Shurangama Mantra with Verses and Commentary
by Venerable Tripitaka Master Hsuan Hua
413. XOA TỲ RỊ TỆ PHẤN
乂耆唎弊泮
HIRE BHYAH PHAT
Hàng
phục sơn yêu thủy quái tinh
Nhất
thiết ngoại đạo diệc đầu thành
Ác
độc tà ma hàm quy chánh
Ái
nhạo pháp bảo quỷ thần khâm.
降伏山妖水怪精
一切外道亦投誠
惡毒邪魔咸歸正
愛樂法寶鬼神欽
UM! XOA TỲ RỊ TỆ PHẤN.
HÀNG PHỤC SƠN YÊU THỦY QUÁI TINH,
PHÁT BỒ-ĐỀ TÂM, TU BỒ-TÁT ĐẠO, THÀNH NHỨT THIẾT CHỦNG TRÍ.
Kinh văn:
"Vì lẽ đó nên nay con đối trước Ðức Phật Thế Tôn, cùng
Thiên Long Bát Bộ, nhân và phi nhân v.v... mà khuyên bảo các chúng sanh trong
cõi Diêm Phù Ðề: Vào ngày lâm chung, cần phải cẩn thận, chớ giết hại và chớ gây
tạo ác duyên, cũng đừng bái tế quỷ thần, cầu xin vọng lượng.
Vì sao thế? Vì việc sát hại cho đến tế bái đó không có mảy may
năng lực lợi ích cho người mất, mà chỉ kết thêm tội duyên, làm cho thâm trọng
hơn thôi.
Giả sử người chết đó, trong đời vị lai hoặc hiện tại sanh, đắc
được phần Thánh Quả, sẽ sanh vào cõi trời, cõi người; nhưng vì lúc lâm chung bị
hàng quyến thuộc gây tạo ác nhân, làm cho người chết cũng mắc lấy ương lụy,
phải đối biện, chậm sanh vào chốn tốt lành.
Huống chi là người sắp chết lúc sống chưa từng có chút thiện
căn, phải y theo bổn nghiệp mà tự đọa ác đạo! Hàng quyến thuộc nỡ nào làm tăng
nghiệp tội của người ấy?!
Ví như có người từ xứ xa đến, tuyệt lương thực đã ba ngày, lại
vác theo đồ vật nặng hơn trăm cân, bỗng gặp kẻ lân cận gởi ít món đồ nữa, vì
thế mà càng khốn đốn, nặng nề thêm."
Lược giảng:
Ðịa Tạng Vương Bồ Tát lại bạch tiếp: "Vì lẽ đó nên nay con đối trước Ðức Phật Thế Tôn, cùng Thiên Long Bát Bộ— Trời, Rồng, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lầu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Già—nhân và phi nhân v.v... mà khuyên bảo các chúng sanh trong cõi Diêm Phù Ðề, vào ngày lâm chung, cần phải cẩn thận, chớ giết hại và chớ gây tạo ác duyên, đừng gây ra những nghiệp duyên chẳng lành, cũng đừng bái tế quỷ thần, cầu xin vọng lượng, cũng không nên tế lễ cầu xin nơi những quỷ thần, ngoại đạo, cùng tất cả sơn yêu thủy quái."
(Vọng
lượng là thuộc loài sơn tinh thủy quái.)
Giảng đến đây, tôi nhớ có một bài kệ nói rằng:
Có người mê muội chẳng an
khang,
Hứa giết heo dê tế quỷ
thần,
Oan nghiệp sát sanh bao
đời trước,
Khác nào trên tuyết phủ
thêm sương?
Chớ tưởng heo dê thú vật
mãi,
Hình dung biến đổi đã
muôn lần,
Luân hồi xoay chuyển vay
rồi trả,
Ðất trời lồng lộng trốn
được đâu!
( Hữu đẳng mê nhân bất an khang,
Ðối thần kỳ hứa tái trư
dương,
Sát sanh oan nghiệp tiền
sanh sự,
Như hà tuyết thượng hựu
gia sương?
