Shurangama Mantra with Verses and Commentary
by Venerable Tripitaka Master Hsuan Hua
349. TỲ ĐA RA GIÀ
毗多囉伽
VINARĀGA
Đại
lực thần vương ma quỷ kinh
Kình
sơn đảo hải nhật nguyệt tinh
Song
thủ hỗ di thử tha giới
Ngũ
huynh đệ thiên hiển linh uy.
大力神王魔鬼驚
擎山倒海日月星
雙手互移此他界
五兄弟天顯靈威
Tụng câu chú nầy, thì Bồ-tát QUÁN THẾ ÂM hiện thân Đại Lực Thần Vương.
1. Hóa độ Thần Vương.
2. Bảo hộ Người Tu.
46. 菩bồ 提đề 夜dạ 菩bồ 提đề 夜dạ
________________________________
慈từ 悲bi 喜hỷ 捨xả 四tứ 無vô 量lượng
Using kindness, compassion, joy, and giving, the four infinite minds,
示thị 現hiện 善thiện 相tướng 化hóa 群quần 萌manh
She reveals wholesome aspects to transform the untaught masses.
攝nhiếp 受thọ 眾chúng 生sanh 登đăng 彼bỉ 岸ngạn
Gathering in beings, she helps them ascend to the other shore.
迴hồi 光quang 返phản 照chiếu 歸quy 故cố 鄉hương
Returning her light she shines it within and goes back home.
47. 菩bồ 馱đà 夜dạ 菩bồ 馱đà 夜dạ
_______________________________
觀quán 音âm 示thị 現hiện 醜xú 惡ác 形hình
Contemplating Sounds may show up in an ugly evil shape
折chiết 服phục 強cường 暴bạo 改cải 心tâm 靈linh
To restrain these stubborn and violent ones until they change their minds.
同đồng 證chứng 無vô 生sanh 般bát 若nhã 智trí
When prajna wisdom is revealed, everyone certifies to nonproduction
還hoàn 入nhập 娑ta 婆bà 度độ 有hữu 情tình
And enters again the Saha world to rescue sentient ones.
( NGÀI A-NAN LÀ “HÓA-THÂN” CỦA BỒ-TÁT QUÁN-ÂM, VÌ NGÀI TU “42 THỦ-NHÃN” VÀ “CHÚ ĐẠI-BI”, ĐỂ LƯU THÔNG “KINH ĐẠI-BI TÂM ĐÀ-RA-NI.”)
KINH VĂN:
Đức Phật bảo ngài A-Nan:
- Ông nên dùng lòng trong sạch tin sâu mà thọ trì môn Đại-Bi Tâm Đà-ra-ni này và lưu bố rộng ra trong cõi Diêm Phù Đề, chớ cho đoạn tuyệt.
(
ĐẠI-BI thì “THUẬN” theo chúng-sanh mà HÓA-ĐỘ.
示thị 現hiện 善thiện 相tướng 化hóa 群quần 萌manh
She reveals wholesome aspects to transform the untaught masses.
ĐẠI-TRÍ thì “NGHỊCH” theo chúng sanh mà HÓA-ĐỘ.
觀quán 音âm 示thị 現hiện 醜xú 惡ác 形hình
Contemplating Sounds may show up in an ugly evil shape
)
Phổ cứu quần sinh xuất hãm ni
Công viên quả mãn siêu tam giới
Tức hoạch giác giả thọ thánh ký.
Án-- phạ nhựt-rị ni,
ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT
HOA NGHIÊM KINH
Phẩm Nhập Pháp Giới
Thứ ba mươi chín
Hán Dịch: Ðại Sư Thật-Xoa-Nan-Ðà
Việt Dịch: Hòa thượng THÍCH TRÍ TỊNH
Diễn Giảng
PHẨM NHẬP PHÁP GIỚI
Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng
Ngày 27 tháng 5 năm 1990
39.- THẦN DIỆU ĐỨC VIÊN MÃN
Nầy Thiện-nam-tử! Ta chỉ biết
“MÔN GIẢI THOÁT BỒ TÁT TRONG VÔ LƯỢNG KIẾP
KHẮP TẤT CẢ CHỖ THỊ HIỆN THỌ SANH TỰ TẠI” nầy.
Thiện-Tài đã được môn bồ-tát giải thoát nơi Chủ-Dạ-Thần Đại-Nguyện-Tinh-Tấn-Lực-Cứu-Hộ Nhứt-Thiết Chúng-Sanh, ghi nhớ tu tập thấu rõ tăng trưởng, đi lần đến vườn Lam-Tỳ-Ni tìm THẦN DIỆU ĐỨC VIÊN MÃN. Thấy Thần nầy ở trong lâu các Nhất-Thiết-Bửu-Thọ-Trang-nghiêm, ngồi trên tòa sư-tử Bửu-Liên-Hoa, có hai mươi ức na-do-tha chư Thiên cung kính vây quanh. Thần Diệu-Đức vì chư Thiên mà nói kinh Bồ-Tát-Thọ-Sanh-Hải, khiến chư Thiên đều được sanh nhà Như-Lai, thêm lớn biển đại công-đức của Bồ-Tát.
Thiện-Tài đến đảnh lễ chân Thần Diệu-Đức, cung kính chắp tay bạch rằng:
Đại-Thánh ! Tôi đã phát tâm vô-thượng bồ-đề, mà chưa biết được Bồ-Tát thế nào tu bồ-tát-hạnh sanh nhà Như-Lai làm ánh sáng cho đời ?
