Shurangama Mantra with Verses and Commentary

by Venerable Tripitaka Master Hsuan Hua




307. MA-HA CA RA

摩訶迦囉

MAHĀ KALA 

 

 

Đại tiểu Hắc Thiên chúng thần binh

Bi tâm thiết thiết thủ nhãn minh

Thọ trì nhựt cửu bất giải quyện

Thành tựu tam muội tự thông linh.

 

大小黑天眾神兵

悲心切切手眼明

受持日久不懈倦

成就三昧自通靈



ŌM! MA-HA CA RA.


Trì tụng câu chú nầy, thì thành tựu TÂM ĐẠI BI, tức là viên mãn 42 THỦ NHÃN ẤN PHÁP.





BỔN-THÂN CỦA NGÀI ĐẠI-PHẠM THIÊN-VƯƠNG


 

20. lô ca đế


The Great Brahma King is named Great Compassion.

He rescues and guards all beings in their return.

With his four arms and three eyes he regards the deviant and the proper,

Rewarding the good, punishing the evil, and protecting the revival of Dharma.


________________________________________
đại Phạm thiên vương suất thần binh

The lord of the Brahama Heaven commands spirits troops.

thập phương bồ tát đồng hiện thân

Bodhisattva of the ten directions each display a body

độ thoát chúng sanh xuất khổ hải

To rescue and liberate beings so they leave the sea of suffering.

tốc đăng bỉ ngạn tịch diệt thành

Swiftly ascending the other shore, we find the city of tranquility.





ÐẠI PHẠM THIÊN VƯƠNG



Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát 

Quảng Ðại Viên Mãn Vô Ngại Ðại Bi Tâm Ðà La Ni Kinh



Hán dịch: Ðường, Tây Thiên Trúc, Sa Môn Già Phạm Ðạt Ma
Thiển giảng: Vạn Phật Thánh Thành, Hòa Thượng Tuyên Hóa.

 

Kinh Văn:

Âm: NHĨ THỜI, ÐẠI PHẠM THIÊN VƯƠNG TÙNG TÒA NHI KHỞI, CHỈNH LÝ Y PHỤC, HỢP CHƯỞNG CUNG KÍNH, BẠCH QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT NGÔN: "THIỆN TAI, ÐẠI SĨ! NGÃ TÙNG TÍCH LAI, KINH VÔ LƯỢNG PHẬT HỘI, VĂN CHỦNG CHỦNG PHÁP, CHỦNG CHỦNG ÐÀ-LA-NI, VỊ TẰNG VĂN THUYẾT NHƯ THỬ VÔ NGẠI ÐẠI BI TÂM ÐẠI BI ÐÀ-LA-NI THẦN DIỆU CHƯƠNG CÚ. DUY NGUYỆN ÐẠI SĨ, VI NGÃ THUYẾT THỬ ÐÀ-LA-NI HÌNH MẠO TRẠNG TƯỚNG, NGÃ ÐẲNG ÐẠI CHÚNG, NGUYỆN NHẠO DỤC VĂN."

Nghĩa: Lúc bấy giờ Ðại Phạm Thiên Vương từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa y phục cho chỉnh tề, cung kính chắp tay, bạch cùng Quán Thế Âm Bồ-tát rằng: "Lành thay, Ðại Sĩ! Từ trước đến nay, tôi đã trải qua vô lượng Phật Hội, được nghe vô số Phật Pháp và vô số môn Ðà-La-Ni, song chưa từng được nghe tuyên thuyết chương cú thần diệu Vô Ngại Ðại Bi Tâm Ðại Bi Ðà-La-Ni như thế này. Chỉ mong Ðại Sĩ vì tôi mà nói về hình mạo tướng trạng của Ðà-La-Ni ấy; tôi cùng đại chúng đều ưa thích muốn nghe."

 

 

Lược Giảng:

Lúc bấy giờ Ðại Phạm Thiên Vương từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa y phục cho chỉnh tề... Quý vị đều có biết đôi chút về vị Ðại Phạm Thiên Vương này. Ðại Phạm Thiên Vương có ba con mắt, tay cầm phất trần màu trắng (bạch phất), và cỡi con trâu trắng (bạch ngưu). Ngài ngồi Thiền, ngủ nghỉ ngay trên mình trâu và cảm thấy rất tự tại, rất thú vị; bởi Ngài nhận thấy mình được ung dung tự tại nhất, cho nên nơi Ngài ở được gọi là Ðại Tự Tại Thiên, một cảnh trời cao nhất trong Sắc Giới Thiên.

