Shurangama Mantra with Verses and Commentary
by Venerable Tripitaka Master Hsuan Hua
436. A MẠT ĐÁT RỊ CHẤT ĐA
阿末怛唎質多
AMAITRA CITTĀ
Ác
niệm độc Chú quỷ kiến sầu
Thiên
đường địa ngục tự ngao du
Hiệu
pháp Thánh hiền vô lượng huệ
Đại
tai linh văn cứu khổ ưu.
惡念毒咒鬼見愁
天堂地獄自遨遊
效法聖賢無量慧
大哉靈文救苦憂
UM! A MẠT ĐÁT RỊ CHẤT ĐA.
HÀNG
PHỤC QUỶ ÁC NIỆM,
PHÁT BỒ-ĐỀ TÂM, TU
BỒ-TÁT ĐẠO, THÀNH NHỨT THIẾT CHỦNG TRÍ.
KINH NIỆM PHẬT BA-LA-MẬT
PHẦN CHÁNH-TÔNG
DUYÊN KHỞI
CÂU “NIỆM PHẬT” LÀ PHÁP GIỚI DUYÊN KHỞI
GỒM CHÂN-NHƯ CÙNG A-LẠI-DA DUYÊN KHỞI, DUNG NHIẾP CẢ “TÌNH” VÀ “TƯỞNG” , HỮU LẪN KHÔNG.
VÀ SAU KHI LÂM CHUNG ĐƯỢC SANH VỀ CÕI PHẬT A-DI-ĐÀ.
Nầy Diệu-Nguyệt cư sĩ ! Trong thời kỳ Chánh pháp diệt tận, chúng sanh nơi cõi Diêm-phù-đề TÌNH nhiều TƯỞNG ít, tâm địa bỏn sẻn, tham lam ghét ganh, các căn lành phước báo kém cỏi. Lúc sanh tiền thọ nhận đủ loại nghiệp dữ, sau khi mạng chung sẽ chịu các quả báo đau khổ trong ba nẻo ác dữ với hạn kỳ lâu dài. Vì thế mà chư Phật khắp mười phương xót thương vô cùng, luôn luôn tìm cách cứu trừ khổ não cho các hạng chúng sanh kia.
Các đức Như-Lai hiện ra nơi đời, mục tiêu chân chánh là không chỉ tuyên dương diệu pháp bí áo sâu xa cho những bậc Thánh giả, hiền nhân - mà mục tiêu khẩn thiết nhất vẫn là nhằm cứu vớt các loại chúng sanh tội khổ, nặng về tình, nhẹ về tưởng.
Chư Phật đã dùng Phật nhãn quán sát khắp mười phương, thấy rõ nghiệp lực chúng sanh lành dữ không đồng đều, thấy thân tướng và cảnh giới của chúng sanh xấu tốt có sai biệt. Nhưng điểm sanh khởi chẳng rời sát-na tâm sanh diệt, chỗ hội quy cũng không rời sát-na tâm sanh diệt.
Muốn hàng phục và chuyển biến cái sát-na tâm sanh diệt ấy, thì không có pháp nào hơn là pháp NIỆM PHẬT.
Một câu A Di Ðà
Là duyên khởi pháp giới
Chánh nhân của Tịnh nghiệp
Và chủng tử Bồ Ðề.
(Nhứt cú Di Ðà
Pháp giới duyên khởi
Tịnh nghiệp chánh nhân
Bồ Ðề chủng tử.)
Lược giải:
Phật Pháp chia thành hai hệ: Không tông và Hữu tông. Không tông đề ra thuyết Chân Như Duyên Khởi; Hữu tông đề ra thuyết A-lại-da Duyên Khởi. Dung nhập vào Trung Ðạo, tức Nhứt Chân Pháp Giới thì Không và Hữu chẳng khác, Chân Như tức A-lại-da.
Ðây ý nói câu niệm Phật là huyễn hữu, cũng lại là Chân Không, duyên khởi điểm của nó từ nơi pháp giới. Vậy câu niệm phật là Pháp Giới Duyên Khởi, gồm Chân Như cùng A Lại Da duyên khởi, dung nhiếp cả Hữu lẫn Không.
Bởi thế nên Niệm Phật là chánh nhân của Tịnh nghiệp. Tịnh nghiệp đây gồm bốn Tịnh Ðộ mà tiêu điểm cuối cùng là cõi Thường Tịch Quang. Và Niệm Phật cũng là hạt giống Bồ Ðề đưa đến sự Toàn Giác, gồm giác ngộ mình, giác ngộ chúng sanh, hạnh giác ngộ đầy đủ.
CHO NÊN, DÙ CHO QÚY-VỊ TU THEO PHÁP MÔN NÀO CŨNG ĐỀU ĐƯỢC VIÊN-THÔNG VÔ-NGẠI. TẠI SAO VẬY ? VÌ LÀ TỪ PHÁP GIỚI DUYÊN KHỞI, GỒM CHÂN-NHƯ CÙNG A-LẠI-DA DUYÊN KHỞI, DUNG NHIẾP CẢ “TÌNH” VÀ “TƯỞNG” , HỮU LẪN KHÔNG
TÌNH là Tưởng U-ÁM, Tưởng VIỆC LÀM ÁC...
TƯỞNG là Tưởng THÔNG SÁNG, Tưởng VIỆC LÀM THIỆN...
THÌ SẼ LÀM THIỆN NHƯ CÒN CHẤP VIỆC THIỆN,
CHẤP CẢNH GIỚI TU CHỨNG (SỞ TRI CHƯỚNG)
ĐƯƠNG TRI MÊ (TÌNH ) NGỘ (TƯỞNG), ĐỒNG NHỨT CHÂN-TÂM.
PHẢI BIẾT : LÚC MÊ, LÚC NGỘ, CÓ CÙNG 1 CHÂN-TÂM.
ĐẠI TAI DIỆU MÔN, NGUYÊN-NHÂN CHÍ THỬ.
RỘNG LỚN THAY, PHÁP MÔN “VI-DIỆU VIÊN-ĐỐN”, XÉT CÙNG TỘT NGUYÊN-NHÂN NGUỒN-GỐC CỦA LOÀI NGƯỜI LÀ “CHÂN-TÂM”.
HOA-NGHIÊM NGUYÊN-NHÂN LUẬN của Sa-môn TÔNG-MẬT, chùa QUÊ-PHONG.