Thần Diệu-Đức đáp :
Nầy thiện-nam-tử ! Bồ-Tát có mười tạng thọ sanh. Nếu Bồ-Tát thành-tựu pháp nầy thời sanh nhà Như-Lai, niệm niệm tăng trưởng thiện-căn của Bồ-Tát, chẳng mỏi, chẳng lười, chẳng nhàm, chẳng thối, không dứt, không mất, rời những mê lầm, chẳng sanh lòng khiếp hèn não hối, đến nhứt-thiết-trí, nhập môn pháp-giới, phát tâm quảng-đại, tăng trưởng những ba-la-mật thành-tựu vô-thượng bồ-đề, rời thế-gian, vào bực Như-Lai, được thắng thần-thông, phật-pháp thường hiện-tiền, thuận cảnh nhứt-thiết-trí chơn-thiệt.
Đây là mười tạng thọ-sanh của Bồ-Tát :
Một là tạng thọ-sanh nguyện thường cúng-dường tất cả chư Phật.
Hai là tạng thọ-sanh phát bồ-đề-tâm.
Ba là tạng thọ-sanh quán các pháp-môn siêng tu hành.
Bốn là tạng thọ-sanh dùng tâm thanh-tịnh chiếu khắp tam thế.
Năm là tạng thọ-sanh bình-đẳng quang-minh.
Sáu là tạng thọ-sanh sanh nhà Như-Lai.
Bảy là tạng thọ-sanh phật-lực quang-minh.
Tám là tạng thọ-sanh quán môn phổ-trí.
Chín là tạng thọ-sanh khắp hiện trang-nghiêm.
Mười là tạng thọ-sanh nhập Như Lai-địa.
Nầy thiện-nam-tử ! Thế nào là tạng thọ-sanh nguyện thường cúng-dường tất cả chư Phật ?
Lúc Bồ-Tát sơ-phát-tâm phát nguyện như vầy : Tôi phải tôn trọng cung kính cúng-dường tất cả chư phật, thấy Phật không nhàm, ở chỗ chư Phật thường mến ưa, thường tin sâu chắc, tu những công-đức không thôi nghỉ.
Nầy thiện-nam-tử ! Thế nào là tạng thọ sanh phát bồ-đề-tâm ?
Bồ Tát nầy phát tâm vô-thượng bồ-đề, những là phát khởi tâm đại-bi vì cứu hộ tất cả chúng-sanh; phát tâm cúng-dường Phật, vì rốt ráo kính thờ; khởi tâm cầu khắp chánh pháp, vì tất cả không lẫn tiếc, khởi tâm quảng-đại xu-hướng, vì cầu nhất-thiết-trí; khởi tâm từ vô-lượng, vì nhiếp khắp chúng-sanh; khởi tâm chẳng bỏ tất cả chúng-sanh, vì mặc giáp kiên-thệ cầu nhất-thiết-trí; khởi tâm không siểm cuống, vì được như-thiệt-trí; khởi tâm làm đúng như lời, vì tu bồ-tát-đạo; khởi tâm chẳng dối chư Phật, vì thú-hộ đại thệ nguyện của Phật; khởi tâm nguyện nhất-thiết-trí, vì tận vị-lai giáo hóa chúng-sanh không thôi dứt.
Bồ-Tát dùng công-đức của Phật-sát vi-trần-số bồ-đề-tâm như vậy được sanh nhà Như-Lai.
Nầy Thiện-nam-tử ! Thế nào là tạng-thọ-sanh quán các pháp-môn siêng tu hành ?
Đại Bồ-Tát nầy phát khởi tâm quán tất cả pháp-môn-hải, phát khởi tâm hồi-hướng nhất-thiết-trí viên-mãn đạo, phát khởi tâm chánh-niệm không nghiệp lỗi lầm, phát khởi tâm tất cả bồ-tát tam-muội-hải thanh-tịnh, phát khởi tâm tu thành công-đức của tất cả Bồ-Tát, phát khởi tâm trang-nghiêm tất cả đạo bồ-tát, phát khởi tâm cầu nhất-thiết-trí hạnh đại tinh-tấn tu các công-đức như kiếp-hỏa hẩy hừng không thôi dứt, phát khởi tâm tu hạnh phổ-hiền giáo-hóa chúng-sanh. Phát khởi tâm khéo học tất cả oai-nghi, tu công-đức của Bồ-Tát bỏ lìa tất cả sở-hữu an-trụ nơi chân-thiệt vô-sở-hữu.
Nầy Thiện-nam-tử ! Thế nào là tạng thọ-sanh dùng tâm thanh-tịnh chiếu khắp tam-thế ?
Đại Bồ-Tát nầy đủ tâm thanh-tịnh tăng thượng được ánh sáng bồ-đề của Như-Lai, nhập biển phương-tiện của Bồ-Tát, tâm họ kiên-cố như kim-cang trái bỏ tất cả loài sanh các cõi, thành-tựu tất cả sức tự-tại của Phật, tu hạnh thù-thắng, đủ căn bồ-tát, tâm sáng sạch, nguyện lực bất động, thường được chư Phật hộ-niệm, phá hoại tất cả núi chướng ngại, khắp vì chúng-sanh làm chỗ sở y.
Nầy Thiện-nam-tử ! Thế nào là tạng thọ-sanh quang-minh bình-đẳng ?
Đại Bồ-Tát nầy đầy đủ công-hạnh hóa độ khắp chúng-sanh, tất cả sở-hữu đều có thể bỏ, an-trụ nơi cảnh-giới-hạnh thanh-tịnh rốt ráo của Phật, đầy đủ pháp-nhẫn, thành-tựu quang-minh pháp-nhẫn của Phật, dùng đại tinh-tấn đến nhất-thiết-trí, đến nơi bỉ-ngạn, tu tập các môn thiền được phổ-môn định, tịnh trí viên-mãn, dùng trí-huệ-nhật chiếu rõ các pháp, được vô-ngại-nhãn thấy biển chư Phật, ngộ nhập tất cả pháp-tánh chân thiệt, tất cả thế-gian người thấy hoan-hỉ, khéo tu tập được pháp-môn như thiệt.