Vậy, sau khi đứng dậy và vuốt lại vạt áo thiên y không phải khâu may của mình cho ngay ngắn rồi, Ðại Phạm Thiên Vương cung kính chắp tay, bạch cùng Quán Thế Âm Bồ-tát rằng: "Lành thay, Ðại Sĩ! Ngài quả là một vị Bồ-tát vĩ đại nhất! Từ trước đến nay, tôi đã trải qua vô lượng Phật Hội. Tôi đã từng được tham dự vô lượng vô biên Phật Hội, số nhiều đến không thể đếm xuể, đồng thời tôi cũng được nghe vô số Phật Pháp và vô số môn Ðà-La-Ni, vô số Tổng Trì, song chưa từng được nghe tuyên thuyết chương cú thần diệu Vô Ngại Ðại Bi Tâm Ðại Bi Ðà-La-Ni như thế này. Tôi chưa bao giờ được nghe thấy một chương cú thần diệu, nhiệm mầu như Thần Chú Ðại Bi này.

"Chỉ mong Ðại Sĩ vì tôi mà nói về hình mạo tướng trạng của Ðà-La-Ni ấy. Tôi cùng đại chúng đều ưa thích muốn nghe. Hiện nay toàn thể đại chúng chúng tôi ở trong Pháp Hội này đều thiết tha mong được lắng nghe Ðại Sĩ nói rõ về hình tướng của Chú Tổng Trì này!"


Kinh Văn:

Âm: QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT CÁO PHẠM VƯƠNG NGÔN: "NHỮ VI PHƯƠNG TIỆN LỢI ÍCH NHẤT THIẾT CHÚNG SANH CỐ, TÁC NHƯ THỊ VẤN, NHỮ KIM THIỆN THÍNH, NGÔ VI NHỮ ÐẲNG, LƯỢC THUYẾT THIỂU NHĨ."

Nghĩa: Quán Thế Âm Bồ-tát bảo Phạm Vương rằng: "Ông vì phương tiện lợi ích cho tất cả chúng sanh nên hỏi như thế; vậy nay Ông hãy khéo lắng nghe, Ta sẽ vì các Ông mà lược thuyết đôi điều."

 

Lược Giảng:

Quán Thế Âm Bồ-tát bảo Phạm Vương rằng: "Ông vì phương tiện lợi ích cho tất cả chúng sanh nên hỏi như thế; vậy nay Ông hãy khéo lắng nghe, Ta sẽ vì các Ông mà lược thuyết đôi điều."

Bấy giờ, Quán Thế Âm Bồ-tát nói với Ðại Phạm Thiên Vương rằng: "Vì muốn đem lại sự lợi ích cho hết thảy chúng sanh nên Ông mới đến đây nghe Pháp và đặt câu hỏi như thế. Vậy, Ðại Phạm Thiên Vương ơi! Bây giờ Ông hãy chú ý lắng nghe, Ta sẽ vì đại chúng các Ông mà nói sơ lược đôi chút về đạo lý này!"

 

Kinh Văn:

Âm: QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT NGÔN: "ÐẠI TỪ BI TÂM THỊ, BÌNH ÐẲNG TÂM THỊ, VÔ VI TÂM THỊ, VÔ NHIỄM TRƯỚC TÂM THỊ, KHÔNG QUÁN TÂM THỊ, CUNG KÍNH TÂM THỊ, TỲ HẠ TÂM THỊ, VÔ TẠP LOẠN TÂM THỊ, VÔ KIẾN THỦ TÂM THỊ, VÔ THƯỢNG BỒ-ÐỀ TÂM THỊ. ÐƯƠNG TRI NHƯ THỊ ÐẲNG TÂM, TỨC THỊ ÐÀ-LA-NI TƯỚNG MẠO, NHỮ ÐƯƠNG Y THỬ NHI TU HÀNH CHI!"

ÐẠI PHẠM VƯƠNG NGÔN: "NGÃ ÐẲNG ÐẠI CHÚNG, KIM THỦY THỨC THỬ ÐÀ-LA-NI TƯỚNG MẠO, TÙNG KIM THỌ TRÌ, BẤT CẢM VONG THẤT."

Nghĩa: Quán Thế Âm Bồ-tát bảo: "Ðó là tâm Ðại Từ Bi, là tâm Bình Ðẳng, là tâm Vô Vi, là tâm Vô Nhiễm Trước, là tâm Không Quán, là tâm Cung Kính, là tâm Tỳ Hạ, là tâm Vô Tạp Loạn, là tâm Vô Kiến Thủ, là tâm Vô Thượng Bồ Ðề. Nên biết các thứ tâm ấy đều là tướng mạo của môn Ðà-La-Ni này; vậy ông nên y theo đó mà tu hành."

