Shurangama Mantra with Verses and Commentary
by Venerable Tripitaka Master Hsuan Hua
438. GIÀ BÀ HA RA
伽婆訶囉
GARBHA HĀRĀ
Đại
Không Vương Phật chủ uy thần
Hàng
phục hấp thai ác tánh linh
Đãn
nguyện chúng sanh đồng hướng thiện
Phùng
hung hóa cát ngộ cứu tinh.
大空王佛主威神
降伏吸胎惡性靈
但願眾生同向善
逢凶化吉遇救星
UM! GIÀ BÀ HA RA.
HÀNG PHỤC QUỶ ĂN THAI,
PHÁT BỒ-ĐỀ TÂM, TU BỒ-TÁT ĐẠO, THÀNH NHỨT THIẾT CHỦNG
TRÍ.
NGHĨA QUYẾT ĐỊNH VỀ ĐOẠN TÂM GIẾT HẠI
Này A-nan, lại chúng sanh trong sáu đường trên các thế giới, không có tâm sát hại thì không theo đó mà tiếp tục sanh tử. Ông tu chánh định vốn muốn ra khỏi trần lao, không trừ tâm sát hại thì không thể ra khỏi trần lao. Dù có nhiều trí tuệ, thiền định hiện tiền, nếu không dứt trừ tâm sát ắt rơi vào thần đạo. Người bậc trên thành đại lực quỷ, bậc giữa làm phi hành dược-xoa, các loài quỷ soái v.v..., bậc dưới làm địa hành la-sát.
Đây cũng là quỷ
nhưng gọi là thần. Thần và quỷ đều là người âm, nếu ít phước thì gọi là quỷ,
còn có phước và có uy lực hơn gọi là thần. Ví dụ những người đi đánh giặc thắng
trận chết được phong thần. Đó cũng là quỷ thôi, ở trong nghiệp quỷ nhưng có uy
lực, có đồ đệ sai khiến được.
Phi hành
dược-xoa là
loài dược-xoa bay đi trong không. Địa hành
la-sát là loài la-sát đi dưới đất không bay được.
Các loài quỷ thần
kia cũng có đồ chúng, mỗi mỗi đều tự cho là đã thành đạo Vô thượng. Sau khi ta
diệt độ, ở trong đời mạt pháp, phần nhiều các loại quỷ thần này hưng thịnh ở
thế gian, tự nói ăn thịt được đạo Bồ-đề.
Qua những kinh
nghiệm trên thế gian, chúng ta thấy có những người tu thành quỷ thần, người ta
hay gọi là bề trên, ở cõi trên. Những người đó tự cho mình đã được đạo, họ tự
mãn trong cảnh của họ chứ không thấy rằng mình là quỷ thần. Do vậy họ cũng thâu
đồ đệ, khi dựa ai, bắt ai, phá ai, họ cũng nói đi theo con đường của họ sẽ được
an vui sung sướng.
Như hôm rồi, có một
cô tự xưng là mẹ trên sai xuống, dựa vào một người đàn bà, đến chỗ tôi nói rằng
cô muốn đi giáo hóa những người này người kia, hướng dẫn họ về hầu mẹ. Như vậy
những người trên kia sai đồ đệ họ xuống. Họ tưởng là họ đang giáo hóa mọi
người, cho về trên kia hưởng cảnh thanh nhàn sung sướng, chứ không nghĩ họ cũng
đang đi trong đường quỷ thần. Vì vậy rất dễ bị lầm. Quý vị nào có nghiên cứu kỹ
các tôn giáo ở Việt Nam, sẽ thấy có những lối tu này.
Này A-nan, ta cho
phép các thầy Tỳ-kheo ăn ngũ tịnh nhục. Thịt này đều do thần lực của ta biến
hóa mà sanh ra, vốn không có mạng căn. Xứ Bà-la-môn các ông đất phần nhiều nóng
ướt, lại thêm cát sỏi nên rau cỏ không thể sanh sống. Ta do lòng đại bi, dùng
sức thần lực mà gia bị. Nhân lòng đại từ bi giả gọi là thịt, các ông mới được
cái vị kia.
Trong giai đoạn ban
đầu Phật mới thành đạo, có một số thầy Tỳ-kheo đi khất thực, Phật cho ăn ngũ tịnh nhục là năm thứ
thịt thanh tịnh: không thấy giết, không nghe giết, không nghi giết cho mình ăn,
con vật tự chết, thịt còn thừa do những con thú khác giết ăn còn dư lại. Do các
thầy Tỳ-kheo đi tới xứ của Bà-la-môn, đất đai khô cằn. Những vùng ở gần sa mạc
không có rau cải nên không có đồ chay để ăn, Phật mới hóa ra những con cá chết,
nai chết, dân lấy đó xẻ thịt cúng dường chư tăng. Chư tăng tuy ăn thịt cá,
nhưng đó là do oai thần của Phật hóa hiện chứ không phải thật.
