Shurangama Mantra with Verses and Commentary
by Venerable Tripitaka Master Hsuan Hua
325. GIẢ ĐỐT RA
赭咄囉
CATUR
Thần
nữ tỷ muội độ Ta Bà
Chỉ
tức luân hồi ly ái hà
Hàng
phục oán ma tối dũng mãnh
Chiến
tắc tất thắng công tất khắc.
神女姊妹度娑婆
止息輪迴離愛河
降伏怨魔最勇猛
戰則必勝攻必克
THẦN NỮ A TU LA tụng câu chú nầy, để CỨU ĐỘ chúng sanh ở TA BÀ.
Nhìn gẫm đường trần đầy
khổ nhọc
Lòng tưởng Tây Phương cõi
Thiên-Trúc
Đầu non trăng sáng tiếng
chuông ngân
Canh khuya cầm quyển
Lăng-Nghiêm đọc.
Quán Về Sự Khổ Luân Hồi
Chúng sanh hết kiếp này
sang kiếp khác sống chết luân hồi, xuống lên trong sáu cõi. Đó là: cõi trời,
cõi người, cõi A Tu La, cõi bàng sanh, cõi ngạ quỷ, và cõi địa ngục.
Bát khổ tuy các loài khác
cũng có ít nhiều, nhưng nó là trọng tâm của nỗi khổ ở cõi NGƯỜI.
Cõi TRỜI tuy
vui vẻ hơn nhơn gian, nhưng cũng còn tướng ngũ suy và những điều bất như ý.
Cõi A-TU-LA bị
sự khổ về gây gổ, tranh đua.
Cõi BÀNG-SANH như
loài trâu, bò, lừa, ngựa bị sự khổ chở kéo nặng nề. Loài dê, lợn, vịt, gà, thì
bị sự khổ về banh da xẻ thịt. Các loài khác chịu sự khổ về ngu tối; nhơ nhớp ăn
nuốt lẫn nhau.
Ở cõi NGẠ-QUỶ chúng
sanh thân thể hôi hám xấu xa, bụng lớn như cái trống, cuống họng nhỏ như cây
kim, miệng phực ra lửa chịu đói khát trong ngàn muôn kiếp.
Còn cõi ĐỊA-NGỤC thì
vạt dầu, cột lửa, hầm băng giá, non gươm đao, sự thống khổ không thể tả xiết.
Bốn cõi rốt sau này,
trong kinh gọi là Tứ Ác Thú. Từ cõi A Tu La, theo chiều xuống, nỗi khổ ở mỗi
cõi cứ tuần tự gấp bội hơn lên. Trong sáu cõi, chúng sanh sống chết xoay vần
hết nơi này đến nơi kia, như bánh xe chuyển lăn không đầu mối. Đại khái sanh
lên cõi trời cõi người thì khó và ít, đọa xuống Tứ Ác Thú rất dễ và nhiều.
Người xưa đã than:
“Lục đạo xoay vần không
mối hở.
Vô thường xô đến vạn
duyên buông!”
THÀNH BỐN GIỐNG "A-TU-LA"
"Lại nữa, A-nan, trong ba cõi ấy, còn có bốn giống A-tu-la.
Nếu từ loài quỷ, do sức bảo-hộ Chính-pháp, được thần-thông vào hư-không, thì giống A-tu-la này, từ trứng sinh ra, thuộc về loài quỷ.
Nếu từ cõi trời, đức kém phải sa-đọa, chỗ ở gần với mặt trời, mặt trăng, thì giống A-tu-la đó, từ thai sinh ra, thuộc về loài người.
Có chúa A-tu-la, nắm-giữ thế-giới, sức-mạnh đến chỗ không phải sợ ai, có thể tranh-quyền với Phạm-vương, Đế-thích và Tứ-thiên-vương; giống A-tu-la này, nhân biến-hóa mà có, thuộc về loài trời.
A-nan, riêng có một số A-tu-la thấp-kém, sinh trong lòng biển lớn, lặn trong thủy-huyệt, ban ngày đi chơi trên hư-không, tối về ngủ dưới nước; giống A-tu-la này, nhân thấp-khí sinh ra, thuộc về loài súc-sinh.
KHAI-THỊ CHỖ HƯ-VỌNG CỦA BẢY LOÀI
ĐỂ KHUYẾN-KHÍCH TU-HÀNH CHÍNH-PHÁP
"A-nan, xét-rõ bảy loài địa-ngục, ngạ-quỷ, súc-sinh, người và thần-tiên, trời và A-tu-la như thế, đều là những tướng hữu-vi tối-tăm, giả-dối tưởng-tượng thụ-sinh, giả-dối tưởng-tượng theo nghiệp; đối với tâm-tính Diệu-viên-minh, bản-lai không năng-tác, sở-tác, thì đều như hoa-đốm giữa hư-không, vốn không dính-dáng; chỉ một cái hư-vọng, chứ không có cỗi-gối manh-mối gì.
"A-nan, những chúng-sinh đó, không nhận được tâm-tính bản-lai, chịu cái luân-hồi như thế trong vô-lượng kiếp, mà không chứng được chân-tính thanh-tịnh, đó đều do chúng thuận theo những sát, đạo, dâm, hoặc ngược lại ba cái đó, thì lại sinh ra không-sát, không-đạo, không-dâm; có, thì gọi là loài quỷ, không, thì gọi là loài trời; có và không thay nhau, phát-khởi ra tính luân-hồi.
"Nếu khéo tu-tập phát-huy phép Tam-ma-đề, thì trong bản-tính thường-diệu, thường-tịch, cả hai cái có, cái không đều không và cái không có, không không cũng diệt, còn không có gì là bất-sát, bất-đạo, bất-dâm, làm sao lại còn thuận theo được những việc sát, đạo, dâm.