Nầy thiện-nam-tử ! Thế nào gọi là thọ sanh tạng sanh nhà Như-Lai?
Đại Bồ-Tát nầy sanh nhà Như-Lai, theo chư Phật mà an trụ, thành-tựu tất cả pháp-môn thậm-thâm, đủ đại nguyện thanh-tịnh của tam thế chư Phật, được đồng một thiện-căn với tất cả chư Phật, cùng một thể-tánh với chư Như-Lai, đủ hạnh xuất thế pháp lành bạch tịnh, an trụ pháp-môn công-đức quảng đại, nhập những tam-muội thấy thần-lực của Phật, tùy chỗ đáng hóa độ mà tịnh trị chúng-sanh, đáp đúng lời hỏi biện-tài vô-tận.
Nầy thiện-nam-tử ! Thế nào là thọ sanh tạng phật-lực quang-minh ?
Đại Bồ-Tát nầy thâm nhập phật-lực, du hành các phật-độ lòng không thối chuyển, cúng-dường thừa sự chúng hội Bồ-Tát không có mỏi nhàm, rõ tất cả pháp đều như huyển mà sanh khởi, biết các thế-gian như cảnh trong mộng, tất cả sắc tướng dường như quang ảnh, thần-thông hiện ra đều như biến hóa, tất cả thọ sanh đều như bóng, chư Phật thuyết pháp đều như tiếng vang nơi hang núi, khai thị pháp-giới đều rốt ráo.
Nầy thiện-nam-tử ! Thế nào tạng thọ-sanh quán môn phổ-trí ?
Đại Bồ-Tát nầy trụ đồng-chân-vị quán nhất-thiết-trí, mỗi mỗi trí môn tận vô-lượng kiếp, khai diễn sở-hành của tất cả Bồ-Tát, nơi tam-muội thậm-thâm của chư Bồ-Tát tâm được tự-tại, niệm niệm sanh chỗ chư Như-Lai trong thế-giới mười phương, nơi cảnh có sai-biệt nhập định vô-sai-biệt, nơi pháp vô-sai-biệt hiện trí có sai-biệt, nơi vô-lượng cảnh biết không cảnh-giới, nơi cảnh-giới ít, nhập cảnh vô-lượng, thông đạt pháp-tánh rộng lớn không ngằn mé, biết các thế-gian đều là giả thi-thiết, tất cả đều là thức-tâm phát khởi.
Nầy Thiện-nam-tử ! Thế nào là tạng thọ-sanh khắp hiện trang-nghiêm ?
Đại Bồ-Tát nầy có thể nhiều cách trang-nghiêm vô-lượng cõi Phật, có thể khắp hóa hiện tất cả chúng-sanh và những thân Phật được vô-sở-úy, diễn pháp thanh-tịnh châu-lưu pháp-giới không chướng-ngại, tùy tâm sở-thích khiến thấy biết tất cả, thị-hiện những hạnh thành bồ-đề, khiến sanh đạo nhất-thiết-trí vô-ngại, việc làm như vậy chẳng lỗi thời, mà thường ở nơi tạng tam-muội tỳ-lô-giá-na trí-huệ.
Nầy Thiện-nam-tử ! Thế nào là tạng thọ sanh nhập như-lai-địa ?
Đại Bồ-Tát nầy đều thọ pháp quán đảnh ở chỗ chư Phật tam thế, biết khắp tất cả cảnh-giới thứ đệ, nghĩa là biết tất cả chúng-sanh thứ đệ thọ sanh ở tiền-tế hậu tế, biết chư Bồ-Tát tu hành thứ đệ, biết tâm niệm thứ đệ của tất cả chúng-sanh, biết tam thế Như-Lai thành Phật thứ đệ, biết phương-tiện thuyết pháp thiện-xảo thứ đệ, cũng biết tất cả sơ-tế trung-tế hậu-tế có bao nhiêu kiếp hoặc thành hoặc hoại danh hiệu thứ đệ, tùy những chúng-sanh chỗ đáng hóa độ vì hiện thành đạo công-đức trang-nghiêm thần-thông thuyết pháp phương-tiện điều-phục.
Nầy Thiện-nam-tử! Nếu Ðại Bồ-Tát nơi mười pháp nầy tu tập tăng trưởng viên-mãn thành-tựu, thời có thể ở trong một trang-nghiêm hiện nhiều thứ trang-nghiêm. Như vậy trang-nghiêm tất cả quốc-độ, khai ngộ tất cả chúng-sanh, tận vị-lai kiếp không thôi dứt, diễn nói tất cả phật-pháp, những cảnh-giới, những thành thục, xoay vần truyền đến vô-lượng pháp, hiện bất-tư-nghì phật-tự-tại lực sung mãn tất cả hư-không pháp-giới, ở trong biển tâm hành của các chúng-sanh mà chuyển pháp-luân, thị-hiện thành Phật ở tất cả thế-giới hằng không gián-đoạn, dùng bất-khả-thuyết ngôn âm thanh-tịnh để nói tất cả pháp, trụ vô-lượng-xứ thông-đạt vô-ngại, dùng tất cả pháp trang-nghiêm đạo-tràng, tùy các chúng-sanh dục giải sai-biệt mà hiện thành Phật, khai thị vô-lượng pháp-tạng thậm-thâm, giáo hóa thành tựu tất cả thế-gian.
Lâm-Tỳ-Ni Lâm-Thần muốn tuyên lại nghĩa nầy, dùng phật thần-lực quán sát khắp mười phương mà nói kệ rằng:
Tâm thanh-tịnh ly-cấu tối-thượng
Thấy tất cả Phật không nhàm đủ
Nguyện tận vị-lai thường cúng-dường
Là tạng thọ sanh của bậc trí.
