Shurangama Mantra with Verses and Commentary
by Venerable Tripitaka Master Hsuan Hua
376. PHẤN TRA PHẤN TRA PHẤN TRA PHẤN TRA PHẤN TRA
泮吒泮吒泮吒泮吒泮吒
PHAT PHAT PHAT PHAT PHAT
Tốc
năng thành tựu điều luyện pháp
Tồi
toái khai thông diệu nan cùng
Ngũ
phương ngũ bộ giác ngũ thừa
Tức
tai như ý bảo liên hoa.
速能成就調練法
摧碎開通妙難窮
五方五部覺五乘
息災如意寶蓮華
MAU THÀNH TỰU NGŨ THỪA
Nhân-thừa,
Thiên-thừa,
Thanh-Văn-thừa,
Duyên-Giác-thừa,
Bồ-Tát-thừa.
DUNG HỘI CÁC THỪA
Theo Nguyên-thủy Phật-giáo, quả
Niết-bàn giải thoát của hàng Thanh-Văn đồng với Phật, nhưng bậc Thanh-Văn phước
trí chưa được đầy đủ bằng Ðức Thế-Tôn. Theo Đại-thừa Phật-giáo, quả
Vô-thượng-bồ-đề của Như-Lai duy những vị tu theo Bồ-Tát-thừa mới chứng được.
Đứng về mặt khách quan để khảo cứu Kinh-điển của hai phái, ta có thể chia lối
thuyết pháp của Phật ra ba thời kỳ:
Thời kỳ thứ nhất, Ðức Thế-Tôn vì muốn cho hàng đệ-tử lìa khỏi nỗi khổ thân tâm
hiện tại, hưởng sự an vui tịch tịnh, nên Ngài chỉ ngay những phương tiện giải
thoát. Như Đức Phật dạy: “Thế nầy là Khổ, thế nầy là Tập, thế nầy là Diệt, thế
nầy là Đạo. Như-Lai đã tu tập theo đường lối ấy, các ông nên thực hành theo.
Như-Lai đã đắc quả giải thoát theo đường lối ấy, các ông nên cố gắng để chứng
nhập... Hiện nay sự sống chết của ta đã dứt, phạm hạnh đã thành lập, việc làm
cũng đã xong, không còn thọ thân đời sau nữa...” Xuyên qua mấy lời nầy, đạt đáo
điểm của Phật cùng với hàng đệ-tử trong buổi đầu tiên dường như không khác
nhau, có thể biểu dương bằng câu: “Hành đồng đạo, đắc đồng quả”.
Qua thời kỳ thứ
hai, Ðức Thế-Tôn lần lần nói những
đạo pháp cao rộng hơn. Như trong đoạn ngài Văn-Thù trình bày kiến giải với
Phật: “Bạch Ðức Thế-Tôn! Tu Bát-Nhã-Ba-La-Mật là không rời bỏ pháp phàm-phu,
không cầu lấy pháp hiền-thánh. Tại sao thế? Vì người thực hành môn nầy, không
thấy có pháp để lấy hoặc bỏ, cũng không thấy có Niết-bàn đáng ưa, sanh-tử đáng
chán. Bởi Niết-bàn cùng sanh-tử, hành giả còn không thấy có, huống nữa là sự ưa
chán ư?” Đức Phật bảo: “Đúng như thế! Nầy Văn-Thù! Đó là sở hành của các bậc
Bồ-Tát-Ma-Ha-Tát. Cho đến hàng Thanh-Văn, Duyên-Giác, nói chung là bậc hữu học,
vô học, đều không nên rời pháp ấn nầy mà tu đạo quả”. Đoạn kinh văn trên đây,
chứng minh Ðức Thế-Tôn khuyến dụ hàng Thanh-Văn đi vào thâm pháp. Ngài còn bảo
chính mình đã trải qua vô lượng kiếp, tu những nhân hạnh tự lợi lợi tha rộng
lớn, mới thành tựu ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, mười lực, bốn vô úy,
mười tám pháp bất cộng của quả Vô-thượng-bồ-đề.
Đến thời kỳ thứ ba, Ðức Thế-Tôn dung hòa ba thừa. Đại ý Ngài nói: “Những vị nghe tu
theo pháp Tứ-đế, chứng được đạo quả, gọi là Thanh-Văn thừa. Hạng căn cơ lanh
lợi hơn, tự phát minh hoặc do ngôn giáo của Như-Lai mà tỏ ngộ
Thập-nhị-nhân-duyên, gọi là Ðộc-Giác, hoặc Duyên-Giác thừa. Bậc thật hành
Lục-độ, cầu quả Vô-thượng, gọi là Bồ-Tát thừa. Nhưng hàng Thanh-Văn, Duyên-Giác
có thể hướng thượng và thành Phật; hai thừa nầy chỉ là những nấc thang để bước
lên Bồ-Tát thừa mà thôi”.
Tóm lại, ba thừa chỉ là một, Ðức Như-Lai ra đời không ngoài mục
đích đưa chúng-sanh đến quả Phật, và Ngài cũng chỉ dạy có
đạo pháp Nhất-thừa. Danh từ Nhất-thừa,
trong Kinh-điển của hai phái, Đức Phật cũng thường nhắc nhở đến. Như kinh
Tạp-A-Hàm nói: “Có Nhất-thừa-đạo hay khiến cho chúng-sanh được thanh tịnh, đưa
họ vượt qua sự thương lo buồn khổ, vào pháp chân-như. Đó là Tứ-niệm-xứ...” Và
đoạn:
Ta có pháp
Nhất-thừa
Vì chúng-sanh các
cõi
Diễn nói chánh-pháp
âm
An ủi chúng-sanh
khổ
Chư Phật đời quá
khứ
Dùng pháp nầy độ
sanh
Chư Phật đời vị lai
Cũng diễn
Nhất-thừa-pháp
Chư Phật đời hiện
tại
Nương đây độ dòng
mê
Đưa khỏi bờ sanh
tử...