Hưu vật nhận định thị trư
dương,
Cải đầu hoán diện kỷ
thiên trường,
Như xa luân chuyển tương
hoàn báo,
Vân hải đằng không vô xứ
tàng!)
“Có người mê muội chẳng an khang,” (Hữu đẳng mê nhân bất an
khang). Ở đây, "chẳng an khang" tức là bất ổn,
không ổn thỏa, làm không được tốt.
“Hứa giết heo dê tế quỷ thần,” (Ðối thần kỳ hứa tái trư dương). Ở Trung Hoa có một phong tục sai lầm mà chúng ta không hề thấy
xảy ra ở các nước phương Tây. Người Trung Hoa thường gọi việc tang ma cho người
chết là "bạch sự" (việc trắng), còn việc kết hôn là "hồng
sự" (việc đỏ). "Bạch sự" tức là "tang sự," là chuyện
buồn; "hồng sự" thì là "hỷ sự," là chuyện vui. Bất luận là
trong nhà gặp phải tang sự hay hỷ sự, người ta đều giết heo giết dê để cúng tế
quỷ thần; hoặc muốn cầu xin thần linh việc gì đó, họ cũng đem gà đem vịt đến tế
lễ. Quý vị chưa thấy cảnh người ta đem gà đến các nơi như miếu Thành Hoàng để
cúng tế sao? Hạng người này chính là " mê muội chẳng an khang "—do
mê tín, chẳng hiểu quy củ phép tắc nên không thấy "an khang," và vì
thế mà làm việc gì cũng không thỏa đáng, không hợp lý cả!
Vậy, những kẻ ngu muội mê tín đó đến trước tượng của thần linh
mà vái van cầu khẩn: "Xin Ngài phù hộ cho cha (hoặc mẹ, hoặc anh, hoặc
em...) của con sau khi chết không bị đọa địa ngục; được vậy thì vài hôm nữa con
sẽ giết heo, giết dê và đem đến cúng tế cho Ngài, để Ngài thọ dụng." Họ
đem heo đem dê tới để "đánh bạc" với quỷ thần!
"Oan nghiệp sát sanh bao đời trước” (Sát sanh oan nghiệp
tiền sanh sự") . "Sát sanh" là một thứ nghiệp oán thù.
Ðời trước, quý vị đã có sát sanh, đã từng gây tạo oan nghiệp; nay trong đời
hiện tại nếu quý vị lại tiếp tục sát sanh nữa, thì thế nào? Thì chẳng khác nào
trên tuyết lại phủ thêm một lớp sương nữa vậy!
“Khác nào trên tuyết phủ thêm sương?” (Như hà tuyết thượng hựu
gia sương?") Có tuyết xuống thì trời đã rét lạnh rồi, thế mà bây
giờ lại thêm một lớp sương nữa, thì thời tiết lại càng băng giá, rét lạnh thêm nhiều;
tương tự như thế, đời trước quý vị đã từng gây oan nghiệp rồi, nay lại tiếp tục
tạo tội thì oan nghiệp lại càng chồng chất thêm vậy.
“Chớ tưởng heo dê thú vật mãi,” (Hưu vật nhận định thị trư dương) . Quý vị chớ nên cố chấp, khăng khăng cho rằng loài vật
muôn kiếp vẫn là loài vật, đừng tưởng rằng heo mãi mãi là heo và dê mãi mãi vẫn
là dê!
“Hình dung biến đổi đã muôn lần,” (Cải đầu hoán diện kỷ thiên
trường) . Con người có thể đầu thai làm heo, và heo cũng có
thể thác sanh làm người.
Quý vị có nhận thấy không? Dân tộc nào thích ăn thịt heo thì dân
tộc đó đều có vẻ hao hao giống heo; quốc gia nào thích ăn thịt bò thì dân chúng
trong quốc gia đó đều có cặp mắt từa tựa như mắt bò. Có nơi thì dân chúng đều
không thích thịt heo hay thịt dê, mà chỉ thích ăn ếch nhái nên toàn
quốc ai nấy đều có cặp mắt tương tự như mắt ếch vậy. Nói tóm lại, người dân của
một nước mà thích ăn thịt của loài động vật nào, thì dân chúng trong nước đều
có những nét đặc trưng giống loài động vật đó; cho nên, mỗi quốc gia đều có một
chủng loại riêng biệt!