Tại sao, sau khi
Như Lai diệt độ, người ăn thịt chúng sanh mà gọi là Thích tử! Các ông phải
biết, người ăn thịt ấy dù tâm được khai mở, giống như được chánh định, đều là
đại la-sát. Khi báo thân mạng chung, ắt chìm trong biển khổ sanh tử, không phải
là đệ tử của Phật. Người như thế giết nhau, ăn nuốt lẫn nhau chưa thôi dứt, làm
sao người ấy được ra khỏi tam giới?
Phật quở nặng quá!
Người ăn thịt chúng sanh sẽ chìm trong biển sanh tử. Vì còn giết nhau, ăn nuốt
nhau chưa thôi thì làm sao ra khỏi tam giới. Do vì nợ trả không xong, làm sao
ra khỏi ba cõi.
Kinh này nặng về
Đại thừa, lấy đại bi làm trên. Do lòng đại bi, đối với tất cả chúng sanh đều
thương, muốn cho chúng sanh thảy được giải thoát an lạc. Vì vậy không vì sự
sống của mình mà dùng tới sinh mạng hay dùng thịt của chúng sanh. Đức Phật đại
bi nên đệ tử Phật cũng học theo tâm đại bi đó.
Ông dạy người đời
tu chánh định, kế đó phải dứt trừ sát sanh. Đây gọi là lời dạy rõ ràng, thanh
tịnh, quyết định thứ hai của Như Lai, Phật Thế Tôn trước. Thế nên A-nan, nếu người
không dứt trừ giết hại mà tu thiền định, cũng giống như có người tự bít kín lỗ
tai của mình rồi lớn tiếng kêu to mà mong người khác chẳng nghe. Những người
này gọi là muốn ẩn mà càng lộ ra.
Lấy tay bít hai tai
lại rồi la lớn, mình không nghe lại tưởng mọi người không nghe, đây gọi là muốn
ẩn lại càng lộ, muốn kín mà lại bày.
Những Tỳ-kheo thanh
tịnh và các vị Bồ-tát đi trên con đường nhỏ còn không đạp cỏ tươi, huống là lấy
tay nhổ. Tại sao người có lòng đại bi lại lấy máu thịt của chúng sanh mà ăn cho
no?
Nếu các vị Tỳ-kheo
không mặc tơ lụa phương đông và dùng những giày dép, áo lông cừu, sữa, tô lạc,
đề-hồ v.v... cõi này, những Tỳ-kheo như thế ở trong đời này thật là giải thoát,
trả xong nợ đời trước rồi thì không còn đi trong tam giới nữa.
Ở Ấn Độ, nói phương
đông tức chỉ Trung Hoa. Ngày xưa tơ lụa làm bằng tơ tằm, là sanh mạng của chúng
sanh. Giày dép làm bằng da súc vật, cho tới sữa, tô lạc... cũng là những phần
trong thân chúng sanh.
Vì sao? Dùng những
phần của thân chúng sanh đều chịu duyên nợ với chúng. Như những người ăn trăm
thứ cốc gạo ở trong đất thì chân họ cũng không rời đất. Quyết khiến thân tâm
đối với các chúng sanh, hoặc toàn thân hoặc bộ phận của thân, hai đường thân
tâm đều không mặc không ăn, ta nói người ấy thật là giải thoát.
Như lời ta nói đây
gọi là Phật nói, không như lời nói này tức là ma Ba-tuần nói.
Khi tu phải lấy lời
Phật dạy làm kỷ cương. Nếu người nào làm trái lời Phật, dù họ cho là hay mình
cũng đừng vội theo. Vì tin theo thì một ngày nào đó sẽ bị dẫn vào đường tà.
Muốn giải thoát khỏi trần lao, ra khỏi ba cõi thì đừng có nợ gì trong cõi này,
cũng như muốn dứt sanh tử thì đừng gieo mầm sanh tử. Ăn thịt chúng sanh tức là
vay nợ chúng sanh, đền trả mãi không thôi, làm sao thoát ly được!
Tuy nhiên, bên Phật
giáo nguyên thủy, các sư ăn mặn cũng có lý do. Trong sử nói, lúc ban đầu Phật
không bắt buộc ăn chay, nên ngày nay các ngài tu theo những hạnh ban đầu đó.
Hơn nữa các ngài lấy điều này làm y cứ rất vững chắc: Đề-bà-đạt-đa đưa ra
năm điều yêu cầu Phật thực hành, trong đó có điều "không ăn thịt cá",
Phật không chấp nhận lời đề nghị đó. Do vậy các ngài cho rằng ăn chay là theo
Đề-bà-đạt-đa, chứ không phải theo Phật.