"A-nan, không đoạn được ba nghiệp, thì mỗi mỗi chúng-sinh đều có phần riêng, nhân những cái riêng ấy, mà quả-báo đồng-phận-chung của các cái riêng, không phải là không chỗ nhất-định; đó là do vọng-kiến của tự mình phát-sinh ra; hư-vọng phát-sinh vốn không có nhân, không thể tìm-xét nguồn-gốc được.
"Ông khuyên người tu-hành, muốn được đạo Bồ-đề, cốt-yếu phải trừ tam-hoặc; tam-hoặc không hết, thì dầu được thần-thông, cũng đều là những công-dụng hữu-vi của thế-gian; tập-khí mê-lầm đã không diệt, thì lạc vào đường ma; tuy muốn trừ cái vọng, nhưng lại càng thêm giả-dối; Như-lai bảo là rất đáng thương-xót. Như thế, đều do vọng-kiến tự mình tạo ra, không phải là lỗi của tính Bồ-đề.
Nói như thế ấy, tức là lời nói chân-chính; nếu nói khác thế, tức là lời nói của Ma-vương".
NỮ THẦN A TU LA
Ở nước Ma Già Đà xứ Tây Thiên Trúc, có một
người phật tử tại gia, tánh ưa sắc đẹp. Một hôm, nhân xem kinh thấy
nói hàng A Tu La, người nam tuy xấu, nhưng người nữ lại xinh tốt tuyệt bậc,
trong lòng sanh niệm mến thích, ước làm sao cùng được kết mối lương duyên.
Không bao lâu, lại nghe nhiều vị bảo trong núi nọ có cung điện A Tu
La rất nguy nga tráng lệ, báu lạ như thiên cung, liền quyết
tâm trì chú Đại Bi 3 năm, cầu mong được viếng cảnh mầu để thỏa
lòng ước nguyện khi trước.
3 năm đã mãn, ngườI ấy từ tạ thân hữu, và gọi
một tên đệ tử cùng đi theo. Khi thầy trò đi đến trước
núi, chí tâm tụng chú cầu nguyện, bổng cửa đá vụt mở, trong ấy lộ
ra cung điện có quỷ thần canh giữ cực nghiêm. Vị phật tử liền
bước đến nói rõ bổn nguyện của mình: trì chú muốn kết
duyên cùng thần nữ A Tu La, xin nhờ thông báo, và thỉnh ý
giùm. Kẻ giữ cửa vào thưa lại. A Tu La nữ nghe nói tỏ ý vui
đẹp, Hỏi: Đi đến có mấy người? Đáp: Thưa hai người. Thần nữ bảo:
Ngươi ra thuật lại ý ta đã thuận. Thỉnh ngườI trì chú mau vào, còn
ông đồng bạn hãy tạm đứng ngoài cửa. Kẻ giữ cửa ra thưa lại, vị Phật tử liền đi
vào trong.
Nhìn theo thầy mình đi rồi, người đệ tử còn
đang bàng hoàng, bất giác bỗng tự thấy đã trở về đứng ở
phía nam của nhà mình hồi nào không hay. Từ ấy về sau, ông này đã mấy
lần đến chỗ cũ, song chỉ thấy vách đá đứng sững. Mây khói mịt mù, không còn được
nghe biết tin tức gì bên trong nữa. Nhân đó, người đệ tử phát
tâm lìa nhà tu hành, nguyện trọn đời ở nơi già
lam cúng dường ngôi Tam bảo.
Khi ngài Huyền Trang sang Ấn Độ du
học, đến trụ ở chùa Na Lan Đà, nghe chính người đệ tử này thuật
chuyện lại.
(trích Tây Quốc Chí)
Hòa
Thượng Thích Thiền Tâm
Bà Đà Ma Yết Tất Đà Dạ [70]
NGÀI LINH-HƯƠNG-THIÊN BỒ-TÁT
Bồ tát vô sự qua công tác
Tọa bảo liên hoa phóng quang minh
Thọ chư chúng sanh đại giác ký
Viên mãn niết bàn chứng vô dư.
Chư thiên
khoái lạc thắng nhơn gian
Phát nguyện
vãng sanh đa trở nan
Đản tự thủ trì hồng liên hoa
Đàn chỉ vãng
sanh phi đẳng gián.
Kính lạy đời quá khứ,
Chánh Pháp Minh Như Lai.
Chính là đời hiện nay,
Quán Thế Âm Bồ Tát,
Bậc thành công đức diệu,
Đủ lòng đại từ bi,
Nơi trong một thân tâm
Hiện ra ngàn tay mắt
Soi thấy khắp pháp giới
Hộ trì các chúng sanh
Khiến phát lòng đạo sâu
Dạy trì chú Viên Mãn
Cho xa lìa đường ác (TỨ ÁC THÚ)
Được sanh trước Như Lai
Những tội nặng vô gián
Cùng bịnh ác lâm thân,
Khó nỗi cứu vớt được
Cũng đều khiến tiêu trừ
Các tam muội, biện tài
Sự mong cầu hiện tại
Đều cho được thành tựu
Quyết định chẳng nghi sai
Khiến mau được ba thừa
Và sớm lên quả Phật
Sức oai thần công đức
Khen ngợi chẳng hay cùng!
Cho nên con một lòng
Quy mạng và đảnh lễ
VÔ NGẠI ĐẠI-BI TÂM ÐÀ-RA-NI.
Hồng-Liên Hoa Thủ Nhãn Ấn Pháp
Comments
Post a Comment