Vì sao vậy ? Vì pháp của Như Lai là chân thật, là giải thoát, là an vui, là thuận theo sở cầu, sở nguyện của mọi chúng sanh. Vì pháp của Như-Lai là vắng lặng, không dính mắc, vô cấu nhiễm, thuận theo tình và tưởng của chúng sanh mà vẫn giúp chúng sanh thành tựu địa vị Phật Đà, không bị hư hoại, cho nên chẳng cần phải chán ghét lìa bỏ thế gian, ở trong chỗ ràng buộc mà tâm vẫn tự tại, thọ dụng pháp lạc. Và sau khi lâm chung được sanh về cõi Phật A-Di-Đà".
TẤT CẢ CHÚNG SINH, THẬT VỐN CHƠN TÁNH THANH TỊNH
DO TÌNH, TƯỞNG CÙNG VỚI TẬP KHÍ NHIỀU ĐỜI PHẢI SANH TRONG 7 LOÀI
Đức Phật nói lời đây rồi, khi ấy A-nan và cả đại chúng được nhờ Như Lai mở bày nghĩa mật ấn Bát-đát-la, và được nghe những tên gọi của kinh liễu nghĩa này, liền đốn ngộ thiền-na, tăng thượng diệu lý, tu tiến đến Thánh vị, tâm lự được rỗng rang lắng đọng, đoạn trừ được sáu phẩm phiền não vi tế tu tâm trong tam giới. Liền từ chỗ ngồi đứng dậy đảnh lễ nơi chân Phật, chắp tay cung kính bạch Phật rằng:
- Đức Thế Tôn có oai đức lớn dùng lời từ bi không ngăn ngại, khéo mở bày cho chúng sanh những mê lầm vi tế sâu kín, khiến ngày nay thân tâm con được vui thích được lợi ích lớn. Bạch Thế Tôn, nếu chân tâm thanh tịnh sâu mầu sáng suốt ngày xưa nay là tròn khắp, như thế cho đến đại địa cỏ cây, các loài sinh vật nhuyễn động, cội gốc là chân như, tức là chân thể thành Phật của Như Lai, Thể tánh của Phật là chân thật, tại sao lại có các đường địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, a-tu-la, người, trời?
Theo lời Phật dạy, tất
cả chúng sanh đều từ một chân tâm thanh tịnh sâu mầu sáng suốt mà ra. Như vậy
tất cả thế giới, cỏ cây, mọi loài sinh vật vốn từ chân như, tức thể tánh chân
thật của Phật. Vậy sao lại sanh ra sáu đường địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh v.v...
Đây là câu hỏi rất hệ trọng, những người tu Phật nếu không rành, khi bị người
ta hỏi sẽ lúng túng không thể nào đáp được. Hơn nữa, chính mình trên đường tu
cũng đâm ra hoang mang. Cho nên những câu hỏi này chúng ta phải chú tâm nhớ kỹ,
hiểu rõ, mới thấy giá trị của lời Phật giải thích cho ngài A-nan.
Bạch Thế Tôn, sáu đường
này là xưa nay tự có hay do vọng tập của chúng sanh sanh khởi?
Câu hỏi thứ hai cũng rất
hệ trọng. Như hiện nay chúng ta thường nghe có nhiều người hỏi: "Cảnh địa
ngục, ngạ quỷ là do ai sắp bày sẵn, hễ phạm tội liền xuống đó hay do chúng sanh
làm tội mà tự có ra?" Thời nay, có người nặng về lý, giảng là không có địa
ngục nào hết, nếu mình làm xấu làm ác thì lương tâm cắn rứt giày vò, tức là địa
ngục. Đó là một lối giải bất chấp lời Phật dạy. Phật đã nói có lục đạo luân
hồi. Nhưng lục đạo luân hồi từ đâu mà có? Nó đã sẵn từ thuở nào hay do sự huân
tập nghiệp của chúng sanh mới có? Đó là vấn đề rất then chốt.
Bạch Thế Tôn, như
Tỳ-kheo-ni Bảo Liên Hương giữ giới Bồ-tát mà lén làm việc dâm dục, nói dối rằng
hành dâm không phải là giết hại, không phải là trộm cướp, nên không có nghiệp
báo. Khi nói lời ấy rồi, trước hết nơi nữ căn phát ra ngọn lửa cháy rực, sau đó
từng phần thân thể đều bị lửa lớn thiêu đốt, đọa vào địa ngục Vô gián.
Vua lưu-ly và Tỳ-kheo
Thiện Tinh, vua Lưu-ly vì giết dòng họ Cồ-đàm, Tỳ-kheo Thiện Tinh vì nói dối
tất cả pháp đều không, ngay thân đang sống mà rơi vào địa ngục A-tỳ. Các địa
ngục này là có chỗ nơi nhất định hay lại là tự nhiên, do mỗi người kia phát nghiệp,
chỉ mỗi người nhận riêng?
Địa ngục là sẵn có cố
định, ai làm tội đều phải vô đó, hay là do những người kia tạo nghiệp rồi tự họ
cảm nhận cảnh địa ngục riêng cho mình, chứ không có địa ngục chung?
Câu chuyện vua Lưu-ly
giết dòng họ Thích-ca, trong kinh Tăng Nhất A-hàm kể rằng: Vua Ba-tư-nặc cầu
hôn con gái họ Thích ở Ca-tỳ-la-vệ, nếu không bằng lòng sẽ dùng áp lực bức
bách. Họ Thích thuộc dòng dõi lớn, không muốn kết thân, bèn đem con gái của
Ma-ha-nam do một nữ tỳ sanh ra, diện mạo đoan chánh, cho mặc áo đẹp, ngồi xe vũ
bão, đưa đến cho vua Ba-tư-nặc nói dối là công chúa con vua Ma-ha-nam. Vua
Ba-tư-nặc lập công chúa làm đệ nhất phu nhân, sanh con trai là Tỳ-lưu-ly. Vua
rất yêu thương thái tử. Khi Tỳ-lưu-ly lên tám, vua gửi sang bên ngoại, cho học
bắn cung cùng năm trăm trẻ dòng họ Thích.
Bấy giờ trong thành
Ca-tỳ-la-vệ mới dựng một giảng đường, chuẩn bị rất trang nghiêm. Những người
dòng họ Thích định thỉnh Phật cùng chúng tăng đến đó để cúng dường. Thái tử
Lưu-ly cùng năm trăm đứa trẻ đến giảng đường, leo ngay lên tòa sư tử. Những
người họ Thích trông thấy hết sức giận dữ, bèn lôi Tỳ-lưu-ly kéo ra ngoài cửa,
xô xuống đất mắng: "Đây là đứa con của nô tỳ, chư thiên và mọi người chưa
có ai dám vào đây, mà đứa con nô tỳ này dám vào đây ngồi!"
Tỳ-lưu-ly bảo một người
con của Phạm chí tên là Hiếu Khổ rằng: "Họ Thích hủy nhục ta đến thế này.