Trong tất cả tam thế quốc-độ
Có những chúng-sanh và chư Phật
Ðều nguyện độ thoát, hằng kính thờ
Là tạng sanh bậc nan-tư.
Nghe pháp không nhàm thích quán-sát
Ở khắp tam thế không chướng ngại
Thân tâm thanh-tịnh như hư-không
Là tạng thọ sanh bậc danh-xưng.
Tâm đó hằng trụ biển đại-bi
Cứng như kim-cang và Bửu-Sơn
Thấu tỏ tất cả những trí-môn
Là tạng thọ sanh bậc tối-thắng.
Ðại-từ trùm khắp ở tất cả
Diệu-hạnh thường tăng biển các độ
Dùng pháp quang-minh chiếu mọi loài
Là tạng thọ sanh bậc hùng-mãnh.
Tỏ thấu pháp-tánh tâm vô-ngại
Sanh ở nhà chư Phật tam thế
Vào khắp biển pháp-giới mười phương
Là tạng thọ sanh bậc minh-trí.
Pháp thân thanh-tịnh tâm vô-ngại
Ðến khắp mười phương các quốc độ
Tất cả phật-lực đều được thành
Là tạng thọ sanh bất-tư-nghì.
Vào trí-huệ sâu đã tự-tại
Nơi các tam-muội cũng rốt ráo
Quán môn nhất-thiết-trí như thiệt
Là tạng thọ sanh bậc chân-thân.
Tịnh trị tất cả những phật-độ
Siêng tu pháp khắp hóa chúng-sanh
Hiển hiện Như-Lai sức tự-tại
Là tạng thọ sanh bậc đại-danh.
Lâu đã tu hành đại trí-huệ
Mau xu nhập được bậc Như-Lai
Biết rõ pháp-giới đều vô-ngại
Là tạng thọ sanh của Phật-Tử.
Nầy Thiện-nam-tử! Bồ-Tát đủ mười pháp nầy thời sanh nhà Như-Lai, làm quang-minh thanh-tịnh của tất cả thế-gian.
Ta từ vô-lượng kiếp đến nay được môn giải-thoát thọ sanh tự-tại nầy.
Thiện-Tài thưa:
Bạch đức Thánh! Cảnh-giới của môn giải-thoát nầy thế nào?
Lâm-Thần nói:
Nầy Thiện-nam-tử! Trước kia ta phát nguyện, nguyện lúc tất cả Bồ-Tát thị-hiện thọ sanh đều được thân-cận. Nguyện nhập biển vô-lượng thọ sanh của Tỳ-Lô-Giá-Na Như-Lai.
Do nguyện lực thuở xưa ấy, nên nay ta sanh nơi vườn Lam-Tỳ-Ni trong thế-giới nầy, chuyên nghĩ tưởng Bồ-Tát lúc nào hạ sanh?
Qua một trăm năm quả nhiên Thế-Tôn từ Trời Ðâu-Xuất đản sanh tại đây.
Lúc ấy, vườn Lâm-Tỳ-Ni nầy hiện mười tướng:
Một là trong vườn nầy mặt đất bỗng nhiên bằng phẳng không còn hầm hố gò nổng.
Hai là kim-cang làm đất, các báu trang-nghiêm, không có ngói sạn gai gốc.
Ba là cây bửu-đa-la bày hàng giáp vòng, rễ sâu đến thủy-tế.
Bốn là những chồi hương mọc lên, những hương-tạng hiện ra, cây bửu-hương tàng to rậm rợp, mùi thơm đều hơn thiên-hương.
Năm là những tràng hoa đẹp, đồ bửu-trang-nghiêm thành hàng đầy khắp mọi nơi.
Sáu là trong vườn có bao nhiêu cây đều tự-nhiên nở hoa ma-ni-bửu.
Bảy là trong những ao hồ đều mọc hoa đầy mặt nước.
Tám là cõi sắc cõi dục của Ta-Bà Thế-Giới, tất cả hàng Thiên, Long, Bát-bộ, các Quốc-Vương đều hội đến vườn Lâm-Tỳ-Ni nầy đứng chắp tay.
Chín là trong thế-giới nầy có bao nhiêu Thiên-Nữ, nhẫn đến Ma-Hầu-La-Già-Nữ đều rất hoan-hỉ tay cầm những đồ cúng dường cung kính đứng hướng về phía cây Vô-Ưu.
Mười là chư Phật mười phương, nơi rốn đều phóng quang-minh tên là Bồ-Tát thọ sanh tự-tại-đăng chiếu sáng khắp khu vườn nầy. Trong mỗi quang-minh đều hiện chư Phật thọ-sanh, đản-sanh, thần-biến, và công đức thọ-sanh của tất cả Bồ-Tát. Lại phát ra những ngôn âm của chư Phật.
Trên đây là mười thoại-tướng trong vườn Lâm-Tỳ-Ni.
Lúc mười thoại-tướng nầy hiện ra, các Thiên-Vương liền biết sẽ có Bồ-Tát Hạ sanh.
Thấy thoại-tướng, ta hoan-hỉ vô-lượng.
Nầy Thiện-nam-tử! Lúc Ma-Gia Phu-Nhân ra khỏi thành Ca-Tỳ-La đi vào khu vườn nầy, lại hiện mười quang-minh thoại-tướng, khiến các chúng-sanh được pháp-quang-minh.
Ðây là mười thoại-tướng quang-minh:
Quang-minh của tất cả tạng bửu-hoa.
Quang-minh của tạng bửu-hương.
Quang-minh của bửu-liên-hoa khai diễn âm-thanh vi-diệu chân thiệt.
Quang-minh của thập phương Bồ-Tát sơ phát tâm.
Quang-minh của tất cả Bồ-Tát được nhập chư địa mà hiện thần-biến.
Quang-minh của tất cả Bồ-Tát tu ba-la-mật viên-mãn trí.