Kinh Pháp-Hoa cũng nói:
Vì thế, Xá-Lợi-Phất
Ta mới lập phương
tiện
Nói các pháp diệt
khổ
Chỉ bày nẻo
Niết-bàn
Nhưng cảnh Niết-bàn
nầy
Chưa phải chân diệt
độ
Các pháp từ xưa nay
Tự hướng hằng vắng
lặng
Phật-tử đã hành đạo
Về sau sẽ thành
Phật
Ta dùng sức phương
tiện
Mở bày pháp
Tam-thừa
Tất cả chư Thế-Tôn
Đều nói
Nhất-thừa-đạo
Nay trong đại chúng
đây
Phải nên trừ nghi
hoặc
Lời chư Phật không
khác
Chỉ một, không hai
thừa...
Pháp tối diệu bậc
nhất
Vì các loại
chúng-sanh
Phân biệt nói ba
thừa
Kẻ thấp ưa pháp nhỏ
Không tin mình
thành Phật
Nên ta dùng phương
tiện
Chia ra các đạo quả
Tuy là nói ba thừa
Kỳ thật dạy
Bồ-Tát...
Căn cứ mấy đoạn kinh trên, thì
từ trước đến sau, Đức Phật chỉ dạy có Nhất-thừa-pháp, chẳng qua vì tùy trình độ
chúng-sanh mà phương tiện dẫn dụ thế thôi.
Tóm lại, trong một đời giáo hóa, nói rộng ra, tuy Ðức Thế-Tôn dạy bảo Nhân-thừa, Thiên-thừa, Thanh-Văn-thừa, Duyên-Giác-thừa, Bồ-Tát-thừa, song không ngoài mục đích để thành tựu Phật-thừa, tức là Nhất-thừa-đạo. Đối với hạng chưa thể tu theo đường giải thoát, Ngài khuyên dạy pháp Ngũ-giới, Thập-thiện, để cho họ trồng căn lành, khỏi sa vào ác đạo, gây nhân duyên đắc độ về sau. Với hạng có thể bước lên nẻo Niết-bàn, Ngài khai thị pháp Tứ-đế, Thập-nhị-nhân-duyên, để họ thoát nỗi khổ luân-hồi, hưởng sự vui tịch tịnh, rồi lần lượt dẫn dụ vào đại pháp. Với hạng đại căn cơ, Ngài chỉ ngay Bồ-Tát-đạo, khiến cho họ mau thành tựu quả Phật. Đức từ bi, bình đẳng, trí huệ, phương tiện của Phật quả thật không lường! Thế thì dù Tiểu-thừa hay Đại-thừa, đều cùng là con của Phật, cùng sẽ về một tiêu điểm, người Phật-tử chỉ nên tự xét và tự hướng lối đi của mình đúng như lời dạy của Ðức Thế-Tôn, chớ không nên cố tâm chia rẽ.
Luận về pháp, những pháp nào đi đến Phật quả cứu cánh,
giảng thuyết rộng về giới ngoại và sự lợi tha, đó là pháp Đại Thừa. Trái lại,
chính là pháp Tiểu Thừa. Nhưng điểm chủ yếu để phân định Tiểu Thừa hay Đại Thừa,
là thuộc về tâm chớ không phải pháp. Nếu dùng pháp Tiểu Thừa hoằng hóa làm phương tiện để
dẫn đến Phật quả thì đó chính Đại Thừa. Chẳng thế, khi đức Như Lai giảng dạy về
Tiểu Thừa giáo, Ngài cũng là hạng Tiểu Thừa hay sao? Vì lẽ ấy cho nên người
niệm Phật cần phải chú trọng về chỗ phát tâm, tức là phát Vô Thượng Bồ Đề tâm.
Môn Niệm Phật đã thuộc về pháp Đại Thừa nếu hành giả tu
theo môn này lại phát đại Bồ Đề tâm nữa, thì tâm và pháp đều được toàn vẹn, sẽ
đi đến quả Viên Giác kiêm cả tự lợi lợi tha.
Nếu phát tâm nhơn thiên thừa mà niệm Phật, thì môn Niệm Phật thành
pháp nhơn thiên. Người niệm Phật mà phát tâm như thế, chỉ hưởng được sự
sang quý ở cõi người cõi trời, khi phước báo hết, lại chịu luân hồi sa đọa.
Nếu phát tâm Tiểu Thừa mà niệm Phật, thì môn Niệm Phật thành
pháp Tiểu Thừa. Người niệm Phật mà phát tâm này, thì chỉ được quả giác
thấp kém không viên mãn của Thanh Văn, Duyên Giác, lại còn phạm lỗi nhỏ hẹp
thiếu lòng từ bi, duy biết lo giải thoát cho mình, không đoái đến bao nhiêu
chúng sanh đau khổ khác.
Cho nên niệm Phật cần phải phát Vô Thượng Bồ Đề tâm. Lời
tục thường nói: "Sai một ly, đi ngàn dặm." Người niệm Phật tu hành
đối với điểm phát tâm có chính xác cùng không, há chẳng phải là một điều đáng
chú ý lắm ư?
Hòa Thượng Thích Thiền Tâm
Comments
Post a Comment