Ðại Phạm Vương thưa rằng: "Tôi và đại chúng nay mới được biết đến tướng mạo của môn Ðà-La-Ni này. Từ nay chúng tôi xin thọ trì, chẳng dám quên lãng."

 

Lược Giảng:

Quán Thế Âm Bồ-tát bảo Ðại Phạm Thiên Vương rằng: "Ông muốn biết Ðại Bi Tâm Ðà-La-Ni là gì ư? Ta nói cho Ông rõ: Ðó là tâm Ðại Từ Bi."

Ðại Từ Bi Tâm chính là Ðại Bi Tâm Ðà-La-Ni. Lòng "từ" có thể ban vui, tâm "bi" có thể cứu khổ; do đó nếu quý vị có được lòng từ bi bao la, rộng lớn thì đó chính là Chú Ðại Bi vậy. Quý vị đã nghe rõ cả chưa? Ðại Bi Tâm chính là Ðại Bi Chú, Ðại Bi Chú chính là Ðại Bi Tâm. Quý vị có tâm Ðại Bi tức là quý vị đang niệm Chú Ðại Bi; nếu quý vị không có tâm Ðại Bi tức là quý vị chưa niệm Chú Ðại Bi vậy!

Hằng ngày, cho dù từ sáng đến tối quý vị luôn lầm rầm tụng niệm: "Nam Mô Hắc Ra Ðát Na Ða Ra Dạ Da… ...," nhưng nếu quý vị không có lòng đại từ đại bi thì đó không phải là niệm Chú Ðại Bi. Trái lại, nếu quý vị chẳng hề niệm Chú Ðại Bi, song thâm tâm lúc nào cũng tồn giữ tấm lòng đại từ đại bi, thì đó chính là quý vị đang trì niệm Chú Ðại Bi vậy! Quý vị hiểu rõ cả rồi chứ? Cho nên, song song với việc niệm Chú, quý vị cần phải nuôi dưỡng cái tâm Ðại Từ Bi nữa, như thế mới là chân chánh niệm Chú!

"Là tâm Bình Ðẳng." Chú Ðại Bi là gì? Ðó là cái tâm bình đẳng, cái tâm không phân biệt. Tâm bình đẳng là một cái tâm "vô đảng vô thiên" (không phe nhóm, chẳng thiên vị); và cái tâm ấy chính là Chú Ðại Bi.

Chúng ta không nên niệm Chú Ðại Bi với lòng ích kỷ, phân biệt: "Người này là anh em của tôi thì tôi phải gần gũi anh ta hơn. Cô kia là bạn của tôi, thì tôi phải thân thiết với cô ta hơn. Người ấy không có quen biết gì với tôi cả, vậy tôi nên tránh xa hắn..."; bởi như thế tức là không có tâm bình đẳng.

"Bình đẳng" tức là đối với anh em ruột thịt cũng vậy mà không phải là anh em ruột thịt thì cũng vậy—chúng ta xem tất cả đều như nhau, chẳng hề phân biệt thân sơ. Ðối với bạn bè, anh em, và ngay cả người dưng kẻ lạ, chúng ta đều nên đãi ngộ ngang nhau, giống nhau. Nếu quý vị cư xử tử tế với anh em của mình, thì đối với mọi người khác, quý vị cũng nên tử tế giống như với anh em của quý vị vậy; như thế mới gọi là có tâm bình đẳng. Và nếu quý vị hiếu thảo với cha mẹ, thì quý vị cũng nên xem những người tuổi tác đều như cha mẹ mình, và cũng quan tâm, hiếu thuận với họ giống như với cha mẹ mình; đó là có tâm bình đẳng vậy.

Nói tóm lại, tâm bình đẳng là cái tâm "vô đảng, vô thiên." Quý vị có tâm bình đẳng, tức là có niệm Chú Ðại Bi; không  tâm bình đẳng tức là không niệm Chú Ðại Bi vậy.

 

"Là tâm Vô Vi." "Vô vi" có nghĩa là không làm; thế thì "không làm" điều gì? Ðó là không làm những việc tà vạy, không khởi tà niệm, không sanh tà tri tà kiến. Cái tâm luôn nhắc nhở quý vị chớ nên làm điều xấu xa bại hoại, được gọi là tâm vô vi. Quý vị không làm điều xấu điều ác, tức là quý vị đang niệm Chú Ðại Bi! Nếu quý vị vừa niệm Chú Ðại Bi lại vừa làm điều sai trái, tức là quý vị không có tâm vô vi; và như thế có nghĩa là quý vị không niệm Chú Ðại Bi vậy!