Về sau nếu ta nối ngôi vua, ông nên nhắc ta chuyện này." Từ đó, mỗi ngày
người con Phạm chí tâu nhắc ba lần: "Hãy nhớ mối nhục họ Thích." Đến
khi thái tử Lưu-ly lên ngôi, Hiếu Khổ nhắc lại chuyện xưa, vua nổi giận dẫn bốn
bộ binh đến nước Ca-tỳ-la-vệ.
Phật muốn can gián vua
Lưu-ly, bèn đến một cây khô không cành lá bên đường, ngồi kiết già. Vua Lưu-ly
từ xa thấy Phật ngồi, liền xuống xe cúi lạy rồi hỏi:
- Có những cây tốt cành
lá sum suê, sao Ngài lại ngồi dưới cây khô này?
- Bóng mát của thân tộc
hơn hẳn người ngoài.
Vua Lưu-ly liền nghĩ:
"Hôm nay Thế Tôn cố
vì thân tộc. Vậy ta nên trở về, chẳng nên chinh phạt Ca-tỳ-la-vệ."
Về triều nghe lời nhắc
lại, vua tức giận lại kéo quân đi đánh. Nửa đường lại thấy Phật ngồi dưới cây
khô và nói như lần trước, vua trở về. Lại được nhắc mối nhục xưa, vua kéo quân
đi đánh nữa. Lần thứ ba này, tôn giả Đại Mục-kiền-liên muốn cứu dòng họ Thích,
nhưng Phật nói: "Hôm nay họ Thích túc duyên đã chín, sẽ thọ báo."
Những người dòng họ
Thích đều trì giới, tu hành pháp lành, nên dù có quân binh mạnh vẫn không chống
cự. Vua Lưu-ly giết hết dòng họ Thích, quanh thành Ca-tỳ-la-vệ máu chảy thành
sông. Bảy ngày sau, vua Lưu-ly và quân lính, khi đến bên bờ sông A-chi-la vui
chơi và nghỉ đêm, bị nước lớn cuốn trôi ra biển, chết sanh vào địa ngục A-tỳ.
Tỳ-kheo Thiện Tinh là
con trai của thái tử Tất-đạt-đa, ngài thọ trì đọc tụng giải thuyết mười hai bộ
kinh, chứng được tứ thiền. Vì gần gũi bạn ác nên mất tứ thiền, sanh kiến chấp
tà ác mà nói rằng không Phật, không pháp, không nhân quả, không có tạo nghiệp,
không có Niết-bàn. Phật thường thuyết pháp cho Tỳ-kheo Thiện Tinh mà ông không
có lòng tin thuận. Khi ông đang ở gần sông Ni-liên-thiền, thấy Phật từ xa đi đến,
ông liền sanh tâm tà ác. Do tâm ác này thân đang sống đọa vào địa ngục A-tỳ.
Tại Việt Nam, những năm
về trước có xảy ra trường hợp "trời trồng". Có những người làm tội
ác, cầm dao hay cầm cây đánh cha mẹ thì tự nhiên đứng sững, rồi từ từ lún
xuống, đó là ngay thân đang sống rơi vào địa ngục.
Tóm lại, câu hỏi thứ
nhất: Tất cả chúng sanh đều từ nơi chân như, chư Phật cũng trở về chân như, tại
sao chân như đó lại sanh ra lục đạo chúng sanh?
Câu hỏi thứ hai: Lục đạo
chúng sanh phát sanh ra, đó là tự sẵn có hay do chúng sanh tạo nghiệp rồi mới
có?
Câu hỏi thứ ba: Những
nghiệp chúng sanh gây tạo, hiện đời thấy đọa địa ngục, địa ngục có sẵn nhất
định, ai phạm tội thì rơi xuống, hay do chúng sanh phát nghiệp nên mới có địa
ngục đó?
Nếu chúng ta hiểu ba câu
hỏi thiết yếu này, ắt sẽ giải quyết được nhiều vấn đề mà lâu nay có thể chưa
nắm vững.
Cúi mong đức Thế Tôn rủ
lòng đại từ mở rộng cho kẻ mới vào đạo, khiến cho tất cả chúng sanh trì giới,
nghe được nghĩa quyết định, vui vẻ tôn trọng kính cẩn gìn giữ cho trong sạch,
không trái phạm.
Phật bảo A-nan:
- Hay thay câu hỏi này,
khiến cho các chúng sanh không vào tà kiến. Nay ông lắng nghe kỹ, ta sẽ vì ông
nói.
Này A-nan, tất cả chúng
sanh thật vốn là chân như thanh tịnh, do vọng kiến kia mà có vọng tập sanh
khởi. Nhân đây mà phân chia ra phần trong và phần ngoài.
Này A-nan, phần trong
tức là phần trong của chúng sanh. Từ các ái nhiễm mà phát khởi vọng tình. Vọng
tình chất chứa không thôi, hay sanh ra nước ái. Thế nên, tâm chúng sanh nghĩ
nhớ đến những thức ăn ngon thì trong miệng liền ra nước miếng. Khi tâm nhớ lại
những người xưa, người mình thương hoặc người mình giận thì nước mắt tuôn tràn.
Khi đói bụng mà nhớ đến
những thức ăn ngon, tự nhiên trong lưỡi ra nước miếng. Khi nhớ lại những người
đau khổ nhất thì trào nước mắt. Đó là hiện tượng của ái. Từ ái mà thành ra nước
rơi xuống.
Người tham cầu tiền của
thì tâm phát ra nước ái, toàn thân họ đượm ướt và sáng. Nếu tâm đắm trước sự
hành dâm thì nơi nam căn, nữ căn tự nhiên có dịch chảy ra.
Những người thích của
báu thì toàn thân họ đượm ướt, có vẻ hơi sáng. Điều này chúng ta ít thấy vì
hiện tại hiếm có người ham tới cỡ đó, trừ những người đi bòn vàng, còn thường
thì không thấy.
Tất cả những điều trên
là bằng chứng cụ thể, cho thấy bên trong chúng ta tích lũy tình nhiều, dễ phát
ra nước ái, là lý do đưa mình chìm xuống cõi dưới. Nước thì nặng nên rơi xuống,
không thể chảy ngược lên, nên tình nhiều là trầm luân, không nghi ngờ gì. Ai
tình cảm nặng quá thì coi chừng rơi xuống, chứ không đi lên nổi. Đó là kinh
nghiệm bên trong con người, đức Phật kể rõ ràng như vậy, để biết nếu chúng ta
chất chứa cái gì nhiều thì cái đó sẽ lôi mình đi.
