Shurangama Mantra with Verses and Commentary
by Venerable Tripitaka Master Hsuan Hua
374. SÂN ĐÀ SÂN ĐÀ
瞋陀瞋陀
CCHINDA CCHINDA
Châu
cái quang minh chiếu pháp giới
Xích
tâm vô cấu như ý hà
Nhiếp hóa chúng sanh đăng bất thoái
Tây
phương Liên Hoa bộ chủ gia.
珠蓋光明照法界
赤心無垢如意霞
攝化眾生登不退
西方蓮華部主家
NHIẾP HÓA CHÚNG SANH NIỆM
PHẬT A DI ĐÀ
Quang, thọ khó suy lường
Sáng lặng khắp mười phương!
Thế Tôn Vô Lượng Quang
Cha lành cõi Liên Bang.
Thần lực chẳng tư nghì
Sống lâu A tăng kỳ,
A Di Đà Như Lai
Tiếp dẫn lên liên đài.
Cực Lạc cõi thuần tịnh
Công đức lạ trang nghiêm
Nơi tất cả quần sanh
Vượt lên ngôi Bất Thối
Mười phương hằng sa Phật
Đều ngợi khen Vô Lượng
Cho nên nay chúng con
Nguyện sanh về An Dưỡng.
Đức Phật A Di Đà
Đức Phật A Di Đà (Phạn văn: अमिताभ, Amitābha), dịch ý là Vô Lượng Quang (Vô Lượng Ánh Sáng), Vô Lượng Thọ. Mật Tông xem Ngài là giáo chủ của Liên Hoa Bộ ở phương Tây trong các vị Phật của Năm Phương (Ngũ Phương), chủ về Diệu Quan Sát Trí. Thân của Phật A Di Đà có màu đỏ. Ngài kết Di Đà Định Ấn, và ngồi ở phương Tây trên một bảo tòa được làm bằng hoa sen đỏ gắn trên đầu tám con công lớn (bát đại khổng tước). Ngài có thể chuyển hóa thức thứ sáu thành Diệu Quan Sát Trí và loại bỏ nghi độc - độc tố của sự hoài nghi và là một trong ngũ độc. Phật A Di Đà cũng được biết đến với danh hiệu Vô Lượng Thọ Phật, Vô Lượng Thanh Tịnh Phật, Cam Lồ Vương Phật hay Vô Lượng Quang Phật. Trong Chú Lăng Nghiêm, đó chính là Liên Hoa Bộ và là thần chú của chư Bồ Tát, và sử dụng Nhiếp Thọ Pháp. Đây là phương pháp phù hợp nhất cho các chúng sanh trong cả ba hạng căn tánh (tam căn phổ bị).
Các kinh điển quan trọng về Đức Phật A Di Đà gồm có “Kinh Phật thuyết A Di Đà”, “Kinh Phật Thuyết Vô Lượng Thọ”, “Kinh Phật Thuyết Quán Vô Lượng Thọ Phật”, “Kinh Lăng Nghiêm – Chương Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông”, “Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh – Phẩm Nhập Bất Tư Nghị Giải Thoát Cảnh Giới Phổ Hiền Bồ Tát Hạnh Nguyện” v.v …
Kinh A Di Đà do Pháp Sư Cưu Ma La Thập phiên dịch. Kinh này là từ kim khẩu của Phật giảng nói lý vi diệu, không cần phải thưa thỉnh. Các kinh điển khác thì phải có người thưa hỏi Phật mới nói ra. Chỉ riêng kinh A Di Ðà này là không có ai thưa hỏi, Phật tự nói ra. Tại sao thế? Vì nghĩa lý kinh này rất huyền diệu, trí huệ của hàng Thanh Văn không thể đạt đến được, tất cả hàng Bồ Tát cũng không thể hiểu rõ, cho nên không có nhân duyên người thưa hỏi về pháp môn Tịnh độ. Chỉ vì pháp môn này đáng được nói ra, cho nên Ðức Phật xem thấy căn cơ thành thục bèn tự nói kinh này.