 

"Là tâm Vô Nhiễm Trước." Tâm vô nhiễm trước là cái tâm sáng trong thanh tịnh, không chấp trước, không tạp niệm, không vọng tưởng, không tà niệm, không dục niệm—nói rõ hơn, là không có các ý tưởng dâm dục. Nếu quý vị không có lòng tham đắm sắc dục, tức là quý vị có tâm vô nhiễm trước. Trái lại, nếu quý vị có những ý nghĩ dâm ô tà vạy, dục vọng nặng nề, tức là trong tâm quý vị có sự nhiễm trước, bợn nhơ; mà niệm Chú Ðại Bi với cái tâm nhiễm trước thì không phải là niệm Chú Ðại Bi! Cho nên, những người hiện đang trì niệm Chú Ðại Bi đều cần phải chú ý đến đoạn kinh văn này!

 

"Là tâm Không Quán." Chúng ta cần phải quán tưởng về tánh "không" của tất cả các pháp. Có "không quán," thấy được các pháp đều là "không," thì quý vị sẽ không còn chấp trước gì nữa cả.

 

"Là tâm Cung Kính." Quý vị nên hiền từ, hòa nhã, có lòng cung kính đối với mọi người. Hãy xem tất cả chúng sanh đều là Phật, và vì thế mình phải sanh tâm cung kính đối với họ.

 

"Là tâm Tỳ Hạ." Tâm tỳ hạ tức là lòng khiêm cung, nhún nhường mà kính cẩn. Chúng ta nên luôn luôn giữ lòng khiêm cung đối với mọi người, chứ đừng sanh tâm cống cao ngã mạn.

 

"Là tâm Vô Tạp Loạn." Quý vị không nên có cuồng tâm dã tánh, không nên có cái tâm tạp loạn.

 

"Là tâm Vô Kiến Thủ." Khi quý vị trông thấy sự vật thì trong lòng liền mê chấp, sanh khởi kiến hoặc; hễ có kiến hoặc tất có sự chấp giữ (sở thủ).

 

"Là tâm Vô Thượng Bồ Ðề." Quý vị phát tâm Vô Thượng Bồ Ðề, thì đó chính là Chú Ðại Bi; nếu quý vị không có Ðạo tâm Vô Thượng Bồ Ðề, thì không phải là niệm Chú Ðại Bi vậy.

 

"Nên biết các thứ tâm ấy đều là tướng mạo của môn Ðà-La-Ni này; vậy Ông nên y theo đó mà tu hành." Quán Thế Âm Bồ-tát bảo Ðại Phạm Thiên Vương rằng: "Ông phải biết rằng mười cái tâm kể trên—tâm Ðại Từ Bi, tâm Bình Ðẳng, tâm Vô Vi, tâm Vô Nhiễm Trước, tâm Không Quán, tâm Cung Kính, tâm Tỳ Hạ, tâm Vô Tạp Loạn, tâm Vô Kiến Thủ, và tâm Vô Thượng Bồ Ðề—chính là tướng mạo của Chú Ðại Bi. Các Ông hãy y chiếu theo mười thứ tâm này để tu hành và trì tụng Chú Ðại Bi."

Sau khi nghe Quán Thế Âm Bồ-tát tuyên thuyết như thế, Ðại Phạm Vương thưa rằng: "Tôi và đại chúng nay mới được biết đến tướng mạo của môn Ðà-La-Ni này. Tất cả chúng tôi trong Pháp Hội nhờ được nghe Ngài, bậc Ðại-sĩ Ðại Bồ-tát, thuyết giảng nên mới nhận thức được tướng mạo của pháp môn Tổng Trì này. Từ nay chúng tôi xin thọ trì, và phát nguyện rằng bắt đầu từ hôm nay chúng tôi sẽ tụng trì Thần Chú Ðại Bi—chương cú thần diệu Ðại Bi Tâm Ðà-La-Ni—chẳng dám quên lãng!"

Vì sao ư? Vì pháp môn này đích thực là:


Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp,

Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ.


 Một pháp môn cao siêu, vi diệu thì rất là khó tìm, khó được gặp; thế mà nay:


Ngã đẳng kiến văn đắc thọ trì.