Quang-minh đại nguyện trí của tất cả Bồ-Tát.
Quang-minh phương-tiện-trí của tất cả Bồ-Tát giáo-hóa chúng-sanh.
Quang-minh chân-thiệt-trí của tất cả Bồ-Tát chứng pháp-giới.
Quang-minh của tất cả Bồ-Tát được Phật tự-tại thọ-sanh xuất-gia thành chánh-giác.
Mười quang-minh nầy chiếu khắp tâm của vô-lượng chúng-sanh.
Nầy Thiện-nam-tử! Lúc Ma-Gia Phu-Nhân ngồi dưới cây Vô-Ưu lại hiện mười thứ thần-biến của Bồ-Tát sắp đản-sanh:
Lúc Bồ-Tát sắp đản sanh, chư Thiên cõi Sắc, và cõi dục chư Thiên-Tử, Thiên-nữ, chư Long, Dạ-Xoa Càn-Thát-Bà, A-Tu-La, Ca-Lâu-la, Khẩn-Na-La, Ma-Hầu-La-Già, cùng quyến-thuộc vì để cúng-dường nên đều vân tập.
Ma-Gia Phu-Nhơn oai-đức thù-thắng, các lỗ lông nơi thân đều phóng quang-minh chiếu khắp Ðại-Thiên thế-giới không chướng-ngại, chói lấn tất cả quang-minh khác, diệt trừ tất cả phiền-não và khổ ác-đạo. Ðây là thần-biến thứ nhứt của Bồ-Tát lúc sắp đản-sanh.
Lúc ấy, trong bụng của Ma-Gia Phu-Nhơn đều hiện tất cả hình tượng của Ðại-Thiên Thế-giới, trong trăm ức Diêm-Phù-Ðề những đô ấp, vườn rừng, danh hiệu riêng khác đều có Ma-Gia Phu-Nhơn ở và Thiên-Chúng vây quanh, đều hiển hiện tướng thần-biến bất-tư-nghì của Bồ-Tát sắp đản-sanh. Ðây là tướng thứ hai.
Tất cả lổ lông nơi thân của Ma-Gia Phu-Nhơn đều hiện cảnh tượng thuở xưa lúc Bồ-Tát tu hành công hạnh cúng-dường cung-kính chư Phật và nghe tiếng nói pháp của chư Phật như ảnh tượng hiện rõ trong gương sáng. Ðây là thần biến thứ ba của Bồ-Tát lúc sắp đản sanh.
Lại trong mỗi lỗ lông nơi thân của Ma-Gia Phu-Nhơn đều hiện thuở xưa lúc Bồ-Tát tu bồ-tát-hạnh, ở thế-giới, thành ấp, tụ lạc, núi rừng, sông biển, chúng-sanh, kiếp số, gặp Phật xuất thế, nhập tịnh quốc-độ, y-chỉ thiện-tri-thức, tu hành pháp lành, thọ mạng dài vắn, Ma-Gia Phu-Nhơn thường là sanh-mẫu của Bồ-Tát. Ðây là thần biến thứ tư của Bồ-Tát lúc sắp đản-sanh.
Lại trong mỗi lỗ lông của Ma-Gia Phu-Nhơn hiển hiện thuở xưa lúc Bồ-Tát tu bồ-tát-hạnh, tùy sanh tại xứ nào, hình mạo sắc tướng, y phục ăn uống, những sự khổ vui đều hiện rõ ràng. Ðây là thần biến thứ năm của Bồ-Tát lúc sắp đản-sanh.
Lại trong mỗI lỗ lông của Ma-Gia Phu-Nhơn đều hiện thuở xưa lúc Bồ-Tát tu hạnh bố-thí, xả thí cả những vật khó xả như đầu, mắt, tai, mũi, môi, lưỡi, răng, tay, chân, máu, thịt, gân, xương, vợ, con, thành ấp, cung điện, y-phục, anh-lạc, vàng bạc, châu báu. Cũng thấy hình mạo của những người thọ thí và chỗ nơi của họ. Ðây là thần-biến thứ saú của Bồ-Tát lúc sắp đản-sanh.
Lúc Ma-Gia Phu-Nhơn đi vào khu vườn nầy, thời khu vườn nầy hiện khắp tất cả chư Phật quá khứ lúc nhập mẫu-thai, cõi nước nơi chỗ, y phục, tràng hoa, hương thoa, hương bột, phan cái, đồ trang-nghiêm, kỹ nhạc ca ngâm âm thanh thượng diệu, làm cho chúng-sanh đều được nghe thấy. Ðây là thần biến thứ bảy của Bồ-Tát sắp đản-sanh.
Lúc Ma-Gia Phu-Nhơn vào vườn nầy, từ nơi thân của Phu-Nhơn xuất hiện cung điện lâu các Ma-Ni-Vương hơn hẳn tất cả cung điện của Thiên, Long, Bát-Bộ và cung-điện của Nhơn-Vương. Cung-điện Ma-Ni-Vương nầy có lưới báu giăng phía trên, hương thơm ngào ngạt, các báu trang-nghiêm, trong ngoài nghiêm-tịnh, chẳng tạp loạn, bao khắp cả vườn Lâm-Tỳ-Ni, Ðây là thần biến thứ tám của Bồ-Tát sắp đản-sanh.
Lúc Ma-Gia Phu-Nhơn vào vườn nầy, từ nơi thân của Phu-Nhơn xuất hiện mười bất-khả-thuyết trăm ngàn ức na-do-tha phật-sát vi-trần-số Bồ-Tát. Những Bồ-Tát nầy, thân hình dung mạo, tướng hảo quang-minh, oai-nghi đi đứng, thần-thông, quyến thuộc đều đồng như Tỳ-Lô-Giá-Na Bồ-Tát, tất cả đồng thời tán thán Như-Lai. Ðây là thần-biến thứ chín của Bồ-Tát sắp đản-sanh.