Chú Lăng Nghiêm Cú Kệ Sơ Giải
Hòa Thượng Tuyên Hóa lược giảng
51. Nam mô bát đầu ma câu ra da.
Kệ :
Tây phương Di Đà bảo liên hoa
Đẳng hậu chúng sinh tảo đáo gia
Nhất tâm trì danh hằng bất thoái
Thập vạn ức độ sát na đạt.
Tạm dịch:
Di Ðà sen báu chốn Tây Phương,
Chờ đợi chúng sanh sớm đến nhà.
Một lòng niệm Phật không thối chuyển,
Mười vạn ức cõi đến liền ngay.
Giảng giải: Đây là Liên Hoa Bộ, “Di Ðà sen báu chốn Tây Phương” , Tây Phương là Phật A Di Đà, Ngài chủ trì Liên Hoa Bộ. Bát Đầu Ma này vốn là hoa sen đỏ, nhưng ở đây không nói là hoa sen đỏ, mà là hoa sen màu gì cũng đều có, đỏ, trắng, vàng, tím. Cho nên nói là hoa sen đỏ ánh sáng màu đỏ, hoa sen vàng ánh sáng màu vàng, hoa sen trắng ánh sáng màu trắng, hoa sen xanh ánh sáng màu xanh.
“Chờ đợi chúng sanh sớm đến nhà.’’ Chư vị ở đó đã chuẩn bị hoa sen, chuẩn bị cho tất cả chúng sanh đến đó. Khi hoa nở thì thấy Phật và chứng ngộ vô sanh, đến nơi đó thành Phật. Sớm đến nhà chính là đừng đến chậm trễ.
“Một lòng niệm Phật không thối chuyển.’’ Làm thế nào đi đến đó được ? Không có gì khác, chính là một lòng niệm “Nam Mô A Di Ðà Phật”, luôn chuyên nhất một lòng không thối chuyển, quý vị luôn luôn không thối lui thì được rồi. Niệm Phật hoặc niệm Quán Thế Âm Bồ Tát đều được.
“Mười vạn ức cõi đến liền ngay.’’ Mười vạn ức cõi nước chỉ trong thời gian một sát na rất nhanh liền đến ngay. Do đó chúng ta muốn sanh về thế giới Cực Lạc thì phải niệm “Nam Mô A Di Ðà Phật”, thì nhất định sẽ đi đến Thế Giới Cực Lạc rất nhanh.
Amita Buddha
Amita Buddha(Sanskrit:अमिताभ,Amitābha),Amita is translated as “infinite light” or “infinite life.” The Secret School honors him as the leader of the Western Lotus Division among the Buddhas of the Five Directions. He is associated with the Wonderful Contemplative Wisdom. This Buddha's body is red. His hands display Amitabha’s samadhi mudra, and he sits on a dais among the Eight Great Peacocks, each of which wears a red lotuses on its head. He can turn the sixth consciousness into the Wonderful Contemplative Wisdom, which can neutralize the poison of doubt, among the Five Poisons. Amita Buddha is also known as Infinite Life Buddha, Infinite Purity Buddha, Sweet Dew King Buddha or Infinite Light Buddha. He belongs to the Lotus Division in the Shurangama Matra, the mantra of all Bodhisattvas. This part of the mantra is based on the method of gathering in, which draws in beings of different calibers.
The main sutras about this Buddha include The Buddha Speaks of Amita Sutra, The Buddha Speaks the Infinite Life Sutra, The Buddha Speaks of Infinite Life Buddha Sutra, the Section on Great Strength Bodhisattva’s Mindfulness of the Buddha in the Shurangama Sutra, and the Chapter of the Conduct and Vows of Universal Worthy Bodhisattva in the Flower Adornment Sutra.