Có nhiều gia đình
Phật tử nhà ở thôn quê. Họ cũng tu nhưng lâu lâu có khách tới, nhà không có sẵn
thức ăn mà có nuôi gà vịt, nên phải giết gà vịt để làm cơm. Người giữ giới nói:
"Tôi không cắt cổ gà vịt, ai cắt thì người đó phạm giới." Tuy nhiên,
nấu nướng xong thì cùng ăn. Mình không tự tay cắt cổ chúng nhưng người khác làm
rồi mình hưởng. Như vậy người cắt cổ chịu tội hết còn những người cùng ăn không
có tội gì, vậy thì có công bình và hợp đạo lý không?
Bởi vậy nếu chúng
ta không muốn cho người ta cắt cổ gà vịt, tốt hơn hết là mình đừng ăn. Còn nếu
đã đồng ý ăn thì phải chia sớt với người ta một phần tội lỗi. Người ta làm cho
mình ăn, để rồi phải chịu tội hết thì lòng từ bi bình đẳng đâu có. Mình muốn
thảnh thơi mà để ai khổ mặc họ thì không được. Không thể nói rằng "Ai làm
gì không biết, miễn đem lên thì tôi ăn, không có tội", e chưa được hợp lý
lắm.
KINH THỦ-LĂNG-NGHIÊM GIẢNG GIẢI
HT THANH TỪ
Trong các kinh, Như-Lai cũng nói nếu có phạm bốn tội
trọng ba-la-di cho đến phạm tội nhỏ đột-kiết-la, thời phải theo luật mà trị tội.
Nếu chúng sanh chẳng hộ trì cấm giới làm sao thấy được Phật tánh.
Dầu tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, nhung phải
do nơi trì giới rồi sau mới được thấy. Do thấy Phật tánh mà được thành vô thượng
chánh giác.
Trong chín bộ kinh, không có kinh đại-thừa phương đẳng,
cho nên không nói có Phật tánh. Dầu không nói, nhưng phải biết là thiệt có Phật
tánh.
Người nào nói những lời như đây, thời thiệt là đệ tử
của Như-Lai “.
Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật : “ Bạch Thế Tôn ! Như trên
đã nói tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Trong chín bộ kinh chưa từng nghe thấy
điều nầy. Như nói là có thời sao lại không phạm tội ba-la-di ?
Phật dạy : “ Nầy Ca-Diếp ! Như lời ông nói đó, thiệt
chẳng phạm tội ba-la- di. Như có người nói trong biển cả chỉ có bảy thứ báu,
không có tám thứ, Người nầy không có lỗi. Cũng vậy, nếu nói trong chín bộ kinh,
không có Phật tánh, vẫn là vô tội vì Như-Lai ở trong biển lớn đại trí, đại thừa
nói có Phật tánh. Hàng nhị thừa chẳng thấy biết mà nói là không, nên chẳng mắc
tội. Cảnh giới nầy là chổ thấy biết của Phật, chẳng phải hàng Thanh-Văn và
Duyên giác biết đến.
Nầy Ca-Diếp ! Người không được nghe tạng pháp thậm
thâm bí mật của Như- Lai thời làm thế nào biết rằng có Phật tánh . Những gì gọi
là tạng pháp thậm thâm bí mật của Như-Lai ? Chính là kinh điển đại-thừa phương
đẳng vậy.
Nầy Ca-Diếp ! Có các nhà ngoại đạo, hoăïc nói ngã là
thường còn, hoặc nói ngã là đoạn diệt.
Như-Lai không nói như vậy, mà cũng nói là có ngã và
cũng nói là không ngã. Đây gọi là trung đạo.
Nếu có người nói : Đức Phật nói trung đạo : Tất cả
chúng sanh đều có Phật tánh, vì phiền não che ngăn nên không thấy không biết.
Vì thế nên phải siêng năng tu tập để dứt trừ phiền não.
Ai nói được những lời trên đây thời chẳng phạm bốn tội
trọng. Nếu không nói được như đây thời gọi là phạm tội ba-la-di.
Nếu có người nói : “ Tôi đã thành Phật, vì tôi có Phật
tánh”. Người nói lời nầy phạm tội ba-la-di. Vì dầu có Phật tánh. Nhưng chưa tu
tập các pháp lành nên chưa được thấy, vì chưa thấy Phật tánh nên chẳng được
thành Phật.
Nầy Ca-Diếp ! Do những nghĩa nầy nên Phật pháp rất
sâu chẳng thể nghĩ bàn”.
KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN
PHẨM TÀ CHÁNH THỨ CHÍN
Dịch Từ Hán Sang Việt: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
Dục tu thánh đạo chướng vô biên
Hạnh hữu đại bi bạch phất thủ
Khinh tảo số số chúng nan quyên.
Bạch-Phất Thủ Nhãn Ấn Pháp
Comments
Post a Comment