Lúc Ma-Gia Phu-Nhơn sắp đản-sanh Bồ-Tát, ở trước mặt Phu-Nhơn bỗng từ kim-cang-tế mọc lên hoa sen lớn tên là Nhất-Thiết-Bửu-Trang-Nghiêm-Tạng, kim-cang làm cọng, các báu làm tua, như-ý châu-vương làm đài, có phật-sát vi-trần-số cánh, tất cả đều bằng châu ma-ni. Lưới báu, lọng báu che phía trên. Tất cả Thiên-Vương cầm giữ. Tất cả Long-Vương mưa hương-vũ. Tất cả Dạ-Xoa-Vương cung kính rải thiên hoa. Tất cả Càn-Thát-Bà-Vương dùng âm thanh vi-diệu ca ngợi công-đức của Bồ-Tát thuở xưa cúng-dường chư Phật. Tất cả A-Tu-La Vương bỏ tâm kiêu mạn mà cúi đầu kính lễ. Tất cả Ca-Lâu-La Vương thòng phan báu khắp hư-không. Tất cả Khẩn-Na-La-Vương hoan-hỉ chiêm-ngưỡng ca ngâm khen ngợi công-đức của Bồ-Tát. Tất cả Ma-Hầu-La-Già Vương đều hoan-hỉ tán thán mưa tất cả mây bửu trang-nghiêm. Ðây là thần biến thứ mười của Bồ-Tát sắp đản-sanh.
Nầy Thiện-nam-tử! Vườn Lam-Tỳ-Ni thị hiện mười thần-biến như vậy rồi, sau đó Bồ-Tát đản-sanh, như mặt nhựt hiện ra nơi hư-không. Như mây lành hiện ở đảnh núi cao. Như làn chớp sáng giữa cụm mây dầy. Như ngọn đuốc sáng lớn giữa đêm tối.
Bấy giờ Bồ-Tát từ hông bên hữu của Phu-Nhơn mà đản-sanh, thân tướng quang-minh đủ các tướng hảo.
Nầy Thiện-nam-tử! Lúc đó dầu hiện sơ sinh, nhưng Bồ-Tát đã tỏ thấu tất cả pháp như mộng, như huyễn, như ảnh, như tượng, không đến không đi, chẳng sanh chẳng diệt.
Ðồng thời ta cũng thấy đức Bồ-Tát ở vô-lượng cõi Phật trong mỗi vi-trần của Ðại-Thiện thế-giới, cũng thấy đức Bồ-Tát ở vô-lượng cõi Phật trong mỗi vi-trần của trăm thế-giới, ngàn thế-giới, nhẫn đến tất cả thế-giới mười phương thị-hiện sơ sanh những sự thần biến giống như hiện thấy tại vườn Lam-Tỳ-Ni nầy, niệm niệm thường không gián đoạn.
Thiện-Tài thưa:
Bạch đức Thánh! Ngài được môn giải-thoát nầy được bao lâu?
Lâm-Thần nói:
Nầy Thiện-nam-tử! Thuở xưa quá ức phật-sát vi-trần-số kiếp, có kiếp tên là Duyệt-Lạc, thế-giới tên là Phổ-Bửu. Có tám mươi na-do-tha Phật xuất hiện trong đó.
Tối-sơ Phật hiệu là Tự-Tại-Công-Ðức-Tràng.
Trong thế-giới Phổ-Bửu có tứ-thiên-hạ tên là Diệu-Quang-Trang-Nghiêm. Trong Diêm-Phù-Ðề có một Vương-Ðô tên là Tu-Di-Trang-Nghiêm-Tràng, Quốc-Vương tên là Bửu-Diệm-Nhãn, Phu-Nhơn tên là Hỉ-Quang.
Chính Hỉ-Quang Phu-Nhơn là sinh-mẫu của đức Tự-Tại-Công-Ðức-Tràng Như-Lai.
Lúc Phu-Nhơn sắp đản-sanh Bồ-Tát, cùng hai mươi ức na-do-tha thể-nữ đến vườn Kim-Hoa. Trong vườn có lầu tên là Diệu-Bửu-Phong, cạnh lầu có cội cây tên là Nhất-Thiết-Thí.
Phu-Nhơn Hỉ-Quang vói vịn nhánh cây Nhất-Thiết-Trí mà đản-sanh Bồ-Tát.
Chư Thiên-Vương đem nước thơm đến tắm gội Bồ-Tát. Tắm xong, chư Thiên-Vương trao Bồ-Tát cho nhũ-mẫu Tịnh-Quang.
Nhũ-mẫu lãnh bồng Bồ-Tát, lòng rất hoan-hỉ liền được bồ-tát-phổ-nhãn tam-muội. Ðược tam-muội nầy, nhũ-mẫu thấy vô-lượng chư Phật mười phương. Nhũ-mẫu lại được môn giải-thoát bồ-tát ở tất cả chỗ thị-hiện thọ sanh tự-tại, như thần-thức lúc tối-sơ thọ thai, mau chóng vô-ngại. Vì được môn giải-thoát nầy nên thấy tất cả Phật thừa bổn-nguyện-lực thọ-sanh tự-tại.
Nầy Thiện-nam-tử! Thuở đức Tự-Tại-Công-Ðức-Tràng Như-Lai, nhũ mẫu Tịnh-Quang chính là thân ta đây.
Từ đó đến nay, niệm niệm ta thường thấy đức Tỳ-Lô-Giá-Na Phật thị-hiện Bồ-Tát thọ-sanh-hải, thần-lực tự-tại điều-phục chúng-sanh. Nhẫn đến tất cả chư Phật ở trong vi-trần của tất cả thế-giới khắp mười phương thị hiện Bồ-Tát thọ sanh thần-biến, ta đều niệm niệm thấy cả, và đều cung kính phụng thờ cúng dường nghe thuyết pháp, như thuyết tu hành.