The Amita Sutra was translated by Dharma Master Kumarajiva and spoken by Shakyamuni Buddha without having been requested. All other sutras were spoken on request except this. How come? It was because the principles of this sutra are unfathomably wondrous such that the Sound-hearers lacked the wisdom for it and no Bodhisattvas understood. Hence, no one was able to request the teaching of the Pure Land. However, Shakyamuni Buddha observed that the conditions were right so he spoke this sutra.
The Shurangama Mantra with Verse and commentary
A simple explanation given by Venerable Master Hsuan Hua
(51) NA MWO BE TOU MWO JYU LA YE
In the West is Amitabha on a jeweled lotus flower,
Waiting for living beings to quickly return home.
Sing lemindedly hold his name and never, ever retreat.
Myriads of millions of countries are then reached within a kshana.
BE TOU MWO usually refers to the red lotus flower, but here it isn’t limited to the red lotus, it refers to the Lotus Division. Amitabha Buddha belongs to the Lotus Division, and in that division there are red lotus flowers, white lotus flowers, yellow ones, green ones, purple ones – lotus flowers of many colors. The Sutra says,
Red colored of red light, white colored of white light, yellow colored of yellow light, and green colored of green light……
That’s the Lotus Division. In the West is Amitabha on a jeweled lotus flower, waiting for living beings to quickly return home. The Buddha waits for living beings to come home a little sooner. He has arranged the lotus flowers and now he is just waiting for all living beings to arrive. When the flower opens, we see the Buddha and enlighten to non-production. So we should go there and become Buddhas ourselves. He is waiting for us to come home a little sooner, that means don’t get home late, go sooner!
Singlemindedly hold his name and never, ever retreat. So how do you go there? There is nothing else you have to do, just sing lemindedly recite “Namo Amitabha Buddha.” If you turn your mind to one and hold his name and never retreat, never turn back, then it will be all right. All you have to do is to recite the name of the Buddha, or you can recite the name of Kuan Yin Bodhisattva.
Myriads of millions of countries are then reached within a kshana. A kshana is an extremely brief interval of time. So in that short space of time you pass through millions of Buddhalands. You can do it in this very instant! You can go to millions and millions of Buddhalands in the space of an instant. So everybody who wants to get born in the land of Ultimate Bliss should recite “Namo Amitabha Buddha.” If you do it sincerely, then you surely can go very quickly to the Land of Ultimate Bliss.
HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ-TỊNH KHAI THỊ
NGÃ KIM TRÌ NIỆM A-DI-ĐÀ
TỨC PHÁT “BỒ-ĐỀ” QUẢNG ĐẠI NGUYỆN
NGUYỆN NGÃ ĐỊNH-HUỆ TỐC VIÊN MINH
NGUYỆN NGÃ CÔNG-ĐỨC GIAI THÀNH TỰU
NGUYỆN NGÃ THẮNG-PHƯỚC BIẾN TRANG-NGHIÊM
NGUYỆN CỘNG CHÚNG-SANH THÀNH PHẬT ĐẠO
Kệ Niệm Phật
(Hòa Thượng Thích Trí Tịnh soạn)
Nam mô A Di Đà
Không gấp cũng không hưởn
Tâm tiếng hiệp khắn
nhau (Hạ Thủ Công Phu)
Thường niệm cho rành
rõ
Nhiếp tâm là Định học
Nhận rõ chính Huệ học
Chánh niệm
trừ vọng hoặc
Giới thể đồng thời
đủ (Tương Ưng với Giới, Định, Huệ)
Niệm lực được tương tục
Đúng nghĩa chấp trì
danh
Nhất tâm Phật hiện
tiền (Sự Nhất Tâm)
Tam-muội
sự thành tựu
Đương niệm tức vô niệm (Lý nhất Tâm)
Niệm tánh vốn
tự không
Tâm làm Phật là Phật
Chứng lý pháp thân
hiện
Nam mô A Di Đà
Nam mô
A Di Đà
Cố gắng hết sức mình
Cầu đài sen thượng
phẩm (Phát Nguyện Vãng-sanh Cực-lạc)
Comments
Post a Comment