“Luân hồi xoay chuyển vay rồi trả,” (Như xa luân chuyển tương hoàn báo). Chúng ta vẫn như cái bánh xe, cứ tiếp tục lăn chuyển, tuần hoàn vay trả.
Trong Kinh Lăng Nghiêm có chép rằng:
"Dương phục vi nhân," có nghĩa là "dê lại làm người." Dê có
thể làm người, thế thì heo không thể làm người sao? Chẳng những heo, dê có thể
làm người, mà bất cứ sinh vật nào cũng đều có thể làm người được cả; đó chẳng
qua chỉ là một sự "đổi xác" mà thôi. Một khi đã thay đổi thể xác rồi,
thì quý vị sẽ không thể nhận ra được nữa. Linh tánh từ thân người có thể
"dọn" sang thân heo, và linh tánh từ thân heo cũng có thể
"dọn" sang thân người—người và vật đều có thể hỗ tương "dọn
nhà" như thế. Hiện tại chúng ta được làm người, thì có thể ví như chúng ta
đang ở nơi nhà cao cửa rộng; và đến khi chúng ta chạy vào con đường làm heo làm
dê, thì chẳng khác nào đang từ nhà cao cửa rộng mà dọn sang nhà tranh vách đất,
hoặc một nơi tồi tàn lụp xụp nhất để ở vậy; cho nên nói "như xa luân
chuyển tương hoàn báo."
“Ðất trời lồng lộng trốn được đâu!” (Vân hải đằng
không vô xứ tàng) . Kẻ không hiểu rõ thì cho rằng chúng
sanh là mỗi loài mỗi khác; còn người đã đắc Túc Mạng Thông thì biết rằng giữa
con người và các loài chúng sanh có một mối quan hệ liên đới. Trong âm thầm
lặng lẽ, và cho dù ở những nơi mà con người không nhìn thấy được, như ngoài
biển cả hoặc trong hư không, chẳng ai trốn thoát được nhân quả, mà cũng chẳng
có chỗ nào để ẩn thân hầu trốn tránh nhân quả được cả! Luật Nhân Quả vĩnh viễn
tồn tại trong khắp cõi hư không, thái không. Bởi "gieo nhân nào thì gặt
quả nấy," cho nên nếu sát sanh thì phải chịu sự báo ứng của sát sanh. Quý
vị gây tạo bất cứ nghiệp gì thì nghiệp đó đều tồn tại và chiêu cảm sự báo ứng;
vì vậy không nên cầu xin nơi loài vọng lượng hoặc yêu tinh quỷ
thần.
Bấy giờ, Ðịa Tạng Vương Bồ Tát nói tiếp: "Vì sao
thế? Vì việc sát hại cho đến tế bái đó không có mảy may năng lực lợi ích cho
người mất." Việc hàng quyến thuộc của người chết giết heo giết dê
để cúng tế các ác quỷ tà thần, chẳng mang lại chút năng lực nào có thể trợ giúp
hoặc làm lợi ích cho người ấy cả; "mà chỉ kết thêm tội duyên, làm
cho thâm trọng hơn thôi!" Việc sát sanh và tế lễ đó chỉ khiến cho
tội chướng của người chết càng sâu nặng thêm mà thôi!
"Giả sử người chết đó, trong đời vị lai hoặc hiện tại sanh,
đắc được phần Thánh Quả, sẽ sanh vào cõi trời, cõi người." Người ấy đã từng làm những việc công đức nên được phước báo,
đáng được sanh vào cõi người hoặc cõi trời.
"Nhưng vì lúc lâm chung bị hàng quyến thuộc gây tạo ác nhân, gieo trồng ác nghiệp, làm cho người chết cũng mắc lấy ương
lụy, phải đối biện."
"Ương lụy" tức là liên lụy, ảnh hưởng, làm cho kết quả
trở thành không tốt đẹp.