Bấy giờ Lam-Tỳ-Ni Lâm-Thần muốn tuyên lại nghĩa giải-thoát nầy, thừa thần-lực của Phật quán sát mười phương mà nói kệ rằng:
Ðồng-Tử ngươi đã hỏi
Cảnh thậm thâm của Phật
Nay ngươi phải lắng nghe
Ta nói nhơn-duyên ấy.
Quá ức sát-trần kiếp
Có kiếp tên Duyệt-Lạc
Tám mươi na-do-tha
Như-Lai xuất thế-gian.
Tối-sơ Như-Lai hiệu
Tự-Tại-Công-Ðức-Tràng
Ta ở vườn Kim-Hoa
Thấy Bồ-Tát sơ sanh.
Lúc ấy ta làm nhũ-mẫu
Trí-huệ rất thông lẹ
Chư Thiên trao cho ta
Thân Bồ-Tát kim sắc.
Ta liền vội ẵm bồng
Nhìn kỹ vô-kiến-đảnh
Thân tướng đều viên-mãn
Mỗi tướng vô-biên-tế.
Thân thanh-tịnh ly-cấu
Trang-nghiêm với tướng-hảo
Ví như tượng diệu-bửu
Thấy xong tự vui mừng.
Tư-duy công-đức đó
Mau thêm những biển phước,
Thấy sự thần-thông nầy
Ta phát tâm bồ-đề.
Chuyên cầu phật công-đức
Thêm rộng những đại-nguyện,
Nghiêm-tịnh tất cả cõi
Diệt trừ ba ác-đạo.
Khắp ở mười phương cõi
Cúng-dường vô-số Phật,
Tu hành bổn thệ nguyện
Cứu thoát khổ chúng-sanh.
Ta ở chỗ Phật ấy
Nghe pháp được giải-thoát
Ức cõi vi-trần-số
Vô-lượng kiếp tu hành.
Có bao nhiêu đức Phật
Ta đều từng cúng-dường
Hộ trì Phật chánh-pháp
Tu biển giải-thoát nầy.
Ức cõi vi-trần-số
Ðức thập-lực quá-khứ
Thọ trì Phật pháp-luân
Thêm sáng giải-thoát nầy.
Ta trong khoảng một niệm
Thấy trong sát-trần nầy
Mỗi trần có Như-Lai
Nghiêm-tịnh những sát-hải.
Trong cõi đều có Phật
Hiện đản-sanh trongvườn
Ðều hiện bất-tư-nghì
Sức thần-thông quảng đại.
Hoặc thấy bất-tư-nghì
Ức cõi chư Bồ-Tát
Ở tại trên Thiên-Cung
Sắp chứng Phật bồ-đề.
Trong vô-lượng sát-hải
Chư Phật hiện thọ sanh
Thuyết pháp giữa đại chúng
Nơi đây ta đều thấy.
Một niệm thấy ức cõi
vi-trần số Bồ-Tát
Xuất gia đến đạo-tràng
Thị hiện cảnh-giới Phật.
Ta thấy trong sát-trần
Vô-lượng Phật thành đạo
Ðều hiện những phương-tiện
Ðộ thoát khổ chúng-sanh.
Trong mỗi mỗi vi-trần
Chư Phật chuyển pháp-luân
Ðều dùng tiếng vô-tận
Khắp mưa pháp cam-lộ.
Ức cõi vi-trần-số
Trong mỗi một sát-trần
Ðều thấy chư Như-Lai
Thị hiện nhập niết-bàn.
Vô-lượng cõi như vậy
Như-Lai hiện đản-sanh
Khắp nơi ta phân-thân
Hiện tiền cúng dường Phật.
Bất-tư-nghì sát-hải
Vô-lượng loài sai khác
Ta đều hiện trong đó
Khắp mưa đại pháp-vũ.
Phật-Tử! Ta biết môn
Nan-tư giải-thoát nầy
Trong vô-lượng ức kiếp
Tán dương không hết được.
Nầy Thiện-nam-tử! Ta chỉ biết “MÔN GIẢI THOÁT BỒ TÁT TRONG VÔ LƯỢNG KIẾP KHẮP TẤT CẢ CHỖ THỊ HIỆN THỌ SANH TỰ TẠI” nầy.
Như chư đại Bồ-Tát có thể đem một niệm làm những kiếp tạng, quán tất cả pháp, dùng phương tiện khéo mà hiện thọ sanh, cúng-dường cùng khắp tất cả chư Phật. Thông đạt rốt ráo tất cả phật-pháp, nơi tất cả loài đều hiện thọ sanh, ngồi tòa liên-hoa ở trước tất cả Phật.
Biết các chúng-sanh lúc đáng được độ, vì hiện thọ sanh phương-tiện điều-phục, ở tất cả cõi hiện những thần-biến, dường như ảnh tượng đều hiện ra trước họ.
Ta thế nào biết được nói được công-đức hạnh đó.
Nầy Thiện-nam-tử! Thành Ca-Tỳ-La nầy có cô gái họ Thích tên là Cù-Ba.
Ngươi đến đó hỏi: Bồ-Tát thế nào ở trong sanh tử giáo hóa-chúng-sanh.
Thiện-Tài Ðồng-Tử đảnh lễ chân Lam-Ty-Ni Lâm-Thần, hữu nhiễu vô-số vòng, ân cần chiêm-ngưỡng từ tạ mà đi.
