Shurangama Mantra with Verses and Commentary
by Venerable Tripitaka Master Hsuan Hua
382. A TỐ RA
阿素囉
ASURA
Phá
toái Tu La sân khuể si
Hảo
dũng đấu ngoan phi thiên thời
Nữ
đố nam xú bất đoan chánh
Nghiệp
báo sở cảm đại tổn thất.
破碎修羅瞋恚癡
好勇鬥狠非天時
女妒男醜不端正
業報所感大損失
MAU THÀNH TỰU NHẪN BA LA MẬT
NHẪN BA LA MẬT
(Không có tướng
ngã, không có tướng nhân, không có tướng chúng-sanh, không có tướng thọ-giả.)
Bấy giờ, ông
Tu-Bồ-Đề nghe đức Phật nói kinh nầy, thời ông hiểu thấu nghĩa-thú của kinh, nên
ông buồn khóc, rơi lệ mà bạch với đức Phật rằng:
"Hi-hữu thay,
đức Thế-Tôn! Đức Phật nói kinh điển rất sâu xa dường ấy, từ ngày trước khi đặng
huệ-nhãn đến nay, con chưa từng được nghe kinh điển như thế nầy.
"Bạch đức
Thế-Tôn! Nếu lại có người được nghe kinh nầy, mà có lòng tin thanh-tịnh, thời
chính là sanh thiệt-tướng. Phải biết người ấy thành-tựu công-đức hi-hữu bực
nhất.
Bạch đức Thế-Tôn!
Thiệt-tướng đó chính chẳng phải tướng, cho nên đức Như-Lai gọi là thiệt tướng.
Bạch đức Thế-Tôn!
Nay con được nghe kinh-điển như thế nầy, con tin hiểu, thọ trì, chẳng đủ lấy
làm khó.
Nếu khoảng năm-trăm
năm rốt sau ở đời tương-lai, mà có chúng-sanh nào đặng nghe kinh nầy, rồi tin
hiểu thọ-trì, thời người ấy chính là hi-hữu bực nhứt.
Bởi vì sao? Người
ấy không có tướng ngã, không có tướng nhân, không có tướng chúng-sanh, không có
tướng thọ-giả.
Vì sao thế? Vì
tướng ngã chính là không phải tướng, tướng nhân, tướng chúng-sanh, tướng
thọ-giả, chính là không phải tướng!
Bởi vì sao? Vì rời
lìa tất cả tướng, chính đó gọi là chư Phật".
Đức Phật bảo ông
Tu-Bồ-Đề: "Đúng thế! Đúng thế! Lại như có người được nghe kinh nầy mà lòng
không kinh-hãi, không e sợ, không nhút-nhát, thời phải biết, người đó rất là
hi-hữu. Bởi vì sao? Nầy Tu-Bồ-Đề! Đức Như-Lai nói môn Ba-la-mật thứ nhất chính
chẳng phải môn Ba-la-mật thứ nhất, đó tạm gọi là môn Ba-la-mật thứ nhất.
Tu-Bồ-Đề! Môn Nhẫn-
nhục Ba-la-mật, đức Như-Lai nói đó chẳng phải Nhẫn-nhục Ba-la-mật, mà tạm gọi
là Nhẫn-nhục Ba-la-mật.
Bởi vì sao? Nầy
Tu-Bồ-Đề! Như Ta thuở xưa, bị vua Ca-Lợi chặt đứt thân thể. Trong lúc đó, Ta
không có tướng ngã, không có tướng nhân, không có tướng chúng-sanh, không có
tướng thọ-giả.
Vì sao vậy? Vì thuở
xưa, trong lúc thân phận bị chặt rời rã đó, nếu Ta còn có tướng ngã, tướng
nhân, tướng chúng-sanh, tướng thọ-giả, thời lẽ ra Ta khởi lòng hờn-giận.
Nầy Tu-Bồ-Đề! Ta
lại nhớ hồi thuở quá-khứ, trong năm trăm đời, Ta làm vị Tiên nhẫn-nhục. Trong
bao nhiêu đời đó, Ta không tướng ngã, không tướng nhân, không tướng chúng-sanh,
không tướng thọ-giả.
Tu-Bồ-Đề! Vì thế
nên, Bồ-tát phải rời lìa tất cả tướng, phát tâm Vô-thượng Chánh-đẳng
Chánh-giác. Chẳng nên trụ-trước nơi sắc mà sanh tâm, chẳng nên trụ-trước nơi
thanh, hương, vị, xúc, pháp, mà sanh tâm. Nên sanh tâm không trụ-trước vào đâu
cả.
Nếu như tâm còn có
chỗ để trụ, thời chính là chẳng phải trụ, cho nên đức Phật nói, tâm của Bồ-tát
chẳng nên trụ-trước nơi sắc mà bố-thí.
Nầy Tu-Bồ-Đề! Bồ-tát
vì lợi-ích cho tất cả chúng-sanh, nên phải bố-thí như thế. Đức Như-Lai nói tất
cả các tướng chính là không phải tướng, lại nói tất cả chúng-sanh chính là
chẳng phải chúng-sanh.
Nầy Tu-Bồ-Đề! Đức
Như-Lai là bực nói lời chân-chánh, lời chắc-thiệt, lời đứng-đắn, lời không
phỉnh-phờ, lời không sai-khác.
Nầy Tu-Bồ-Đề! Pháp
của đức Như-Lai chứng đặng, pháp ấy, không thiệt, không hư.
Nầy Tu-Bồ-Đề! Nếu
tâm của Bồ-tát trụ-trước nơi pháp mà làm việc bố-thí, thời như người vào chỗ
tối-tăm, liền không thấy đặng chi cả.
Nếu tâm của Bồ-tát,
không trụ-trước nơi pháp mà làm việc bố-thí, thời như người có mắt sáng, lại có
ánh-sáng của mặt-trời chiếu đến liền thấy các thứ hình-sắc.
Nầy Tu-Bồ-Đề! Về đời đương-lai, nếu có trang thiện-nam, người thiện-nữ nào, có thể thọ-trì, đọc tụng kinh nầy, liền được đức Như-Lai dùng trí-huệ của Phật, đều biết rõ người ấy, đều thấy rõ người ấy, thảy đều được thành-tựu công-đức vô-lượng, vô-biên.
KINH KIM CANG
BÁT NHÃ BA LA MẬT
Việt Dịch : HT.Trí Tịnh
Comments
Post a Comment