Ở đây, "đối biện" tức là đối chất biện luận với Diêm
La Vương. Ví dụ, Diêm La Vương có thể phán bảo: "Hiện nay người nhà của
ông đã vì ông mà giết rất nhiều heo để cúng tế quỷ thần rồi đấy!"
Bấy giờ, người chết kia hẳn sẽ tự bào chữa: "Việc đó không
liên quan gì tới tôi cả. Tôi nào có bảo họ giết heo giết bò gì đâu! Ðó là họ tự
ý làm, tôi làm sao ngăn cản họ được!" Ðáng tiếc là ở địa ngục không có
luật sư biện hộ, thành ra tự mình phải bào chữa cho mình vậy!
"Chậm sanh vào chốn tốt lành." Lẽ ra, người ấy đáng được sanh lên cõi trời sớm hơn, nhưng vì
còn phải mất thì giờ để biện luận, nên việc vãng sanh bị chậm trễ rất
nhiều.
"Huống chi là người sắp chết lúc sống chưa từng có chút
thiện căn, phải y theo bổn nghiệp mà tự đọa ác đạo! Hàng quyến thuộc nỡ nào làm
tăng nghiệp tội của người ấy?!" Trong trường hợp kẻ lâm
chung trước kia chưa từng tạo được chút phước lành nào cả, thì căn cứ theo ác
nghiệp đã gây ra, kẻ ấy phải đọa vào đường ác; thế thì, những bà
con thân thích sao còn nhẫn tâm làm cho nghiệp tội của người đó nặng nề thêm?
Cho nên, quý vị đừng vì người chết mà sát sanh, hoặc làm những việc tàn ác; mà
hãy ăn chay, niệm Phật, tụng Kinh hồi hướng cho họ.
Ở đây có một tỷ dụ; tỷ dụ như thế nào? "Ví như có
người từ xứ xa đến, tuyệt lương thực đã ba ngày. Ðã ba hôm rồi người
ấy chưa được ăn uống gì cả, thế mà lại vác theo đồ vật nặng hơn trăm
cân. Ðã vậy, người đó bỗng gặp kẻ lân cận gởi ít món đồ nữa,
vì thế mà càng khốn đốn, nặng nề thêm."
Tỷ dụ này ngụ ý rằng người đó vốn đã có tội rồi, lẽ ra hàng
quyến thuộc nên vì người đó mà làm việc phước thiện hầu giảm bớt nghiệp tội;
thế nhưng họ chẳng những không làm việc phước lành, mà còn nhân danh người đó
để giết hại chúng sanh nữa!
Trong tỷ dụ trên, người từ xứ xa đến nọ vốn đã ba ngày trời
không ăn không uống, trên lưng lại phải vác đồ rất nặng, cho nên đã kiệt sức,
đi không muốn nổi rồi; thế mà hàng xóm lân cận lại còn gởi thêm vài món đồ nữa,
vì vậy càng nặng và vất vả hơn trước nhiều. Ðiều này biểu thị cho việc người đó
vốn đáng tội phải đọa địa ngục rồi, quý vị lại còn vì người đó mà sát sanh hại
vật, gây thêm tội lỗi nữa, cho nên thời gian người đó phải ở trong địa ngục
càng lâu dài hơn; vì thế mà nói là "càng khốn đốn, nặng nề thêm."
Trong tỷ dụ trên, "đồ vật nặng" là dụ cho Ngũ Uẩn;
"nặng hơn trăm cân" là dụ cho Thập Ác; "kẻ lân cận" là chỉ
cho gia quyến của người chết; "gởi ít món đồ nữa" là chỉ cho việc
quyến thuộc vì người chết mà giết hại heo dê, làm cho nghiệp tội của người đó
càng thâm trọng thêm.
Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn
Nguyện Thiển Thích
Tuyên Hóa Thượng Nhân giảng thuật
Ly Mỵ Vọng Lượng các tuân tuyên
Pháp giới yêu khí tòng tư tức
Hoằng dương chánh giáo độ càn khôn.
Bảo-Kiếm Thủ Nhãn Ấn Pháp
Comments
Post a Comment