Này A-nan, các thứ ái
tuy khác nhau nhưng kết quả chảy nước là đồng, thấm ướt không thể bay lên được,
tự nhiên theo đó mà rơi xuống. Đây gọi là phần trong.
Các thứ ái tuy khác
nhau, hoặc thích món ăn, hoặc thương hoặc giận, hoặc ưa tiền bạc của báu, sắc
đẹp... nhưng ái trước cái nào cũng ra nước, rơi xuống trôi đi, kết cuộc đều dẫn
mình đi xuống, là đồng chứ không khác. Nên nói nghiệp ái dẫn đi xuống. Bên
trong con người chất chứa những thứ đó thì rơi xuống, không nghi ngờ. Ái thuộc
về tình, ái ít thì chìm cạn, ái nhiều thì nhất định chìm sâu.
Này A-nan, ngoại phần là
phần bên ngoài của chúng sanh. Nhân các khát ngưỡng mà phát ra những hư tưởng. Tưởng
đó tích chứa không thôi, hay sanh ra khí thù thắng.
Tưởng là phần bên ngoài,
còn ái hoặc tình là phần bên trong. Khi mơ ước, trông mong khao khát một điều
gì, do tích lũy sự tưởng tượng, mơ ước đó lâu ngày nên có sức mạnh, hơi mạnh đó
đưa mình đi lên. Ví dụ như người khao khát muốn về Cực lạc, họ tưởng tới Phật,
tưởng cõi Cực lạc. Bởi khao khát nên mới có mơ tưởng, tích lũy lâu rồi liền có
diệu dụng. Còn người khao khát muốn thành tiên cưỡi hạc dạo chơi cõi trời,
tưởng tiên lâu ngày cũng có hơi mạnh phát ra.
Thế nên, trong tâm chúng
sanh giữ gìn giới cấm thì toàn thân nhẹ nhàng thanh tịnh. Tâm trì ấn chú thì
mắt nhìn xem thấy mạnh mẽ kiên quyết. Tâm muốn cầu sanh cõi trời thì khi mộng
thấy mình bay lên. Tâm nhớ cõi Phật thì cảnh Phật thầm hiện. Nếu thờ phụng
thiện tri thức thì xem thường thân mạng. Này A-nan, các tưởng tuy khác nhưng
nhẹ nhàng bay lên là đồng. Bay lên không chìm xuống, tự nhiên vượt lên. Đây gọi
là phần bên ngoài.
Các tưởng tuy có khác:
tưởng giữ giới, tưởng cõi Phật, tưởng sanh cõi trời, tưởng trì chú v.v... đều
là đi lên.
Đến đây, chúng ta có thể
sẽ có một điều nghi: Người muốn sanh lên cõi trời, cứ tưởng mãi thì thấy mình
bay lên, muốn sanh về cõi Phật cứ tưởng mãi sẽ mộng thấy Phật hay thấy hoa sen,
như vậy là tu có hiệu nghiệm. Còn người tu thiền thường không thấy gì hết, có
phải là thua thiệt không? Do vì chúng ta tưởng mãi cái gì thì mộng thấy cái đó.
Tu tịnh độ tưởng nhớ tới Phật nên mới thấy cảnh Phật, còn tu Thiền không cho
mong tưởng, làm sao thấy!
Tại sao chúng ta không tưởng
thấy Phật cho tốt? Bởi đây là đứng về mặt tình và tưởng: tình thì sanh trong
các loài chìm sâu ở dưới, tưởng thì sanh lên các cõi ở trên, còn người tu thiền
là dẹp cả tình lẫn tưởng. Không tưởng thì làm sao thấy có những cảnh mình mơ
tưởng. Vậy người tu thiền sanh ở đâu? Do không muốn sanh nữa nên mới dẹp tình
dẹp tưởng, tâm lặng lẽ như như bất động, cho nên gọi là "Bất động
địa", không kẹt bên này bên kia.
Lại có người hoang mang,
vì khi tu thỉnh thoảng thấy mộng dữ, hoặc những tật cũ đời nào. Bởi vì người tu
thiền không tưởng thêm cái mới, chỉ bỏ cái cũ thôi. Nhưng trong khi đang trừ
dẹp, tàng thức vẫn còn chứa những chủng tử nhiều đời, tốt xấu đều có. Ban ngày,
chúng ta bỏ những chủng tử đang hiện hành trong hiện tại, còn những thứ chất
chứa trong quá khứ chúng ta chưa làm chủ được, nên khi nằm mộng nó trồi lên.
Những thứ chất chứa không phải hoàn toàn tốt, cho nên khi mộng có thể thấy
những cảnh bất thường, dữ xấu làm mình hoảng hốt. Bởi vậy, các bậc thầy xưa
dạy, nếu người tu thiền đêm mộng thấy những cảnh dữ, thức dậy phải sám hối, vì
biết những chủng tử xấu ở trong còn nhiều.
Nếu thấy cảnh lành, như
thấy mình đang thuyết pháp hoặc trong chùa có lễ lạt, thấy huynh đệ cùng tu
hành, đó là mộng thấy trở lại chỗ sống hàng ngày, chứ không phải thấy cảnh mình
tưởng ra. Đây là dấu hiệu tốt lành, cho biết chủng tử quá khứ đã nhẹ rồi, chỉ
có cảnh hiện tại.
Hiểu thật kỹ, mới biết
mỗi lối tu có ảnh hưởng rất nhiều tới tâm tưởng. Nếu không hiểu, khi thất lạ
sanh ra hoảng hốt, không biết tại sao hồi trước niệm Phật, cầu sanh tịnh độ thì
thấy mộng lành, nay tu thiền thấy mộng dữ. Ở đây Phật dạy rõ tình là
thế nào, tưởng là thế nào. Khi tình nhiều, mộng thấy cảnh của
tình, còn tưởng nhiều thì mộng thấy cảnh của tưởng.
Đó là nêu lên cho biết
nơi con người chúng ta, vọng nghiệp chia ra làm hai phần: phần tích chứa ở
trong là tình và phần ở ngoài là tưởng.
Này A-nan, tất cả thế
gian sanh tử tiếp nối: sanh thì thuận theo tập nghiệp, còn tử thì theo biến
chuyển.
Xưa huân tập những gì
thì nay theo đó mà đi, gọi là thuận tập. Vậy nên nói sanh là thuận mà tử là
nghịch, vì phá hoại cái hiện hữu này nên gọi là nghịch, còn theo chiều nghiệp
cũ dẫn đi gọi là thuận.
Khi sắp mạng chung chưa
hết hơi ấm, những việc thiện ác trong một đời đồng thời hiện ra.
