuận quần sinh.
Niệm
Phật Thập Yếu
Hòa Thượng Thích Thiền Tâm
Làm Thế Nào Để
Thành Mãn Bồ Đề Tâm
Đã phát Bồ Đề tâm, suy tư kỹ đối với căn cảnh thời
nay, phải dùng phương tiện nào cho tâm ấy được thành tựu viên mãn? - Muốn cho
sự tự lợi lợi tha của nguyện Bồ Đề được toàn vẹn, không chi hơn cầu sanh Tịnh
Độ. Đây là sự kiện thiết yếu thứ ba mà hành giả cần lưu ý.
Một vị cao đức thời xưa, sau khi phát đại nguyện tu
hành, đã thốt ra câu:
Quả thật, khi xem qua lời này, rồi suy lường so sánh từ
pháp môn đến căn cơ và hoàn cảnh thời nay, có lẽ tu Tịnh Độ là đường an ổn vẹn
toàn nhất.
Có người hỏi: - Đã phát tâm độ sanh, thì nên trụ ở thế
giới Ta Bà, vì nơi đấy có nhiều chúng sanh khổ cần phải tế độ, tại sao lại cầu
sanh về Tây Phương?
- Xin thử hỏi lại: Độ sanh cần có điều kiện chi để thực
hiện? Phải chăng là cần có: phước đức, trí huệ, biện tài, thần thông, tướng
hảo? (Mà trong những phương diện ấy, chúng ta đã có một phần nào chưa?) Chỉ
riêng về điểm phá phiền hoặc để phát sanh trí huệ cho khỏi bị trần cảnh làm mê,
còn là điều không phải dễ! Cổ đức đã bảo: "Đoạn kiến hoặc khó như ngăn
dòng nước bốn mươi dặm!" Như thế, nói chi đến đoạn tư hoặc, trần sa hoặc
và vô minh? Kiến hoặc, nói đơn giản, là những phiền não thấy chấp về phần thô;
tư hoặc là phiền não về phần tế. Từ vô lượng kiếp đến nay, chúng ta đã huân tập
vào tâm thức những ô nhiễm tham sân si, và không biết bao nhiêu là sự thấy hiểu
sai biệt, liệu trong một thời gian ngắn của đời này, ta có thể tiêu diệt hết nó
được chăng? Người tu hiện nay, phần nhiều phước mỏng huệ cạn, chỉ một câu A Di
Đà Phật, niệm còn không dễ thuần thục, đề cập chi đến sự tự tại độ sanh là việc
xa vời? Cho nên điều cần thiết trước mắt, là chúng ta nên cầu sanh Tây Phương,
trước tế độ mình cho khỏi bị đọa luân hồi, nương thắng duyên ở cảnh giới ấy mà
tinh tấn tu hành. Chờ đến khi được chứng quả, đủ trí huệ, biện tài, thần thông,
tướng hảo, chừng ấy sẽ trở lại Ta Bà độ sanh, mới có phần tự tại. Tuy nhiên,
đối với bổn phận và bi tâm của người tu, không phải bác bỏ hẳn sự độ sanh trong
hiện đời. Nhưng sự lợi người nơi hiện tại của chúng ta, thật ra chỉ ở trong
cảnh tùy sức tùy duyên, như người rớt xuống dòng mê, vừa tự lội vào bờ, vừa kêu
gọi khuyên kẻ khác lội theo mà thôi.
Luận rộng thêm, dù chứng đến quả Vô Sanh, tuy muốn tu
cho sáu độ được hoàn mãn cần phải ở nơi cõi ác trược nhưng thật ra cũng không
thể xa lìa Tịnh Độ. Tại sao thế? - Như trong kinh nói, bậc Sơ Địa Bồ Tát còn
không thể biết chỗ giở chân lên, để chân xuống của hàng Nhị Địa, huống chi là
biết được cảnh giới của Như Lai? Vì lẽ ấy, nên trong hải hội Hoa Nghiêm, sau
khi giảng thuyết mười đại nguyện vương, đức Phổ Hiền liền dùng lời kệ khuyến
tấn chư Bồ Tát khắp trong năm mươi mốt ngôi vị là: Thập Tín, Thập Trụ, Thập
Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Địa và Đẳng Giác cầu sanh về Cực Lạc. Bởi nơi Tịnh
Độ Phật thường hiện thân, muốn vào cảnh giới thâm mật của Như Lai, Bồ Tát phải
năng gần gũi Phật. Cho nên những bậc đăng địa Bồ Tát đều phải một mặt phân thân
ở các Uế Độ lập bồi công hạnh, mặt khác lại hiện thân nơi các Tịnh Độ gần gũi
học hỏi chư Phật để cầu bước tiến tu. Sự vãng sanh Tịnh Độ rất cần cho từ hạnh
bạt địa phàm phu đến bậc Đẳng Giác Bồ Tát là như thế.
Cứ như ba sự kiện trên, nẻo luân hồi có nhiều chướng nạn, nếu chưa chứng quả Vô Sanh, khi chuyển thế dễ bị hôn mê sa đọa. Cho nên muốn bảo đảm tâm đại Bồ Đề không bị thối thất và để thành mãn nguyện này, chẳng những hàng phàm phu như chúng ta, vì gấp giải quyết vấn đề sanh tử luân hồi trước mắt, cần phải cầu vãng sanh. Mà đến hàng siêu địa Bồ Tát, nếu muốn vào cảnh giới thâm mật của Như Lai cùng hoàn mãn đại nguyện ấy, cũng không thể xa lìa Tịnh Độ.
Comments
Post a Comment