Shurangama Mantra with Verses and Commentary
by Venerable Tripitaka Master Hsuan Hua
393. HẤT SẮC ĐẾ TỆ PHẤN
訖瑟帝弊泮
KSIRE BHYAH PHAT
Vô
sanh vô diệt vô khứ lai
Đại
tạo đại hóa đại siêu tai
Ta
thán ưu sầu tâm phiền loạn
Văn
tụng chân ngôn tiếu khai hoài.
無生無滅無去來
大造大化大超哉
嗟歎憂愁心煩亂
聞誦真言笑開懷
RỐT RÁO KHÔNG NGÃ
Bấy
giờ, ông Tu-Bồ-Đề bạch với đức Phật: "Bạch đức Thế-Tôn! Trang thiện-nam,
người thiện-nữ, phát tâm Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác, phải trụ-tâm như thế
nào? Phải hàng-phục tâm mình như thế nào?".
Đức
Phật bảo ông Tu-Bồ-Đề: "Trang thiện-nam, người thiện-nữ, phát tâm
Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác đó, thời phải sanh-tâm như vầy: Ta phải diệt-độ
tất cả chúng-sanh, diệt-độ tất cả chúng-sanh xong, mà không có một chúng-sanh
nào thiệt diệt-độ.
Bởi
vì sao? Nầy Tu-Bồ-Đề! Nếu Bồ-tát mà còn có tướng ngã; tướng nhân, tướng
chúng-sanh, tướng thọ-giả thời chính là chẳng phải Bồ-tát.
Vì
cớ sao? Nầy Tu-Bồ-Đề! Vì thiệt ra không có pháp chi phát-tâm Vô-thượng
Chánh-đẳng Chánh-giác cả?
Nầy
Tu-Bồ-Đề, nơi ý của Ông nghĩ thế nào? – Ở nơi chỗ đức Phật Nhiên-Đăng thì Như
Lai có pháp chi mà được thành Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác chăng?"
"Bạch
đức Thế-Tôn! Không, như chỗ con hiểu nghĩa-lý của lời Phật dạy, thời ở nơi đức
Phật Nhiên-Đăng, Đức Thế Tôn đã không có pháp chi mà được thành Vô-thượng
Chánh-đẳng Chánh-giác cả."
Đức
Phật dạy rằng: "Đúng thế! Đúng thế! Nầy Tu-Bồ-Đề! Thiệt không có pháp chi
đức Như-Lai đặng Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác.
Nầy
Tu-Bồ-Đề! Nếu còn có pháp nào mà đức Như-Lai được Vô-thượng Chánh-đẳng
Chánh-giác, thời đức Phật Nhiên-Đăng bèn chẳng thọ-ký cho Ta rằng: "Ông ở
đời sau sẽ được thành Phật hiệu là Thích-Ca Mâu-Ni."
Bởi
thiệt không có pháp chi để được Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác, cho nên đức
Phật Nhiên-Đăng đã thọ ký cho Ta, mà nói lời nầy:
"Ông
ở đời sau sẽ được thành Phật hiệu là Thích-Ca Mâu-Ni." Bởi vì sao? Vì
Như-Lai đó chính là nghĩa các pháp như-như.
Nếu
có người nói rằng: Đức Như-Lai được thành Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác.
Này
Tu-Bồ-Đề! Thiệt ra không có pháp chi mà đức Phật được Vô-thượng Chánh-đẳng
Chánh-giác.
Này
Tu-Bồ-Đề! Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác của đức Như-Lai chứng được, trong đó
không thiệt, không hư, vì thế đức Như-Lai nói, tất cả pháp đều là Phật-pháp.
Này
Tu-Bồ-Đề! Tất-cả pháp mà đức Phật nói đó, chính chẳng phải tất-cả pháp, cho nên
gọi là tất-cả pháp.
Này
Tu-Bồ-Đề! Ví như thân người cao lớn."
Ông
Tu-Bồ-Đề bạch rằng: "Bạch đức Thế-Tôn! Đức Như-Lai nói thân người cao lớn,
chính là chẳng phải thân cao lớn, đó tạm gọi là thân cao lớn".
"Nầy
Tu-Bồ-Đề! Bồ-tát cũng như thế. Nếu nói lời như vầy: Ta sẽ diệt-độ vô-lượng
chúng-sanh, thời vị đó không gọi là bực Bồ-tát.
Bởi
vì sao? Nầy Tu-Bồ-Đề! Thiệt không có pháp chi gọi là Bồ-tát.
Vì
thế, Như Lai nói tất cả pháp, không ngã, không nhân, không chúng-sanh, không
thọ-giả.
Nầy
Tu-Bồ-Đề! Nếu Bồ-tát nói như thế nầy: Ta phải trang-nghiêm Phật-độ, thời vị ấy
không gọi là bực Bồ-tát.
Bởi
vì sao? Vì Như-Lai nói trang-nghiêm Phật độ đó, chính chẳng phải trang-nghiêm,
đó tạm gọi là trang-nghiêm.
BÁT NHÃ BA LA MẬT
Việt Dịch : HT.Trí
Tịnh
Bồ Đề Đạt Ma
NGỘ TÁNH LUẬN
Dịch và chú giải: Hòa thượng
Thích Trí Tịnh
III.- VÔ NIỆM THƯỜNG ĐỊNH
- Nếu người biết lục căn chẳng thiệt, ngũ uẩn giả danh, tìm khắp thân thể
quyết không chỗ nhứt định, người này hiểu lời dạy của Phật.
- Kinh dạy rằng: “Ngôi nhà ngũ uẩn gọi là thiền viện. Soi sáng vào trong
mở toang thấy rõ là cửa Đại thừa”.
- Chẳng tưởng nhớ tất cả pháp mới được gọi là thiền định.
- Người tỏ được lời dạy này thì đi đứng nằm ngồi đều là thiền định.
Nhược nhơn tri lục căn bất thiện, ngũ uẩn giả danh, biến thể cầu chi tất vô định xứ. Đương tri thử nhơn giải Phật ngữ. Kinh vân: ngũ uẩn quật trạch danh thiền viện. Nội chiếu khai giải tức đại thừa môn. Khả bất minh tai! Bất ức nhất pháp nãi danh vi thiền định. Nhược liễu thử ngôn giả, hành trụ tọa ngọa giai thiền định.
PHỤ CHÚ:-
Tất cả sự vật
thân cảnh cho đến tưởng niệm đều duyên sanh không có tự tánh, chỉ có giả danh.
Từ chơn không
thiệt trí khởi dụng sai biệt giả quán chiếu soi vạn vật thấy rõ thiệt tướng vô
tướng của tất cả pháp, không gì chẳng phải là thiền viện, không đâu chẳng phải
là cửa Đại thừa.
“Tưởng” không khởi thì pháp chẳng hiện. “Niệm”
không sanh thì pháp chẳng thành.
Tâm và cảnh vắng
lặng như như, đây là tự tánh đại định, thường định.
Kinh Hoa Nghiêm
dạy: “Khắp mọi nơi đều có thân Phật mà
Phật vẫn thường ngồi tòa Bồ đề”.
Kinh Tịnh Danh
nói: “Chẳng khởi diệt định mà hiện các
oai nghi”.
Kinh Kim Cang bảo:
“Không từ đâu lại cũng không qua đâu nên
gọi là Như Lai”.
Huệ năng Đại sư
thuật: “Bổn lai không mọi vật”.
Lại nói: “Tự tánh đầy đủ tất cả pháp”.
Comments
Post a Comment