Điều này giúp chúng ta
hiểu rõ tinh thần của con người sắp mạng chung. Khi sắp chết, chưa hết hơi ấm,
những nghiệp thiện ác đã làm trong đời mình liền hiện ra. Cho nên, nếu là
thiện, như người niệm Phật thành công thì thấy chư Bồ-tát Quán Âm, Thế Chí. Còn
những người làm ác, khi ấy thấy cảnh dữ, liền đọa xuống địa ngục. Chỉ có những
người nửa tình nửa tưởng được sanh làm người, lúc đó mới có việc chờ cha mẹ
trong vòng bốn mươi chín ngày, mới có chuyện cầu nguyện cho họ. Ở đây Phật nói
rất kỹ cho chúng ta biết rành rẽ.
Như vậy, nặng về tình
thì đi xuống, nhiều tưởng thì đi lên, nhưng cũng không ngoài luân hồi. Nếu muốn
hết luân hồi thì phải hết tình hết tưởng.
Chết là nghịch, sanh là
thuận, hai tập nghiệp giao nhau.
Hai tập nghiệp sanh
thuận và tử nghịch giao tiếp nhau. Chết là nghịch vì thân này bị hoại, sanh là
thuận là đi theo nghiệp cũ dẫn tạo nghiệp cũ dẫn tạo nghiệp mới, nên hai nghiệp
mới cũ giao kết nhau.
Nếu thuần tưởng tức bay
lên, ắt sanh trên cõi trời. Nếu bay lên mà trong tâm gồm đủ phước tuệ và nguyện
thanh tịnh, thì tự nhiên tâm mở sáng, thấy được các cõi tịnh độ của chư Phật
mười phương, tùy nguyện mà vãng sanh.
Nếu người thuần tưởng
cõi tịnh độ, hay cõi đức Phật A-súc... không còn chút tình nào chen vào, có
nguyện sanh về cõi đó, đồng thời làm phước tu tuệ đầy đủ thì khi lâm chung trí
tuệ họ mở sáng, liền thấy cõi thanh tịnh của chư Phật mười phương, rồi tùy theo
nguyện của mình mà sanh về cõi Phật, gọi là vãng sanh. Đó là tưởng cộng với
phước, tuệ và nguyện, đủ bốn điều này thì sanh về cõi Phật.
Đây là lý do tại sao khi
trong gia đình có người chết, đừng nên khóc mà phải tụng kinh. Khóc là tăng
trưởng cái tình, tức là làm người chết chìm xuống các cõi dữ. Muốn nuôi dưỡng
cái tưởng cho thuần khiết nên khuyên người sắp mất phải nhớ Phật, phải nghe
kinh, để cho tâm tưởng nhẹ nhàng, dễ bay lên các cõi trên. Đó là điều thiết
yếu.
Tình ít tưởng nhiều thì
cũng nhẹ nhàng bay lên, nhưng không được xa, liền làm phi tiên, đại lực quỷ
vương, phi hành dược-xoa, địa hành la-sát, dạo đi trong cõi trời Tứ thiên vương
không bị chướng ngại.
Chừng chín phần tưởng
một phần tình, hoặc tám phần tưởng hai phần tình thì cũng bay lên nhưng không
xa, được tự tại ở trong khoảng trời Tứ thiên vương trở xuống. Chúng ta tự kiểm
lại thì biết mình đang tới chỗ nào.
Trong đó nếu có những
người tâm lành nguyện lành, hộ trì pháp Phật, ủng hộ giới cấm theo người giữ
giới, hoặc ủng hộ thần chú theo những người trì chú, hoặc ủng hộ thiền định thì
giữ yên pháp nhẫn, chính những người ấy được ở dưới tòa Như Lai.
Những người có tâm lành
nguyện lành đó sẽ làm những vị thần để bảo vệ người giữ giới, người trì chú,
người tu thiền định. Do đó họ luôn luôn ở dưới tòa Như Lai, tức là
ở trong chùa, gọi là Hộ pháp, chứ không đi làm thần thánh các nơi khác.
Tình tưởng bằng nhau,
không bay lên cũng không rơi xuống thì sanh ở nhân gian. Người tưởng sáng thì
thông minh, người tình tối thì ngu độn.
Người sanh ở
nhân gian, ai trước có tưởng nhiều hơn tình thì người đó thông minh,
còn nếu tình nhiều thì ngu độn. Thử kiểm lại thì biết mình đời trước thuộc loại
nào.
Nếu tình nhiều tưởng ít
thì phải trôi giạt trong loài hoành sanh. Nếu nặng thì làm loài có lông, nếu
nhẹ làm loài có cánh.
Nếu khoảng sáu phần tình
bốn phần tưởng thì vào loài hoành sanh hay bàng sanh, tức là
loài đi ngang, như trâu bò heo chó... Nặng thì làm loài thú có lông, nhẹ thì
làm loài có cánh như chim chóc bay đi. Bây giờ nhìn lại mình tự biết mình thuộc
loại nào, tương lai như thế nào, biết rõ chứ không nghi ngờ. Nếu tự đánh giá
thấy tưởng nhiều thì tốt, còn nếu tình nhiều phải dẹp bớt lần lần.
Bảy phần tình ba phần
tưởng thì chìm xuống thủy luân, sanh bên mé hỏa luân, nhận chịu hơi nóng bốc
lên rất mạnh, thân làm ngạ quỷ, thường bị lửa đốt, vì nước có thể hại mình,
không ăn không uống, trải qua trăm ngàn kiếp.
Trong nhà Phật nói ở
ngoài trái đất là phong luân, kế đến thủy luân, hỏa luân, kim luân v.v... Người
sanh ở giữa ranh giới thủy luân và hỏa luân này, do nhận chịu hơi lửa xông lên
mà thân họ luôn luôn có lửa, trong miệng thường ra lửa, nên nói làm ngạ
quỷ khổ vô cùng. Những người tự tử chết oan hay đọa làm ngạ quỷ, vì
thắt cổ, uống thuốc độc... là nặng về tình mà chết, nên rơi vào loài này.
Chúng ta sống bảy tám
mươi năm thấy cũng dài, ngạ quỷ sống cả trăm ngàn kiếp, tuổi thọ cũng không
biết bao nhiêu. Nên làm loài đó rồi khó mà chuyển nổi, khổ quá không biết chừng
nào mới tu được! Chúng ta thường nghĩ ngạ quỷ luôn đói khát là do không ai cúng
cho họ ăn uống. Nước đầy cả sông cả biển, uống lúc nào cũng được, nhưng họ vẫn
luôn luôn khát. Tại sao vậy? Vì nước có thể làm hại họ, thân họ như lửa, vào
nước là tắt là chìm, nên họ không dám tới gần nước. Do đó khi cúng cho họ, phải
tụng chú biến thực biến thủy, họ mới ăn uống được.