Bây giờ, chúng ta không chỉ may mắn được nghe, được thấy, mà còn được thọ trì nữa! Vì thế, chúng ta phải:


Nguyện giải vô thượng chân thật nghĩa.


Vậy, mỗi người trong chúng ta cần phải phát nguyện hiểu được pháp yếu vô thượng này, lãnh hội được diệu lý chân thật này, và vĩnh viễn không bao giờ dám lãng quên.

Ðại Phạm Thiên Vương có bản lãnh lớn lao như thế, thong dong tự tại như thế, mà nghe được Chú Ðại Bi rồi còn hứa là chẳng dám quên, huống hồ là chúng ta? Nếu quý vị thờ ơ lãnh đạm, tùy tiện bỏ qua, không lo trì niệm, bỏ quên Chú Ðại Bi tuốt ngoài chín tầng mây, cách xa tới mười vạn tám ngàn dặm, thì đến lúc quý vị muốn tìm lại, e rằng không dễ gì còn tìm thấy được nữa!



Kinh Đại Bi Tâm Đà Ra Ni  lấy Chú Đại Bi làm THỂ, trì giữ 10 loại tâm làm TƯỚNG, và dùng 42 Thủ Nhãn làm DỤNG.


Ngài Quán Âm dùng diệu dụng của 42 Thủ Nhãn mà du hóa thập phương HÀNG PHỤC Thiên ma, ngoại đạo, cứu độ chúng sanh.


HÀNG PHỤC LÀ LÀM CHO THIÊN MA, NGOẠI ĐẠOTẤT CẢ CHÚNG-SINH, PHÁT BỒ-ĐỀ TÂM, TU BỒ-TÁT ĐẠO, THÀNH NHỨT THIẾT CHỦNG TRÍ.


Ngã kim phát tâm, bất vị tự cầu, Nhơn-Thiên phước báu, Thanh-Văn, Duyên-Giác, nãi chí quyền-thừa chư vị Bồ Tát.

Duy y Tối Thượng thừa, phát Bồ-đề tâm, nguyện dữ pháp-giới chúng-sanh nhứt thời đồng đắc a-nậu-đa-la Tam-miệu tam-bồ-đề. 


(Phật-tử…Pháp danh…nay phát tâm tu 42 THỦ-NHÃN ẤN-PHÁP, chẳng vì tự cầu phước báo “Nhơn-Thiên”, cùng quả Thanh-Văn, Duyên-Giác, nhẫn đến các quả vị Bồ-tát trong quyền-thừa.

Phật-tử chỉ y theo tối-thượng-thừa, phát tâm Bồ-đề, nguyện cùng chúng-sanh trong pháp-giới cùng một lúc đồng chứng đặng quả Vô-thượng chánh-đẳng chánh-giác.) 

  

NGHI THỨC

HỒNG-DANH BỬU-SÁM



Đức Phật lại bảo ngài A Nan:

- “Quán Thế Âm Tự Tại Bồ Tát có ngàn mắt ngàn tay, mỗi tay đều tiêu biểu cho hạnh tùy thuận các sự mong cầu của chúng sanh. Đó cũng là do tâm Đại Bi của vị Đại Sĩ ấy hóa hiện”.

 


Tổng-Nhiếp-Thiên Tý Thủ Nhãn Ấn Pháp

Thứ Bốn Mươi Hai

 

Ma Bà Lỵ Thắng Yết Ra Dạ [74]


Đát nể dã thá, phạ lồ chỉ đế, thấp phạ ra dã,

tát bà đốt sắc, tra ô hạ di dả, Sá-phạ hạ.


ŌM! MA-HA CA RA.

 

(PC: Những chân ngôn sau đây, chỗ có vạch ngang dài (--) là chữ đọc kéo hơi dài ra, chữ có ngang vắn (-) là hai chữ đọc hiệp lại làm một, muốn cầu điều gì, đọc chân ngôn theo điều ấy).


Này A Nan! Những việc có thể mong cầu như thế, kể có ngàn điều. Nay ta chỉ nói lược qua chút ít phần thôi.

 


42.   The Uniting and Holding Thousand Arms Hand and Eye
         
Tổng-Nhiếp-Thiên-Tý Thủ Nhãn Ấn Pháp


KINH THIÊN-THỦ THIÊN-NHÃN

QUÁN-THẾ-ÂM BỒ-TÁT QUẢNG-ÐẠI VIÊN-MÃN

VÔ-NGẠI ĐẠI-BI-TÂM ÐÀ-RA-NI

Comments

Popular posts from this blog