KINH: Thiện Tài đã được môn bồ tát giải thoát nơi chủ Dạ Thần Đại Nguyện Tinh Tấn Lực Cứu Hộ Nhát Thiết Chúng Sanh, ghi nhớ tu tập thấu rõ tăng trưởng, đi lần đến vườn Lam Tỳ Ni tìm thần Diệu Đức Viên Mãn. Thấy thần này ở trong lâu các Nhất Thiết Bửu Thọ Trang Nghiêm, ngồi trên tòa sư tử Bửu Liên Hoa, có hai mươi ức na do tha chư Thiên cung kính vây quanh. Thần Diệu Đức vì chư Thiên mà nói kinh bồ tát thọ sanh hải, khiến chư Thiên đều được sanh nhà Như Lai, thêm lớn biển đại công đức của Bồ Tát.
GIẢNG: Trong khi Thiện Tài chưa đến thì vị Lâm thần này (cũng là vị nữ nhân), đang ngồi giảng kinh gọi là “Bồ Tảt thọ sanh hải” tức là Bồ Tát làm thế nào để thọ sanh xuống nhân gian thị hiện thành Phật. Có hai mươi ức na do tha chư Thiên vây quanh.
KINH: Thiện Tài đến đảnh lễ chân thần Diệu Đức, cung kính chắp tay bạch rằng, Đại Thánh, tôi đã phát tâm vô thượng bồ đề, mà chưa biết bồ tát thế nào tu bồ tát hạnh, sanh nhà Như Lai làm ánh sáng cho đời?
GIẢNG: Tức xuống nhân gian giáng trần, thọ sanh, làm ánh sáng cho đời.
KINH: Thần Diệu Đức đáp, này thiện nam tử, bồ tát có mười tạng thọ sanh. Nếu bồ tát thành tựu pháp này thời sanh nhà Như Lai, niệm niệm tăng trưởng thiện căn của bồ tát chẳng mỏi, chẳng lười…
Một là thọ sanh nguyện thường cúng dường tất cả chư Phật. Hai là tạng thọ sanh phát bồ đề tâm. Ba là tạng thọ sanh quán các pháp môn siêng tu hành. Bốn là tạng thọ sanh dùng tâm thanh tịnh chiếu khắp tam thế. Năm là tạng thọ sanh bình đẳng quang minh…
GIẢNG: Đại khái vẫn như vậy thôi. Tu như thế để thành Phật. Rồi sau đó ngài lại kể bổn sanh bổn sự của ngài những kiếp trước như thế nào.
KINH: …Ta từ vô lượng kiếp đến nay được môn giải thoát thọ sanh tự tại này. Thiện Tài thưa, bạch đức thánh, cảnh giới của môn giải thoát này thế nào? Lâm thần nói, nầy thiện nam tử, trước kia ta phát nguyện lúc tất cả bồ tát thị hiện thọ sanh đều được thân cận. Nguyện nhập biển vô lượng thọ sanh của Tỳ Lô Giá Na Như Lai.
GIẢNG: Ngài nguyện xin là người giữ vườn mà sau này sẽ có Chư Phật thọ sanh. Ngài kể khi Ma Gia Phu Nhân đến vườn Lâm Tỳ Ni thì có rất nhiều thần biến. Đại khái người nào đọc cũng hiểu nên không cần phải nói thêm ở đây. Tôi xin đọc lược…
KINH: Này thiện nam tử, lúc Ma Gia Phu Nhân sắp đản sanh Bồ Tát, ở trước mặt phu nhân bỗng từ kim cang tế mọc lên hoa sen lớn tên là Nhất Thiết Bửu Trang Nghiêm Tạng…
GIẢNG: Ngài kể từ khi bồ tát chưa đản sanh, đến lúc đản sanh, hiện rất nhiều thần biến, các người, chư thiên, chư bồ tát đều vây quanh v.v… Sau đó ngài lại kể trong một kiếp trước rất lâu xa, trong thế giới tên là Phổ Bửu có tứ thiên hạ tên là Diệu Quang Trang Nghiêm, có vị vua tên Bửu Diệm Nhãn, phu nhơn tên Hỉ Quang, chính Hỉ Quang phu nhơn là sinh mẫu của đức Tự Tại Công Đức Tràng Như Lai.
KINH: Lúc phu nhơn sắp đản sanh Bồ Tát, cùng hai mươi ức na do tha thể nữ đến vườn Kim Hoa. Trong vườn có lầu tên là Diệu Bửu Phong, cạnh lầu có cội cây tên là Nhất Thiết Trí. Phu nhân Hỉ Quang vói vịn nhánh cây Nhất Thiết Trí mà đản sanh bồ tát.
GIẢNG: Trong kiếp đó, phu nhơn Hỉ Quang vịn cây “nhất thiết trí,” chứ không phải cây vô ưu như ngài Ma Gia, và đản sanh vị thái tử (lúc đó còn là Bồ Tát).
KINH: Chư thiên vương đem nước thơm đến tắm gội Bồ Tát. Tắm xong chư thiên vương trao Bồ Tát cho nhũ mẫu Tịnh Quang. Nhũ mẫu bồng bồ tát lòng rất hoan hỉ…
GIẢNG: Chư thiên vương không trao bồ tát cho phu nhân (tức là mẹ thị hiện của bồ tát), mà lại trao cho nhũ mẫu Tịnh Quang. Khi vị nhũ mẫu Tịnh Quang ôm vị Bồ Tát trong lòng, lập tức nhũ mẫu đắc môn tam muội gọi là “bồ tát phổ nhãn tam muội,” và vị nhũ mẫu Tịnh Quang ấy, chính là tiền thân của ngài chủ dạ thần này. Đại khái vẫn là chuyện bổn sanh, bổn sự mà trên bình diện đó toàn là thần biến. Mà mỗi khi những nhân vật trong đó được thân cận Phật hoặc Bồ Tát thị hiện đản sanh, thì thường đắc được môn tam muội nào đó.
Tới đây, xin tạm ngưng ở vị thiện tri thứ 39 thức này.
Xin hẹn với quí vị kỳ sau…
Xin cảm ơn quí vị …
Comments
Post a Comment