Vậy mới thấy, được làm
thân người là rất quý. Mất rồi, nếu rơi vào những chỗ này không biết chừng nào
mới trở lại làm người, thoát khỏi khổ đau!
Chín phần tình một phần
tưởng thì chìm xuống thấu hỏa luân. Thân vào chỗ ranh giới giao nhau giữa phong
luân và hỏa luân. Nếu nhẹ thì sanh nơi địa ngục hữu gián, còn nặng thì sanh địa
ngục vô gián.
Địa ngục hữu gián là chỗ tra khảo còn có lúc nghỉ, còn tại địa
ngục vô gián thì tra khảo suốt ngày suốt đêm không khi nào ngừng nghỉ.
Thuần tình thì chìm vào
địa ngục A-tỳ.
Trọn mười phần tình,
không có tưởng thì vào địa ngục A-tỳ, không biết chừng nào ra.
Thế giới hoại, địa ngục A-tỳ vẫn chưa hoại.
Nếu trong tâm chìm vào
đó mà còn chê bai Đại thừa, phá giới cấm của Phật, cuồng vọng nói pháp để tham
cầu của tín thí, lạm nhận sự cung kính của người khác, phạm tội ngũ nghịch hoặc
thập trọng thì lại sanh vào địa ngục A-tỳ ở mười phương.
Trọn mười phần tình lại
thêm những tội ngũ nghịch thập trọng thì sanh địa ngục A-tỳ,
khi thế giới này hoại, địa ngục A-tỳ ở đây mất lại sanh vào địa ngục A-tỳ ở thế
giới mười phương khác. Ở đâu có thế giới, có địa ngục A-tỳ thì đều sanh vào đó,
không biết đến chừng nào ra.
Theo nghiệp ác đã tạo,
tuy là tự chiêu cảm quả báo, nhưng trong chúng đồng phần thì đã có chỗ sẵn.
Nếu hỏi rằng địa ngục là
chỗ có sẵn hay do người tạo rồi mới có với người đó, đức Phật dạy: Tuy tùy
nghiệp chúng sanh chiêu cảm mà có, nhưng vì nhiều người tạo nghiệp ác chiêu cảm
như vậy, thành ra có chỗ sẵn.
Ví dụ như ở thế gian nếu
người dân hiền lành không phạm luật pháp, không có ai tạo tội thì nhà nước đâu
cất khám đường làm gì! Giả sử có một người hoặc hai người phạm, có lẽ cũng khỏi
cất khám đường. Nhưng nếu cả trăm, ngàn người phạm tội, gọi là chúng
đồng phần, nhiều người cùng chiêu cảm, phải có chỗ nhất định để giáo dục
họ, hoặc phải có khám đường để chứa họ.
Như vậy có thể khẳng
định là địa ngục có sẵn hay không có sẵn? Câu trả lời là: Không phải có ai tạo
địa ngục sẵn cho con người, chỉ do vọng nghiệp chúng sanh tạo tác, tự gây
nhân rồi chuốc lấy quả, nên thấy có cảnh khổ phải chịu. Nhưng vì nhiều người
tạo tác như vậy, cùng chuốc quả báo giống nhau, nên phải có cảnh nhất định cùng
chung chịu khổ. Địa ngục rõ ràng như ở thế gian vậy.
Chúng ta học kỹ mới biết
rõ tại sao mình được thăng, tại sao phải trầm. Vậy chúng ta phải như thế nào?
Thăng trầm lên xuống là hai bên, chúng ta không nên kẹt một bên nào. Nếu chưa
giải thoát được, thì thà là thăng chứ đừng trầm, khổ lắm!
Hãy thử xét nơi mình,
nếu có nhân trầm nhiều thì phải ráng cạo gọt cho nhẹ bớt, đừng để tới sáu bảy
phần tình là nguy. Năm phần tình là tối đa, để còn có thể trở lại làm người,
tiếp tục tu nữa chứ quá phần đó thì nguy. Nhẹ thì làm các loài chim chóc cũng
không tu được, cứ lẩn quẩn lo kiếm trái ăn. Nếu làm trâu bò, bị bắt kéo cày cực
nhọc chịu sao nổi!
Tu là để chuyển hướng đi
lên. Nếu người chưa thể đạt được giải thoát, nhờ chuyển hướng lên mà càng ngày
càng nhẹ hơn. Còn người không biết tu cứ chìm ở trong tình thương ghét, do tình
đó mà bị chìm sâu. Học kinh rồi mới thấy thương chúng sanh, thế gian này có mấy
người biết tưởng, chỉ sống với tình thôi. Cứ giận
người này, ghét người kia, thương người nọ, ngày ngày ngồi lại bàn nói chỉ có
bấy nhiêu. Buồn, thương, giận, ghét... toàn là tình! Đeo mang tình đầy dẫy thì
làm sao đi lên được!
Phật nói mất thân này
rồi, tìm lại được rất khó. Chúng ta thử kiểm lại những người thân quanh mình,
xem tình nhiều hay tưởng nhiều? Ít có người tưởng nhiều, trừ một vài người biết
tu biết nhớ Phật, còn đa số là sống theo tình, ắt phải chìm sâu khó mà lên
được. Bởi vậy, người biết tu rồi thấy thương chúng sanh mê muội không biết chỗ
nào để thoát ra.
Con người sống một đời
này mấy chục năm có nghĩa gì, mà trong đó lại tạo cái nhân chìm đắm khổ đau,
đến mấy kiếp hoặc là mấy ngàn năm. Quả là đem một chút vui đổi lấy khổ muôn
đời, giống như đứa con nít ham ăn, thấy có chút đường dính ở lưỡi dao bén, vội
le lưỡi liếm. Liếm chút xíu đường, không ngọt được bao lâu mà họa đứt lưỡi đau
không biết mấy ngày mấy tháng. Con người mê muội đến như vậy!
Người tu là người biết
chọn hướng đi để thoát khổ, còn người không biết tu cứ vùi đầu trong khổ đau mà
không tự biết. Đời này khổ một ít, rồi đời sau khổ nữa, không biết đâu là ngằn
mé. Người đời trong lòng chứa toàn là tình. Nếu làm cha mẹ thì giận đứa con này
thương đứa con kia, thằng đó nghèo quá, đứa kia ngỗ nghịch quá... Cứ kể lể bao
nhiêu chuyện ấy, ít có ai nói chuyện niệm Phật, mộng thấy Phật Di-đà, hoặc mong
sẽ sanh về cõi trời Đâu-suất, thấy Phật Di-lặc…
Do vậy, người thế gian
chết rồi mà được trở lại làm thân người là vô cùng khó, trong trăm ngàn người
chưa biết có được một người trở lại không, nói gì là lên các cõi trên! Bởi vì
họ sống theo một lối một hướng như nhau là cứ đuổi theo tình, suốt ngày có bao
nhiêu đó. Chúng ta biết tu, hiểu đạo rồi mới thấy chỗ quý báu của sự tu, nhìn
lại thấy chúng sanh mê muội đáng thương. Phật thương chúng sanh nên chỉ cho họ
hướng đi. Do đó, thuyết pháp là việc thiết yếu, để nhắc cho mọi người nhớ đường
đi lên.
MƯỜI THỨ TIÊN
Này A-nan, lại có chúng
sanh từ loài người không y nơi chánh giác tu chánh định, riêng tu theo vọng
niệm, giữ tư tưởng bảo vệ thân hình, dạo nơi rừng núi chỗ không có người đến,
thành mười thứ tiên.
A-nan, những chúng sanh
kia do kiên cố ăn thức bổ dưỡng không dừng nghỉ, khi đạo ăn được thành tựu gọi
là Địa hành tiên. Kiên cố dùng cỏ cây không dừng nghỉ, khi đạo thuốc được thành
tựu gọi là Phi hành tiên. Kiên cố dùng vàng đá không dừng nghỉ, khi đạo biến
hóa được thành tựu gọi là Du hành tiên.
Địa hành tiên vì còn ăn những thứ mà họ cho rằng sẽ làm cho thân họ
sống lâu bền, nên còn đi dưới đất chưa bay lên được. Phi hành
tiên chỉ dùng thuốc nên nhẹ hơn, bay được. Lại có các ông tiên luyện
đá hóa thành vàng, hoặc chế luyện các thứ thuốc. Luyện theo cách biến hóa như
vậy nên gọi là đạo hóa.
Kiên cố dùng cái động và
dừng không dừng nghỉ, khi khí tinh thành tựu gọi là Không hành tiên.
Động là sự biến động, dừng là sự yên tịnh,
những vị này lấy đó làm phương châm để luyện tập. Như khí công, các lối luyện
tập hơi thở, hít vô tới đâu rồi dừng lại để cho nó đi ra chỗ nào... Dùng cái
động và dừng mà luyện, chỉ chuyên về khí nên bay được trên không.
Kiên cố dùng nước miếng
không dừng nghỉ, khi nhuận đức được thành tựu gọi là Thiên hành tiên.
Những vị này ngồi thiền,
co cái lưỡi trên ổ gà để đón nước miếng chảy xuống rồi nuốt, cho là nước cam
lồ.
Kiên cố hấp thụ tinh sắc
không dừng nghỉ, khi hấp thụ tinh hoa được thành tựu gọi là Thông hành tiên.
Kiên cố luyện phù chú không dừng nghỉ, khi pháp thuật được thành tựu gọi là Đạo
hành tiên. Kiên cố suy tư không dừng nghỉ, khi sự nghĩ nhớ được thành tựu gọi
là Chiếu hành tiên. Kiên cố giao cấu không dừng nghỉ, khi cảm ứng được viên
thành gọi là Tinh hành tiên. Kiên cố về biến hóa không dừng nghỉ, khi giác ngộ
được viên thành gọi là Tuyệt hành tiên.
Trong thân người có tứ
đại, nhưng nổi hơn hết là nước và lửa. Những vị này vận dụng lửa với nước gặp
nhau để chuyển hóa gọi là giao cấu. Lửa đốt nước, nước thành hơi tức là khí, là
lối "chuyển tinh hóa khí, chuyển khí hóa thần".
Này A-nan, những vị này
đều ở trong loài người mà luyện tâm, không tu chánh giác, riêng được lẽ sống,
thọ ngàn muôn tuổi, ẩn trong núi sâu hoặc ở trên đảo giữa biển lớn, xa cách chỗ
người ở. Đây cũng là vọng tưởng lưu chuyển luân hồi. Vì không tu chánh định,
khi quả báo hết, trở lại phân tán vào trong các đường.
Những vị này do công phu luyện tập, tuổi thọ tuy dài nhưng rồi cũng phải chết, cũng luân hồi trong lục đạo chứ chưa ra khỏi. Như vậy công phu rất cực mà kết quả không phải là viên mãn.
KINH THỦ-LĂNG-NGHIÊM GIẢNG GIẢI
HT THANH TỪ
Văn-Thù Sư-Lợi Bồ-Tát lại bảo đại chúng : “ Nay đây,
mọi người thấy chúng đại Bồ-Tát đó như thấy đức Phật Thích-Ca. Do thần lực của
Phật sẽ được thấy vô-lượng chư Phật ở chín phương”.
Bấy giờ đại chúng đều thấy Vô-Biên-Thân Bồ-Tát cùng
quyến thuộc của ngài. Nơi mỗi lỗ chơn lông của Vô-Biên-Thân Bồ-Tát đều xuất
sanh một hoa sen lớn, mỗi hoa sen đều có bảy muôn tám ngàn thành ấp rộng như
thành Tỳ-Gia-Ly. Vách thành hào thành toàn bằng thất bảo, cây báu hàng liệt
bông trái sum sê.
Gió nhẹ thổi động vang ra tiếng hòa nhã như tiếng nhạc
trời. Nhơn dân trong những thành ấy nghe tiếng gió reo liền đặng hưởng thọ nhiều
sự vui vẻ. Nước trong hào thành trong sạch thơm tho như chơn luy-ly, trên mặt
nước có thuyền thất bảo, chúng nhơn ngồi thuyên dạo chơi tắm gội rất mực vui sướng.
Trong hào lại có vô lượng hoa sen đủ màu : xanh, vàng, đỏ, trắng, lớn như bánh
xe. Trên bờ hào lại có vườn rừng, trong mỗi vườn có năm ao suối đầy hoa sen bốn
màu, hương thơm ngào ngạt. Nưóc ao sạch trong có các loài chim bơi lội. Trong
vườn lại có nhiều lâu đài, mỗi tòa lâu đài rộng bốn do-tuần, vách cột mặt đất
toàn bằng các chất báu, vàng, bạc, lưu ly, pha lê, trong ấy có nhiều ao suối thất
bảo, bực thang bằng vàng ròng, vàng Diêm-Phù-Đàn làm cây, không khác vườn Hoan-ỷ
ở cung trời Đao-Lợi. Nơi mỗi thành ấp ấy có vô số dân chúng luôn luôn vui sướng.
Dân chúng nầy chỉ nghe tiếng pháp vô- thượng đại-thừa, không nghe danh từ gì
khác. Có vị quốc vương ngự trên tòa sư tử dùng pháp đại- thừa giáo hóa
nhơn dân. Và nhơn dân biên chép đọc tụng, tu hành theo kinh điển đại-thừa. Nhờ
thần lực của Bồ-Tát mà đại chúng được thấy các sự biến hóa ấy. Thân của Bồ-Tát
cao lớn vô-lượng vô-biên đồng hư không, trừ Phật, không ai có thể thấy ngằn mé
thân của ngài. Vô-Biên-Thân Bồ-Tát cùng vô-lượng Bồ-Tát thị-hiện thần-thông như
thế rồi, đem vô lượng cúng phẩm và thức ăn thơm ngon đến chỗ Phật, ai ngửi đến
mùi thơm của thức ăn nầy thời phiền não đều tiêu diệt, đảnh lễ chơn Phật mà bạch
rằng :” Ngửa mong đức Thế-Tôn thương xót nhận đồ cúng dường của chúng con”. Các
Bồ-Tát ba phen dưng bạch, đức Phật biết chưa phải lúc nên không hứa nhận.
Vô-Biên-Thân Bồ-Tát cùng chúng Bồ-Tát ngồi qua một bên.
Các cõi Phật ở Nam-phương, Tây-phương, Bắc-phương,
cũng có vô lượng Vô-Biên-Thân Bồ- Tát và vô lượng đại Bồ-Tát ở mười phương đều
đến rừng Ta-La. Bốn bộ chúng ở Diêm-Phù- Đề hội về đông đủ, trừ
Ma-Ha-Ca-Diếp, A-Nan-đà, vua A-Xà-Thế và quyến thuộc của vua nầy. Thần Đà-
Na-Bà, A-Tu-La nhẫn đến mười sáu loài ác độc, rắn, rít, bò cạp, bọ hung v.v… đều
bỏ ác niệm mà sanh lòng nhân từ xem nhau như cha mẹ, chị em. Tất cả chúng sanh
trong cõi Đại- thiên sanh lòng nhân từ đối với nhau cũng như thế, trừ hạng nhứt-xiển-đề.
Hôm ấy, cả đại thiên thế giới do thần lực của Phật,
biến thành trang nghiêm đẹp sáng như cõi Cực lạc của Đức Vô-Lượng-Thọ Phật ở
phương Tây. Đại-chúng trong pháp-hội Ta-La đều thấy rõ các thế giới của
chư Phật ở mười phương, như thấy mình trong gương sáng.
Lúc ấy ánh sáng năm màu từ mặt Phật phóng ra bao
trùm đại hội rồi thâu vào miệng Phật. Cả chúng-hội trời, người, a-tu-la v.v… thấy
ánh sáng thâu vào miệng Phật, thời cả kinh mà nói rằng : “Đức Phật phóng ánh
sáng rồi thâu vào nơi miệng, chắc có duyên cớ. Hay chính là tướng sắp nhập Niết-Bàn
khổ thay !
Khổ thay ! Sao Đức Thế-Tôn lại rời bỏ bốn tâm vô-lượng, chẳng nhận sự cúng dường của Trời, của người. Mặt trời Thánh-huệ từ nay sắp tắt hẳn, thuyền pháp vô-thượng từ nay sắp chìm mất. Thế gian rất khổ. Than ôi ! Đau lòng lắm thay ! Than xong, đại chúng nhào lăn kêu khóc, nước mắt hòa máu rơi đầy nơi đất.
KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN
Dịch Từ Hán Sang Việt: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
VĂN-THÙ-SƯ-LỢI BỒ TÁT
Vị Thiện Tri Thức thứ 52
dạy THIỆN TÀI về “TÍN-CĂN”
để thành tựu hạnh PHỔ-HIỀN và NHẬP PHÁP GIỚI được viên mãn.
KINH VĂN:
Y lời dạy của Di-lặc Bồ-Tát, Thiện-Tài đi qua hơn một trăm mười (110) thành đến nước Phổ-Môn, thành Tô-Ma-Na, ở nơi cửa thành suy tìm VĂN-THÙ SƯ-LỢI, trông được gặp gỡ kính thờ.
Bây giờ VĂN-THÙ SƯ-LỢI Bồ-Tát từ xa đưa tay hữu qua khỏi một trăm mười (110) do-tuần áp trên đầu (xoa đầu) THIỆN-TÀI mà nói rằng:
Lành thay! Lành thay! Nầy Thiện-nam-tử! Nếu rời “TÍN-CĂN” thời tâm yếu kém, lo sợ ăn-năn công-hạnh chẳng tròn đủ, thối thất tinh-cần, nơi một thiện-căn sanh lòng trụ trước, với chút ít công-đức đã cho là đủ. Chẳng thể phát khởi hạnh nguyện, chẳng được thiện-tri-thức nhiếp thọ, chẳng được Như-Lai ức niệm, chẳng biết được pháp-tánh như vậy, lý-thú như vậy, pháp-môn như vậy, công-hạnh như vậy, cảnh-giới như vậy, đều không thể biết khắp, biết nhiều, tột nguồn đáy, hiểu rõ, xu nhập giải-thoát, phân-biệt, chứng biết, chứng đắc, tất cả điều trên đây đều không thể được.
Văn-Thù Sư-Lợi Bồ-Tát tuyên nói pháp ấy cho THIỆN-TÀI được lợi ích hoan-hỷ thành-tựu vô-số pháp-môn, đầy đủ vô-lượng đại-trí quang-minh, khiến được Bồ-Tát vô-biên-tế đà-la-ni, vô-biên-tế nguyện, vô-biên-tế tam-muội, vô-biên-tế thần-thông, vô-biên-tế trí, khiến vào đạo-tràng phổ-hiền-hạnh.
Lại để Thiện-Tài ở tại chỗ cũ, Văn-Thù Sư-Lợi Bồ-Tát nhiếp
thần-lực chẳng hiện.
Niềm tin là bước đạo
sơ nguyên,
Mà nỗi trần ai lắm sự duyên!
Thoạt tưởng sen lành say cõi Tịnh
Lại nghe mai đẹp mến non Thiền.
Bồ Đề gieo khéo nguyền viên-giác
Không hữu còn thương chấp nhị-biên
Tín-đức ví bền như hạnh nguyện
Mưa hoa đồng dạo cảnh Tây-thiên.
Phổ cứu quần sinh xuất hãm ni
Công viên quả mãn siêu tam giới
Tức hoạch giác giả thọ thánh ký.
39. The Transformation Buddha Atop the Crown Hand and Eye
Đảnh-Thượng Hóa-Phật Thủ Nhãn ấn pháp
Comments
Post a Comment